« Home « Kết quả tìm kiếm

Quyết định số 58/2011/QĐ-UBND ban hành quy định về công tác thi đua, khen thưởng tại TP Hồ Chí Minh


Tóm tắt Xem thử

- Ban hành Quy định về công tác thi đua, khen thưởng tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Xét đề nghị của Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) tại Tờ trình số 579/TTr-BTĐKT ngày 15 tháng 8 năm 2011,.
- Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ), Thủ trưởng các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
- Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương (2);.
- Về công tác thi đua, khen thưởng tại thành phố Hồ Chí Minh (Ban hành kèm theo Quyết định số 58 /2011/QĐ-UBND ngày 07 tháng 9 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố).
- Những nguyên tắc chung trong công tác thi đua, khen thưởng.
- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, các ngành, các cấp, có trách nhiệm tổ chức, xây dựng, chỉ đạo phong trào thi đua, tổ chức thực hiện giao ước thi đua giữa các cụm thi đua, khối thi đua.
- tổ chức phát động thi đua, đăng ký giao ước thi đua ở cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, gắn với nhiệm vụ, công tác được giao.
- Việc xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào phong trào thi đua và đăng ký thi đua.
- Căn cứ thành tích đạt được, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp, các ngành xem xét và đề nghị khen thưởng phù hợp (thành tích đến đâu khen thưởng đến đó).
- Khen thưởng tập thể nhỏ và cá nhân là chính.
- Đối tượng thi đua và khen thưởng.
- Điều kiện xét khen thưởng.
- Nhiệm vụ của công tác thi đua, khen thưởng.
- Công tác thi đua, khen thưởng phải nhằm đáp ứng yêu cầu khẳng định, ghi nhận, đánh giá thành tích thi đua của các tập thể và cá nhân trong các phong trào thi đua, phong trào hành động cách mạng trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và thành phố.
- CÁC DANH HIỆU THI ĐUA, TIÊU CHUẨN VÀ THẨM QUYỀN XÉT, QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN CÁC DANH HIỆU THI ĐUA.
- Danh hiệu thi đua và các hình thức tổ chức đánh giá kết quả phong trào thi đua.
- b) Danh hiệu thi đua đối với tập thể: Tập thể Lao động tiên tiến (Đơn vị tiên tiến), Tập thể Lao động xuất sắc, (Đơn vị quyết thắng - đối với Lực lượng vũ trang nhân dân), Cờ thi đua của thành phố (Cờ thi đua của bộ, ngành, đoàn thể Trung ương), Cờ thi đua của Chính phủ.
- c) Danh hiệu thi đua đối với hộ gia đình: Gia đình văn hóa.
- Thi đua thường xuyên được tổ chức theo khối, cụm thi đua để ký kết giao ước thi đua.
- Đầu năm đơn vị thực hiện việc đăng ký giao ước thi đua giữa các cá nhân, tập thể.
- Kết thúc năm công tác (hoặc năm học đối với ngành giáo dục và đào tạo), đơn vị tiến hành tổng kết và bình xét các danh hiệu thi đua.
- những cá nhân, tập thể có đăng ký thi đua thì mới được bình xét danh hiệu thi đua.
- Khi tiến hành sơ, tổng kết đợt hoặc chuyên đề thi đua chủ yếu thực hiện hình thức khen thưởng của cấp phát động thi đua (giấy khen, bằng khen).
- Trường hợp sơ, tổng kết đợt hoặc chuyên đề thi đua có thời gian từ 05 năm trở lên, đơn vị chủ trì phát động thi đua lựa chọn những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc đề nghị cấp trên khen thưởng.
- Việc chia cụm thi đua cần thực hiện theo đúng cụm thi đua của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thành phố đã chia đối với các quận, huyện.
- Trong quá trình thực hiện giao ước thi đua, các đơn vị trong từng cụm, khối thi đua cần tổ chức sinh hoạt, trao đổi học tập kinh nghiệm giữa các đơn vị trong cụm.
