« Home « Kết quả tìm kiếm

Quyết định số 03/2011/QĐ-TTG Ban hành quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại ngân hàng thương mại


Tóm tắt Xem thử

- Ban hành Quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại ngân hàng thương mại.
- Ban hành kèm theo Quyết định này bản “Quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại các ngân hàng thương mại”.
- Chủ tịch Hội đồng quản lý, Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;.
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;.
- Bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại ngân hàng thương mại.
- Phạm vi điều chỉnh Quy chế này quy định việc Ngân hàng Phát triển Việt Nam bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) vay vốn tại ngân hàng thương mại.
- Đối tượng điều chỉnh a) Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
- b) Các ngân hàng thương mại.
- d) Tổ chức và cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiện quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng thương mại.
- Bảo lãnh vay vốn là cam kết bằng văn bản của Ngân hàng Phát triển Việt Nam với ngân hàng thương mại về việc sẽ trả nợ thay cho doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp không trả hoặc trả không đầy đủ, đúng hạn nợ vay (gốc và lãi) đối với ngân hàng thương mại.
- Bên bảo lãnh là Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam được ủy quyền cho các sở giao dịch, chi nhánh thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng thương mại theo quy chế này.
- Bên được bảo lãnh là các doanh nghiệp quy định tại Điều 3 của Quy chế này.
- Bên nhận bảo lãnh là ngân hàng thương mại quy định tại Điều 4 của Quy chế này.
- Hợp đồng bảo lãnh là thỏa thuận bằng văn bản giữa Ngân hàng Phát triển Việt Nam và doanh nghiệp về việc Ngân hàng Phát triển Việt Nam sẽ trả nợ thay cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp không trả hoặc trả không đầy đủ, đúng hạn nợ vay đã cam kết với ngân hàng thương mại.
- Chứng thư bảo lãnh: là cam kết đơn phương bằng văn bản của Ngân hàng Phát triển Việt Nam với ngân hàng thương mại về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp không trả hoặc trả không đầy đủ, đúng hạn nợ vay đã cam kết với ngân hàng thương mại.
- Đối tượng được bảo lãnh vay vốn 1.
- Đối tượng được Ngân hàng Phát triển Việt Nam bảo lãnh vay vốn là doanh nghiệp nhỏ và vừa (trừ doanh nghiệp siêu nhỏ) theo quy định của Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Điều kiện để doanh nghiệp được bảo lãnh vay vốn 1.
- Dự án đầu tư được Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định và quyết định bảo lãnh theo quy định tại Quy chế này.
- Phạm vi bảo lãnh vay vốn 1.
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam có thể bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ khoản vay của doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại (tối đa 85% tổng mức vốn đầu tư dự án) trên cơ sở kết quả thẩm định dự án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng tài chính của các bên.
- Bảo lãnh của Ngân hàng Phát triển Việt Nam bao gồm nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi khoản vay của doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại.
- Thời hạn hiệu lực của bảo lãnh vay vốn 1.
- Thời hạn bảo lãnh vay vốn được xác định phù hợp với thời hạn vay vốn của doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại theo hợp đồng tín dụng và thời gian thực hiện các thủ tục để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
- Thời hạn hiệu lực của chứng thư bảo lãnh vay vốn có thể được gia hạn do các bên thỏa thuận trên cơ sở việc gia hạn nợ của ngân hàng thương mại với doanh nghiệp.
- Giới hạn bảo lãnh vay vốn 1.
- Mức bảo lãnh vay vốn cho một doanh nghiệp tối đa không vượt quá 5% vốn điều lệ thực có của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
- Tổng mức bảo lãnh vay vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho các doanh nghiệp tối đa không vượt quá 5 lần so với vốn điều lệ thực có của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
- Phí bảo lãnh vay vốn 1.
- b) Phí bảo lãnh vay vốn: 0,5%/năm tính trên số tiền được bảo lãnh.
- Sử dụng phí bảo lãnh vay vốn: số tiền phí bảo lãnh vay vốn thu được, Ngân hàng Phát triển Việt Nam được sử dụng như sau: a) Trích 75% để hình thành quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh vay vốn.
