« Home « Kết quả tìm kiếm

Quyết định 3756/QĐ-BYT Hướng dẫn chuẩn đoán, điều trị một số bệnh không lây nhiễm cho tuyến y tế cơ sở


Tóm tắt Xem thử

- VỀ VIỆC BAN HÀNH HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG DỰ PHÒNG, PHÁT HIỆN SỚM, CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VÀ QUẢN LÝ MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY.
- NHIỄM PHỔ BIẾN CHO TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ.
- Căn cứ Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 20 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác, giai đoạn 2015-2025;.
- Ban hành kèm theo Quyết định này hướng dẫn hoạt động dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và quản lý một số bệnh không lây nhiễm phổ biến cho tuyến y tế cơ sở..
- Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế.
- HƯỚNG DẪN.
- HOẠT ĐỘNG DỰ PHÒNG, PHÁT HIỆN SỚM, CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VÀ QUẢN LÝ MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM PHỔ BIẾN CHO TUYẾN Y.
- TẾ CƠ SỞ.
- Các cơ sở y tế tuyến xã bao gồm:.
- Hướng dẫn hoạt động dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và quản lý một số bệnh không lây nhiễm phổ biến tại tuyến y tế cơ sở..
- Một số bệnh không lây nhiễm phổ biến trong Hướng dẫn này bao gồm tăng huyết áp, đái tháo đường típ 2, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tâm thần phân liệt, động kinh, rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn tâm thần do rượu, ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư khoang miệng, ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại-trực tràng..
- Tiêu chí trạm y tế xã triển khai dự phòng, quản lý, điều trị một số bệnh không lây nhiễm (Phụ lục 2)..
- HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG DỰ PHÒNG, PHÁT HIỆN SỚM VÀ QUẢN LÝ MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM PHỔ BIẾN CHO NHÂN VIÊN Y TẾ.
- Hoạt động dự phòng một số bệnh không lây nhiễm phổ biến 1.1.
- a) Lồng ghép truyền thông giáo dục sức khỏe về dự phòng một bệnh không lây nhiễm phổ biến trong các cuộc họp, các buổi sinh hoạt cộng đồng do chính quyền, cơ quan, đơn vị, đoàn thể, trường học tổ chức..
- b) Thăm hộ gia đình để tuyên truyền, hướng dẫn, tư vấn cho người dân về dự phòng, phát hiện sớm các bệnh không lây nhiễm phổ biến..
- c) Cung cấp các tài liệu truyền thông về dự phòng, phát hiện sớm, quản lý một số bệnh không lây nhiễm phổ biến cho người dân..
- c) Vận động mọi người tham gia các mô hình nâng cao sức khỏe tại cộng đồng, tại nơi làm việc và học tập để dự phòng một số bệnh không lây nhiễm phổ biến..
- Phát hiện sớm người có nguy cơ mắc một số bệnh không lây nhiễm phổ biến.
- a) Hướng dẫn cho mọi người tự đánh giá nguy cơ mắc một số bệnh không lây nhiễm phổ biến dựa vào bảng kiểm đăng tải trên website tại địa chỉ.
- b) Thực hiện sàng lọc phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm phổ biến cho những người ≥ 40 tuổi theo Phụ lục 1A và 1B của Hướng dẫn này, nếu phát hiện.
- c) Hướng dẫn mọi người đi khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ, sàng lọc để phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm phổ biến..
- d) Phối hợp với các cơ sở y tế tuyến trên triển khai khám sàng lọc, phát hiện sớm người mắc một số bệnh không lây nhiễm trong cộng đồng, cơ quan, đơn vị, trường học, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh..
- Quản lý người mắc một số bệnh không lây nhiễm phổ biến.
- a) Cập nhật danh sách để quản lý, theo dõi những người mắc một số bệnh không lây nhiễm phổ biến trên địa bàn phụ trách do các cơ sở y tế tuyến xã hoặc các cơ sở y tế tuyến trên chuyển về..
- HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG DỰ PHÒNG, PHÁT HIỆN SỚM, CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VÀ QUẢN LÝ MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM PHỔ BIẾN CHO CÁC CƠ SỞ Y TẾ TUYẾN XÃ.
- a) Viết tin, bài tuyên truyền hoặc cung cấp thông tin cho đài truyền thanh xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị, trường học, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh để truyền thông nâng cao kiến thức dự phòng một số bệnh không lây nhiễm phổ biến..
- b) Triển khai phòng truyền thông hoặc góc truyền thông giáo dục sức khỏe tại cơ sở y tế để người bệnh và gia đình người bệnh có thể tiếp cận được các thông tin liên quan tới một số bệnh không lây nhiễm phổ biến..
- c) Lồng ghép truyền thông giáo dục sức khỏe về các bệnh không lây nhiễm phổ biến trong hội nghị, cuộc họp, buổi sinh hoạt cộng đồng do cơ quan, đơn vị, trường học, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc do cộng đồng tổ chức..
- d) Phối hợp tổ chức các hoạt động truyền thông nhân các ngày sức khỏe hằng năm như: Ngày Ung thư thế giới (04/02), Ngày Sức khỏe thế giới (07/4), Ngày Hen toàn cầu (ngày thứ Ba đầu tiên trong tháng 5), Ngày Phòng chống tăng huyết áp thế giới (17/5), Ngày Thế giới không hút thuốc lá (31/5), Ngày Bệnh phổi tắc nghẽn toàn cầu (thứ Tư của tuần thứ 3 trong tháng 11), Ngày Tim mạch thế giới (30/9), Ngày Sức khỏe tâm thần thế giới (10/10), Ngày Đột quỵ thế giới (29/10) và Ngày Phòng chống Đái tháo đường thế giới (14/11) để tạo ra mối quan tâm của toàn xã hội với một số bệnh không lây nhiễm phổ biến..
- b) Hỗ trợ chuyên môn cho các mô hình nâng cao sức khỏe tại cộng đồng, cơ quan, đơn vị, trường học, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh..
- Dự phòng một số bệnh không lây nhiễm phổ biến bằng vắc xin, sinh phẩm y tế đặc hiệu.
- b) Cung cấp dịch vụ tiêm chủng vắc xin HPV để dự phòng ung thư cổ tử cung, vắc xin phòng nhiễm trùng đường hô hấp để dự phòng đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các vắc xin, sinh phẩm y tế đặc hiệu khác được cấp phép để dự phòng một số bệnh không lây nhiễm phổ biến theo quy định của Bộ Y tế..
- Chẩn đoán, điều trị và quản lý một số bệnh không lây nhiễm phổ biến.
- Các cơ sở y tế tuyến xã thực hiện chẩn đoán, điều trị, sơ cấp cứu, tư vấn cho người mắc một số bệnh không lây nhiễm phổ biến theo hướng dẫn của Bộ Y tế và phạm vi giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của đơn vị, cụ thể như sau:.
- Điều trị ngoại trú cho người mắc bệnh đái tháo đường típ 2 theo chỉ định của cơ sở y tế tuyến trên chuyển về.
- Điều trị ngoại trú cho người mắc bệnh hen phế quản theo chỉ định của cơ sở y tế tuyến trên chuyển về.
- Điều trị ngoại trú cho người mắc bệnh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo chỉ định của cơ sở y tế tuyến trên chuyển về.
- Hỗ trợ chăm sóc người bệnh tại cộng đồng theo chỉ định của cơ sở y tế tuyến trên..
- e) Đối với các bệnh không lây nhiễm phổ biến khác:.
- Quản lý thông tin về bệnh không lây nhiễm phổ biến.
- a) Ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý bệnh không lây nhiễm tại cơ sở y tế tuyến xã theo quy định của Bộ Y tế..
