« Home « Kết quả tìm kiếm

Quyết định 321/2013/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình Hành động quốc gia về Du lịch giai đoạn 2013-2020


Tóm tắt Xem thử

- PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ DU LỊCH GIAI ĐOẠN 2013-2020.
- Căn cứ Luật Du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005;.
- Phê duyệt Chương trình Hành động quốc gia về Du lịch (Chương trình) giai đoạn 2013-2020 với những nội dung chủ yếu sau đây:.
- Góp phần thực hiện mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Nâng cao năng lực quản lý du lịch thông qua củng cố tổ chức bộ máy quản lý nhà nước.
- tăng cường thể chế, chính sách, phối hợp liên ngành tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển.
- nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và chất lượng cán bộ quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương đến địa phương..
- Đến năm 2015 xây dựng và chuyển giao quản lý, khai thác khoảng 20 sản phẩm du lịch tiêu biểu, đặc thù, có chất lượng cao cho các địa phương.
- Đến năm 2020 xây dựng và chuyển giao quản lý, khai thác khoảng 50 sản phẩm du lịch tiêu biểu đặc thù, có chất lượng cao cho các địa phương.
- Trong đó, ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch biển đảo, du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái.
- Đến năm 2015, xây dựng và vận hành được ít nhất 5 chương trình quản lý chất lượng du lịch như quản lý chất lượng dịch vụ lưu trú du lịch.
- quản lý chất lượng dịch vụ lữ hành du lịch.
- quản lý chất lượng dịch vụ tại các khu, điểm du lịch.
- quản lý chất lượng dịch vụ vận chuyển khách du lịch.
- quản lý chất lượng dịch vụ du lịch khác;.
- Đến năm 2015 nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch cho 30% sản phẩm du lịch của các khu, điểm du lịch trên toàn quốc.
- đến năm 2020 nâng cấp được khoảng 70% sản phẩm du lịch của các khu, điểm du lịch trên toàn quốc.
- Đến năm 2015 xây dựng 3-4 thương hiệu du lịch cấp vùng và tổ chức các hoạt động phát triển thương hiệu.
- đến năm 2020 xây dựng thương hiệu và thực hiện các hoạt động phát triển thương hiệu cho cả 7 vùng du lịch của Việt Nam;.
- Đến năm 2020, hỗ trợ xây dựng được 30 thương hiệu cho loại hình du lịch tiêu biểu gắn với các địa phương, doanh nghiệp;.
- 50% cán bộ công tác tại các lĩnh vực liên quan đến du lịch như hải quan, công an, biên phòng.
- được bồi dưỡng, cập nhật thông tin, văn hóa ứng xử trong lĩnh vực du lịch.
- đến năm đội ngũ cán bộ thực hiện công tác quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương được bồi dưỡng kiến thức và nghiệp vụ du lịch..
- a) Hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch.
- Thực hiện nghiên cứu thị trường mục tiêu của du lịch Việt Nam nhằm định hướng xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp..
- Hỗ trợ xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp thị trường mục tiêu của du lịch Việt Nam trên cơ sở khai thác thế mạnh về tài nguyên du lịch, khai thác đặc trưng du lịch của 7 vùng du lịch Việt Nam;.
- Thực hiện công tác đánh giá thực trạng các khu du lịch, điểm du lịch đề xuất dự kiến công nhận ở cấp quốc gia, cấp địa phương phục vụ công tác quản lý và định hướng xây dựng các sản phẩm du lịch..
- Gắn việc xây dựng sản phẩm du lịch với việc bán sản phẩm du lịch của các công ty lữ hành.
- Trong đó, ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch sau:.
- Các sản phẩm du lịch Việt Nam có nhiều lợi thế như du lịch biển đảo, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái...;.
- Các sản phẩm du lịch chuyên đề phục vụ các Năm du lịch quốc gia.
- Các sản phẩm du lịch khai thác thế mạnh trên cơ sở liên kết vùng, sản phẩm du lịch liên quốc gia....
- Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.
- Hỗ trợ lập đề án khai thác hợp lý tài nguyên du lịch, phát triển một số khu, điểm du lịch quốc gia theo định hướng phát triển bền vững..
- Xây dựng và vận hành các Chương trình quản lý chất lượng dịch vụ áp dụng trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, lữ hành, hướng dẫn, vận chuyển khách du lịch và dịch vụ du lịch khác...;.
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các địa phương trong việc xây dựng hệ thống nhà vệ sinh du lịch đạt chuẩn phục vụ khách tại các khu, điểm du lịch;.
- Nâng cao chất lượng môi trường du lịch (tự nhiên và xã hội).
- Xây dựng, triển khai Kế hoạch hành động "Vệ sinh - Văn minh - Lịch sự" trong hoạt động du lịch tại các địa phương;.
- Hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch.
- đề án chuẩn hóa, hoàn thiện chương trình khung đào tạo nghề du lịch, chương trình khung bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch.
- Tổ chức một số chương trình tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng tổ chức, khai thác, phục vụ khách du lịch cho doanh nghiệp du lịch, cộng đồng địa phương trong khai thác các sản phẩm du lịch theo định hướng phát triển bền vững;.
- nhằm nâng cao nghiệp vụ du lịch, khuyến khích phát triển nguồn nhân lực du lịch;.
- Tổ chức thi sát hạch cấp thẻ hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch..
- Hỗ trợ các kênh phân phối sản phẩm du lịch và triển khai các Chương trình kích cầu du lịch nhằm thu hút khách du lịch..
- Hỗ trợ hệ thống kênh phân phối sản phẩm du lịch Việt Nam.
- Xây dựng đề án phối hợp giữa cơ quan du lịch quốc gia, địa phương, các đơn vị quản lý khu, tuyến, điểm du lịch, doanh nghiệp để cùng quảng bá các sản phẩm du lịch tại các thị trường gửi khách mục tiêu;.
- Hỗ trợ đưa các sản phẩm du lịch ra chào bán tại các thị trường mục tiêu thông qua hệ thống phân phối là các doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài nước..
- Triển khai một số Chương trình Kích cầu du lịch.
- b) Phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam.
- Xây dựng thương hiệu du lịch.
- Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu du lịch Việt Nam.
- Nghiên cứu xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm: Thương hiệu du lịch quốc gia, thương hiệu du lịch vùng, địa phương, thương hiệu sản phẩm du lịch, thương hiệu doanh nghiệp du lịch;.
- Tổ chức các cuộc điều tra, nghiên cứu, hội thảo lấy ý kiến của các chuyên gia tư vấn, các doanh nghiệp lữ hành và kết quả nghiên cứu thị trường cụ thể để xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam..
- Nghiên cứu xây dựng, đề xuất chính sách, cơ chế bảo vệ, chia sẻ lợi ích và phát triển thương hiệu du lịch sau khi đã được công nhận..
- Xây dựng và phát triển hệ thống thương hiệu du lịch quốc gia.
- Hỗ trợ các vùng, các địa phương, doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch địa phương, thương hiệu du lịch của doanh nghiệp;.
- tổ chức hội thi ẩm thực, các cuộc thi, hội thi khác trong ngành Du lịch..
- Định vị, truyền thông thương hiệu du lịch Việt Nam.
- Nâng cao chất lượng hoạt động truyền thông thương hiệu du lịch.
- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam;.
- Xây dựng ngân hàng dữ liệu phục vụ truyền thông thương hiệu du lịch Việt Nam;.
- Xây đựng cơ chế thuê chuyên gia, công ty tổ chức sự kiện, quảng cáo chuyên chuyên nghiệp tư vấn, thực hiện một số hoạt động quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam ở nước ngoài..
- Tổ chức các chương trình, sự kiện du lịch lớn trong nước để truyền thông thương hiệu du lịch Việt Nam.
