« Home « Kết quả tìm kiếm

Quyết định 317/2013/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án "Phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2020"


Tóm tắt Xem thử

- Phê duyệt Đề án “Phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2020” với các nội dung chính như sau:.
- Bảo đảm cho người dân sinh sống và làm việc ở vùng biển, đảo được tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế cho nhu cầu dự phòng, cấp cứu, khám chữa bệnh và nâng cao sức khỏe, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020..
- a) Củng cố mạng lưới y tế đủ năng lực và phù hợp với đặc thù hoạt động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người dân vùng biển, đảo..
- b) Phát triển nguồn nhân lực y tế đủ về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho người dân vùng biển, đảo..
- c) Tăng cường năng lực cấp cứu, vận chuyển, khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh và các bệnh tật đặc thù vùng biển, đảo..
- d) Trang bị kiến thức cho người dân vùng biển, đảo có thể tự bảo vệ sức khỏe, biết tự sơ cấp cứu và đưa người bị nạn đến các cơ sở cấp cứu vùng biển, đảo..
- đ) Thực hiện đầy đủ các quy định quốc tế về đảm bảo y tế cho hoạt động trên biển..
- Ban hành bộ tiêu chí chuẩn về y tế cho vùng biển, đảo;.
- Đào tạo, bổ túc bác sỹ về Y học biển để có đủ năng lực cấp cứu, khám chữa bệnh các bệnh lý đặc thù biển cho 70% các bệnh viện/trung tâm y tế huyện đảo và các bệnh viện ven biển thuộc các Bộ ngành kinh tế biển;.
- 100% Trung tâm y tế dự phòng các tỉnh/thành phố ven biển và mỗi Bộ ngành kinh tế biển, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Dầu khí có 01 đơn vị, đủ năng lực khám dự phòng, tư vấn sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp, phòng chống dịch bệnh cho nhân dân, lực lượng lao động vùng biển, đảo;.
- Với các xã đảo độc lập trên biển đạt 100% có trạm y tế xã, trong đó 50% đạt tiêu chí chuẩn y tế cho vùng biển, đảo.
- 40% bệnh viện/trung tâm y tế huyện đảo có khả năng triển khai kỹ thuật ngoại khoa tương đương bệnh viện hạng 2;.
- Đầu tư cho 04 trung tâm 115 đủ khả năng phối hợp cấp cứu, vận chuyển cấp cứu trên biển.
- 6 bệnh viện có trung tâm thu nhận và điều trị bệnh đặc thù vùng biển, đảo và đóng mới 01 tàu biển có chức năng là tàu bệnh viện, trang bị thêm tính năng cấp cứu y tế cho 1 - 2 tàu Cảnh sát biển;.
- Xây dựng 02 mô hình trợ giúp y tế từ xa - telemedicine từ bệnh viện vùng đến bệnh viện/trung tâm y tế huyện đảo và nhà dàn;.
- 100% tàu vận tải biển - tàu viễn dương thực hiện đầy đủ các quy định quốc tế về bảo đảm y tế biển..
- Phân kỳ thực hiện như sau:.
- Đến năm 2020 Ban hành bộ tiêu chí chuẩn về y tế cho vùng biển, đảo..
- Đào tạo, bổ túc cho các bệnh viện/trung tâm y tế huyện đảo và các bệnh viện ven biển thuộc các bộ ngành kinh tế biển.
- Trung tâm y tế dự phòng tỉnh/thành phố ven biển.
- Trung tâm y tế dự phòng Bộ, ngành: Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Dầu khí.
- Trung tâm y tế/bệnh viện huyện tương đương hạng 2 về ngoại khoa.
- 04 trung tâm cấp cứu, vận chuyển cấp cứu.
- 03 - 6 trung tâm thu nhận và điều trị bệnh đặc thù vùng biển, đảo.
- 05 - 01 tàu bệnh viện.
