« Home « Kết quả tìm kiếm

Quyết định 5053/QĐ-BYT Sổ tay truy vết người tiếp xúc với người có xét nghiệm COVID-19


Tóm tắt Xem thử

- VỀ VIỆC BAN HÀNH “SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRUY VẾT NGƯỜI TIẾP XÚC VỚI NGƯỜI CÓ XÉT NGHIỆM SARS-COV-2 DƯƠNG TÍNH”.
- Ban hành kèm theo Quyết định này “Sổ tay Hướng dẫn thực hành truy vết người tiếp xúc với người có xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính”..
- “Sổ tay Hướng dẫn thực hành truy vết người tiếp xúc với người có xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính” là tài liệu hướng dẫn được áp dụng trên toàn quốc..
- HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRUY VẾT NGƯỜI TIẾP XÚC VỚI NGƯỜI CÓ XÉT NGHIỆM SARS-COV-2 DƯƠNG TÍNH.
- Hiện việc giám sát, phát hiện sớm, truy vết và khoanh vùng cách ly nguồn lây sớm vẫn là biện pháp chủ yếu trong phòng chống dịch bệnh lây lan tại các ổ dịch..
- Nhằm hướng dẫn cán bộ y tế truy vết người tiếp xúc với ca bệnh để tổ chức cách ly, xử lý kịp thời, ngăn chặn không để dịch lây lan ra cộng đồng và trên cơ sở những kinh nghiệm có được từ việc ứng phó với các vụ dịch tại Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hải Dương, Đà Nẵng và các địa phương khác trong thời gian qua, Bộ Y tế xây dựng Sổ tay này để phổ biến tới các cơ quan, địa phương thực hiện..
- NỘI DUNG HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRUY VẾT NGƯỜI TIẾP XÚC VỚI NGƯỜI CÓ XÉT NGHIỆM SARS-COV-2 DƯƠNG TÍNH.
- Truy vết người tiếp xúc với ca bệnh để tổ chức cách ly, xử lý kịp thời, ngăn chặn dịch lây lan..
- 1 - Thần tốc và triệt để, không được để sót người tiếp xúc..
- 2 - Ban chỉ đạo phòng chống dịch cấp tỉnh, huyện, xã, các cơ quan, đơn vị có liên quan huy động tối đa mọi nguồn lực đảm bảo cho công tác truy vết nhanh, hiệu quả..
- 1 - Tiến hành truy vết càng sớm càng tốt, ngay khi có thông tin ca bệnh..
- 2 - Xác định các “mốc dịch tễ” trước, sau đó mới truy vết đến từng người tiếp xúc..
- 3 - Sử dụng đồng thời nhiều lực lượng truy vết để tiến hành truy vết thật nhanh theo các.
- “mốc dịch tễ” phát hiện được..
- 4 - Áp dụng nhiều biện pháp truy vết.
- Các biện pháp có thể thu thập được các thông tin trùng lặp nhau nhưng bổ sung cho nhau, giúp truy vết người tiếp xúc một cách đầy đủ và có hệ thống..
- 5 - Đầu tư nguồn lực và thời gian để hoàn thành truy vết F1 trước trong thời gian sớm nhất.
- Việc truy vết F2 thực hiện sau khi đã cơ bản hoàn thành truy vết F1..
- 6 - Các “mốc dịch tễ” và người tiếp xúc gần F1 cần được truy vết trong khoảng thời gian từ 3 ngày trước khi ca bệnh khởi phát cho đến khi ca bệnh được cách ly y tế..
- 7 - Người tham gia truy vết khi thực hiện nhiệm vụ phải thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm..
- Một số thuật ngữ sử dụng trong truy vết người tiếp xúc.
- 1 - F1: Là người có tiếp xúc gần trong vòng 2 mét với ca bệnh xác định trong khoảng thời gian từ 3 ngày trước khi khởi phát của ca bệnh cho đến khi ca bệnh được cách ly y tế..
- 2 - F2: Là người tiếp xúc gần trong vòng 2 mét với F1 trong khoảng thời gian từ ngày đầu tiên F1 tiếp xúc với ca bệnh (kể từ 3 ngày trước khi ca bệnh khởi phát) cho đến khi F1 được cách ly y tế..
- 3 - Mốc dịch tễ: là địa điểm, sự kiện mà ca bệnh đã đi đến hoặc đã tham gia trong khoảng thời gian từ 3 ngày trước khi khởi phát bệnh cho đến khi bệnh nhân được cách ly y tế..
- Cách thức truy vết F1.
- 1 - Bước 1: Xác định các “mốc dịch tễ”.
- Yêu cầu sản phẩm: Danh sách các “mốc dịch tễ” theo Biểu mẫu 1..
- Phương pháp truy vết:.
- Nội dung cần truy “mốc dịch tễ”.
- Hỏi các “mốc dịch tễ” mà bệnh nhân đã tham gia hoặc đi đến trong khoảng thời gian từ 3 ngày trước khi khởi phát bệnh cho đến khi bệnh nhân được cách ly y tế theo bảng kiểm (Bảng kiểm 1).
- Ghi rõ tên/địa điểm/thời gian của các “mốc dịch tễ” theo Biểu mẫu 1..
- Bảng kiểm 1: Các “mốc dịch tễ” thường gặp cần hỏi.
- MỐC DỊCH TỄ (CA BỆNH ĐÃ ĐI ĐẾN HOẶC THAM GIA) 1 Đám cưới, đám tang, đám giỗ, sinh nhật, tân gia.
- 2 - Bước 2: Thông báo các “mốc dịch tễ” cho bộ phận điều phối truy vết (bộ phận điều phối).
- Sau khi xác định được các “mốc dịch tễ” cán bộ điều tra truy vết thông báo ngay cho bộ phận điều phối bằng mọi phương tiện nhanh nhất (điện thoại, tin nhắn điện thoại hoặc chụp ảnh Biểu mẫu 1 gửi qua tin Zalo,Viber…)..
- Bộ phận điều phối thông báo ngay cho chính quyền địa phương, hệ thống giám sát và y tế cơ sở nơi có các “mốc dịch tễ”, đồng thời điều động nhiều đội truy vết đồng loạt tới các “mốc dịch tễ” để cùng với với các lực lượng tại địa phương truy vết F1.
- Trong trường hợp một số “mốc dịch tễ” nằm ngoài địa bàn quản lý thì bộ phận điều phối sẽ liên hệ và thông báo “mốc dịch tễ” cho các đơn vị liên quan để phối hợp điều tra truy vết..
- 3 - Bước 3: Triển khai truy vết F1.
- Tiến hành đồng thời truy vết F1 bằng nhiều biện pháp: qua hỏi người bệnh.
- truy vết tại cộng đồng nơi bệnh nhân sinh sống.
- truy vết tại các “mốc dịch tễ”.
- truy vết thông qua phương tiện thông tin đại chúng.
- truy vết thông qua ứng dụng Bluezone, Viet Nam Health Declaration..
- Truy vết F1 qua hỏi người bệnh.
- Người điều tra: cán bộ điều tra của CDC tuyến tỉnh hoặc TTYT cấp huyện ở Bước 1 sau khi xác định và báo cáo các mốc dịch tễ thì tiếp tục cùng với với chính quyền địa phương và y tế cơ sở truy vết chi tiết F1 qua hỏi người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân hoặc những người có liên quan..
- Sản phẩm yêu cầu: Danh sách F1 theo Biểu mẫu 2 - Phương pháp truy vết:.
- Hỏi người bệnh theo từng ngày về các hoạt động, sinh hoạt để từ đó truy vết F1 tương ứng theo từng ngày (hỏi từ ngày gần nhất đến ngày xa nhất theo trí nhớ của bệnh nhân)..
- Hỏi người bệnh bao quát lại một lần nữa về các nhóm người tiếp xúc gần thường gặp theo bảng kiểm để tránh bỏ sót F1 (Bảng kiểm 2), tiếp tục bổ sung F1 vào Biểu mẫu 2..
- NHÓM NGƯỜI TIẾP XÚC GẦN( F1) THƯỜNG GẶP 1 Người sống cùng nhà/cùng phòng/cùng hộ gia đình.
- 6 Người có tiếp xúc qua công việc/sinh hoạt hàng ngày 7 Người cùng làm việc/nơi làm việc.
- Tiếp tục khai thác, bổ sung các “mốc dịch tễ” vào Biểu mẫu 1 nếu khai thác được thêm + Tiếp tục phát Biểu mẫu 2, bút, số điện thoại để cho bệnh nhân tự nhớ và tự bổ sung thêm người tiếp xúc gần ở những ngày tiếp theo.
- Truy vết F1 tại cộng đồng nơi bệnh nhân sinh sống.
- Người điều tra: Đội truy vết của cấp tỉnh/huyện/xã hoặc lực lượng truy vết tăng cường (sinh viên trường y.
- Sản phẩm yêu cầu: Danh sách F1 theo Biểu mẫu 3 - Phương pháp truy vết:.
- Thông báo trên loa truyền thanh của khu dân cư thông tin về ca bệnh cũng như định nghĩa người tiếp xúc gần F1 và yêu cầu người dân chủ động khai báo với chính quyền địa phương, y tế xã nếu thuộc là đối tượng F1..
- Truy vết F1 tại các “mốc dịch tễ”.
- Sản phẩm yêu cầu: Danh sách người tiếp xúc gần F1 theo Biểu mẫu 3..
- Liên hệ với người có trách nhiệm tại địa điểm “mốc dịch tễ”..
- Yêu cầu người có trách nhiệm thông báo rộng rãi thông tin về ca bệnh kèm theo mục đích, yêu cầu của việc truy vết tại “mốc dịch tễ” và thông báo nơi đội điều tra làm việc để.
- Hỏi trực tiếp những người có liên quan để khai thác về tiếp xúc..
- Truy xuất các thiết bị ghi hình tại các mốc dịch tễ (nếu có.
- Xem lịch công tác/nhật ký làm việc tại các mốc dịch tễ (nếu có).
- Xem danh sách người có liên quan tại các mốc dịch tễ: danh sách mời cưới, danh sách mời tiệc, danh sách mời tân gia...(nếu có)..
- Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về ca bệnh, các “mốc dịch tễ” và yêu cầu người dân chủ động khai báo với chính quyền địa phương, cơ quan y tế nếu có liên quan..
- Lập danh sách chi tiết người tiếp xúc gần F1 theo Biểu mẫu 3 ở từng “mốc dịch tễ”.
- được phân công truy vết..
- Lưu ý: Có thể 1 người tiếp xúc với ca bệnh ở nhiều mốc dịch tễ và sẽ được ghi nhận ở nhiều danh sách.
- Truy vết F1 thông qua phương tiện thông tin đại chúng.
- Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về ca bệnh cũng như các “mốc dịch tễ”, trong đó nêu rõ thời gian, địa điểm của mốc dịch tễ..
- Các đội truy vết tiếp tục xác minh bổ sung thông tin F1 có thể bị bỏ sót trước đó..
- Truy vết F1 thông qua ứng dụng Bluezone, Viet Nam Health Declaration..
- Ứng dụng Bluezone được cài đặt trên điện thoại thông minh giúp phát hiện người dùng Bluezone có tiếp xúc gần bệnh nhân COVID-19 (nếu bệnh nhân cũng sử dụng Bluezone)..
- Các đơn vị thực hiện truy vết cần đăng ký sử dụng với Bộ Y tế để được hướng dẫn, quản lý, truy vết tại địa chỉ: https://cdc.bluezone.gov.vn/.
- Tất cả các đội truy vết từ các nơi gửi nhanh danh sách F1 về bộ phận điều phối, tốt nhất là gửi theo tiến độ với nguyên tắc “truy vết được đến đâu gửi ngay danh sách đến đó” và tiếp tục cập nhật cho đến khi hoàn thành truy vết (chụp ảnh danh sách F1 bằng điện thoại thông minh rồi gửi qua Zalo, Viber… về bộ phận điều phối)..
- Sử dụng phần mềm Microsoft Excel hoặc các ứng dụng khác để sàng lọc, lọc trùng lặp và lập danh sách toàn bộ F1 truy vết được..
- Thông báo ngay danh sách F1 truy vết được cho chính quyền địa phương và Ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp để tổ chức cách ly, xử lý theo quy định..
- Cách thức truy vết F2.
- Sau khi đã cơ bản hoàn thành truy vết F1, tiến hành truy vết F2 theo các cách sau đây:.
- 2 - Cơ sở cách ly tập trung, chính quyền địa phương và y tế cơ sở tiếp tục điều tra truy vết F2 tại cộng đồng cũng như hỏi khai thác F2 từ người F1 tại cơ sở cách ly tập trung..
- 3 - Chuyển danh sách F2 truy vết được cho địa phương để tổ chức cách ly y tế tại nhà theo quy định..
- BIỂU MẪU 1: DANH SÁCH CÁC MỐC DỊCH TỄ Họ tên bệnh nhân:...Giới:.Năm sinh..
- Khoảng thời gian cần truy vết: từ ngày.
- Danh sách các mốc dịch tễ mà bệnh nhân đã tham gia hoặc đi đến trong thời gian từ 3 ngày trước khi khởi phát bệnh cho đến khi bệnh nhân được cách ly y tế (theo Bảng kiểm 1):.
- TT MỐC DỊCH TỄ ĐỊA CHỈ THỜI GIAN.
- Khoảng thời gian cần truy vết: Từ ngày.
- cảnh tiếp xúc với.
- Hoàn cảnh tiếp xúc: ở cùng nhà/ăn cùng/làm việc cùng....
- BIỂU MẪU 3: DANH SÁCH F1 TẠI CÁC MỐC DỊCH TỄ Đơn vị điều tra.
- Tên địa điểm mốc dịch tễ:.
- thoại Địa chỉ nơi ở hiện tại Mối quan hệ và hoàn cảnh tiếp xúc với người bệnh*.
- Ngày tiếp xúc lần cuối.
- Hoàn cảnh tiếp xúc: ở cùng nhà/cùng ăn/cùng làm việc....
- Có thể 1 người tiếp xúc với ca bệnh ở nhiều sự kiện/địa điểm/mốc dịch tễ.
- Tất cả những sự tiếp xúc này đều cần phải được ghi nhận..
- Nhà và nơi sinh sống của bệnh nhân được coi là một mốc dịch tễ.
- Tên bệnh nhân COVID-19 mà F1 đã tiếp xúc.
- Khoảng thời gian truy vết từ ngày người F1 tiếp xúc lần đầu với ca bệnh (từ 3 ngày trước khi khởi phát) cho đến khi người F1 được đưa đi cách ly y tế từ.
- Ngày tiếp xúc lần.
- Hoàn cảnh tiếp xúc: ở cùng nhà/cùng ăn/cùng nơi làm việc....
- BẢNG KIỂM 1: BẢNG KIỂM CÁC MỐC DỊCH TỄ THƯỜNG GẶP.
- BẢNG KIỂM 2: BẢNG KIỂM NHÓM NGƯỜI TIẾP XÚC GẦN (F1) THƯỜNG GẶP