« Home « Kết quả tìm kiếm

Quyết định 549/2013/QĐ-TTg Xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật


Tóm tắt Xem thử

- PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TỔNG THỂ “XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÀNH CÁC TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM ĐÀO TẠO CÁN BỘ VỀ PHÁP LUẬT”.
- Căn cứ Luật giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;.
- Phê duyệt Đề án tổng thể “Xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật”, với những nội dung cơ bản sau đây:.
- Tập trung nguồn lực xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật, có đội ngũ cán bộ, giảng viên vững mạnh.
- hệ thống chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo tiên tiến.
- tạo chuyển biến mạnh về quy mô, chất lượng đào tạo cán bộ pháp luật và nghiên cứu khoa học pháp lý.
- Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu:.
- Tiếp tục duy trì vị trí, vai trò là cơ sở đào tạo, nghiên cứu cơ bản về pháp luật hàng đầu ở Việt Nam.
- Đến năm 2016, tổng quy mô đào tạo đại học chính quy của Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh khoảng 22.000 sinh viên.
- mở rộng quy mô tuyển sinh văn bằng 2, thạc sĩ và tiến sĩ với mức tăng năm sau so với năm trước khoảng 12%, kết hợp nâng cao chất lượng đào tạo đại học hệ vừa làm vừa học..
- Xây dựng được đội ngũ giảng viên cơ hữu và đội ngũ giảng viên thỉnh giảng có trình độ chuyên môn và năng lực giảng dạy, năng lực nghiên cứu và hướng dẫn khoa học đảm bảo tỷ lệ 25 sinh viên/1 giảng viên.
- Đến năm 2016, đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 900 người, trong đó giảng viên có trình độ tiến sĩ chiếm khoảng 35% đến 40% (ưu tiên việc đào tạo giảng viên ở nước ngoài)..
- có một số chuyên ngành trọng điểm, mũi nhọn, đáp ứng nhu cầu của Việt Nam thông qua các chương trình đào tạo chất lượng cao..
- Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang bị hiện đại, tiên tiến, ưu tiên xây dựng hệ thống hội trường, phòng học đa năng, thư viện hiện đại đáp ứng yêu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học pháp lý..
- Ngoài việc tiếp tục thực hiện các mục tiêu của giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2016, Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thực hiện các mục tiêu sau:.
- Tạo chuyển biến mạnh về chất lượng đào tạo cán bộ pháp luật, tiếp cận trình độ tiên tiến trong khu vực.
- Tăng quy mô tuyển sinh năm sau so với năm trước khoảng 11%, đến năm 2020, quy mô đào tạo đại học chính quy của Trường Đại học Luật Hà Nội khoảng 19.000 sinh viên và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh khoảng 16.000 sinh viên..
- Tạo được uy tín, danh tiếng trong đào tạo mũi nhọn của từng trường, trong đó Trường Đại học Luật Hà Nội khẳng định thế mạnh đào tạo những vấn đề lý luận cơ bản, những chuyên ngành về bộ máy nhà nước, luật hành chính, luật hình sự, luật kinh tế, luật thương mại quốc tế, luật dân sự, luật tố tụng hình sự, luật tố tụng dân sự, luật tố tụng hành chính.
- Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh khẳng định thế mạnh đào tạo chương trình chất lượng cao pháp luật hành chính - tư pháp, chương trình cử nhân quản trị - luật và đào tạo pháp luật liên quan đến thương mại, luật hành chính, luật hình sự, luật dân sự, luật tố tụng hình sự, luật tố tụng dân sự..
- Phát triển, đa dạng chương trình và mở rộng các hình thức đào tạo, gồm đào tạo cơ bản, đào tạo nâng cao, đào tạo theo đơn đặt hàng của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
- tham gia tích cực và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong lĩnh vực đào tạo luật ở Việt Nam..
- Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu đủ về số lượng và mạnh về chất lượng, đến năm 2020, Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 1.400 giảng viên, trong đó giảng viên có trình độ tiến sĩ chiếm khoảng 40% (ưu tiên việc đào tạo giảng viên ở nước ngoài).
- Tập trung kiện toàn mô hình tổ chức, bộ máy quản lý theo mô hình quản trị đại học hiện đại trong Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh..
- Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và tư vấn pháp luật.
- Mở rộng quy mô kết hợp nâng cao chất lượng đào tạo luật.
- Mở rộng quy mô đào tạo đại học chính quy và sau đại học, từng bước tăng quy mô đào tạo văn bằng 2 và kết hợp nâng cao chất lượng đào tạo hệ vừa làm vừa học..
- Nghiên cứu xây dựng các chương trình đào tạo gắn với nhu cầu người học.
- phát triển các chương trình đào tạo liên kết và tăng cường trao đổi học thuật với các cơ sở đào tạo luật uy tín của nước ngoài, ứng dụng các phương pháp giảng dạy tích cực lấy người học làm trung tâm, phát huy tính chủ động, tự giác của người học và tăng cường kỹ năng xử lý các vấn đề thực tiễn.
- Đổi mới đào tạo nghiên cứu sinh theo hướng tăng cường năng lực sáng tạo, độc lập nghiên cứu và tạo điều kiện để các nghiên cứu sinh phát huy tối đa khả năng của mình..
- Nghiên cứu và có lộ trình chậm nhất đến năm 2016 có thêm một số ngành hoặc chuyên ngành đào tạo mới trong các lĩnh vực: Sở hữu trí tuệ, Kinh tế học pháp luật, Sư phạm luật, Chính trị học, Quan hệ quốc tế, Hành chính học.
- đến năm 2020, có 01 đến 02 chuyên ngành và sau năm 2020 có từ 03 đến 04 chuyên ngành đào tạo đạt trình độ các nước tiên tiến trong khu vực..
- Phát triển các hình thức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức về pháp luật cho các cơ quan, tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu, ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật theo đặt hàng của các cơ quan Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và tiếp tục đào tạo đại học luật hệ cử tuyển cho đối tượng ở khu vực khó khăn.
- đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ tổ chức các loại hình đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến..
- tổ chức biên dịch một số giáo trình, sách tham khảo của nước ngoài sang tiếng Việt và dịch một số giáo trình có chất lượng sang tiếng Anh phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập của giảng viên và sinh viên..
- Tăng cường hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học pháp lý.
- Thành lập, phát triển các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu thuộc trường, có năng lực thực hiện các đề tài, chương trình, dự án nghiên cứu khoa học quan trọng về nhà nước và pháp luật liên quan đến Chiến lược cải cách tư pháp và các hoạt động tư pháp.
- củng cố, đổi mới cơ chế và nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm nghiên cứu thuộc khoa hiện nay theo hướng đẩy mạnh ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, đào tạo vào thực tiễn.
- xây dựng các khoa, bộ môn thành những đơn vị đào tạo và nghiên cứu khoa học.
- khuyến khích vai trò chủ động nghiên cứu khoa học của khoa, bộ môn cũng như từng giảng viên..
- Mở rộng hợp tác về nghiên cứu khoa học với các cơ sở đào tạo, các viện nghiên cứu, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước để tăng cường phát triển các nguồn lực của trường..
- Phát triển đội ngũ giảng viên đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng.
- Xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý đủ tiêu chuẩn theo Nghị quyết 14/2005/NQ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ.
- Đến năm 2016, Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 900 giảng viên, trong đó khoảng 80% có trình độ sau đại học (khoảng 35% giảng viên là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ và giảng viên chính) và có từ 15 đến 20 giảng viên có thể giảng dạy ở nước ngoài.
- đến năm 2020, Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 1.400 giảng viên, trong đó khoảng 90% có trình độ sau đại học (khoảng 40% giảng viên là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ và giảng viên chính) và có từ 25 đến 30 giảng viên có thể giảng dạy ở nước ngoài..