- 100% Tàu biển của các ngành kinh tế biển thực hiện đầy đủ các quy định quốc tế về bảo đảm y tế biển.
- Trên vùng biển, đảo thuộc chủ quyền Việt Nam..
- Cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương các cấp, các Bộ ngành thường xuyên đưa nội dung phát triển y tế biển đảo vào Nghị quyết lãnh đạo của Đảng bộ, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương và có chính sách ưu tiên đầu tư cho phát triển y tế biển, đảo;.
- Nghiên cứu xây dựng và ban hành bộ tiêu chí chuẩn về y tế cho vùng biển, đảo làm cơ sở cho các địa phương ven biển, các Bộ ngành kinh tế biển phấn đấu và làm cơ sở đánh giá sự hoàn thành nhiệm vụ của ngành y tế;.
- Tại Bộ Y tế và Y tế các Bộ ngành kinh tế biển, các địa phương ven biển, cần phân công các phòng thuộc cấp Bộ hoặc cán bộ cấp Cục, Sở chuyên trách về y tế biển, đảo.
- có chức năng quản lý nhà nước về y tế biển, đảo và làm đầu mối phối hợp để giải quyết công việc thường xuyên và các tình huống cấp cứu khẩn cấp trên biển, đảo;.
- Xây dựng hệ thống thông tin, báo cáo, kiểm tra, giám sát phù hợp với đặc thù biển, đảo..
- Củng cố và phát triển cơ sở y tế dự phòng.
- Bổ sung Biên chế, Trang thiết bị cho Trung tâm y tế Dự phòng tỉnh/thành phố ven biển, các đội Vệ sinh Phòng dịch Quân khu và Quân khu 9 đủ năng lực khám dự phòng, tư vấn sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp, phòng chống dịch bệnh.
- tập huấn kiến thức dự phòng các vấn đề về sức khỏe, cho nhân dân, lực lượng lao động vùng biển, đảo.
- Đầu tư cho các Trung tâm y tế lao động Bộ ngành kinh tế biển đủ năng lực triển khai các hoạt động khám dự phòng, tư vấn sức khỏe, vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích cho người lao động;.
- an toàn thực phẩm, vệ sinh phòng chống dịch trên vùng biển, đảo..
- Phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh.
- Tổ chức, đầu tư trang thiết bị y tế, nhân lực, cơ sở hạ tầng cho 06 khoa Hồi sức cấp cứu thành Trung tâm tiếp nhận cấp cứu, khám chữa bệnh đặc thù cho vùng biển, đảo và làm nhiệm vụ hỗ trợ cấp cứu từ xa - Telemedecine.
- Đối với các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương ven biển, tùy điều kiện có thể đầu tư trang thiết bị phục vụ việc cấp cứu, khám chữa bệnh đặc thù cho vùng biển, đảo tại các bệnh viện Đa khoa tỉnh/thành phố;.
- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực cho 04 trung tâm y tế/bệnh viện huyện đảo trọng điểm về quốc phòng an ninh, nghề cá có thể triển khai các kỹ thuật ngoại khoa tương đương bệnh viện hạng 2;.
- Tùy theo điều kiện cụ thể của từng huyện đảo, có thể chỉ tổ chức tập trung lực lượng y tế vào 01 bệnh viện/trung tâm y tế huyện đảo, không có trạm y tế xã và thay thế bằng phát triển mô hình “Bác sỹ gia đình” tại các cụm dân cư.
- Xây dựng 02 mô hình trợ giúp y tế từ xa từ 06 Trung tâm hỗ trợ cấp cứu từ xa - Telemedecine đến bệnh viện/trung tâm y tế huyện đảo và nhà dàn;.
- các tổ đội đoàn kết khai thác hải sản trên biển có người biết sơ cấp cứu trên biển và biết liên hệ với Trung tâm y tế nhờ trợ giúp..