- Tổ chức các buổi giao lưu trực tuyến, tọa đàm trên các phương tiện thông tin đại chúng về phát triển thương hiệu du lịch;.
- Tổ chức các sự kiện truyền thông, quảng bá thương hiệu du lịch hình ảnh điểm đến Việt Nam ở nước ngoài .
- Phối hợp với các cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài tổ chức các chiến dịch quảng bá thương hiệu điểm đến du lịch Việt Nam.
- Triển khai chiến dịch quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam thông qua hệ thống nhà hàng Việt Nam ở nước ngoài;.
- Sản xuất các ấn phẩm và vật phẩm tiêu biểu để truyền thông thương hiệu du lịch Việt Nam tại các thị trường du lịch trọng điểm;.
- Tổ chức mời các hãng lữ hành gửi khách lớn, hãng thông tấn báo chí lớn đến Việt Nam thăm quan khảo sát và truyền thông thương hiệu du lịch Việt Nam;.
- đến Việt Nam tham quan nghỉ dưỡng để truyền thông về thương hiệu du lịch Việt Nam..
- c) Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến du lịch.
- đầu tư nâng cấp các cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch.
- khuyến khích đầu tư công nghệ mới trong các lĩnh vực quản lý lữ hành, vận chuyển, khách sạn, quảng bá du lịch.
- Triển khai các hoạt động khác nhằm nâng cao năng lực quản lý ngành Du lịch.
- Xây dựng và sử dụng hiệu quả hệ thống cơ sở dữ liệu ngành Du lịch phục vụ công tác quản lý;.
- Xây dựng và triển khai áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên ngành quản lý chất lượng dịch vụ du lịch theo tiêu chuẩn quốc tế;.
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới trong quản lý và phát triển du lịch.
- Xây dựng, nâng cấp một số phần mềm của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch..
- Rà soát, triển khai các hoạt động phối hợp liên ngành, liên vùng, liên quốc gia tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch..
- d) Củng cố hệ thống tổ chức, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý du lịch.
- Củng cố hệ thống tổ chức quản lý về du lịch.
- Hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương.
- Nâng cao năng lực các cơ quan nghiên cứu, cơ quan báo chí, thông tin, du lịch ở Trung ương;.
- Hỗ trợ tăng cường năng lực quản lý du lịch cho các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Hoàn thiện cơ quan, bộ máy phục vụ công tác quản lý tài nguyên, quản lý điểm đến du lịch, xúc tiến du lịch tại các địa phương;.
- Tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý du lịch ở Trung ương và địa phương thông qua việc tổ chức các chương trình bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ quản lý, kỹ năng, ngoại ngữ.
- cán bộ thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến du lịch ở các ngành như Công an.
- Ban quản lý khu du lịch, điểm du lịch.....
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch đối với hoạt động phát triển du lịch..
- Thiết lập hệ thống giám sát các hoạt động khai thác tài nguyên du lịch, đảm bảo phát triển du lịch bền vững.
- Rà soát, hoàn thiện quy hoạch sử dụng tài nguyên, quy hoạch phát triển du lịch..
- và cán bộ quản lý du lịch ở vùng sâu, vùng xa có tài nguyên du lịch phát triển..
- Rà soát, xây dựng, triển khai các chương trình hợp tác giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với các Bộ, ngành khác tạo điều kiện cho du lịch phát triển..
- Tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ công tác dự báo, quy hoạch, hoạch định chính sách phục vụ quản lý và định hướng phát triển du lịch..
- phục vụ phát triển du lịch..
- Giao Bộ Tài chính bố trí ngân sách nhà nước từ năm 2013 theo dự toán kinh phí thực hiện Chương trình của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch..
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Là cơ quan chủ trì Chương trình HĐQG về Du lịch giai đoạn .
- Phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu, xây dựng để ban hành cơ chế tài chính huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước thực hiện các nội dung của Chương trình..
- Trong phạm vi quản lý đối với lĩnh vực được phân công có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai các hoạt động tạo điều kiện thúc đẩy du lịch phát triển.