« Home « Kết quả tìm kiếm

Quyết định số 1715/QĐ-TTG Phê duyệt Đề án đổi mới quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp theo hướng không phân biệt hình thức sở hữu và điều chỉnh, quản lý, hoạt động, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước


Tóm tắt Xem thử

- quản lý, hoạt động, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.
- khi thực hiện cam kết gia nhập Tổ chức thương mại thế giới.
- Phê duyệt Đề án đổi mới quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp theo hướng không phân biệt hình thức sở hữu và điều chỉnh quản lý, hoạt động, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước khi thực hiện cam kết gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), với các nội dung chủ yếu sau:.
- Đổi mới tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp theo hướng không phân biệt hình thức sở hữu.
- điều chỉnh quản lý, hoạt động, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước phù hợp với cam kết gia nhập WTO.
- Quan điểm: a) Đổi mới quản lý đối với các doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- phù hợp với thông lệ quốc tế và cam kết gia nhập WTO về doanh nghiệp nhà nước.
- b) Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa nội dung quản lý nhà nước với tổ chức bộ máy thực hiện, giữa quy định pháp luật và triển khai thực hiện quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp.
- c) Thống nhất sử dụng các công cụ quản lý trong quản lý nhà nước đối với các hình thức sở hữu và loại hình doanh nghiệp.
- d) Điều chỉnh hoạt động doanh nghiệp nhà nước phù hợp với cam kết gia nhập WTO và đồng bộ với tổng thể chương trình triển khai những vấn đề đã cam kết và thực hiện nghĩa vụ của thành viên WTO của quốc gia và chương trình hình thành thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- đáp ứng yêu cầu sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước;.
- đ) Đảm bảo sự bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp khi điều chỉnh quan hệ giữa nhà nước với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp khu vực tư nhân khác trong kinh tế thị trường;.
- e) Tách bạch quản lý nhà nước với quản lý của chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước, cả về nội dung, phương thức quản lý, tổ chức bộ máy và triển khai thực hiện.
- Về cơ chế, chính sách - Thu hẹp sự khác biệt và tiến tới thống nhất điều kiện kinh doanh đối với các hình thức sở hữu và loại hình doanh nghiệp.
- Thu hẹp lĩnh vực độc quyền nhà nước, thương mại nhà nước và đặc quyền của doanh nghiệp nhà nước.
- Minh bạch hoá các điều kiện, đối tượng và áp dụng cơ chế cạnh tranh giữa các loại hình doanh nghiệp để được kinh doanh, sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước, thương mại nhà nước (trừ lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh.
- Hoàn thiện cơ chế tổ chức lại, giải thể, phá sản các loại hình doanh nghiệp.
- Các cơ quan quản lý nhà nước không hỗ trợ tài chính cho những doanh nghiệp nhà nước thuộc diện giải thể, phá sản, trừ trường hợp đặc biệt thì giao cho cơ quan đầu tư kinh doanh vốn nhà nước và cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước.
- Tiếp tục hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh.
- Tiếp tục thống nhất cơ chế quản lý tài chính giữa doanh nghiệp nhà nước với các doanh nghiệp khác.
- Không trực tiếp sử dụng vốn ngân sách để đầu tư mua cổ phần, vốn góp tại các doanh nghiệp.
- Giám sát việc đầu tư từ ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ, các khoản vay có bảo lãnh của Nhà nước vào các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế bình đẳng và không phân biệt hình thức sở hữu trong lựa chọn đối tượng được huy động tín dụng, nhận sự hỗ trợ của Nhà nước từ nguồn trái phiếu Chính phủ, nguồn vốn viện trợ và các nguồn khác.
- Tiếp tục thống nhất cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập giữa các loại hình doanh nghiệp theo nguyên tắc tiền lương, thu nhập trong doanh nghiệp được gắn với năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và phù hợp với mặt bằng trên thị trường, bảo đảm hài hoà lợi ích của người lao động, chủ sở hữu doanh nghiệp.
