« Home « Kết quả tìm kiếm

Quyết định số 28/2011/QĐ-UBND Quyết định về việc ban hành quy định quản lý Nhà nước về giá trên địa bàn Hà Nội


Tóm tắt Xem thử

- QUYẾT ĐỊNH.
- Về việc ban hành Quy định quản lý nhà nước về giá trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Căn cứ Quyết định số 116/2009/QĐ-TTg ngày 29/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá;.
- QUYẾT ĐỊNH:.
- Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định quản lý nhà nước về giá trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- QUY ĐỊNH.
- QUY ĐỊNH CHUNG.
- Quy định này thực hiện quản lý nhà nước về giá trong các lĩnh vực: bình ổn giá, quyết định giá, đăng ký giá, kê khai giá hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Nhà nước tôn trọng quyền tự định giá và cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
- Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá.
- Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá quy định tại phụ lục số 1 kèm theo Quyết định này.
- Căn cứ tình hình thực tế từng thời kỳ, Sở Tài chính trình UBND Thành phố quyết định bổ sung, điều chỉnh danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá cho phù hợp.
- Áp dụng các biện pháp bình ổn giá trên địa bàn Thành phố Hà Nội khi giá thị trường trên địa bàn thành phố của hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá có biến động bất thường xảy ra thuộc một trong các trường hợp sau: 1.
- Giá tăng hoặc giảm không hợp lý do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lạm dụng vị thế độc quyền, thống lĩnh thị trường, liên kết độc quyền về giá theo quy định của Luật Cạnh tranh và pháp luật có liên quan.
- Chủ tịch UBND thành phố tổ chức thực hiện các biện pháp bình ổn giá theo quy định của pháp luật khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Chủ tịch UBND thành phố quyết định và công bố áp dụng, tổ chức thực hiện các biện pháp bình ổn giá trên địa bàn, bao gồm: a) Các biện pháp theo thẩm quyền để điều hòa cung cầu hàng hóa, dịch vụ.
- b) Các biện pháp tài chính, tiền tệ theo quy định của pháp luật.
- c) Đăng ký giá, kê khai giá.
- d) Công khai thông tin về giá theo quy định.
- đ) Các biện pháp về kinh tế, hành chính khác theo thẩm quyền bao gồm: Quyết định đình chỉ thực hiện mức giá hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đã quyết định không hợp lý so với các quy định hiện hành và yêu cầu thực hiện mức giá cũ liền kề trước khi có biến động bất thường.
- kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của Nhà nước về quản lý giá, kiểm tra việc niêm yết giá và bán hàng hóa, dịch vụ theo đúng giá do cơ quan có thẩm quyền quy định, theo giá đăng ký, giá kê khai và giá niêm yết.
- xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá theo quy định của pháp luật.
- các biện pháp kinh tế, kỹ thuật hỗ trợ sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- thực hiện kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá và các quy định khác của pháp luật có liên quan như: kiểm tra việc niêm yết giá, bán hàng hóa và dịch vụ theo giá do cơ quan có thẩm quyền quy định, theo giá niêm yết.
- việc đăng ký giá, kê khai giá, công khai thông tin về giá đối với loại hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục phải đăng ký giá, kê khai giá (theo thẩm quyền), phát hiện và xử lý kịp thời đối với các hành vi vi phạm theo quy định của Pháp lệnh Giá và các quy định của pháp luật có liên quan.
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá có trách nhiệm: a) Thực hiện các biện pháp bình ổn giá do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch UBND thành phố quyết định.
- c) Khi cần thiết, theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải báo cáo: chi phí sản xuất và các yếu tố hình thành giá, giá thành, giá bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá, đăng ký giá, kê khai giá … 4.
- TÀI SẢN, HÀNG HÓA, DỊCH VỤ DO NHÀ NƯỚC ĐỊNH GIÁ.
- Tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của nhà nước.
- Tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của Chủ tịch UBND thành phố:.
- khung giá dịch vụ nhà chung cư.
- giá hàng hóa, dịch vụ được sản xuất theo đặt hàng của nhà nước thuộc ngân sách thành phố thực hiện theo phương thức lựa chọn nhà thầu là chỉ định thầu, tự thực hiện theo quy định của luật đấu thầu và không qua hình thức đấu giá.
- giá cước vận chuyển cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu thuộc danh mục được trợ giá phục vụ đồng bào miền núi.
- m) Giá dịch vụ nghĩa trang được đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách trên địa bàn thành phố.
- n) Các tài sản, hàng hóa, dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Tài sản, hàng hóa, dịch vụ do các cơ quan chuyên môn và Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định giá..
- Tài sản, hàng hóa, dịch vụ do Sở Tài chính quyết định giá: a) Giá bán hoặc cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho các đối tượng tái định cư.
- c) Giá khởi điểm đối với tài sản nhà nước do Chủ tịch UBND thành phố, Giám đốc Sở Tài chính quyết định bán đấu giá theo quy định tại Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ.
- d) Các tài sản, hàng hóa, dịch vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc của UBND thành phố.