- c) Hằng tháng chuyển danh sách người mắc bệnh không lây nhiễm cho nhân viên y tế để tiếp tục quản lý tại cộng đồng..
- d) Tổng hợp, định kỳ báo cáo tình hình phát hiện, quản lý điều trị, số mắc, tử vong do các bệnh không lây nhiễm theo mẫu tại Thông tư số 27/2014/TT-BYT ngày 18/4/2014 của Bộ Y tế quy định hệ thống biểu mẫu thống kê y tế áp dụng đối với cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện, xã và theo hướng dẫn liên quan khác của Bộ Y tế..
- HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG DỰ PHÒNG, PHÁT HIỆN SỚM, CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VÀ QUẢN LÝ MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM PHỔ BIẾN CHO CÁC CƠ SỞ Y TẾ TUYẾN HUYỆN.
- a) Viết bài tuyên truyền hoặc cung cấp thông tin cho đài truyền thanh quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, đài truyền thanh cơ quan, đơn vị, trường học, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh để truyền thông nâng cao kiến thức dự phòng một số bệnh không lây nhiễm phổ biến..
- b) Triển khai góc truyền thông hoặc phòng truyền thông giáo dục sức khỏe tại khoa khám bệnh, khoa điều trị để người bệnh và gia đình người bệnh có thể tiếp cận được các thông tin liên quan tới một số bệnh không lây nhiễm phổ biến..
- d) Đầu mối tổ chức các chiến dịch truyền thông trên phạm vi quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nhân dịp các ngày sức khỏe hằng năm như: Ngày Ung thư thế giới (04/02), Ngày Sức khỏe thế giới (07/4), Ngày Hen toàn cầu (ngày thứ Ba đầu tiên trong tháng 5), Ngày Phòng chống tăng huyết áp thế giới (17/5), Ngày Thế giới không hút thuốc lá (31/5), Ngày Bệnh phổi tắc nghẽn toàn cầu (thứ Tư của tuần thứ 3 trong tháng 11), Ngày Tim mạch thế giới (30/9), Ngày Sức khỏe tâm thần thế giới (10/10), Ngày Đột quỵ thế giới (29/10) và Ngày Phòng chống Đái tháo đường thế giới (14/11) để tạo ra mối quan tâm của toàn xã hội với một số bệnh không lây nhiễm phổ biến..
- đ) Hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn cho các cơ sở y tế tuyến xã triển khai các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống các bệnh không lây nhiễm phổ biến..
- b) Hỗ trợ chuyên môn để triển khai các mô hình nâng cao sức khỏe tại cơ quan, đơn vị, trường học, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh..
- c) Hướng dẫn các cơ sở y tế tuyến xã triển khai xây dựng môi trường hỗ trợ người dân thay đổi hành vi lối sống và nâng cao sức khỏe..
- mạn tính và các vắc xin, sinh phẩm y tế đặc hiệu khác được cấp phép để dự phòng các một số bệnh không lây nhiễm phổ biến theo quy định của Bộ Y tế..
- b) Chỉ đạo các cơ sở y tế tuyến xã để tổ chức dự phòng các bệnh không lây nhiễm bằng vắc xin, sinh phẩm y tế đặc hiệu..
- Chẩn đoán, điều trị và quản lý một số bệnh không lây nhiễm phổ biến Các cơ sở y tế tuyến huyện thực hiện chẩn đoán, điều trị, cấp cứu, tư vấn cho người mắc một số bệnh không lây nhiễm phổ biến theo hướng dẫn của Bộ Y tế và phạm vi giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của đơn vị, cụ thể như sau:.
- e) Đối với các bệnh không lây nhiễm phổ biến khác: Chẩn đoán, điều trị, cấp cứu, tư vấn, chuyển tuyến theo hướng dẫn của Bộ Y tế..
- a) Ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý các bệnh không lây nhiễm theo quy định của Bộ Y tế..
- b) Hằng tháng thông báo danh sách và hướng dẫn các cơ sở y tế tuyến xã cập nhật thông tin và quản lý người mắc các bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng..