- Tổ chức mạng lưới thông tin quốc gia, tăng cường năng lực của các trung tâm thông tin, dự báo thuộc các Bộ, ngành phục vụ chung cho các doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế.
- Hình thành cơ sở dữ liệu và thông tin thương mại và đầu tư sử dụng chung cho các doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế.
- Nâng cao năng lực của các cán bộ của toà kinh tế và của các trung tâm trọng tài kinh tế nhằm hỗ trợ có hiệu quả các doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế trong giải quyết những vấn đề mới phát sinh trong hội nhập như tranh chấp thương mại, thực hiện các hiệp định của WTO và các cam kết quốc tế.
- Tổ chức lại bộ máy quản lý nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp - Tổ chức lại bộ máy quản lý nhà nước để thực hiện chức năng quản lý nhà nước thống nhất đối với các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế.
- Rà soát, sắp xếp bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước để phân tách rõ bộ máy, đội ngũ công chức, viên chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước và bộ máy, đội ngũ công chức, viên chức chuyển sang thực hiện chức năng chủ sở hữu.
- Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.
- Phân định rõ chức năng quản lý hành chính nhà nước và chức năng cung cấp dịch vụ công trong các cơ quan nhà nước ở cấp trung ương và địa phương.
- Triển khai việc tách bộ máy, nhân sự thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công cho doanh nghiệp để hình thành các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc cung cấp các dịch vụ này cho doanh nghiệp.
- Tiếp tục kiện toàn hệ thống thanh tra, kiểm tra, giám sát và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát để vừa đảm bảo chất lượng thanh tra, kiểm tra, giám sát và vừa hạn chế được các hiện tượng phân biệt đối xử, sách nhiễu gây khó khăn, cản trở doanh nghiệp.
- Kiện toàn và nâng cao năng lực các cơ quan đăng ký kinh doanh và cấp phép đầu tư để có đủ chức năng và thẩm quyền trong việc xác nhận việc gia nhập thị trường của doanh nghiệp.
- đôn đốc doanh nghiệp thực hiện các chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật.
- trực tiếp hoặc đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc hậu kiểm và xử lý các vi phạm của doanh nghiệp.
- thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và yêu cầu doanh nghiệp thực hiện các thủ tục giải thể theo quy định.
- xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về doanh nghiệp và cung cấp cho các cơ quan nhà nước, các tổ chức và cá nhân khác có yêu cầu theo quy định của pháp luật,… Tiếp tục hoàn thiện mô hình một cửa trong đăng ký kinh doanh, đảm bảo sự liên thông giữa đăng ký kinh doanh, khắc dấu và cấp mã số thuế cho doanh nghiệp.
- Tách về tổ chức và cán bộ thực hiện chức năng quản lý của chủ sở hữu nhà nước - Tiếp tục hoàn thiện cơ chế phân công, phân cấp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với tập đoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước khác thực hiện theo quy định hiện hành.
- Nghiên cứu hình thành tổ chức chuyên trách thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, các tổng công ty và các doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn quan trọng, kể cả đối với Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước theo hướng tổ chức này có chức năng tổ chức, quản lý và giám sát thực hiện mục tiêu của Nhà nước giao, bảo vệ quyền và lợi ích của chủ sở hữu nhà nước ở các doanh nghiệp này.
- không thực hiện chức năng quản lý nhà nước (quản lý hành chính nhà nước) đối với mọi loại hình doanh nghiệp.
- Đối với các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, quốc phòng, an ninh (trừ lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh thuộc độc quyền nhà nước) do các Bộ, ngành quản lý: xác định lộ trình và tiến hành tách giữa cơ quan chủ sở hữu và cơ quan quản lý nhà nước.
- minh bạch hóa cơ chế quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp này dựa trên nguyên tắc đa dạng hóa các thành phần kinh tế tham gia.
- triển khai thí điểm “dân sự hóa” các cơ quan, tổ chức kinh tế của Nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh theo định hướng của Đảng và Nhà nước nhưng phải bảo đảm bí mật nhà nước trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng.