- b) Trích 25% vào thu nhập của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh vay vốn 1.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh vay vốn gồm: a) Giấy đề nghị bảo lãnh vay vốn do doanh nghiệp lập.
- c) Các tài liệu có liên quan chứng minh doanh nghiệp có đủ điều kiện được bảo lãnh vay vốn theo quy định tại Điều 5 Quy chế này.
- Biện pháp bảo đảm cho hoạt động bảo lãnh vay vốn 1.
- Doanh nghiệp phải áp dụng biện pháp bảo đảm cho bảo lãnh vay vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
- Tài sản của doanh nghiệp để bảo đảm bảo lãnh vay vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam không được sử dụng làm tài sản bảo đảm cho các giao dịch khác.
- Trình tự và thủ tục bảo lãnh vay vốn 1.
- Doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để thực hiện dự án sản xuất kinh doanh lập hồ sơ vay vốn gửi ngân hàng thương mại để đề nghị được vay vốn theo quy định.
- Căn cứ hồ sơ vay vốn và chấp thuận cho vay của ngân hàng thương mại, doanh nghiệp lập hồ sơ đề nghị bảo lãnh theo quy định tại Điều 10 Quy chế này gửi Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định các điều kiện bảo lãnh để quyết định việc bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn ngân hàng thương mại.
- Thời gian thẩm định của Ngân hàng Phát triển Việt Nam tối đa là 30 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
- Trường hợp không chấp thuận bảo lãnh, Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và giải thích rõ lý do không chấp thuận.
- Hợp đồng bảo lãnh vay vốn 1.
- Hợp đồng bảo lãnh vay vốn do các bên thỏa thuận bao gồm các nội dung sau: a) Tên, địa chỉ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam và doanh nghiệp.
- b) Địa điểm, thời điểm ký hợp đồng bảo lãnh vay vốn.
- c) Số tiền, thời hạn hiệu lực và phí bảo lãnh vay vốn.
- d) Mục đích, nội dung bảo lãnh vay vốn.
- đ) Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
- h) Thỏa thuận về hoàn trả của doanh nghiệp sau khi Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
- Khi có sự thay đổi các điều khoản trong hợp đồng tín dụng, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét chấp thuận việc điều chỉnh hợp đồng bảo lãnh.
- Chứng thư bảo lãnh 1.
- Bảo lãnh vay vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải được thực hiện bằng văn bản dưới hình thức chứng thư bảo lãnh.
- Nội dung của chứng thư bảo lãnh bao gồm: a) Tên, địa chỉ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng thương mại, doanh nghiệp.
- b) Ngày phát hành thư bảo lãnh, số tiền bảo lãnh.
- c) Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
- d) Thời hạn hiệu lực của chứng thư bảo lãnh.
- Chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh vay vốn Nghĩa vụ bảo lãnh vay vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam chấm dứt trong các trường hợp sau: 1.
- Doanh nghiệp đã thực hiện trả nợ đầy đủ đối với ngân hàng thương mại.
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã thực hiện xong nghĩa vụ bảo lãnh theo chứng thư bảo lãnh với ngân hàng thương mại.
- Thời hạn hiệu lực của bảo lãnh vay vốn đã hết.
- Ngân hàng thương mại đồng ý miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam hoặc nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt theo quy định của pháp luật.
- Quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam 1.
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam có quyền a) Yêu cầu doanh nghiệp cung cấp các tài liệu, thông tin có liên quan đến việc thẩm định bảo lãnh và các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh.
- c) Thu phí bảo lãnh theo quy định.
- e) Từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi doanh nghiệp sử dụng vốn vay, tài sản hình thành từ vốn vay không đúng mục đích vay vốn ghi trong hợp đồng tín dụng mà ngân hàng thương mại chưa thực hiện biện pháp kiểm tra, giám sát theo quy định.
- g) Yêu cầu doanh nghiệp nhận nợ bắt buộc và hoàn trả số tiền Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã trả thay, xử lý tài sản bảo đảm bảo lãnh theo quy định.