- Khi có kết quả đánh giá, phân loại, chấm điểm thi đua của các cơ quan, đơn vị, đoàn thể ở quận, huyện.
- các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố cần thông báo công khai đến Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các quận, huyện, có phân tích các điểm mạnh, yếu, hạn chế, tồn tại để Ủy ban nhân dân các quận, huyện được biết và có sự tập trung đầu tư chỉ đạo, phát huy những mặt mạnh, chấn chỉnh các mặt còn hạn chế, yếu kém của các cơ quan, đơn vị, đoàn thể ở quận, huyện (thời gian thông báo cho quận huyện kết quả chấm điểm của các đơn vị thuộc thành phố chậm nhất là ngày 30 tháng 12 hàng năm).
- b) Căn cứ kết quả chấm điểm, bình chọn, suy tôn các đơn vị dẫn đầu các cụm thi đua của sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố chấm cho quận, huyện.
- sau khi thống nhất với quận, huyện, các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố sẽ cộng điểm thưởng cho đơn vị dẫn đầu các cụm thi đua.
- Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thành phố căn cứ vào số điểm của các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố chấm cho quận, huyện để làm cơ sở đánh giá, chấm điểm thi đua cho các quận, huyện..
- Tiêu chuẩn và thẩm quyền quyết định công nhận danh hiệu thi đua.
- Tiêu chuẩn, điều kiện công nhận các danh hiệu thi đua:.
- a) Việc bình chọn, suy tôn danh hiệu chiến sĩ thi đua phải đảm bảo tính tiêu biểu trong phong trào thi đua.
- Ủy ban nhân dân thành phố quy định tỷ lệ xét công nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua cụ thể như sau:.
- Chiến sĩ thi đua cơ sở được xét không quá 30% số lao động đạt danh hiệu lao động tiên tiến của các đơn vị thuộc thành phố;.
- Chiến sĩ thi đua cấp thành phố được xét và đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố xét công nhận không quá 30% trong số Chiến sĩ thi đua cơ sở 3 năm liên tục..
- b) Cờ thi đua của thành phố:.
- Đối với các cụm, khối thi đua thuộc thành phố: Việc chia các cụm, khối thi đua các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thành phố thực hiện;.
- Đối với các cụm, khối thi đua thuộc các sở, ban, ngành, đoàn thể, tổng công ty thuộc thành phố, các quận, huyện do các sở, ban, ngành, đoàn thể, tổng công ty và các quận, huyện tự phân chia và đăng ký từ đầu năm với Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ).
- Về số lượng các đơn vị trong cụm, khối thi đua ít nhất là 05 đơn vị, nhiều nhất không quá 15 đơn vị..
- Mỗi cụm, khối thi đua của các đơn vị trực thuộc các sở, ban, ngành, đoàn thể, tổng công ty thuộc thành phố, quận, huyện, chỉ bình chọn một đơn vị dẫn đầu cụm, khối để đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố tặng Cờ thi đua..
- Hàng năm, các các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc thành phố, các quận, huyện phải tổ chức đăng ký thi đua và gửi tổng hợp danh sách các cụm, khối thi đua và đăng ký danh hiệu thi đua (gồm Tập thể Lao động xuất sắc, Cờ thi đua của thành phố và Cờ thi đua của Chính phủ) về Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố.
- Thời gian gửi đăng ký thi đua về Ban hạn chót trước ngày 15 tháng 3 hàng năm..
- để bình xét thi đua cuối năm.
- Trên cơ sở đó bình xét đề nghị thành phố tặng Cờ thi đua cho các đơn vị dẫn đầu các cụm, khối thi đua..
- Đối với ngành giáo dục - đào tạo: việc xét các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng của các trường học, trung tâm… được thực hiện theo năm học.
- Các cơ quan quản lý Nhà nước (Sở Giáo dục và Đào tạo và các Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện) thực hiện xét thi đua theo năm dương lịch..