- Các giải pháp hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước trong kinh doanh.
- tránh lạm dụng vai trò cơ quan quản lý nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước.
- bảo đảm cách thức tác động của chủ sở hữu nhà nước vào quyết định thương mại của doanh nghiệp nhà nước phù hợp với cách thức tác động của các chủ sở hữu khác - Tăng cường vai trò đại diện chủ sở hữu và người quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo hướng quy định rõ và thống nhất về cơ cấu, số lượng người đại diện chủ sở hữu và người quản lý vốn nhà nước tại các loại hình doanh nghiệp.
- nâng cao chất lượng và tăng cường trách nhiệm của người đại diện chủ sở hữu và người quản lý vốn nhà nước.
- tổ chức đánh giá hàng năm về việc thực hiện vai trò đại diện chủ sở hữu và người quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước.
- Đổi mới phương thức quản trị doanh nghiệp, nâng cao tính minh bạch (đặc biệt là về tài chính), cải thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Giám sát, đánh giá đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân đại diện chủ sở hữu nhà nước trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước.
- tăng cường giám sát việc đầu tư từ ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, các khoản vay có bảo lãnh của Nhà nước vào các tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước.
- Không sử dụng các hình thức quyết định hành chính nhà nước để truyền tải quyết định của chủ sở hữu nhà nước.
- Quyết định của chủ sở hữu nhà nước có hình thức và theo mẫu riêng, khác với mẫu quyết định hành chính nhà nước.
- Hoàn thiện quản trị doanh nghiệp nhà nước theo thông lệ kinh tế thị trường.
- đối xử bình đẳng giữa chủ sở hữu nhà nước với các chủ sở hữu khác trong doanh nghiệp nhà nước đa sở hữu.
- Các giải pháp đảm bảo tính minh bạch, có hệ thống của thông tin về doanh nghiệp nhà nước và sắp xếp, chuyển đổi, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước - Ban hành quy định về báo cáo và công bố thông tin về doanh nghiệp nhà nước, về chương trình và thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước.
- Triển khai phân công, giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan nhà nước liên quan đến cổ phần hoá để thực hiện cam kết này.
- Tổ chức thực hiện 1.
- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công thương, Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước và Văn phòng Chính phủ căn cứ vào các nội dung phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Phụ lục của Quyết định này..
- Trong phạm vi chức trách được giao, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan quán triệt tinh thần của Đề án phổ biến cho các đơn vị, doanh nghiệp.
- đồng thời có kế hoạch triển khai xây dựng và thực hiện các giải pháp đổi mới quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp theo hướng không phân biệt hình thức sở hữu và điều chỉnh quản lý và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước phù hợp với điều kiện thực tế của ngành và địa phương.
- Tập trung đẩy mạnh quá trình chuyển toàn bộ công ty nhà nước sang các hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần trong thời hạn quy định tại Điều 166 Luật Doanh nghiệp..
- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./..
- Kiểm toán Nhà nước.
- NÂNG CAO HIỆU QUẢ DNNN KHI THỰC HIỆN CAM KẾT GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI.
- Cơ quan phối hợp.
- Nghiên cứu, xây dựng đề án tách chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước với chức năng quản lý nhà nước của các cơ quan nhà nước và xác định các căn cứ hình thành tổ chức chuyên trách thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn và quan trọng..
- Đổi mới quản trị doanh nghiệp theo thông lệ kinh tế thị trường và cam kết gia nhập WTO..
- Các cơ quan liên quan.
- Hướng dẫn thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử của WTO trong quản lý nhà nước đối với sản xuất, cung ứng sản phẩm dịch vụ, công ích..
- Hướng dẫn Điều 167 Luật Doanh nghiệp quy định về doanh nghiệp phục vụ quốc phòng, an ninh hoặc kết hợp giữa kinh tế với quốc phòng, an ninh..
