« Home « Kết quả tìm kiếm

Quyết định số 35/2010/QĐ-UBND Về cấp phép khai thác tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn TP Hà Nội


Tóm tắt Xem thử

- QUYẾT ĐỊNH Quy định về việc cấp phép khai thác tài nguyên nước, xả nước thải vào lưu vực nguồn nước trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
- QUY ĐỊNH V/v cấp phép khai thác tài nguyên nước, xả nước thải vào.
- Phạm vi điều chỉnh Quyết định này quy định việc cấp, gia hạn, thay đổi, đình chỉ, thu hồi trả lại, chuyển quyền sử dụng giấy phép khai thác tài nguyên nước, xả nước thải vào lưu vực nguồn nước trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
- Các trường hợp không phải xin cấp giấy phép thăm dò, khai thác tài nguyên nước, xả nước thải vào lưu vực nguồn nước 1.
- Chủ giấy phép phải trám lấp giếng khoan không còn sử dụng theo quy định.
- f) Báo cáo thẩm định về hồ sơ xin phép thăm dò, khai thác tài nguyên nước, xả nước thải vào lưu vực nguồn nước của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Thời hạn giấy phép, gia hạn giấy phép 1.
- Thời hạn của giấy phép khai thác nước mặt không quá hai mươi (20) năm và được xem xét gia hạn nhưng thời gian gia hạn không quá mười (10) năm.
- Thời hạn của giấy phép thăm dò nước dưới đất không quá ba (3) năm và được xem xét gia hạn nhưng thời gian gia hạn không quá hai (2) năm.
- Thời hạn của giấy phép khai thác nước dưới đất không quá mười lăm (15) năm và được xem xét gia hạn nhưng thời gian gia hạn không quá mười (10) năm.
- Thời hạn của giấy phép xả nước thải vào lưu vực nguồn nước không quá mười (10) năm và được xem xét gia hạn nhưng thời gian gia hạn không quá năm (5) năm.
- Thời hạn của giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất không quá năm (5) năm, và được xem xét gia hạn nhưng thời gian gia hạn không quá ba (3) năm.
- Việc gia hạn giấy phép thăm dò, khai thác tài nguyên nước, xả nước thải vào lưu vực nguồn nước phải căn cứ vào các quy định tại Điều 6 của Quy định này và các điều kiện sau đây: a) Tại thời điểm xin gia hạn, chủ giấy phép đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quy định tại Điều 23 của Quy định này.
- b) Giấy phép thăm dò, khai thác tài nguyên nước, xả nước thải vào lưu vực nguồn nước, hành nghề khoan nước nước dưới đất còn hiệu lực không ít hơn ba (3) tháng tại thời điểm xin gia hạn.
- LẠI, CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG GIẤY PHÉP THĂM DÒ, KHAI THÁC,.
- Sau khi cấp phép, gửi một bản Giấy phép đến Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, tổng hợp.
- Giấy phép thăm dò nước dưới đất 1.
- Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất nộp hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Hồ sơ bao gồm: a) Đơn đề nghị cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất (Phụ lục A1).
- Giấy phép hành nghề của đơn vị thi công (nếu có).
- Trình tự cấp giấy phép được quy định như sau: a) Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ.
- Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất 1.
- Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép khai thác nước dưới đất nộp hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc UBND các quận, huyện, thị xã.
- Hồ sơ bao gồm: a) Đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác nước dưới đất (phụ lục A2).
- b) Đối với trường hợp đã có giếng khai thác, trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 của Điều này, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết, nếu đủ căn cứ cấp phép thì quyết định cấp giấy phép.
- c) Đối với trường hợp chưa có giếng khai thác, trong thời hạn mười (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa (nếu cần) nếu đủ căn cứ cấp phép thì quyết định cấp Giấy phép.
- Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt 1.
- Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép khai thác nước mặt nộp hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc UBND các quận, huyện, thị xã.
- Hồ sơ bao gồm: a) Đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác nước mặt (phụ lục A3).
- b) Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 của Điều này, Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường, nếu đủ căn cứ cấp phép thì quyết định cấp giấy phép.
- Giấy phép xả nước thải vào lưu vực nguồn nước 1.
- Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép xả nước thải vào lưu vực nguồn nước nộp hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc UBND các quận, huyện, thị xã.
- Hồ sơ bao gồm: a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước (phụ lục A4).
- b) Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 của Điều này, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường, nếu đủ căn cứ cấp phép thì cấp giấy phép.
- Đối với giấy phép khai thác tài nguyên nước: a) Nguồn nước không bảo đảm việc cung cấp nước như Giấy phép đã cấp.
- Đối với giấy phép xả nước thải vào lưu vực nguồn nước: a) Nguồn nước tiếp nhận không còn khả năng tiếp nhận lượng nước thải hoặc quy chuẩn về chất của nguồn tiếp nhận thay đổi.
- Trình tự, thủ tục gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào lưu vực nguồn nước 1.