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam có nghĩa vụ: a) Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo chứng thư bảo lãnh.
- c) Chuyển giao quyền tiếp nhận và xử lý tài sản bảo đảm cho ngân hàng thương mại trong trường Ngân hàng Phát triển Việt Nam từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
- Doanh nghiệp có quyền: a) Đề nghị Ngân hàng Phát triển Việt Nam ký hợp đồng bảo lãnh, phát hành chứng thư bảo lãnh.
- b) Yêu cầu Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện đúng cam kết bảo lãnh và các thỏa thuận trong hợp đồng bảo lãnh.
- b) Thực hiện đầy đủ và đúng hạn nghĩa vụ cam kết với Ngân hàng Phát triển Việt Nam, ngân hàng thương mại.
- c) Thanh toán đầy đủ và đúng hạn phí bảo lãnh cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo thỏa thuận.
- đ) Nhận nợ và hoàn trả cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam số tiền Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã trả thay bao gồm cả gốc, lãi phát sinh từ việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
- e) Chịu sự kiểm tra, giám sát và báo cáo tình hình hoạt động có liên quan đến giao dịch bảo lãnh vay vốn cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam, ngân hàng thương mại.
- g) Thực hiện việc trả nợ trước hạn cho ngân hàng thương mại khi các bên có yêu cầu.
- Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng thương mại 1.
- b) Yêu cầu Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện nghĩa vụ theo chứng thư bảo lãnh và các thỏa thuận khác có liên quan.
- c) Yêu cầu Ngân hàng Phát triển Việt Nam chuyển giao quyền tiếp nhận và xử lý tài sản bảo đảm bảo lãnh trong trường hợp Ngân hàng Phát triển Việt Nam từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
- c) Yêu cầu Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi doanh nghiệp không trả được nợ hoặc trả nợ không đầy đủ.
- d) Cung cấp cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam đầy đủ hồ sơ chứng minh việc giải ngân vốn vay.
- kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và tài sản hình thành từ vốn vay đối với doanh nghiệp khi yêu cầu Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
- Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh 1.
- Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày đến hạn trả nợ mà doanh nghiệp không trả được nợ hoặc trả nợ không đầy đủ, đúng hạn đối với khoản vay đang được bảo lãnh, ngân hàng thương mại phải có văn bản yêu cầu cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
- Sau khi nhận được yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trong thời hạn tối đa 30 ngày Ngân hàng Phát triển Việt Nam phối hợp với ngân hàng thương mại áp dụng các biện pháp thu hồi nợ và thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo các thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng, chứng thư bảo lãnh.
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam được từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp: a) Ngân hàng thương mại giải ngân vốn vay cho doanh nghiệp không đúng mục đích sử dụng vốn vay ghi trong hợp đồng tín dụng.
- Hoàn trả nợ cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam 1.
- Sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, Ngân hàng Phát triển Việt Nam yêu cầu doanh nghiệp nhận nợ số tiền đã trả thay với lãi suất bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn của ngân hàng thương mại tại thời điểm nhận nợ.
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam được quyền xử lý tài sản bảo đảm bảo lãnh hoặc áp dụng các biện pháp để thu hồi nợ đã trả thay hoặc khởi kiện doanh nghiệp ra Tòa án theo quy định của pháp luật.
- Quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh vay vốn 1.
- b) Phí bảo lãnh thu được.
- Quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
- Trường hợp Quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh vay vốn không đủ bù đắp những rủi ro bảo lãnh thì Ngân hàng Phát triển Việt Nam báo cáo Bộ Tài chính để xem xét trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
- Bộ Tài chính a) Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện cơ chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn ban hành kèm theo Quy chế này.
- b) Trình Thủ tướng Chính phủ việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn ngân hàng thương mại.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam a) Hướng dẫn các ngân hàng thương mại trong việc phối hợp với Ngân hàng Phát triển Việt Nam triển khai thực hiện cơ chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn.
- b) Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc sửa đổi, bổ sung, kiểm tra, giám sát cơ chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn ngân hàng thương mại.
- Chủ tịch Hội đồng quản lý, Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này./.