« Home « Kết quả tìm kiếm

Quyết định số 176/QĐ-TTG Về phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020


Tóm tắt Xem thử

- Về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020.
- Căn cứ Luật Công nghệ cao ngày 13 tháng 11 năm 2008;.
- Phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Đề án) với những nội dung chủ yếu sau đây:.
- Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, phù hợp với chủ trương, chiến lược phát triển nông nghiệp của ngành, của địa phương..
- Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải có sự lựa chọn, đầu tư đồng bộ, kết hợp hài hoà giữa nghiên cứu tạo công nghệ cao với ứng dụng để tạo ra sản phẩm nông nghiệp hàng hoá có năng suất, chất lượng an toàn sinh học và khả năng cạnh tranh.
- Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn lực trong nước, tiếp thu có chọn lọc thành tựu công nghệ cao của thế giới để làm chủ khoa học hiện đại, công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp, đồng thời hiện đại hoá các công nghệ truyền thống.
- Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải huy động sự tham gia của lực lượng nghiên cứu, đào tạo các ngành, các lĩnh vực, các thành phần kinh tế, trước hết là các doanh nghiệp và các tổ chức khoa học công nghệ.
- Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ cao trong nông nghiệp đủ về số lượng và có chất lượng cao cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở nước ta..
- Mục tiêu cụ thể Giai đoạn a) Bước đầu nghiên cứu phát triển một số công nghệ cao mới trong nông nghiệp.
- tiếp cận và làm chủ một số công nghệ cao trong nông nghiệp của thế giới có thể ứng dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.
- b) Từng bước xây dựng và hình thành nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trọng tâm là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- cả nước có 3 - 5 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại một số vùng sinh thái nông nghiệp;.
- c) Từng bước sản xuất một số sản phẩm nông nghiệp hàng hoá ứng dụng công nghệ cao, có năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng cao.
- đưa tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm 10 - 15% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của cả nước..
- a) Tăng cường nghiên cứu phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp, trọng tâm là tạo công nghệ cao mới trong nông nghiệp.
- góp phần đưa trình độ công nghệ nông nghiệp của nước ta ngang bằng trình độ khá trong khu vực châu Á.
- b) Đẩy mạnh phát triển toàn diện nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, bao gồm hệ thống các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Đến năm 2020, mỗi tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm xây dựng 7 - 10 doanh nghiệp, 5 - 7 vùng sản xuất nông nghiệp và mỗi vùng sinh thái có 1 - 3 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- c) Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng trên diện rộng công nghệ cao trong nông nghiệp để sản xuất các sản phẩm hàng hoá có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao.
- đưa tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm 30 - 35% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của cả nước.
- Nghiên cứu phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp.
- Trong giai đoạn và nghiên cứu tạo công nghệ cao trong nông nghiệp tập trung vào một số nhiệm vụ sau đây: a) Chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật nuôi và giống thuỷ sản cho năng suất, chất lượng cao.
- nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ gen để tạo giống cây lâm nghiệp chống sâu, bệnh.
- ứng dụng công nghệ gen trong xác định giới tính phôi một số loại gia súc quan trọng;.
- nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ viễn thám, công nghệ hàng không trong quản lý và phòng trừ dịch sâu, bệnh hại rừng;.
- Về phòng, trừ dịch bệnh vật nuôi: nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học để chuẩn đoán bệnh ở mức độ phân tử.
- Nghiên cứu phát triển quy trình công nghệ thâm canh và quản lý cây trồng tổng hợp.
- quy trình công nghệ sản xuất cây trồng an toàn theo VietGAP;.
- Đối với trồng rừng: nghiên cứu phát triển quy trình công nghệ tổng hợp và tự động hoá trong trồng rừng thâm canh;.
- công nghệ sơ chế, bảo quản rau, hoa, quả tươi qui mô tập trung.
- công nghệ bao gói khí quyển kiểm soát.
- công nghệ tạo màng trong bảo quản rau, quả, thịt, trứng.
- công nghệ lên men, công nghệ chế biến sâu, công nghệ sản xuất sản phẩm chức năng.
- công nghệ sinh học sản xuất chế phẩm bảo quản, chế phẩm chống mối, mọt thế hệ mới.
- công nghệ sản xuất các màng phủ thân thiện với môi trường;.
- công nghệ sinh học sản xuất các chất phụ gia trong chế biến thuỷ sản.
- công nghệ lên men nhanh để chế biến các sản phẩm thuỷ sản truyền thống.
- e) Nhập công nghệ cao trong nông nghiệp Lựa chọn nhập một số công nghệ cao trong nông nghiệp từ nước ngoài mà trong nước chưa có.
- Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao a) Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Giai đoạn bước đầu hình thành và công nhận một số doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các tỉnh có lợi thế đối với một số lĩnh vực đã có công nghệ cao, như: trồng hoa, trồng rau trong nhà lưới.
- Giai đoạn đẩy mạnh phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các tỉnh có điều kiện nhằm thực hiện các hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp.
- từng bước mở rộng quy mô và hoạt động của các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- kết hợp giữa nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực..
- b) Phát triển khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao - Giai đoạn quy hoạch phát triển khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở các vùng sinh thái khác nhau.
- Củng cố và tăng cường hoạt động của các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được thành lập.
- chú trọng các hoạt động thử nghiệm, trình diễn công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực và sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Từng bước xây dựng một số khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao mới ở một số vùng sinh thái có lợi thế, như: đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long;.
- Giai đoạn hỗ trợ đầu tư xây dựng và phát triển khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có lợi thế và có đủ điều kiện tại các vùng sinh thái khác nhau.
- Mở rộng các hoạt động trong khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, như: nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm, trình diễn mô hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- đào tạo nhân lực công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp.
- tổ chức hội chợ, triển lãm, trình diễn sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- thu hút nguồn đầu tư, nhân lực công nghệ cao trong nước và ngoài nước thực hiện hoạt động ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp..
- c) Phát triển vùng vùng sản xuất nông nghiệp tập trung ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất một hoặc một vài loại sản phẩm nông nghiệp hàng hoá có chất lượng, năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
- Giai đoạn quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Khuyến khích phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hoặc kết hợp công nghệ cao với công nghệ truyền thống đã được hình thành.
- Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng một số vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;.
- Giai đoạn đẩy mạnh hỗ trợ đầu tư và mở rộng các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để phát triển một loại hay một số loại sản phẩm nông nghiệp hàng hoá có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, như: sản xuất thâm canh lúa chất lượng, lúa đặc sản.
- sản xuất hoa, cây cảnh ứng dụng công nghệ cao.
- chăn nuôi gia súc, gia cầm ứng dụng công nghệ cao.
- nuôi trồng thuỷ sản ứng dụng công nghệ cao..
- Phát triển dịch vụ công nghệ cao phục vụ nông nghiệp.
- Từng bước hình thành hệ thống cơ sở dịch vụ công nghệ cao phục vụ nông nghiệp, như: dịch vụ môi giới, tư vấn, đánh giá.
- Quy hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng quy hoạch tổng thể khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong cả nước, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;.
- b) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai dự án quy hoạch phát triển các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại địa phương..
- Triển khai các hoạt động nghiên cứu tạo công nghệ cao trong nông nghiệp.
- Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ cao khác trong nông nghiệp..
- Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao trong nông nghiệp a) Đào tạo ở nước ngoài: mỗi năm đào tạo 10 - 15 tiến sĩ, 20 - 25 thạc sĩ.
- Phát triển thị trường thông tin, dịch vụ hỗ trợ hoạt động công nghệ cao trong nông nghiệp a) Từng bước hình thành sàn giao dịch công nghệ cao trong nông nghiệp để các tổ chức, cá nhân tham gia cung ứng dịch vụ môi giới, tư vấn, đánh giá.
- b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng cơ sở dữ liệu về công nghệ cao trong nông nghiệp.
- tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tiếp cận, sử dụng, trao đổi thông tin về công nghệ cao trong nông nghiệp.
- tổ chức, tham gia chợ, hội chợ, triển lãm công nghệ cao trong nông nghiệp quy mô quốc gia, quốc tế;.
- c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài tổ chức, tham gia chợ, hội chợ, triển lãm công nghệ cao trong nông nghiệp;.
- b) Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi về mặt thủ tục pháp lý cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam tham gia các chương trình, dự án hợp tác quốc tế, hội, hiệp hội quốc tế và tổ chức khác về phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp;.
- d) Thực hiện lộ trình hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ, đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm, chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam nhằm nâng cao năng lực làm chủ và sáng tạo công nghệ cao của tổ chức nghiên cứu, đào tạo, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nước.
- Nguồn vốn phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp Đa dạng hoá nguồn vốn cho phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp, bao gồm:.
- c) Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản chi cho đầu tư và hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho các tổ chức khoa học công nghệ, các doanh nghiệp, các khu nông nghiệp và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;.
- d) Các nguồn vốn khác: ngân sách nhà nước dành cho Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao.
- vốn từ Quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao quốc gia.
- Chủ đầu tư dự án xây dựng cơ sở nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp được ưu đãi cao nhất về thu tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;.
- Nhà nước hỗ trợ mức cao nhất kinh phí nhập khẩu một số công nghệ cao, máy móc, thiết bị công nghệ cao trong nông nghiệp trong nước chưa tạo ra được để thực hiện một số dự án nghiên cứu ứng dụng và trình diễn công nghệ cao quan trọng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt..
- Thực hiện chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút, sử dụng nhân lực công nghệ cao trong nông nghiệp theo khoản 1 Điều 29 của Luật Công nghệ cao và các quy định khác của pháp luật;.
- Nhà nước có chính sách ưu đãi để thu hút tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện hoạt động công nghệ cao trong nông nghiệp tại Việt Nam như đối với các tổ chức và cá nhân trong nước..
- c) Chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được Nhà nước ưu đãi, hỗ trợ theo khoản 2 Điều 19 của Luật công nghệ cao và được hưởng các ưu đãi khác do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định theo thẩm quyền;.
- Các tổ chức khoa học và công nghệ thành lập hoặc hợp tác với các tổ chức, cá nhân khác thành lập doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ theo khoản 2 Điều 20 của Luật Công nghệ cao và các quy định khác của pháp luật..
- d) Chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được Nhà nước ưu đãi, hỗ trợ cao nhất theo khoản Điều 33 của Luật Công nghệ cao và các quy định khác của pháp luật.
- đ) Chính sách hỗ trợ phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với đất sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và xây dựng các cơ sở dịch vụ phục vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong vùng;.
- Nhà nước hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông và thuỷ lợi cho nội đồng của vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ;.
- b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan phê duyệt và quản lý các đề tài, dự án khoa học và công nghệ và các dự án đầu tư liên quan đến phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước do Bộ quản lý;.
- c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực ở trong nước về lĩnh vực công nghệ cao trong nông nghiệp..
- Bộ Khoa học và Công nghệ Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và quản lý các đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp Nhà nước liên quan đến phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo sau đại học, đào tạo ngắn hạn tại nước ngoài nguồn nhân lực công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp..
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao..
- Bộ Tài nguyên và Môi trường Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thẩm định đánh giá tác động môi trường và các tiêu chí về môi trường của các đề án thành lập các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- b) Chủ trì hoặc phối hợp công nhận các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đóng trên địa bàn, các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- quyết định thành lập các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại địa phương hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định