- Tổ chức, cá nhân xin gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò, khai thác tài nguyên nước, xả nước thải vào lưu vực nguồn nước nộp hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc UBND các quận, huyện, thị xã.
- b) Giấy phép đã được cấp.
- c) Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước theo quy định của Nhà nước tại thời điểm xin gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép.
- d) Báo cáo việc thực hiện các quy định trong giấy phép.
- e) Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép thăm dò (phụ lục B9.1) đối với trường hợp đề nghị gia hạn Giấy phép.
- Đề án thăm dò khai thác nước dưới đất (phụ lục B9.2) đối với trường hợp đề nghị điều chỉnh nội dung Giấy phép.
- f) Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép khai thác nước dưới đất (phụ lục B9.3) đối với trường hợp đề nghị gia hạn Giấy phép.
- Đề án khai thác nước dưới đất (phụ lục B9.4) đối với trường hợp đề nghị điều chỉnh nội dung Giấy phép.
- g) Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép khai thác nước mặt (phụ lục B10.1) đối với trường hợp đề nghị gia hạn Giấy phép.
- Đề án khai thác nước mặt (phụ lục B10.2) đối với trường hợp đề nghị điều chỉnh nội dung Giấy phép.
- h) Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép xả nước thải vào lưu vực nguồn nước (phụ lục B11.1) đối với trường hợp đề nghị gia hạn Giấy phép.
- Đề án xả nước thải vào lưu vực nguồn nước (phụ lục B11.2) đối với trường hợp đề nghị điều chỉnh nội dung Giấy phép.
- Đình chỉ hiệu lực của giấy phép 1.
- Giấy phép bị đình chỉ hiệu lực trong các trường hợp sau đây: a) Chủ giấy phép vi phạm nội dung quy định của giấy phép.
- Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày nhận được báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm xem xét đình chỉ hiệu lực của giấy phép.
- Ba (3) tháng đối với giấy phép thăm dò nước dưới đất.
- Sáu (6) tháng đối với giấy phép khai thác sử dụng nước, giấy phép xả nước thải vào lưu vực nguồn nước.
- Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc UBND các quận, huyện, thị xã có thể xem xét rút ngắn thời hạn đình chỉ hiệu lực của giấy phép khi chủ giấy phép đã khắc phục lý do đình chỉ giấy phép.
- Thu hồi giấy phép 1.
- c) Chủ giấy phép vi phạm quyết định đình chỉ hiệu lực của giấy phép.
- d) Chủ giấy phép vi phạm nội dung quy định của giấy phép, gây cạn kiệt, ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước.
- e) Giấy phép được cấp không đúng thẩm quyền.
- Trong trường hợp giấy phép bị thu hồi theo quy định tại các điểm e Khoản 1 Điều này, thì Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét cấp giấy phép mới.
- Trường hợp giấy phép bị thu hồi theo quy định tại các điểm f Khoản 1 Điều này, thì Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc UBND các quận, huyện, thị xã phải thông báo cho chủ giấy phép biết trước ba mươi (30) ngày.
- Đối với các trường hợp thu hồi theo điểm a, b, e Khoản 1 Điều này, Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm lập hồ sơ thu hồi Giấy phép trong vòng 30 ngày kể từ ngày có đủ căn cứ theo quy định tại các khoản này.
- Trả lại giấy phép 1.
- Tổ chức, cá nhân muốn trả lại giấy phép phải gửi văn bản giải trình lý do trả lại giấy phép và các hồ sơ liên quan đến Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc UBND các quận, huyện, thị xã để cập nhật và tổng hợp báo cáo.
- Chấm dứt hiệu lực của giấy phép trong các trường hợp sau đây 1.
- Giấy phép bị thu hồi.
- Giấy phép đã hết hạn.
- Giấy phép đã trả lại.
- Chuyển quyền sở hữu tài sản đã đầu tư theo Giấy phép thăm dò, khai thác tài nguyên nước, xả nước thải vào lưu vực nguồn nước được thực hiện theo các quy định của luật dân sự và các quy định sau 1.
- Việc chuyển quyền sở hữu tài sản đã đầu tư cho việc thăm dò, khai thác tài nguyên nước, xả nước thải vào lưu vực nguồn nước mà không liên quan đến việc thực hiện các Giấy phép đã cấp thì không được điều chỉnh tại quyết định này.
- Trình tự, thủ tục thực hiện: a) Hồ sơ gồm: Hợp đồng chuyển quyền sở hữu tài sản đã đầu tư theo Giấy phép thăm dò, khai thác tài nguyên nước, xả nước thải vào lưu vực nguồn nước (nên rõ lý do cần chuyển quyền) đã được công chứng.
- Giấy phép đã được cấp.
- b) Hồ sơ nộp tại Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc UBND các quận, huyện, thị xã.
- Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 của Điều này, Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc UBND các quận, huyện, thị xã thẩm định về năng lực chủ thể tiếp nhận, nếu đủ điều kiện thì quyết định cấp phép đổi tên chủ giấy phép.
- Quyền của chủ giấy phép 1.
