« Home « Kết quả tìm kiếm

Quyết định số 52/2010/QĐ-UBND Về việc kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ phải kê khai thuộc các cơ quan, đơn vị thuộc TP Hà Nội


Tóm tắt Xem thử

- QUYẾT ĐỊNH.
- Về việc kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ phải kê khai thuộc các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Hà Nội.
- Căn cứ Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập;.
- Căn cứ Quyết định số 85/2008/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành danh mục người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập theo quy định tại khoản 11 Điều 6 Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập;.
- Căn cứ Thông tư số 2442/2007/TT-TTCP ngày 13 tháng 11 năm 2007 của Thanh tra Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập;.
- QUYẾT ĐỊNH:.
- Quyết định này quy định về việc kê khai tài sản, thu nhập.
- việc xác minh tài sản, thu nhập.
- kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập và công khai bản kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập đối với người có nghĩa vụ phải kê khai thuộc các cơ quan, đơn vị trực thuộc thành phố Hà Nội (trừ các ngành Công an, Quân đội, Kiểm sát, Tòa án và cơ quan trực thuộc ngành dọc).
- l) Người có nghĩa vụ kê khai được xác định theo Danh mục người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập ban hành kèm theo Quyết định số 85/2008/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ.
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người có nghĩa vụ kê khai công tác.
- cơ quan, tổ chức có thẩm quyền yêu cầu xác minh.
- cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định xác minh.
- Kê khai lần đầu.
- Kê khai lần đầu theo Quyết định này là việc người có nghĩa vụ kê khai thực hiện việc kê khai hàng năm lần đầu tiên hoặc kê khai phục vụ việc bổ nhiệm (bao gồm việc bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo, quản lý và bổ nhiệm vào ngạch công chức là đối tượng phải kê khai) mà chưa kê khai lần nào theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, Nghị định số 37/NĐ-CP ngày 09 tháng 03 năm 2007 và Thông tư số 2442/2007/TT-TTCP ngày 13 tháng 11 năm 2007 của Thanh tra Chính phủ.
- Việc kê khai lần đầu được thực hiện theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định 37/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ (mẫu 1) và không phải điền các thông tin tại phần chỉ tiêu tăng, giảm tài sản, thu nhập.
- Bản kê khai lần đầu là bản gốc được dùng làm căn cứ để so sánh, đối chiếu với các bản kê khai bổ sung.
- Kê khai bổ sung.
- Kê khai bổ sung theo Quyết định này là việc người có nghĩa vụ kê khai hàng năm từ lần thứ hai trở đi hoặc đã kê khai phục vụ việc bổ nhiệm mà trước đây đã thực hiện kê khai lần đầu theo quy định tại Điều 3.
- Việc kê khai bổ sung thực hiện theo mẫu số 01A ban hành kèm theo Thông tư số 01/2010/TT-TTCP ngày 22 tháng 01 năm 2010 của Thanh tra Chính phủ.
- Trình tự kê khai hàng năm.
- Kê khai hàng năm được thực hiện theo trình tự sau: 1.
- Các cơ quan, đơn vị giao Phòng Tổ chức cán bộ (hoặc Bộ phận Tổ chức) lập Danh sách người có nghĩa vụ kê khai và trình người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phê duyệt trước ngày 30 tháng 11 hàng năm.
- Phòng Tổ chức cán bộ phát bản kê khai cho người có nghĩa vụ kê khai và hướng dẫn kê khai như sau: a) Nếu là kê khai lần đầu thì người kê khai phải ký, ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm kê khai vào bản kê khai theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ.
- b) Nếu là kê khai bổ sung thì kê khai theo mẫu số 01A ban hành kèm theo Thông tư số 01/2010/TT-TTCP ngày 22 tháng 01 năm 2010 của Thanh tra Chính phủ.
- Người có nghĩa vụ kê khai phải thực hiện việc kê khai hàng năm và kê khai phục vụ bổ nhiệm, phải tự kê khai, chịu trách nhiệm về nội dung và sự trung thực, chính xác theo bản mẫu trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày nhận được bản kê khai.
- Trong thời gian 05 ngày, kể từ ngày nhận được bản kê khai, cán bộ tổ chức phải kiểm tra xem đã kê khai đủ các tiêu chí của bản kê khai, nếu thấy việc kê khai chưa đúng mẫu quy định hoặc để trống các tiêu chí của bản kê khai thì yêu cầu kê khai lại.
