« Home « Kết quả tìm kiếm

Quyết định 56/2012/QĐ-TTg Quy chế quản lý và xử lý rủi ro đối với danh mục nợ công


Tóm tắt Xem thử

- BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ RỦI RO ĐỐI VỚI DANH MỤC NỢ CÔNG Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;.
- Căn cứ Luật quản lý nợ công ngày 17 tháng 6 năm 2009;.
- Căn cứ Nghị định số 79/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 7 năm 2010 về nghiệp vụ quản lý nợ công;.
- Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định Quy chế quản lý và xử lý rủi ro đối với danh mục nợ công,.
- Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý và xử lý rủi ro đối với danh mục nợ công.
- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và xử lý rủi ro đối với nợ công chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
- QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ RỦI RO ĐỐI VỚI DANH MỤC NỢ CÔNG.
- Quy chế này quy định quản lý và xử lý rủi ro đối với danh mục nợ công, bao gồm phát hiện rủi ro, đánh giá mức độ rủi ro, xử lý rủi ro và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc quản lý và xử lý rủi ro đối với danh mục nợ công.
- Các loại rủi ro được quy định trong Quy chế này bao gồm: a) Rủi ro thị trường.
- b) Rủi ro thanh khoản.
- c) Rủi ro tín dụng.
- d) Rủi ro hoạt động.
- Công cụ tài chính để xử lý rủi ro đối với danh mục nợ công, bao gồm: a) Các giao dịch phái sinh gồm: Giao dịch quyền chọn và hoán đổi.
- Quy chế này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý và xử lý rủi ro đối với danh mục nợ công.
- Trong Quyết định này, ngoài các từ ngữ đã được giải thích trong Luật quản lý nợ công ngày 17 tháng 6 năm 2009 và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật quản lý nợ công, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1.
- Rủi ro thị trường là khả năng xảy ra tổn thất về nợ công do biến động lãi suất và tỷ giá trên thị trường tài chính.
- Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất về nợ công do người vay lại vốn vay của Chính phủ, người được bảo lãnh của Chính phủ không thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ trả nợ vay theo đúng các điều kiện, điều khoản của thoả thuận vay hoặc phát hành.
- Rủi ro thanh khoản là khả năng xảy ra tổn thất về nợ công do không huy động được vốn, thiếu các tài sản tài chính có tính thanh khoản để thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ nợ đến hạn theo cam kết hoặc phải tìm kiếm nguồn vay mới có chi phí cao bất thường so với điều kiện thị trường.
- Rủi ro hoạt động là khả năng xảy ra tổn thất bắt nguồn từ quy trình thực hiện các nghiệp vụ quản lý nợ công.
- hệ thống máy móc sử dụng trong hoạt động quản lý nợ công không đầy đủ, không đáp ứng yêu cầu quản lý hoặc bắt nguồn từ các yếu tố bên ngoài quy trình thực hiện các nghiệp vụ quản lý nợ công (như cơ sở dữ liệu nợ bị đánh cắp/phá hỏng, giấy tờ liên quan tới quy trình quản lý nợ công bị làm giả mạo.
- Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập để dự phòng cho các loại rủi ro phát sinh trong quá trình huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay, trả nợ và quản lý nợ công.
- Mục tiêu quản lý rủi ro.
- Tối ưu hóa cơ cấu nợ công, đảm bảo nghĩa vụ trả nợ và nâng cao hiệu quả hoạt động công tác quản lý nợ công.
- Đảm bảo không làm tăng nghĩa vụ nợ công đã được xử lý so với khoản nợ ban đầu đưa ra xử lý quy về giá trị hiện tại ở thời điểm xử lý rủi ro.
- Nguyên tắc xử lý rủi ro.
- Việc xử lý rủi ro chỉ áp dụng cho các nguyên nhân khách quan.
- Việc phòng ngừa và xử lý rủi ro phải căn cứ vào thoả thuận vay hoặc công cụ nợ gốc trong danh mục nợ công hiện hành, nguyên nhân phát sinh rủi ro, phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.
- Việc phòng ngừa rủi ro đối với danh mục nợ công phải thực hiện phù hợp với chiến lược dài hạn về nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia, chương trình quản lý nợ trung hạn trong từng giai đoạn.
- Các khoản nợ công bị rủi ro do các nguyên nhân chủ quan thì tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất phải chịu trách nhiệm xử lý và bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Nguyên nhân rủi ro.
- Đánh giá, dự báo rủi ro.
- Quy trình đánh giá, dự báo rủi ro đối với danh mục nợ công, gồm các nội dung chủ yếu sau đây: a) Tổ chức đánh giá về môi trường thể chế, pháp lý, kinh tế vĩ mô, tài khóa, tiền tệ, tỷ giá, lãi suất và biến động của thị trường vốn trong nước và quốc tế có tác động đến danh mục nợ công.