- Được thăm dò, khai thác tài nguyên nước, xả nước thải vào lưu vực nguồn nước theo quy định của Giấy phép được cấp.
- Đề nghị cơ quan cấp giấy phép gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép.
- trả lại Giấy phép theo quy định.
- Chuyển nhượng, cho thuê, để thừa kế tài sản đã đầu tư vào việc thăm dò, khai thác tài nguyên nước, xả nước thải vào lưu vực nguồn nước.
- thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản đã đầu tư vào việc thăm dò, khai thác tài nguyên nước, xả nước thải vào lưu vực nguồn nước theo quy định của pháp luật.
- Nghĩa vụ của chủ giấy phép 1.
- Chấp hành quy định của pháp luật về tài nguyên nước và các quy định trong Giấy phép.
- thuế tài nguyên đối với việc khai thác tài nguyên nước.
- Trước khi đưa các công trình khai thác nước, xả nước thải vào lưu vực nguồn nước vào vận hành, chủ giấy phép phải gửi hồ sơ hoàn công cho Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện, thị xã.
- chỉ được đưa công trình vào vận hành khi có sự kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện, thị xã và xác nhận là đã thi công đúng với nội dung quy định trong giấy phép.
- Bảo vệ nguồn nước tại khu vực thăm dò, khai thác tài nguyên nước, xả nước thải vào lưu vực nguồn nước.
- Không được tự ý tháo dỡ, phá hủy các công trình, thiết bị thuộc sở hữu toàn dân và tài sản hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác liên quan đến thăm dò, khai thác tài nguyên nước, xả nước thải vào lưu vực nguồn nước khi triển khai thực hiện Giấy phép.
- Khi Giấy phép chấm dứt hiệu lực.
- Phục hồi môi trường và đất đai theo quy định của pháp luật và Giấy phép.
- Trường hợp công trình khai thác tài nguyên nước, xả nước thải vào lưu vực nguồn nước thuộc sở hữu nhà nước, chủ Giấy phép là chủ đầu tư công trình (không phải là doanh nghiệp) không trực tiếp quản lý vận hành công trình thì phải có văn bản bàn giao công trình, hồ sơ và Giấy phép cho chủ thể trực tiếp vận hành công trình.
- Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân hiện đang có công trình khai thác nước hoặc xả nước thải vào lưu vực nguồn nước nhưng chưa có giấy phép hoặc chưa đăng ký 1.
- Toàn bộ các công trình đang khai thác nước, xả nước thải vào lưu vực nguồn nước thuộc diện phải xin phép mà chưa có Giấy phép theo quy định này, trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày quyết định này có hiệu lực thi hành, chủ công trình khai thác nước, xả nước thải vào lưu vực nguồn nước chưa có giấy phép phải làm thủ tục đề nghị cấp phép theo quy định này tại Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc UBND các quận, huyện, thị xã.
- Sau 6 tháng kể từ ngày quyết định này có hiệu lực thi hành, tất cả các công trình khai thác nước, xả nước thải vào lưu vực nguồn nước chưa có Giấy phép hoặc chưa nộp hồ sơ xin cấp phép sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý tài nguyên nước.
- d) Kiểm tra và xử lý vi phạm theo thẩm quyền việc tuân thủ nội dung Giấy phép của chủ giấy phép trước khi đưa công trình vào vận hành chính thức và quá trình thực hiện giấy phép của các công trình khai thác nước, xả nước thải vào lưu vực nguồn nước trên địa bàn Thành phố.
- h) Quyết định đình chỉ, thu hồi giấy phép theo thẩm quyền cấp phép hoặc đình chỉ khai thác nước, xả nước thải vào lưu vực nguồn trong trường hợp không nộp hồ sơ đề nghị cấp phép theo quy định theo Khoản 2 Điều 24 Quyết định này.
- Yêu cầu các chủ công trình thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào lưu vực nguồn nước tại địa phương nộp báo cáo thường xuyên 6 tháng một lần về kết quả thực hiện Giấy phép.
- Quyết định đình chỉ, thu hồi giấy phép theo thẩm quyền cấp phép hoặc đình chỉ khai thác nước, xả nước thải vào lưu vực nguồn nước trong trường hợp không nộp hồ sơ đề nghị cấp phép theo quy định tại Khoản 2 Điều 24 Quyết định này.
- Trách nhiệm của Phòng quản lý Tài nguyên và Môi trường các quận, huyện, thị xã: 1.
- Căn cứ vào Biên bản vi phạm, Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc UBND quận, huyện, thị xã quyết định đình chỉ, thu hồi giấy phép theo quy định tại Điều 16, 17 Quy định này hoặc đình chỉ khai thác nước, xả nước thải vào nguồn trong trường hợp không nộp hồ sơ đề nghị cấp phép theo quy định theo Khoản 2 Điều 24 Quy định này.
- Xử lý chuyển tiếp Giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào lưu vực nguồn nước được cấp trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành và không trái với quy định tại Quyết định này thì được tiếp tục sử dụng