- c) Tổng hợp và báo cáo số liệu định kỳ hoặc đột xuất tình hình phát hiện, quản lý điều trị, số mắc, tử vong do các bệnh không lây nhiễm theo mẫu Thông tư số 27/2014/TT-BYT ngày 18/4/2014 của Bộ Y tế quy định hệ thống biểu mẫu thống kê y tế áp dụng đối với cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện, xã và các hướng dẫn liên quan khác của Bộ Y tế..
- b) Rà soát, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu hướng dẫn chuyên môn về dự phòng, quản lý một số bệnh không lây nhiễm phổ biến cho tuyến y tế cơ sở..
- c) Đầu mối phối hợp với các viện chuyên ngành, các bệnh viện tuyến trung ương, các trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức quốc tế liên quan tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho các địa phương về dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và quản lý các bệnh không lây nhiễm phổ biến tại tuyến y tế cơ sở..
- d) Phối hợp với các đơn vị liên quan để tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và truyền thông vận động chính sách để tăng cường công tác dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và quản lý các bệnh không lây nhiễm phổ biến tại tuyến y tế cơ sở..
- đ) Chỉ đạo triển khai mô hình điểm, chia sẻ kinh nghiệm về dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và quản lý các bệnh không lây nhiễm phổ biến tại tuyến y tế cơ sở..
- e) Đầu mối kiểm tra, giám sát, báo cáo việc thực hiện các hoạt động dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và quản lý các bệnh không lây nhiễm phổ biến tại tuyến y tế cơ sở..
- b) Rà soát, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu hướng dẫn chuyên môn về chẩn đoán, điều trị một số bệnh không lây nhiễm phổ biến cho tuyến y tế cơ sở..
- c) Chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế tuyến cơ sở về chẩn đoán, quản lý điều trị và tư vấn sức khỏe cho người bệnh..
- d) Kiểm tra giám sát, hỗ trợ chuyên môn về chẩn đoán, quản lý điều trị các bệnh không lây nhiễm phổ biến tại tuyến y tế cơ sở..
- a) Rà soát, sửa đổi, bổ sung văn bản, tài liệu hướng dẫn, tài liệu truyền thông đối với một số bệnh không lây nhiễm phổ biến cho tuyến y tế cơ sở..
- b) Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị liên quan và các địa phương tổ chức tập huấn cho cán bộ tuyến y tế cơ sở về truyền thông phòng, chống một số bệnh không lây nhiễm phổ biến..
- c) Chỉ đạo và phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng các mô hình sức khỏe, câu lạc bộ sức khỏe và hướng dẫn tổ chức các hình thức truyền thông phòng chống một số bệnh không lây nhiễm phổ biến cho tuyến y tế cơ sở..
- a) Rà soát, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn về bảo hiểm y tế để thực hiện dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và quản lý một số bệnh không lây nhiễm phổ biến tại tuyến y tế cơ sở..
- b) Kiểm tra giám sát, hỗ trợ việc thực hiện các quy định liên quan đến bảo hiểm y tế trong dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và quản lý một số bệnh không lây nhiễm phổ biến tại tuyến y tế cơ sở..
- a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, xây dựng và bổ sung tài liệu, hướng dẫn về dự phòng, phát hiện sớm và quản lý điều trị một số bệnh không lây nhiễm phổ biến cho tuyến y tế cơ sở theo lĩnh vực được phân công phụ trách..
- b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn nâng cao năng lực về dự phòng, phát hiện sớm và quản lý điều trị các bệnh không lây nhiễm cho cán bộ y tế tuyến cơ sở theo địa bàn được phân công phụ trách..
- c) Các đơn vị thực hiện công tác chỉ đạo tuyến theo phân cấp về dự phòng, phát hiện sớm và quản lý điều trị các bệnh không lây nhiễm theo chức năng, nhiệm vụ và địa bàn phân công phụ trách..