- Thực hiện đa dạng các nguồn tuyển dụng, trong đó ưu tiên tuyển sinh viên tốt nghiệp loại giỏi của các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, những người có trình độ thạc sỹ trở lên, phấn đấu đạt tỷ lệ tối thiểu 10% giảng viên trình độ tiến sỹ, 20% giảng viên trình độ thạc sỹ trong tổng số nguồn tuyển dụng.
- thu hút những người có trình độ lý luận và thực tiễn từ các cơ sở đào tạo khác, từ các Viện Nghiên cứu và những người đang làm công tác thực tiễn làm giảng viên..
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giảng viên và cán bộ quản lý phù hợp với yêu cầu và quy mô phát triển trong từng giai đoạn, ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn luật, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng giảng dạy cho đội ngũ cán bộ, giảng viên cơ hữu.
- khuyến khích và tạo điều kiện cho giảng viên trẻ học cao học, làm nghiên cứu sinh ở trong nước và nước ngoài..
- Xây dựng cơ chế khuyến khích cạnh tranh lành mạnh và sử dụng đội ngũ cán bộ, giảng viên phù hợp với năng lực và sở trường của từng người.
- khuyến khích giảng viên trẻ tham gia hoạt động xây dựng, phản biện chính sách, hoạt động tư vấn và thực hành nghề luật..
- Xây dựng đội ngũ giảng viên thỉnh giảng, đến năm 2020 giảng viên thỉnh giảng có thể đảm nhiệm khoảng 20% khối lượng công việc giảng dạy của từng trường.
- tăng cường trao đổi giảng viên giữa các cơ sở đào tạo luật trong và ngoài nước.
- Tập trung đầu tư phát triển cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy - học tập.
- Tăng cường vốn đầu tư của Nhà nước, các nguồn kinh phí từ hợp tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, nguồn tài trợ và vốn vay ODA, vay tín dụng ưu đãi tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hiện đại cho Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh..
- Đầu tư trang thiết bị hiện đại cho hệ thống giảng đường, thư viện và các trung tâm nghiên cứu khoa học.
- đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hệ thống mạng, biên soạn giáo trình - tài liệu, phát triển nguồn tài liệu điện tử và nâng cấp Website (bao gồm xây dựng phiên bản tiếng Anh cho Website) của Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh..
- Đầu tư và ứng dụng mạnh công nghệ thông tin vào quản lý, giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và sinh hoạt chuyên môn.
- tăng cường trao đổi, sinh hoạt khoa học qua mạng, tổ chức hội họp, hội thảo và giảng bài trực tuyến cho một số hệ đào tạo của các trường..
- Tăng cường hợp tác, trao đổi trong đào tạo cán bộ pháp luật.
- a) Tăng cường hợp tác giữa các cơ sở đào tạo trong nước.
- Tập trung đào tạo đội ngũ giảng viên cho các cơ sở đào tạo luật khác, đào tạo đội ngũ giáo viên pháp luật cho các trường trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng và dạy nghề, đào tạo đội ngũ tuyên truyền viên, báo cáo viên pháp luật cho các cơ quan tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật..
- Huy động, trao đổi đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học giữa các cơ sở đào tạo với nhau nhằm phát huy, khai thác và sử dụng tối đa năng lực của mỗi Trường..
- Tăng cường hợp tác, chia sẻ toàn diện các nguồn lực giữa Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.
- ưu tiên chuẩn hóa một số nội dung trong chương trình đào tạo và công nhận tín chỉ đào tạo của 2 Trường.
- tăng cường trao đổi giảng viên, sinh viên và định kỳ tiến hành các buổi tọa đàm, tham quan khảo sát, tìm hiểu khả năng hợp tác và tổ chức biên soạn giáo trình, tài liệu để các cơ sở đào tạo luật khác tham khảo..
- Phát triển Hội cựu sinh viên, học viên các cơ sở đào tạo luật để trao đổi thông tin và hỗ trợ định hướng nghề nghiệp..