- Đầu tư đủ trang bị phù hợp, nhân lực cho 04 trung tâm vận chuyển cấp cứu 115 theo mô hình “quân dân y kết hợp’’ tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, làm nhiệm vụ phối hợp với 4 Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn Hàng hải khu vực cấp cứu, vận chuyển cấp cứu bệnh nhân về đất liền;.
- Xây dựng các phương án y tế phối hợp với các đội tàu thuộc quân chủng Hải quân, Cảnh sát biển Việt Nam, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng, tàu tìm kiếm, cứu nạn của các Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn Hàng hải khu vực tham gia cấp cứu, vận chuyển bệnh nhân giữa các đảo hoặc từ trên biển về cơ sở y tế trên đảo hoặc đất liền;.
- Trang bị đủ xe ôtô cứu thương, phao cứu sinh cho các bệnh viện/trung tâm y tế huyện đảo;.
- Tổ chức, huấn luyện cho các lực lượng bán chuyên trách lực lượng huy động ở các Bộ ngành kinh tế biển để sẵn sàng phối hợp tham gia xử lý các tình huống về y tế trên biển, đảo;.
- Tổ chức, huấn luyện, trang bị cho các đội y tế cơ động cấp tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc trung ương, sẵn sàng chi viện cấp cứu trên biển, đảo khi cần sự tăng cường về chuyên môn hoặc trong tình huống bị chia cắt;.
- Phát triển nguồn nhân lực cho y tế biển, đảo.
- Ban hành định mức biên chế tại các bệnh viện/trung tâm y tế huyện đảo, trạm y tế xã đảo, nhà dàn, trung tâm vận chuyển cấp cứu, đội cơ động, tàu bệnh viện.
- làm cơ sở xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho vùng biển, đảo;.
- đối với cán bộ viên chức ngành y tế được bố trí công tác trên biển, đảo;.
- Đầu tư phát triển chuyên ngành y học biển, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực y tế biển.
- tăng cường đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao có trình độ sau đại học về y học biển, song song với việc đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội cho khu vực biển, đảo.
- đẩy mạnh đào tạo đội ngũ điều dưỡng viên và kỹ thuật viên y học biển, đáp ứng nhu cầu của các địa phương ven biển, đảo và các ngành kinh tế biển;.
- Thành lập 01 trung tâm huấn luyện cấp cứu trên biển tại Bệnh viện Quân dân y 78, Phú Quốc - Kiên Giang;.
- Ban hành các tiêu chuẩn quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ y tế biển, đảo.
- Nghiên cứu, ban hành quy định về danh mục vật tư, trang bị, phương tiện vận chuyển, thời gian khấu hao, điều kiện bảo quản của các trang thiết bị y tế trên biển, đảo;.
- Nghiên cứu xây dựng danh mục thuốc, hóa chất, phương thức đóng các cơ số thuốc, dự trữ thuốc cho các cơ sở y tế trên biển, đảo và tàu, thuyền hoạt động trên biển;.
- cho y tế đúng theo quy định của Pháp luật và phù hợp với điều kiện khó khăn đặc thù vùng biển, đảo..
- Xây dựng chính sách về tài chính, đầu tư cho y tế phù hợp với đặc thù của vùng biển, đảo.
- vùng biển, đảo;.
- có chế độ thanh toán bảo hiểm y tế, giá dịch vụ y tế, hỗ trợ giá vận chuyển bệnh nhân, phù hợp với điều kiện biển, đảo..
- Đầu tư nhân lực, trang thiết bị, phương tiện truyền thông cho Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương, các tỉnh, thành phố ven biển, các huyện, xã đảo để phục vụ cho truyền thông, giáo dục sức khỏe trên vùng biển, đảo;.
- sản xuất các tài liệu truyền thông, tổ chức các sự kiện truyền thông và các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe trực tiếp cho người dân làm việc và sinh sống trên vùng biển, đảo;.
- Tổ chức tập huấn, truyền thông trang bị kiến thức cho người dân vùng biển, đảo có kiến thức để tự bảo vệ sức khỏe.