- a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, xây dựng và bổ sung hướng dẫn về phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và quản lý một số bệnh không lây nhiễm phổ biến cho tuyến y tế cơ sở theo lĩnh vực được phân công..
- b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn về phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh không lây nhiễm cho cán bộ y tế tuyến cơ sở theo lĩnh vực được phân công..
- c) Các đơn vị thực hiện công tác chỉ đạo tuyến theo phân cấp về phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh không lây nhiễm theo chức năng, nhiệm vụ và địa bàn phân công phụ trách..
- Đưa nhiệm vụ dự phòng, quản lý bệnh không lây nhiễm vào nhiệm vụ của Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe nhân dân các cấp..
- Bố trí nguồn lực để triển khai dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và quản lý các bệnh không lây nhiễm trên địa bàn..
- Chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể liên quan trong việc phối hợp để phòng chống yếu tố nguy cơ các bệnh không lây nhiễm và nâng cao sức khỏe người dân..
- 39/2017/TT-BYT ngày của Bộ trưởng Bộ Y tế về quy định gói dịch vụ y tế cơ bản cho tuyến y tế cơ sở..
- đ) Bảo đảm hàng thiết bị cần thiết để triển khai dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và quản lý một số bệnh không lây nhiễm..
- e) Giao cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật/Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh làm đầu mối xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và quản lý một số bệnh không lây nhiễm phổ biến tại tuyến y tế cơ sở trên địa bàn toàn tỉnh..
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật/Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn về dự phòng, chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh không lây nhiễm cho cán bộ y tế tuyến cơ sở trên địa bàn..
- b) Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và vận động chính sách để tăng cường công tác dự phòng, chẩn đoán, điều trị và quản lý các bệnh không lây nhiễm phổ biến tại tuyến y tế cơ sở..
- c) Thực hiện công tác chỉ đạo tuyến về dự phòng, chẩn đoán, điều trị và quản lý các bệnh không lây nhiễm phổ biến trên địa bàn..
- d) Đầu mối kiểm tra, giám sát, quản lý số liệu, thống kê báo cáo về các hoạt động dự phòng, chẩn đoán, điều trị và quản lý các bệnh không lây nhiễm phổ biến tại tuyến y tế cơ sở trên địa bàn..
- a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn về chẩn đoán, điều trị các bệnh không lây nhiễm phổ biến cho cán bộ y tế tuyến cơ sở theo lĩnh vực chuyên môn được phân công..
- c) Thực hiện công tác chỉ đạo tuyến về phát hiện sớm, chẩn đoán và điều trị các bệnh không lây nhiễm phổ biến theo lĩnh vực chuyên môn được phân công..
- HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN NGƯỜI CÓ YẾU TỐ NGUY CƠ MẮC MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM PHỔ BIẾN (ÁP DỤNG CHO ĐỐI TƯỢNG ≥ 40.
- Mắc bệnh đái tháo đường (đã được cơ sở y tế chuẩn đoán.
- HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN NGƯỜI NGHI NGỜ MẮC MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM PHỔ BIẾN.
- TIÊU CHÍ TRẠM Y TẾ XÃ TRIỂN KHAI DỰ PHÒNG, QUẢN LÝ, ĐIỀU TRỊ BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM.
- Hoạt động dự phòng một số bệnh không lây nhiễm.
- Triển khai công tác truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng chống các bệnh không lây nhiễm..
- Phát hiện sớm và tư vấn sức khỏe cho người nguy cơ cao mắc các bệnh không lây nhiễm..
- Quản lý điều trị một số bệnh không lây nhiễm.
- Thực hiện chuyển tuyến và phản hồi thông tin người mắc bệnh không lây nhiễm theo quy định..
- Bảo đảm thuốc, trang thiết bị thiết yếu để quản lý điều trị các bệnh không lây nhiễm theo quy định của Bộ Y tế..
- Ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế xã theo quy định của Bộ Y tế.