- Việc xét tặng Cờ thi đua cho ngành giáo dục - đào tạo được căn cứ trên cơ sở các đơn vị dẫn đầu cụm thi đua của từng cấp học ở các quận, huyện (mỗi cấp học 1 cờ).
- Thẩm quyền xét, quyết định công nhận các danh hiệu thi đua.
- Về thẩm quyền xét, quyết định công nhận danh hiệu Lao động tiên tiến, Chiến sĩ thi đua cơ sở, Tập thể Lao động tiên tiến:.
- danh hiệu Lao động tiên tiến, Chiến sỹ thi đua cơ sở, Tập thể lao động tiên tiến do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện nơi doanh nghiệp có trụ sở làm việc ủy quyền cho Giám đốc doanh nghiệp xét công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở..
- sẽ do các cơ quan, đơn vị ngành dọc xét và công nhận các danh hiệu thi đua..
- Hình thức khen thưởng, tiêu chuẩn xét khen thưởng của Ủy ban nhân dân thành phố.
- Việc khen thưởng hàng năm cho các hoạt động chuyên đề, các phong trào thi đua theo đợt, chủ yếu áp dụng hình thức khen thưởng của cấp phát động phong trào.
- Đối với các cá nhân trong các cơ quan, đơn vị có tổ chức bình xét thi đua hàng năm, phải đạt được danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở liên tục 05 năm..
- Đối với các cá nhân không nằm trong diện bình xét danh hiệu thi đua hàng năm, được căn cứ theo thành tích đóng góp cụ thể, nếu là người trong nước thì ngoài những đóng góp cụ thể phải được Ủy ban nhân dân thành phố tặng 02 Bằng khen..
- Tiêu chuẩn để xét khen thưởng Cờ Truyền thống:.
- Là những đơn vị phải đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc (Đơn vị Quyết thắng) 05 lần trong khoảng thời gian 10 năm gần nhất và trong 5 năm gần thời điểm đề nghị tặng Cờ Truyền thống phải có ít nhất 01 Cờ thi đua của thành phố.
- Các đơn vị không có danh hiệu thi đua thì phải có ít nhất 3 Bằng khen của Ủy ban nhân dân thành phố hoặc Bằng khen của Bộ, ngành, đoàn thể trung ương.
- Quy trình xét và thủ tục đề nghị khen thưởng.
- Chiến sỹ thi đua toàn quốc.
- Việc thành lập Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 02/2011/TT-BNV ngày 24 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ..
- Thẩm quyền đề nghị xét khen thưởng.
- a) Việc đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố tặng Cờ thi đua cho các đơn vị thuộc quận, huyện do Ủy ban nhân dân các quận, huyện đề nghị trên cơ sở là đơn vị dẫn đầu cụm, khối thi đua của quận, huyện và là đơn vị dẫn đầu các cụm, khối thi đua của sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố và phải có Văn bản hiệp y thống nhất của các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố.
- c) Ủy ban nhân dân thành phố không xét Cờ thi đua cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp.
- không nằm trong các cụm, khối thi đua và không được các cụm, khối bình xét thi đua..
- Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố có trách nhiệm lấy ý‎ kiến hiệp y của các sở, ngành liên quan..
- Đối với các cơ quan, đơn vị và cá nhân (là người đứng đầu) của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ ngành Trung ương trên địa bàn thành phố, nếu những đơn vị không có cấp trên quản lý trực tiếp đóng tại thành phố sẽ do Ban Thường vụ Đảng ủy Khối cơ sở của các Bộ phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) xem xét đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố quyết định khen thưởng.
- Hồ sơ đề nghị khen thưởng và thời gian giải quyết khen thưởng.
- Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng.
- Hồ sơ đề nghị khen thưởng phải phù hợp với hình thức khen thưởng.
- Hồ sơ đề nghị khen thưởng:.