- b) Định kỳ và thường xuyên phân tích, đánh giá diễn biến về cơ cấu đồng tiền, lãi suất, kỳ hạn, quy mô, nghĩa vụ trả nợ công, hiện tại và xu hướng tương lai nhằm nhận diện mức độ rủi ro để có biện pháp xử lý rủi ro phù hợp.
- c) Xây dựng mô hình và phương pháp kỹ thuật lượng hoá rủi ro đối với danh mục nợ để dự tính chi phí có thể phát sinh trong trường hợp rủi ro xảy ra do thay đổi bất lợi của thị trường.
- d) Thực hiện đánh giá mức độ thiệt hại do rủi ro tín dụng để xác định xác suất việc mất khả năng trả nợ của người vay lại vốn vay của Chính phủ, người được bảo lãnh thông qua việc phân loại nợ.
- đ) Xây dựng Ma trận để mô tả mức độ tác động của rủi ro hoạt động trong công tác quản lý nợ công.
- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan, các cơ quan cho vay lại thực hiện việc đánh giá và dự báo mức độ rủi ro đối với danh mục nợ công theo các quy định trong Quy chế này.
- Hệ số chiết khấu để tính giá trị hiện tại của khoản nợ được xác định tại thời điểm xây dựng phương án xử lý rủi ro theo quy định thị trường và thông lệ quốc tế.
- Cơ quan xử lý rủi ro căn cứ vào giá giao dịch của khoản nợ tương đồng với khoản nợ được xử lý rủi ro (kỳ hạn, ân hạn, loại tiền vay, lãi suất, thời gian đáo hạn còn lại) tại thời điểm xử lý để xác định hệ số chiết khấu.
- Trường hợp không xác định giá trị giao dịch thì lãi suất chiết khấu tính bằng lãi suất thực của khoản vay được xử lý (gồm lãi suất danh nghĩa cộng với các khoản phí), 4.
- Giá trị hiện tại là cơ sở để xác định giá trị hợp lý các công cụ tài chính để xử lý rủi ro đối với danh mục nợ công.
- Xử lý rủi ro thị trường.
- Rủi ro thị trường đối với danh mục nợ công, bao gồm rủi ro về lãi suất và tỷ giá hối đoái.
- Việc xử lý rủi ro thị trường được thực hiện thông qua nghiệp vụ chủ yếu về giao dịch phái sinh lãi suất và tiền tệ, bao gồm: Quyền chọn (lãi suất, tiền tệ) và hợp đồng hoán đổi (lãi suất, tiền tệ).
- Các căn cứ để xử lý rủi ro thị trường, bao gồm: a) Xác định rõ đối tượng, loại rủi ro và công cụ áp dụng để xử lý rủi ro.
- b) Cơ quan xử lý rủi ro căn cứ vào thoả thuận vay, công cụ nợ gốc để lựa chọn giao dịch phái sinh phù hợp.
- c) Hiệu quả của công cụ xử lý rủi ro được xác định một cách đáng tin cậy, đồng thời nhất quán với mục tiêu cơ cấu nợ đề ra trong chiến lược, chương trình quản lý nợ trung hạn trong từng giai đoạn.
- d) Việc lựa chọn các công cụ xử lý rủi ro cần xét tới các yếu tố như mức độ không chắc chắn của dòng tiền, các chi phí phải trả ngay liên quan tới giao dịch và mục tiêu bù đắp rủi ro.
- Cơ quan xử lý rủi ro được trích lập dự phòng để xử lý rủi ro thị trường theo quy định.
- Thẩm quyền và trách nhiệm a) Đối với danh mục nợ Chính phủ: Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện các nghiệp vụ giao dịch phái sinh để xử lý rủi ro thị trường.
- b) Đối với nợ được Chính phủ bảo lãnh: Người được bảo lãnh chủ động xây dựng và thực hiện phương án phòng ngừa rủi ro thị trường theo các quy định trong Quy chế này.
- Trường hợp phương án xử lý rủi ro có sự thay đổi nghĩa vụ của người được bảo lãnh theo cam kết thì phải trình Bộ Tài chính thẩm định trước khi triển khai thực hiện.
- c) Đối với nợ của chính quyền địa phương: Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng phương án, trình Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định, đồng gửi kết quả xử lý cho Bộ Tài chính để tổng hợp, điều chỉnh danh mục nợ công hiện hành.
- Thủ tục pháp lý xử lý rủi ro thị trường thông qua các nghiệp vụ giao dịch sản phẩm phái sinh là Hợp đồng khung ISDA.