- Nghị định về tổ chức quản lý doanh nghiệp phục vụ quốc phòng, an ninh theo Luật Doanh nghiệp.
- Ban hành thống nhất một danh mục ngành nghề cấm kinh doanh, đầu tư để thống nhất áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp khi kinh doanh, đầu tư..
- Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp.
- Quy định nội dung, phương pháp, công cụ quản lý của chủ sở hữu Nhà nước đối với DNNN.
- việc giám sát, kiểm tra và chế tài đối với việc sử dụng vai trò của cơ quan quản lý nhà nước để tiến hành hoạt động quản lý của chủ sở hữu Nhà nước đối với DNNN..
- Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 132/2005/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2005 về thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty nhà nước.
- Thể chế hoá và minh bạch hoá hoạt động đầu tư của Nhà nước vào kinh doanh.
- tiếp tục giảm thiểu hình thức phân bổ vốn ngân sách nhà nước trực tiếp cho các doanh nghiệp nhà nước hoặc sử dụng vốn ngân sách nhà nước để mua cổ phần, góp vốn tại các doanh nghiệp để chuyển qua tổ chức chuyên trách thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu Nhà nước đối với các doanh nghiệp này.
- xác lập cơ chế kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước vào kinh doanh..
- Các cơ quan.
- Dự thảo Luật về đầu tư vốn nhà nước vào các doanh nghiệp.
- Sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện cơ chế bình đẳng trong sử dụng vốn đầu tư phát triển của Nhà nước, các nguồn vốn huy động từ trái phiếu Chính phủ, các nguồn vốn viện trợ, tín dụng cấp quốc gia giữa DNNN và doanh nghiệp khác..
- Quy định về ban hành, hướng dẫn của chủ sở hữu nhà nước về chế độ quản lý vốn, tài sản, doanh thu, chi phí, phân phối lợi nhuận và các chế độ tài chính khác của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.
- Quy định chỉ cơ quan hoặc tổ chức được giao chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước mới được ban hành, hướng dẫn chi tiết chế độ quản lý vốn, tài sản, doanh thu, chi phí, phân phối lợi nhuận và các chế độ tài chính khác của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.
- Sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức HĐND và UBND nhằm tách bạch chức năng quản lý nhà nước và chủ sở hữu nhà nước..
- tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan QLNN đối với doanh nghiệp khắc phục tính cục bộ trong hoạt động xây dựng, thực hiện và kiểm tra giám sát thực hiện các nội dung QLNN.
- bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, không phận biệt trong QLNN đối với doanh nghiệp.
- hướng tới xây dựng tổ chức chuyên trách thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước.
- Quy định và hướng dẫn về thương mại nhà nước theo nguyên tắc WTO.
- Xác định rõ danh mục hàng hoá, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Cạnh tranh.
- Sửa đổi, bổ sung quy định về quản lý lao động, tiền lương, thu nhập đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước theo hướng tăng quyền tự chủ cho doanh nghiệp phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường, bảo đảm nguyên tắc tăng tiền lương dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh.
- cơ quan quản lý nhà nước (trừ cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước) không thực hiện việc phê duyệt đơn giá tiền lương đối với DNNN..
- Quy định chế độ hợp đồng với Giám đốc (Tổng giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng giám đốc), Kế toán trưởng công ty nhà nước..
- Quy định về thể thức văn bản cơ quan đại diện của chủ sở hữu Nhà nước nhằm tách bạch với thể thức văn bản của cơ quan quản lý hành chính nhà nước..
- Ban hành cơ chế xử lý đối với các cơ quan nhà nước thực hiện bảo lãnh cho doanh nghiệp nhà nước vay vốn của các tổ chức tín dụng không phù hợp với quy định của pháp luật.
- Kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi áp dụng các điều kiện cho vay bất bình đẳng của tổ chức tín dụng đối với các doanh nghiệp theo hình thức sở hữu.
- bảo đảm việc tuân thủ pháp luật trong việc thực hiện cơ chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của các tổ chức tín dụng..
- Nhà nước