- Thời hạn kê khai lại là 05 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
- Khi tiếp nhận bản kê khai, cán bộ tổ chức phải làm giấy giao nhận bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ.
- Trình tự kê khai và xử lý phát sinh theo quy định tại Khoản 2, 3, 4 Điều này phải hoàn thành chậm nhất là vào ngày 31 tháng 12 của năm kê khai và gửi đến các cơ quan lưu giữ theo quy định của pháp luật trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc kê khai.
- Việc lưu giữ bản kê khai.
- Nếu người kê khai không thuộc diện cấp ủy quản lý theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ thì bản kê khai được lưu cùng hồ sơ cán bộ của người đó tại đơn vị phụ trách công tác tổ chức cán bộ.
- Người kê khai có trách nhiệm lưu giữ bản sao bản kê khai của mình.
- Nếu người kê khai thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ, thực hiện như sau: a) Bản gốc kê khai gửi cho Ban Tổ chức Thành ủy.
- b) Lưu 01 bản sao y tại cơ quan, đơn vị.
- Nếu người kê khai thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý theo quy định phân cấp quản lý cán bộ, thực hiện như sau: a) Bản gốc kê khai gửi cho Ban Tổ chức Huyện ủy.
- Đối với bản kê khai của người kê khai thuộc diện cấp ủy quản lý mà trước đây đã sao y 03 bản (gửi 01 bản cho Ủy ban Kiểm tra cấp ủy cùng cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ.
- gửi 01 bản cho cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp.
- lưu 01 bản tại đơn vị phụ trách công tác tổ chức, cán bộ) thì cơ quan, đơn vị này thực hiện quản lý bản kê khai theo quy định về quản lý hồ sơ cán bộ..
- Các cơ quan, đơn vị được lưu giữ bản kê khai phải có trách nhiệm phân công bộ phận lưu giữ, bảo quản theo chế độ “mật” và chỉ phục vụ cho việc xác minh tài sản, thu nhập khi có yêu cầu của người có thẩm quyền..
- Kê khai phục vụ việc bổ nhiệm.
- Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bổ nhiệm yêu cầu người dự kiến được bổ nhiệm thực hiện việc kê khai theo trình tự sau:.
- a) Nếu chưa kê khai lần đầu thì phát mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ.
- b) Nếu đã kê khai lần đầu thì phát mẫu số 01A kê khai bổ sung ban hành kèm theo Thông tư số 01/2010/TT-TTCP ngày 22 tháng 01 năm 2010 của Thanh tra Chính phủ.
- Thời hạn kê khai, nộp bản kê khai hoàn thành trước thời điểm lấy phiếu tín nhiệm và bảo đảm đủ thời gian 10 ngày cho người kê khai thực hiện việc kê khai.
- Xác minh tài sản thu nhập.
- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý người có nghĩa vụ kê khai tài sản thu nhập ra quyết định xác minh tài sản, thu nhập theo mẫu số 03 Nghị định số 37/2007/NĐ-CP, khi có văn bản yêu cầu theo quy định.
- khi thấy cần có thêm thông tin phục vụ cho việc miễn nhiệm, bãi nhiệm, kỷ luật hoặc khi có hành vi tham nhũng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập.
- Giải trình về việc kê khai: a) Trước khi ra quyết định xác minh, người có thẩm quyền phải có văn bản yêu cầu người dự kiến được xác minh, giải trình về số lượng, biến động tài sản.
- b) Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản giải trình, người có thẩm quyền ra quyết định phải xem xét, cân nhắc, nếu thấy nội dung giải trình có căn cứ, thể hiện kê khai trung thực, việc xác minh không cần thiết, thì người có thẩm quyền không ra quyết định xác minh và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
- Cơ quan, đơn vị tiến hành xác minh.
- Ủy ban Kiểm tra Thành ủy tiến hành xác minh trường hợp cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý.
- trường hợp cần thiết thì trưng tập cán bộ của Thanh tra Thành phố tham gia xác minh.
- Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy tiến hành xác minh trường hợp cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý.
- trường hợp cần thiết thì trưng tập cán bộ thanh tra huyện tham gia xác minh.
- b) Ban Tổ chức Huyện ủy tiến hành xác minh đối với cán bộ công tác tại Huyện ủy và Đảng ủy xã, phường, thị trấn.
- Trong trường hợp người được xác minh không thuộc diện cấp ủy quản lý.
- không phải là cán bộ đang công tác tại các cơ quan Đảng ở Thành phố, quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn thì cơ quan tiến hành xác minh được xác định như sau: a) Thanh tra Thành phố tiến hành xác minh đối với cán bộ đang công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Thành phố nhằm phục vụ cho việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kỷ luật thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND Thành phố.
- Trong trường hợp cần thiết thì Thanh tra Thành phố chủ trì, phối hợp huy động cán bộ của Sở Nội vụ, Thanh tra Sở nơi cán bộ công tác xác minh.
- c) Thanh tra Sở tiến hành xác minh đối với cán bộ công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Sở nhằm phục vụ việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kỷ luật thuộc thẩm quyền của Giám đốc Sở.
- Trong trường hợp cần thiết thì Thanh tra Sở chủ trì, phối hợp, huy động cán bộ tổ chức của các đơn vị tham gia xác minh.
- d) Thanh tra cấp huyện tiến hành xác minh đối với cán bộ đang công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cấp huyện nhằm phục vụ việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kỷ luật thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND cấp huyện.
- Đối với người được cử đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại các doanh nghiệp, do cơ quan Thanh tra nhà nước cùng cấp tiến hành xác minh.
- Trong trường hợp không có cơ quan Thanh tra nhà nước cùng cấp thì giao cho đơn vị phụ trách công tác tổ chức cán bộ tiến hành xác minh.
- Bản kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập được thực hiện theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ.
- Nếu nội dung kê khai phù hợp với kết quả xác minh thì ghi tại kết luận của người xác minh về việc kê khai tài sản, thu nhập: “Nội dung kê khai phù hợp với kết quả xác minh”.
- Không ghi các thông tin về tài sản, thu nhập của người được xác minh.
- nếu nội dung kê khai không phù hợp với kết quả xác minh thì bản kết luận chỉ ghi rõ loại tài sản, thu nhập nào có sự chênh lệch, phần chênh lệch cụ thể giữa bản kê khai và kết quả xác minh.
- Bản kết luận được công bố công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người có nghĩa vụ kê khai làm việc.
- Việc kê khai phục vụ việc bầu cử, bãi nhiệm đại biểu Quốc hội và bầu cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn thực hiện theo Phần 4 Thông tư số 2442/2007/TT-TTCP ngày 13 tháng 11 năm 2007 của Thanh tra Chính phủ.
- Việc kê khai phục vụ việc bầu cử, bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân.
- Việc xử lý hành vi chậm kê khai, chậm tổ chức việc kê khai, chậm tổng hợp, báo cáo kết quả về minh bạch tài sản, thu nhập mà không có lý do chính đáng thực hiện như sau: a) Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với: Người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập mà kê khai chậm trên 15 ngày đến 30 ngày so với thời hạn kê khai do người đứng đầu cơ quan, tổ chức đơn vị quy định.
- b) Áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với: Người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập mà kê khai chậm trên 30 ngày đến 45 ngày so với quy định về thời hạn kê khai của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc đã bị khiển trách về việc kê khai chậm mà vẫn vi phạm quy định tại tiết a khoản 1 Điều này.
- c) Áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn hình thức cảnh cáo đối với người chậm kê khai, chậm tổ chức việc kê khai, chậm tổng hợp, báo cáo kết quả về minh bạch tài sản, thu nhập trên 45 ngày so với quy định phải kê khai, tổng hợp kết quả kê khai.
- d) Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với người có nghĩa vụ kê khai là cán bộ, công chức, viên chức vi phạm quy định tại tiết a, tiết b, tiết c khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.
- Việc xử lý vi phạm về quản lý, khai thác, sử dụng bản kê khai tài sản, thu nhập.
- xử lý kỷ luật đối với người kê khai tài sản, thu nhập không trung thực và xử lý trách nhiệm trong xác minh tài sản, thu nhập được thực hiện theo Điều 14, Điều 33, Điều 34, Điều 35 Nghị định số 37/2007/NĐ-CP.
- Tổ chức thực hiện.
- Ở cấp Thành phố: a) Giám đốc sở, ngành, thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân, người đứng đầu các ban của Đảng, Ủy ban Kiểm tra, Văn phòng Thành ủy, Đảng ủy khối các cơ quan, Đảng ủy khối doanh nghiệp (trong đó có các công ty TNHH một thành viên), Văn phòng Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Văn phòng Ban Chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, đơn vị trực thuộc Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp kết quả việc kê khai tài sản thu nhập, quản lý bản kê khai đối với người có nghĩa vụ kê khai thuộc diện quản lý của mình.
- theo định kỳ báo cáo kết quả về Thanh tra Thành phố.
- b) Sở Nội vụ hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra, tổng hợp kết quả kê khai, xác minh, kết luận và công khai bản kết luận đối với người kê khai đang công tác tại các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và tổ chức, đơn vị khác có sử dụng ngân sách, tài sản nhà nước.
- c) Ban Tổ chức Thành ủy quản lý bản kê khai, tổng hợp kết quả kê khai đối với những người có nghĩa vụ kê khai thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý.
- theo dõi định kỳ gửi số liệu tổng hợp kết quả kê khai về Thanh tra Thành phố.
- d) Ủy ban Kiểm tra Thành ủy tổng hợp kết quả xác minh, kết luận, công khai kết luận đối với những người có nghĩa vụ kê khai thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý.
- theo định kỳ gửi số liệu tổng hợp về Thanh tra Thành phố.
- đ) Thanh tra Thành phố hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra, tổng hợp kết quả việc kê khai, xác minh, kết luận, công khai bản kết luận trong phạm vi quản lý của Thành phố.
- Ở cấp huyện: a) Trưởng các phòng, ban, thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân, người đứng đầu các ban của Đảng, Ủy ban Kiểm tra, Văn phòng huyện ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Văn phòng Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp kết quả việc kê khai tài sản thu nhập, quản lý bản kê khai đối với người có nghĩa vụ kê khai thuộc diện quản lý của mình.
- theo định kỳ báo cáo kết quả về Thanh tra huyện.
- b) Cơ quan nội vụ cấp huyện hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra, tổng hợp kết quả kê khai, xác minh, kết luận và công khai bản kết luận đối với người kê khai đang công tác tại tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và tổ chức, đơn vị khác có sử dụng ngân sách, tài sản nhà nước ở huyện.
- c) Ban Tổ chức Huyện ủy quản lý bản kê khai, tổng hợp kết quả kê khai và đối với người có nghĩa vụ kê khai thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý.
- theo định kỳ gửi số liệu tổng hợp kết quả kê khai về Thanh tra huyện.
- d) Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy tổng hợp kết quả xác minh, kết luận về sự minh bạch trong việc kê khai tài sản, công khai bản kết luận đối với người có nghĩa vụ kê khai thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý.
- theo định kỳ gửi số liệu tổng hợp về Thanh tra huyện.
- đ) Thanh tra cấp huyện hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra, tổng hợp kết quả kê khai, xác minh, kết luận, công khai bản kết luận trong phạm vi quản lý của cấp huyện, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để gửi báo cáo về Thanh tra Thành phố.
- Các đơn vị gửi báo cáo tổng hợp kết quả kê khai tài sản, thu nhập với thời hạn như sau: Đối với các xã, phường, thị trấn, đơn vị trực thuộc cấp huyện gửi báo cáo trước ngày 31 tháng 01 năm sau.
- Thanh tra Thành phố tổng hợp báo cáo trình Ủy ban nhân dân Thành phố trước ngày 20 tháng 3 của năm sau.
- Mẫu báo cáo theo Biểu số 02A của Thông tư số 01/2010/TT-TTCP ngày 22 tháng 01 năm 2010 của Thanh tra Chính phủ.
- Các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Hà Nội ngoài việc thực hiện Quyết định này, phải thực hiện đầy đủ các quy định tại Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ, Quyết định số 85/2008/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập theo quy định tại khoản 11 Điều 6 Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 9 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập.
- Thông tư số 2442/2007/TT-TTCP ngày 13 tháng 11 năm 2007 và Thông tư số 01/2010/TT-TTCP ngày 22 tháng 01 năm 2010 của Thanh tra Chính phủ.
- Thanh tra Chính phủ (để báo cáo);