- Xử lý rủi ro thanh khoản.
- Các biện pháp quản lý rủi ro thanh khoản, bao gồm: a) Nhận dạng rủi ro thanh khoản trong danh mục nợ công trên cơ sở xác định diễn biến nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi đến hạn của các khoản nợ công hiện hành và xu hướng trong tương lai, phù hợp với tài sản tài chính sẵn có để trả nợ theo cam kết.
- b) Xây dựng phương án xử lý rủi ro thanh khoản, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- c) Tổ chức thực hiện, theo dõi, giám sát, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện phương án xử lý rủi ro thanh khoản.
- Các nghiệp vụ xử lý rủi ro thanh khoản, bao gồm: Đảo nợ, hoán đổi nợ và mua lại nợ.
- Điều kiện để thực hiện nghiệp vụ xử lý rủi ro thanh khoản, bao gồm: a) Áp dụng đối với các khoản vay thương mại và trái phiếu.
- Nguồn vốn xử lý rủi ro thanh khoản a) Đối với nợ chính phủ: Bộ Tài chính được huy động từ các nguồn vốn nhàn rỗi (từ Quỹ Tích lũy trả nợ, ngân sách nhà nước hoặc từ các nguồn tài chính hợp pháp khác) hoặc các khoản vay mới để đảo nợ, trả trước nợ cũ, mua lại nợ nhằm tiếp tục cơ cấu lại danh mục nợ công phù hợp với mục tiêu của chiến lược nợ và chương trình quản lý nợ trung hạn.
- b) Đối với nợ được chính phủ bảo lãnh: Người được bảo lãnh chủ động nguồn trích lập dự phòng rủi ro và các nguồn tài chính hợp pháp khác để xử lý rủi ro.
- c) Đối với nợ chính quyền địa phương: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động bố trí nguồn ngân sách và dự phòng để xử lý rủi ro.
- Thẩm quyền và trách nhiệm a) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, phê duyệt và thực hiện phương án xử lý rủi ro thanh khoản, đảm bảo phù hợp với chiến lược, chương trình quản lý nợ trung hạn và kế hoạch vay trả nợ hàng năm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- c) Người được bảo lãnh xây dựng phương án xử lý rủi ro thanh khoản đối với các khoản nợ được Chính phủ bảo lãnh, xin ý kiến thoả thuận của Cơ quan bảo lãnh Chính phủ (Bộ Tài chính) để thực hiện.
- b) Ủy ban nhân dân cấp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng phương án xử lý rủi ro thanh khoản, xin ý kiến thỏa thuận của Bộ Tài chính trước khi phê duyệt để thực hiện.
- Xử lý rủi ro tín dụng.
- Các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng, bao gồm: a) Thường xuyên thu thập thông tin về người vay lại, người được bảo lãnh để thực hiện việc đánh giá, phân loại nợ và tính toán mức độ rủi ro tín dụng để có các biện pháp xử lý phù hợp.
- b) Việc xử lý rủi ro tín dụng phải được xem xét từng trường hợp cụ thể căn cứ vào nguyên nhân dẫn đến rủi ro, mức độ rủi ro và khả năng trả nợ của người vay lại, người được bảo lãnh.
- Việc xử lý rủi ro tín dụng phải đáp ứng ít nhất một trong các điều kiện chủ yếu sau đây: a) Chương trình, dự án đầu tư thuộc phạm vi được vay vốn theo quy định, đã sử dụng vốn vay đúng mục đích.
- Phân loại nợ bị rủi ro tín dụng Việc phân loại nợ cần tiến hành theo 05 nhóm sau đây: a) Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn): Gồm nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và nợ lãi đúng hạn.
- nợ khoanh, nợ chờ xử lý.
- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện phân loại nợ bị rủi ro tín dụng theo quy định của Quy chế này.
- Việc thực hiện các nghiệp vụ xử lý rủi ro tín dụng (gia hạn nợ, khoanh nợ, xóa nợ), cơ chế thực hiện và thẩm quyền xử lý rủi ro tín dụng thực hiện theo các Nghị định số 15/2011/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2011 về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ và Nghị định số 78/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 7 năm 2010 về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ.
- Kinh phí cho hoạt động đánh giá, xếp hạng người vay lại, người được bảo lãnh khi có phát sinh nợ quá hạn mà nhà nước chịu rủi ro tín dụng do ngân sách nhà nước bảo đảm.
- Trường hợp các khoản vay mà cơ quan cho vay lại chịu rủi ro tín dụng thì các cơ quan cho vay lại tự chịu trách nhiệm.
- Đối với các khoản vay nợ của chính quyền địa phương, ngân sách của địa phương đảm bảo nguồn để thực hiện xử lý rủi ro tín dụng hàng năm.