- Củng cố các mối quan hệ hợp tác quốc tế sẵn có, kết hợp mở rộng hợp tác với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học và các tổ chức quốc tế khác.
- ưu tiên hợp tác với các cơ sở đào tạo luật có danh tiếng của các nền giáo dục phát triển trên thế giới.
- tăng cường hợp tác trong lĩnh vực xuất bản, trao đổi học thuật, trao đổi giảng viên và sinh viên với các cơ sở đào tạo luật nước ngoài, ưu tiên các cơ sở đã có quan hệ hợp tác truyền thống..
- Nâng cao chất lượng một số chương trình đào tạo có khả năng thu hút sinh viên nước ngoài, ưu tiên luật thương mại và đầu tư, luật thương mại quốc tế, luật sở hữu trí tuệ.
- khuyến khích sử dụng tiếng Anh trong công việc và giao tiếp, ưu tiên giảng viên soạn bài và giảng dạy bằng tiếng Anh..
- Hình thành liên minh thư viện với các cơ sở đào tạo luật uy tín trên thế giới để khai thác tối đa nguồn học liệu trong đào tạo, nghiên cứu khoa học..
- Trường Đại học Luật Hà Nội.
- Kinh phí xây dựng cơ sở vật chất: 714.429 triệu đồng;.
- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng giảng viên: 21.974 triệu đồng;.
- Kinh phí nghiên cứu khoa học: 29.945 triệu đồng..
- Kinh phí xây dựng cơ sở vật chất: 588.629 triệu đồng;.
- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng giảng viên: 40.085 triệu đồng;.
- Kinh phí nghiên cứu khoa học: 28.239 triệu đồng..
- Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.
- Kinh phí xây dựng cơ sở vật chất: 587.363 triệu đồng;.
- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng giảng viên: 23.679 triệu đồng..
- Kinh phí xây dựng cơ sở vật chất: 373.530 triệu đồng;.
- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng giảng viên: 14.572 triệu đồng..
- Các thành viên: Đại diện Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, Lãnh đạo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Tư pháp..
- Trách nhiệm của các cơ quan.
- a) Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thực hiện Đề án tổng thể và Đề án của Trường Đại học Luật Hà Nội, Đề án của Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh trong phạm vi thẩm quyền của từng cơ quan..
- Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm tổng hợp, định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền kết quả thực hiện Đề án tổng thể và Đề án của Trường Đại học Luật Hà Nội, Đề án của Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh..
- Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp quy định tại Quyết định này, Bộ Tư pháp phê duyệt phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch cụ thể và các Dự án có liên quan triển khai thực hiện Đề án xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật..
- b) Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, các Bộ, ngành có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thực hiện các giải pháp liên quan đến nội dung, chương trình đào tạo, đổi mới quy trình, phương pháp đào tạo theo các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã được nêu trong Đề án tổng thể và Đề án của Trường Đại học Luật Hà Nội, Đề án của Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh..
- Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp quy định tại Quyết định này, Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch cụ thể và các Dự án có liên quan triển khai thực hiện Đề án xây dựng Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật..
- c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện Đề án tổng thể trên cơ sở dự toán kinh phí theo đề xuất của Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh..
- d) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành liên quan xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp cho hoạt động đào tạo và bảo đảm nguồn kinh phí cho Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thực hiện Đề án tổng thể theo kế hoạch và tiến độ hàng năm..
- đ) Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo, và các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù cho cán bộ quản lý và giảng viên để thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp cơ bản của Đề án tổng thể và Đề án của Trường Đại học Luật Hà Nội, Đề án của Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh..
- e) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan giao 40 ha đất trong khu quy hoạch các trường đại học tại huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội và hướng dẫn thủ tục giao đất, hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho Trường Đại học Luật Hà Nội..
- Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hoàn tất thủ tục giao đất, hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh trên diện tích đất tại Khu giáo dục đại học phường Long Phước, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh..
- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;.
- Trường Đại học Luật Hà Nội,.
- Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh;