« Home « Kết quả tìm kiếm

Quyết định số 1928/QĐ-TTG Phê duyệt Đề án "Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường"


Tóm tắt Xem thử

- QUYẾT ĐỊNH Phê duyệt Đề án "Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường".
- Căn cứ Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ, nhân dân;.
- Căn cứ Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012;.
- Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,.
- Phê duyệt Đề án "Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường" với những nội dung chính sau:.
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường.
- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật và hành vi chấp hành pháp luật của nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục và người học, góp phần ổn định môi trường giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
- Yêu cầu a) Kế thừa kết quả và kinh nghiệm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thời gian qua, bảo đảm sự liên tục và tính hệ thống của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật..
- b) Lựa chọn nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với lứa tuổi, ngành nghề, vùng miền theo h​ướng kết hợp lý luận và thực tiễn, học đi đôi với hành..
- c) Kết hợp giáo dục chính khoá với giáo dục ngoại khoá.
- tích hợp, lồng ghép nội dung pháp luật một cách hợp lý trong môn học Đạo đức, môn học Giáo dục công dân ở phổ thông và một số môn học khác.
- Kết hợp giáo dục thông qua các môn học với các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp..
- d) Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức và việc thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua trong ngành.
- phối hợp các lực lượng làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong và ngoài ngành Giáo dục..
- Đề án áp dụng đối với tất cả các cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân từ năm 2009 đến năm 2012..
- a) Tổ chức dạy và học kiến thức pháp luật phù hợp ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo:.
- Đối với giáo dục mầm non: đưa một số nội dung pháp luật đơn giản về giao thông, về gia đình, về môi trường, vệ sinh nơi công cộng, vệ sinh an toàn thực phẩm… vào các trò chơi ở lứa tuổi mẫu giáo nhằm hình thành một số yếu tố tâm lý ban đầu mang tính luật, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em vào học lớp 1;.
- Đối với giáo dục phổ thông: nâng cao chất lượng dạy và học môn học đạo đức, môn học giáo dục công dân theo hướng cung cấp các kiến thức, rèn luyện các kỹ năng thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền và nghĩa vụ trong các lĩnh vực pháp luật gắn với cuộc sống và học tập của học sinh.
- Chú trọng các nội dung về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng, chống tệ nạn xã hội… Đặc biệt chú trọng giáo dục nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, thói quen xử sự theo pháp luật của học sinh.
- Chương trình môn học đạo đức, giáo dục công dân trong giáo dục phổ thông phải có độ mở nhất định để có thể vận dụng phù hợp với từng vùng miền khác nhau;.
- Đối với giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp: tổ chức dạy và học các kiến thức pháp luật cơ bản cho sinh viên của tất cả các ngành đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.
- Đối với giáo dục thường xuyên: lựa chọn nội dung cơ bản, cần thiết, phù hợp với các chương trình và đối tượng giáo dục thường xuyên trong đó nội dung Pháp luật, Giáo dục công dân là bắt buộc đối với các chương trình cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân..
- b) Triển khai có chất lượng các hình thức giáo dục ngoại khóa, các hoạt động giáo dục pháp luật ngoài giờ lên lớp: triển khai nhiều hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khóa, hoạt động giáo dục pháp luật ngoài giờ lên lớp nhằm kịp thời bổ sung kiến thức cho các bài học chính khoá.
- c) Bổ sung số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:.
- Bổ sung đủ giáo viên đúng chuyên ngành giảng dạy môn Giáo dục công dân ở Trung học phổ thông.
- Bổ sung đủ giáo viên được đào tạo đúng chuyên ngành hoặc được bồi dưỡng cơ bản về pháp luật giảng dạy môn Giáo dục công dân ở Trung học cơ sở.
- Tổ chức bồi dưỡng các kiến thức pháp luật liên quan đến chương trình giáo dục cho giáo viên mầm non, tiểu học, giáo dục thường xuyên.
- Xây dựng đội ngũ báo cáo viên pháp luật ngành Giáo dục từ Trung ương đến cơ sở.
- bố trí cán bộ có trình độ pháp lý, có nhiệt tình và trách nhiệm phụ trách công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở các cơ quan quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục..
- d) Bổ sung tài liệu, thiết bị phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường:.
- tài liệu pháp luật theo chuyên đề, các đề cương tuyên truyền pháp luật, sách hỏi đáp pháp luật, sách pháp luật phổ thông, báo, tạp chí chuyên ngành về luật, sách hệ thống hóa về pháp luật và các tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật khác.
- duy trì và phát triển tủ sách pháp luật ở các cơ sở giáo dục;.
- Chú trọng việc sử dụng các phương tiện điện tử, tin học, các mô hình trực quan phục vụ việc giảng dạy và học tập môn Pháp luật, Giáo dục công dân..
- đ) Xây dựng đơn vị nghiên cứu, bồi dưỡng, tư vấn pháp luật:.
- Xây dựng trung tâm tư vấn pháp luật theo quy định tại Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ về tư vấn pháp luật tại các cơ sở giáo dục có điều kiện..
- a) Quán triệt các văn bản chỉ đạo, các quy định về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự chỉ đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.
- Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012 và các văn bản, tài liệu khác liên quan về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường.
- b) Bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành Giáo dục:.
- văn bản sửa đổi, bổ sung chương trình môn học Giáo dục công dân.
- văn bản quy định chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho giảng viên, giáo viên;.
- Ban hành mới một số văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc phối hợp, về báo cáo viên, về chế độ chính sách phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường..
- c) Rà soát, xây dựng, hoàn thiện chương trình, giáo trình, sách giáo khoa giáo dục pháp luật:.
- Rà soát, hoàn thiện chương trình môn học Đạo đức và môn học Giáo dục công dân;.
- Xây dựng chương trình các môn học về pháp luật.
- Đối với giáo dục đại học: xây dựng chương trình pháp luật đại cương thống nhất trong các trường đại học, cao đẳng để đưa các kiến thức pháp luật cơ bản, đại cương vào nội dung chương trình của tất cả các ngành đào tạo từ năm học .
- Nghiên cứu đưa nội dung pháp luật phù hợp vào giảng dạy ở các ngành cụ thể.
- Tiếp tục hoàn thiện chương trình đào tạo ngành luật và chương trình đào tạo giáo viên giáo dục công dân trình độ cao đẳng và trình độ đại học ở các trường sư phạm, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
- Đối với giáo dục thường xuyên: nghiên cứu, hướng dẫn đưa các nội dung pháp luật cơ bản, tinh giản, thiết thực và phù hợp với các đối tượng ở các cơ sở giáo dục thường xuyên.
- Giáo trình: tổ chức biên soạn giáo trình pháp luật đại cương thống nhất dùng trong các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục chuyên nghiệp không chuyên luật;.
- Sách giáo khoa: rà soát, chỉnh sửa nội dung sách giáo khoa môn Giáo dục công dân bảo đảm sự phù hợp với lứa tuổi, vùng miền khác nhau.
- d) Rà soát, bổ sung, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên, báo cáo viên, cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:.
- Tổ chức rà soát đội ngũ giáo viên, giảng viên, báo cáo viên, cán bộ phụ trách công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Đào tạo và đào tạo lại, nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên, giáo viên giảng dạy pháp luật:.
- Tăng quy mô đào tạo giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, trong đó ưu tiên đào tạo giáo viên môn Giáo dục công dân cho các trường trung học cơ sở.
- Bổ sung đủ số lượng giảng viên, giáo viên dạy môn Pháp luật trong các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.
- giáo viên dạy môn Giáo dục công dân trong các cơ sở giáo dục phổ thông theo hướng kết hợp tuyển dụng người dạy đúng chuyên ngành với việc bồi dưỡng cơ bản về pháp luật cho giảng viên, giáo viên các chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn đảm nhiệm giảng dạy môn Pháp luật, môn Giáo dục công dân.
- Bồi dưỡng chuẩn hoá về kiến thức, phương pháp để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên, giáo viên Pháp luật, Giáo dục công dân chưa qua đào tạo luật.
- Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi môn Giáo dục công dân ở cơ sở giáo dục, huyện, tỉnh tiến đến tổ chức thi giáo viên dạy giỏi toàn quốc môn Giáo dục công dân..
- Nghiên cứu bổ sung chế độ, chính sách hỗ trợ đối với giáo viên, giảng viên môn học Pháp luật, Giáo dục công dân và đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, báo cáo viên pháp luật..
- đ) Xây dựng, bổ sung tài liệu, thiết bị phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:.
- Tài liệu: xây dựng danh mục tài liệu cơ bản phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường.
- Tăng cường biên soạn, phát hành tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật phổ thông.
- Thiết bị: xây dựng danh mục và tổ chức sản xuất bộ mẫu thiết bị cơ bản phục vụ giảng dạy môn học Pháp luật, Giáo dục công dân.
- Nghiên cứu xây dựng bộ công cụ hỗ trợ công tác giảng dạy và học tập môn Pháp luật, Giáo dục công dân.
- e) Xây dựng chương trình thống nhất và nâng cao chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khóa: tổ chức xây dựng chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khóa trong đó tập trung vào các hình thức như: báo cáo chuyên đề thi tìm hiểu về pháp luật, lồng ghép nội dung pháp luật vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ, tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát hành các tài liệu, tờ rơi… Chú trọng tổ chức cho học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động mang tính thực hành chính trị, xã hội, các hoạt động nghiên cứu khoa học về các vấn đề pháp luật trong thực tiễn.
- g) Tổ chức thi học sinh giỏi, nghiên cứu khoa học về phổ biến, giáo dục pháp luật: các cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân.
- các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp tổ chức thi Olympic về pháp luật trong học sinh, sinh viên hàng năm, tiến tới tổ chức thi học sinh giỏi, thi Olympic về pháp luật trong toàn quốc.
- Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học về phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm cung cấp luận cứ cho việc đổi mới, nâng cao chất lượng công tác này.
- h) Tổ chức chỉ đạo điểm về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với một số cơ sở giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo.
- i) Hỗ trợ vùng khó khăn: hỗ trợ tài liệu, thiết bị, tủ sách pháp luật và bồi dưỡng giáo viên, cán bộ, báo cáo viên cho một số cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện nâng cao chất lượng công tác phổ biến giáo dục pháp luật, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật..
- k) Phối hợp các cơ quan, tổ chức liên quan và tăng cường xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Tăng cường phối hợp giữa ngành Giáo dục với ngành Tư pháp, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các cơ quan, tổ chức từ Trung ương tới cơ sở để nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường.
- Tăng cường xã hội hóa các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, tăng cường huy động sự tham gia của các tổ chức kinh tế, tổ chức quốc tế và các tổ chức, cá nhân vào công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường.
- Hằng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm lập dự toán kinh phí chi tiết phần kinh phí do ngân sách trung ương đảm bảo gửi Bộ Tài chính.
- Tổ chức thực hiện a) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập Ban Điều hành Đề án gồm đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và một số cơ quan, đơn vị liên quan do lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo làm Trưởng ban..
- b) Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan thường trực của Đề án có trách nhiệm:.
- Chỉ đạo, tổ chức việc rà soát, hoàn thiện chương trình, giáo trình, sách giáo khoa ở giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.
- Chỉ đạo, tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo giảng dạy môn Pháp luật, môn Giáo dục công dân, cán bộ, báo cáo viên pháp luật ngành Giáo dục.
- Tổ chức biên soạn tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật và xây dựng bộ mẫu thiết bị phục vụ giảng dạy các kiến thức pháp luật trong nhà trường.
- Xây dựng trang thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường trên Website của Bộ và hướng dẫn sử dụng trong toàn ngành.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường.
- Chỉ đạo các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục trực thuộc tổ chức công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo nội dung, kế hoạch của Đề án.
- Chỉ đạo, tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giảng dạy pháp luật trong các cơ sở dạy nghề.
- Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc hoàn thiện chương trình, giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên và báo cáo viên pháp luật phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường;.
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Tư pháp trong việc phối hợp với ngành Giáo dục triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường;.
- Chỉ đạo thực hiện việc lồng ghép hợp lý nội dung của Đề án này với việc triển khai Đề án “Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển đất nước”..
- Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nôi vụ nghiên cứu, ban hành quy định chế độ hỗ trợ đội ngũ giáo viên, giảng viên giảng dạy pháp luật, giáo dục công dân.
- Hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sử dụng ngân sách thường xuyên được giao hàng năm và các nguồn tài chính hợp pháp khác để thực hiện Đề án này cùng với các đề án thuộc Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn của Chính phủ.
- e) Bộ Nội vụ có trách nhiệm: chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các Bộ, ngành liên quan ban hành văn bản quy định chế độ hỗ trợ đội ngũ giáo viên, giảng viên giảng dạy pháp luật, giáo dục công dân..
- g) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các Bộ, ngành quản lý trực tiếp cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân có trách nhiệm:.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện Đề án cùng với kế hoạch thực hiện Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn ban hành theo Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;.
- Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn, gắn với kế hoạch thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn ban hành theo Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;.
- Chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan, đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện nội dung, chương trình, bổ sung, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ và thực hiện chính sách đối với giáo viên giáo dục pháp luật trong nhà trường theo quy định;.
- Chỉ đạo các trường sư phạm, cơ sở đào tạo bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trực thuộc mở rộng quy mô đào tạo bồi dưỡng giáo viên Pháp luật, Giáo dục công dân đáp ứng nhu cầu thực tế ở địa phương;.
- Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức ở địa phương phối hợp thực hiện các chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường;.
- i) Nhiệm vụ của các trường sư phạm, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục..
- Bổ sung mã ngành đào tạo giáo viên Giáo dục công dân đối với các cơ sở còn thiếu.
- Nâng cao năng lực, mở rộng quy mô đào tạo của Khoa, Bộ môn đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Pháp luật, Giáo dục công dân đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập môn học này.
- Phối hợp tổ chức đào tạo lại, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy của giáo viên Pháp luật, Giáo dục công dân.
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện Đề án này.