- Tài sản, hàng hóa, dịch vụ do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định giá: a) Căn cứ vào đơn giá cho thuê đất của UBND thành phố, Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định đơn giá thuê đất cho từng dự án cụ thể đối với hộ gia đình, cá nhân thuê đất.
- b) Các tài sản, hàng hóa, dịch vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc của UBND thành phố.
- Tài sản, hàng hóa dịch vụ do Phòng Tài chính - Kế hoạch quyết định giá: Giá khởi điểm đối với tài sản nhà nước do Chủ tịch UBND cấp huyện, Trưởng Phòng Tài chính - Kế hoạch quyết định bán đấu giá theo quy định tại Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ.
- Tài sản, hàng hóa, dịch vụ khác do các cơ quan quản lý nhà nước quyết định giá bán theo quy định của pháp luật hoặc của UBND thành phố.
- Trách nhiệm của các Sở, Ngành, các tổ chức, cá nhân đối với tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của Nhà nước.
- i) Đối với các tài sản, hàng hóa, dịch vụ khác do Chủ tịch UBND thành phố quyết định giá: Quyền hạn, trách nhiệm của các Sở, Ngành, các tổ chức, cá nhân được thực hiện theo quy định của pháp luật hoặc theo sự phân công, phân cấp của UBND thành phố.
- Đối với tài sản, hàng hóa, dịch vụ do các cơ quan chuyên môn và Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định giá: Cơ quan có thẩm quyền quyết định giá có trách nhiệm tổ chức xây dựng, hướng dẫn, quyết định theo đúng quy định hiện hành.
- Các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định về tài sản, hàng hóa, dịch vụ do nhà nước quyết định giá, thực hiện mua, bán, cho thuê tài sản, hàng hóa, dịch vụ theo đúng giá đã được nhà nước quyết định.
- Điều chỉnh mức giá đối với tài sản, hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá.
- Tổ chức, cá nhân có quyền kiến nghị Chủ tịch UBND thành phố hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh mức giá những hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.
- tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh những hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá khi kiến nghị điều chỉnh giá thì phải nêu rõ lý do, cơ sở xác định mức giá đề nghị điều chỉnh.
- d) Văn bản thẩm định của Sở Tài chính (đối với những tài sản, hàng hóa, dịch vụ do Chủ tịch UBND thành phố quyết định giá.
- b) Căn cứ định giá hoặc điều chỉnh giá: Thực hiện theo quy định tại các Văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến tài sản, hàng hóa, dịch vụ cần định giá, điều chỉnh giá.
- c) Bản tính toán giá thành hàng hóa, dịch vụ (nếu sản xuất trong nước), giá vốn nhập khẩu (nếu là hàng hóa nhập khẩu).
- giá bán hàng hóa, dịch vụ, cơ cấu các mức giá kiến nghị phải thực hiện theo Quy chế tính giá do Bộ Tài chính quy định.
- Trường hợp tài sản, hàng hóa, dịch vụ có Quy chế tính giá cụ thể riêng do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật thì tính giá theo Quy chế đó.
- Trường hợp tài sản, hàng hóa, dịch vụ do nhà nước quyết định giá mà có văn bản quy phạm pháp luật cấp trung ương hoặc UBND thành phố quy định khác về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hồ sơ phương án giá, nội dung phương án giá … thì thực hiện theo các quy định đó.
- Trường hợp tài sản, hàng hóa, dịch vụ do các cơ quan chuyên môn và Chủ tịch UBND cấp huyện định giá thì trình tự, thủ tục, hồ sơ phương án giá, nội dung phương án giá … do cơ quan quyết định giá hướng dẫn cụ thể cho phù hợp.
- Đăng ký giá hàng hóa, dịch vụ.
- Danh mục hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký giá bao gồm các hàng hóa, dịch vụ quy định tại phụ lục số 3 kèm theo Quy định này.
- Căn cứ tình hình thực tế trên địa bàn, Sở Tài chính chủ trì phối hợp các sở, ngành có liên quan trình UBND thành phố bổ sung danh mục các hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký giá cho phù hợp trong từng thời kỳ.
- Thời điểm đăng ký giá: Trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục phải đăng ký giá theo giá mới thì phải đăng ký giá gửi cơ quan tiếp nhận đăng ký giá.
- Hình thức đăng ký giá: Được thực hiện dưới hình thức gửi hồ sơ đăng ký giá theo mẫu tại phụ lục số 3 kèm theo Quyết định này cho cơ quan tiếp nhận đăng ký giá, bao gồm: a) Đăng ký giá lần đầu được thực hiện trước khi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lần đầu tiên bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục phải đăng ký giá ra thị trường hoặc lần đầu tiên tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện đăng ký giá theo quy định của pháp luật.
- Nội dung biểu mẫu đăng ký giá gồm: a) Văn bản đăng ký giá, trong đó nêu rõ dự kiến thời gian có hiệu lực của mức giá đăng ký: Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chỉ thực hiện bán buôn thì đăng ký giá bán buôn.
- Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vừa thực hiện bán buôn, vừa thực hiện bán lẻ thì đăng ký cả giá bán buôn và giá bán lẻ.
- Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là đơn vị nhập khẩu, đồng thời là nhà phân phối độc quyền thì phải đăng ký giá nhập khẩu, giá bán buôn và giá bán lẻ khuyến nghị.
- Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là nhà phân phối độc quyền, tổng đại lý thì phải đăng ký giá bán buôn và giá bán lẻ khuyến nghị.
- b) Bảng đăng ký mức giá cụ thể gắn với chất lượng hàng hóa, dịch vụ.
- c) Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của Biểu mẫu, rà soát nội dung Biểu mẫu đăng ký giá hàng hóa, dịch vụ: Trường hợp các Biểu mẫu được lập không đúng quy định cơ quan tiếp nhận đăng ký giá phải có công văn chuyển trả Biểu mẫu lại cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, yêu cầu tổ chức, cá nhân hoàn thiện Biểu mẫu.
- d) Yêu cầu tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ theo đúng mức giá đã đăng ký.
- đ) Hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục phải đăng ký giá thực hiện đăng ký giá đúng quy định.
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục phải đăng ký giá có trách nhiệm: a) Thực hiện đăng ký giá theo đúng quy định trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa dịch vụ, điều chỉnh giá bán hàng hóa, dịch vụ.
- b) Bán hàng hóa, dịch vụ theo đúng mức giá đã đăng ký.
- KÊ KHAI GIÁ.
- Kê khai giá hàng hóa, dịch vụ.
- Danh mục hàng hóa phải kê khai giá bao gồm các hàng hóa, dịch vụ quy định tại phụ lục số 4 kèm theo Quyết định này.
- Căn cứ tình hình thực tế trên địa bàn, Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan trình UBND Thành phố bổ sung danh mục các hàng hóa, dịch vụ phải kê khai giá cho phù hợp.
- Thời điểm kê khai giá: Trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục phải kê khai giá theo giá mới thì tổ chức, cá nhân phải thực hiện lập Biểu mẫu kê khai giá gửi cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu kê khai giá.
- Hình thức kê khai giá: Được thực hiện dưới hình thức lập Biểu mẫu kê khai giá theo phụ lục số 4 gửi cơ quan tiếp nhận kê khai giá, bao gồm: a) Kê khai giá lần đầu được thực hiện trước khi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lần đầu tiên bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục phải kê khai giá ra thị trường hoặc lần đầu tiên tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện kê khai giá theo quy định của pháp luật.
- trong đó nêu rõ thời gian thực hiện của mức giá kê khai: Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chỉ thực hiện bán buôn thì thực hiện kê khai giá bán buôn.
- Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vừa thực hiện bán buôn, vừa thực hiện bán lẻ thì thực hiện kê khai cả giá bán buôn và giá bán lẻ.
- Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là đơn vị nhập khẩu, đồng thời là nhà phân phối độc quyền thì phải kê khai giá nhập khẩu, giá bán buôn và giá bán lẻ khuyến nghị.
- Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là nhà phân phối độc quyền, tổng đại lý thì phải kê khai giá bán buôn và giá bán lẻ khuyến nghị.
- b) Bảng kê khai giá bán, mức giá kê khai là giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định theo các quy định về tính giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành phù hợp với quy cách, tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa, dịch vụ (hoặc mức giá mà tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đã thỏa thuận được với khách hàng).
- đ) Hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức, cá nhân, sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục phải kê khai giá thực hiện kê khai giá đúng quy định.
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục phải đăng ký giá có trách nhiệm: a) Thực hiện kê khai giá theo đúng quy định trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ, điều chỉnh giá bán hàng hóa, dịch vụ.
- b) Thực hiện công khai thông tin về giá, niêm yết giá bán hàng hóa, dịch vụ đã kê khai, bán theo đúng giá niêm yết và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn đối với mức giá đã kê khai.
- XỬ LÝ VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ GIÁ.
- Đối với tổ chức, cá nhân.
- Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về giá (bình ổn giá, hàng hóa do nhà nước định giá, đăng ký giá, kê khai giá.
- Bị đình chỉ thực hiện mức giá hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đã quyết định không hợp lý so với các quy định hiện hành và yêu cầu thực hiện mức giá phù hợp theo quy định của pháp luật.
- Bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các loại giấy phép kinh doanh của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh được cấp có thời hạn hoặc không có thời hạn theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp vi phạm các quy định về giá có dấu hiệu phạm tội thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp có dấu hiệu phạm tội thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
- TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
- b) Tổ chức việc thu thập thông tin, báo cáo giá cả thị trường hàng hóa, dịch vụ nói chung và giá cả hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục quyết định giá, bình ổn giá thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Chủ tịch UBND Thành phố theo hướng dẫn của Sở Tài chính.
- Cục Thuế: có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh kê khai thuế trên cơ sở mức giá hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá và mức giá hàng hóa, dịch vụ tổ chức, cá nhân đã đăng ký, kê khai giá.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Có trách nhiệm khi cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp có sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký giá, kê khai giá phải có nội dung yêu cầu đăng ký giá, kê khai giá.
- Công an thành phố: Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về giá tổ chức thanh tra, kiểm tra phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật về giá theo quy định.
- Các Sở, Ban, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai thực hiện theo quy định