- biết tự sơ cấp cứu và đưa người bị nạn đến các cơ sở cấp cứu vùng biển, đảo.
- bảo đảm cho mọi người lao động trên biển, đảo biết và có thể kêu gọi sự trợ giúp về y tế khi cần thiết..
- KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN.
- Ưu tiên tập trung các nguồn vốn thực hiện đề án:.
- Nguồn vốn đầu tư phát triển tập trung..
- Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh..
- TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
- Thời gian thực hiện đề án:.
- Ban chỉ đạo quốc gia về y tế biển, đảo là cơ quan tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều phối, việc tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, giải pháp lớn của Đảng và Chính phủ về phát triển y tế biển, đảo.
- Thực hiện chức năng quản lý, giám sát việc tổ chức thực hiện đề án..
- Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành lập Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện đề án do lãnh đạo Bộ, ngành làm Trưởng ban..
- đề xuất với Ban Chỉ đạo quốc gia các vấn đề thuộc Bộ ngành quản lý, các vấn đề về đảm bảo y tế cho các đơn vị trực thuộc và phối hợp với các Bộ ngành, địa phương đảm bảo cho hoạt động y tế vùng biển, đảo.
- Làm đầu mối phối hợp với Ủy ban quốc gia Tìm kiếm, Cứu nạn và Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam, Chỉ huy hiện trường, trong tình huống khẩn cấp..
- Ban Chỉ đạo cấp tỉnh có trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân huy động mọi nguồn lực cho công tác bảo đảm y tế biển, đảo và triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo quốc gia và Ban Chỉ đạo các Bộ ngành trung ương.
- Phân công thực hiện:.
- a) Bộ Y tế - Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng danh mục các dự án thành phần, kế hoạch triển khai thực hiện đề án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền;.
- Giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ xử lý những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Đề án;.
- Chủ trì kiểm tra, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện Đề án..
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ ngành xây dựng các dự án có liên quan đến xây dựng, huy động lực lượng, tàu bay, tàu biển để tổ chức hệ thống vận chuyển cấp cứu và tổ chức chỉ huy tìm kiếm cứu nạn trên biển, đảo;.
- Chỉ đạo lực lượng Quân y kết hợp chặt chẽ với lực lượng Dân y làm nòng cốt phát triển y tế biển, đảo;.
- Phối hợp với Bộ Y tế kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Đề án..
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và Bộ Tài chính cân đối vốn đầu tư phát triển, vốn trái phiếu Chính phủ để thực hiện Đề án.
- huy động nguồn hỗ trợ phát triển chính thức - ODA để thực hiện Đề án theo thẩm quyền.
- Chỉ đạo các địa phương rà soát, xây dựng và thực hiện các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển hệ thống y tế địa phương.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Y tế căn cứ khả năng ngân sách nhà nước hàng năm, bố trí ngân sách cho các Bộ, ngành, địa phương để thực hiện Đề án theo phân cấp của Luật ngân sách nhà nước.
- Phối hợp với Bộ Y tế kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Đề án.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ ngành, địa phương có liên quan xây dựng các phương án phối hợp trong việc tìm kiếm cứu nạn, cấp cứu và vận chuyển cấp cứu những nạn nhân, bệnh nhân trên vùng biển, đảo;.
- Chỉ đạo các Trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn Hàng hải Việt Nam phối hợp với ngành y tế xây dựng và hoàn thiện các trung tâm vận chuyển cấp cứu 115 phù hợp khả năng;.
- cân đối đủ kinh phí đầu tư và kinh phí hoạt động thường xuyên để thực hiện Đề án;.
- Chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể địa phương thực hiện các nhiệm vụ được phân công liên quan đến việc triển khai thực hiện Đề án;.
- Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về tình hình công tác đảm bảo y tế trên biển, đảo thuộc thẩm quyền quản lý;.
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;