- Quản lý rủi ro hoạt động.
- Nguyên tắc quản lý a) Quản lý rủi ro hoạt động chủ yếu tập trung vào các cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến nghiệp vụ quản lý nợ công.
- b) Quản lý rủi ro hoạt động là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, liên tục và xuyên suốt toàn bộ các hoạt động quản lý nợ công.
- Nghiệp vụ quản lý rủi ro hoạt động, chủ yếu bao gồm: a) Xây dựng môi trường quản lý rủi ro hoạt động phù hợp, đưa ra các nguyên tắc về cách thức xác định, đánh giá, giám sát và kiểm soát nội bộ để giảm bớt rủi ro hoạt động.
- b) Chuyển nhượng rủi ro cho bên thứ ba thông qua việc mua bảo hiểm rủi ro hoạt động.
- c) Xây dựng các công cụ kiểm soát và hệ thống cảnh báo rủi ro, duy trì và kiểm tra thường xuyên quy trình thực hiện nghiệp vụ quản lý nợ công, d) Tăng cường cơ sở vật chất, đào tạo chuyên sâu, trang thiết bị, hiện đại hóa công nghệ thông tin quản lý rủi ro.
- Bộ Tài chính ban hành quy trình, nghiệp vụ quản lý rủi ro hoạt động áp dụng cho cơ quan quản lý nợ công.
- Kinh phí để thực hiện các nghiệp vụ quản lý rủi ro hoạt động của cơ quan quản lý nợ công do ngân sách nhà nước đảm bảo.
- Các thiệt hại xảy ra trong hoạt động quản lý nợ liên quan đến các nguyên nhân khách quan sẽ do ngân sách nhà nước bảo đảm và các thiệt hại xảy ra do các nguyên nhân chủ quan sẽ do cá nhân trực tiếp gây ra chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Thẩm quyền và trách nhiệm xử lý rủi ro.
- Thủ tướng Chính phủ: a) Quyết định việc xoá nợ, khoanh nợ bị rủi ro theo đề nghị của Bộ Tài chính.
- Bộ Tài chính: a) Quyết định việc gia hạn nợ, đảo nợ, hoán đổi nợ và thực hiện các nghiệp vụ giao dịch sản phẩm phái sinh đối với danh mục nợ Chính phủ, đảm bảo nguyên tắc xử lý rủi ro theo quy định của Quy chế này.
- b) Chủ động triển khai phương án và thực hiện nghiệp vụ mua lại nợ khi đảm bảo có lợi ích tối thiểu 5% so với nghĩa vụ nợ được đưa ra xử lý ban đầu quy về giá trị hiện tại ở thời điểm xử lý rủi ro.
- đ) Trình Thủ tướng Chính phủ giao cho các cơ quan chức năng xử lý theo pháp luật các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm dẫn đến tình trạng không trả được nợ nếu xác định do nguyên nhân chủ quan và thực hiện các nhiệm vụ được giao khác theo quy định của Quy chế này.
- Người vay lại, người được bảo lãnh: a) Chủ động xây dựng phương án cụ thể, lựa chọn công cụ xử lý rủi ro theo thẩm quyền để quản lý, phòng ngừa và xử lý rủi ro, phù hợp với các quy định của Luật quản lý nợ công, các văn bản hướng dẫn thi hành và quy định trong Quy chế này.
- b) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan phát sinh từ các thỏa thuận vay, bảo lãnh và xử lý rủi ro.
- Chủ động bố trí nguồn dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật nhằm tạo lập nguồn vốn để xử lý khi có rủi ro xảy ra.
- c) Chịu sự kiểm tra, giám sát, phối hợp chặt chẽ và tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý nợ trong việc tìm hiểu thông tin, đánh giá hiện trạng nợ, phân loại nợ và xác định mức độ rủi ro có liên quan.
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trưng ương: a) Thực hiện các biện pháp quản lý và xử lý rủi ro đối với danh mục nợ chính quyền địa phương theo quy định của Quy chế này.
- b) Chịu trách nhiệm quản lý, giám sát, kịp thời phát hiện các rủi ro phát sinh đối với danh mục nợ chính quyền địa phương, nợ Quỹ phát triển địa phương, các khoản nợ được chính quyền địa phương cam kết bố trí nguồn ngân sách địa phương để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ.
- c) Chủ động bố trí nguồn dự phòng ngân sách của địa phương hàng năm để phòng ngừa rủi ro về nợ của chính quyền địa phương.
- Tổ chức thực hiện.
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ: a) Phối hợp với Bộ Tài chính, cơ quan cho vay lại trong việc đánh giá, xếp hạng và phân loại nợ bị rủi ro theo quy định của Quy chế này