- a) Tờ trình đề nghị khen thưởng của các đơn vị thuộc thành phố..
- b) Biên bản họp của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của cấp đề nghị khen thưởng..
- Đối với hồ sơ trình đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố khen thưởng có thể làm trích ngang thành tích của các tập thể, cá nhân (Báo cáo thành tích phải có nhận xét, đánh giá, xác nhận thành tích của Thủ trưởng cấp trên quản lý trực tiếp của tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng và phải chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo thành tích đó)..
- a) Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân thành phố xét khen thưởng được gửi về Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) (02 bộ hồ sơ).
- sau khi nhận đủ hồ sơ, đúng thủ tục, trong 10 ngày làm việc Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) tham mưu trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, ban hành quyết định khen thưởng.
- trường hợp không được Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận hoặc không đủ điều kiện khen thưởng, Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) có văn bản thông báo kết quả thẩm định hồ sơ cho cơ quan, đơn vị đề nghị biết..
- Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân thành phố xét khen thưởng thành tích tổng kết năm được giải quyết chậm nhất trước ngày 30 tháng 4 năm sau, do đó các cơ quan đơn vị gửi về Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) trước ngày 15 tháng 4 năm sau.
- riêng ngành giáo dục và đào tạo gửi hồ sơ về Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) trước ngày 15 tháng 9 của năm..
- b) Hồ sơ đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước:.
- Thời điểm trình hồ sơ đề nghị các hình thức khen thưởng thường xuyên cấp Nhà nước gửi về Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố: chậm nhất ngày 30 tháng 4 hàng năm (đối với ngành Giáo dục - Đào tạo trước ngày 30 tháng 8 hàng năm)..
- Hồ sơ đề nghị khen thưởng Huân chương, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, gửi về Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) 03 bộ hồ sơ;.
- Hồ sơ đề nghị Cờ Thi đua của Chính phủ, gửi về Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) trước ngày 15 tháng 3 năm sau, riêng ngành giáo dục và đào tạo gửi về Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) trước ngày 30 tháng 8 (gồm 03 bộ hồ sơ)..
- Hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ phong tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc, gửi về Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) trước ngày 15 tháng 3 năm sau, riêng ngành giáo dục và đào tạo gửi về Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) trước ngày 30 tháng 8 (gồm 05 bộ hồ sơ)..
- Hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động” gửi về Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) (gồm 30 bộ hồ sơ), gửi trước 3 bộ hồ sơ để Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố thẩm định, xin ý kiến Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thành phố..
- Các cơ quan chuyên môn làm công tác thi đua - khen thưởng có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền khen thưởng kịp thời.
- d) Cơ quan làm công tác thi đua - khen thưởng các cấp có trách nhiệm kiểm tra việc chấp hành về qui trình, thủ tục, tính chính xác của hồ sơ, thẩm định tiêu chuẩn khen thưởng của các đối tượng trình khen thưởng..
- Thông báo kết quả khen thưởng.
- Lưu trữ hồ sơ khen thưởng.
- QUỸ THI ĐUA - KHEN THƯỞNG VÀ CHẾ ĐỘ SỬ DỤNG.
- Sở Tài chính phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) tham mưu trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét giải quyết, đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác, động viên khen thưởng kịp thời và phù hợp với tình hình ngân sách chung của thành phố..
- Quản lý và sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng.
- Quỹ thi đua, khen thưởng của cấp nào do cơ quan Thi đua - Khen thưởng cấp đó quản lý.
- Mức thưởng do các Sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố, Ủy ban nhân dân các quận - huyện phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) và Sở Tài chính đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố xem xét quyết định cho từng trường hợp cụ thể..
- Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn thành phố..
- Các cơ quan, đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn thành phố căn cứ hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương và vận dụng Quy định này để thực hiện tốt công tác thi đua - khen thưởng và tổ chức xây dựng các phong trào thi đua, phong trào nhân điển hình tiên tiến ở cơ quan, đơn vị mình.