« Home « Kết quả tìm kiếm

Quyết định số 64/2008/QĐ-BNN Ban hành quy định quản lý về sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm.


Tóm tắt Xem thử

- QUYẾT ĐỊNH Ban hành Quy định quản lý về sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm.
- BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý về sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm.
- QUY ĐỊNH Quản lý về sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm.
- Quy định này quy định về trình tự, thủ tục, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc đăng ký, chứng nhận, khai thác nguồn giống, chứng nhận chất lượng giống.
- điều kiện sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm bằng phương pháp nhân giống vô tính.
- Nguồn giống: là tên gọi chung để chỉ các cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng được công nhận.
- Vật liệu nhân giống: là các bộ phận của cây như rễ, cành, chồi, mắt ghép…được khai thác từ nguồn giống để sử dụng cho nhân giống vô tính.
- Mã hiệu nguồn giống: là ký hiệu của cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có nguồn giống đặt theo quy định.
- Tổ chức chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn (gọi tắt là Tổ chức chứng nhận): là tổ chức thực hiện giám sát, kiểm định và cấp Giấy chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định.
- Giấy chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn: là giấy chứng nhận do Tổ chức chứng nhận cấp cho một lô cây giống đảm bảo tính đúng giống (được nhân giống từ nguồn giống), tính sạch bệnh và phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.
- Giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm phải chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn: là các giống cây trồng trong Danh mục giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm phải chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
- Chương II TRÌNH TỰ ĐĂNG KÝ, CÔNG NHẬN NGUỒN GIỐNG.
- Đăng ký công nhận nguồn giống 1.
- Nộp hồ sơ Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký công nhận nguồn giống gửi hồ sơ về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có nguồn giống, hồ sơ gồm: a) Đơn đăng ký công nhận nguồn giống (Phụ lục 01);.
- b) Các tài liệu liên quan khác: sơ đồ vườn cây, báo cáo tóm tắt lịch sử nguồn giống.
- năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu sâu bệnh, điều kiện ngoại cảnh bất thuận của nguồn giống.
- Tiếp nhận hồ sơ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận, xem xét hồ sơ đăng ký công nhận nguồn giống.
- Bình tuyển, thẩm định và công nhận nguồn giống 1.
- Hội đồng có 7 - 9 thành viên, gồm: đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chuyên gia thuộc Trường đại học, Viện Nghiên cứu chuyên ngành và các tổ chức có liên quan trên địa bàn.
- Trường hợp chủ nguồn giống là các đơn vị do trung ương quản lý thì phải có đại diện Cục Trồng trọt.
- Hội đồng tổ chức bình tuyển, đánh giá, lập biên bản đề nghị công nhận (hoặc không công nhận) gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- lập biên bản đánh giá, đề nghị công nhận (hoặc không công nhận) gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cấp Giấy chứng nhận nguồn giống a) Căn cứ biên bản đánh giá của Hội đồng bình tuyển cây đầu dòng, Tổ thẩm định vườn cây đầu dòng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét và quyết định cấp Giấy chứng nhận nguồn giống (Phụ lục 02a, 02b).
- b) Thời hạn của Giấy chứng nhận nguồn giống là 03 (ba) năm với vườn đầu dòng và cây có múi S0 kể từ ngày được công nhận.
- Cấp lại giấy chứng nhận nguồn giống a) Trước khi hết hạn 03 (ba) tháng, nếu chủ nguồn giống có nhu cầu đăng ký công nhận lại nguồn giống, phải gửi hồ sơ về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, giải quyết (bao gồm cả các nguồn giống được cơ quan có thẩm quyền công nhận trước khi có quy định này)..
- b) Hồ sơ đăng ký công nhận lại nguồn giống gồm: đơn đề nghị công nhận lại nguồn giống.
- sơ đồ nguồn giống, báo cáo tóm tắt về sinh trưởng, năng suất, chất lượng, số lượng khai thác vật liệu nhân giống trong thời gian lần công nhận nguồn giống gần nhất.
- c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức kiểm tra, đánh giá, nếu đủ điều kiện thì công nhận lại nguồn giống.
- Quản lý khai thác nguồn giống a) Nguồn giống được cấp Giấy chứng nhận được gắn mã hiệu.
- Mã hiệu do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp (Phụ lục 03).
- b) Nguồn giống được phép đưa vào khai thác sản xuất, kinh doanh theo định mức được ghi trong Giấy chứng nhận.
- c) Nguồn giống là cây đầu dòng được bảo tồn tại vị trí ghi trong Giấy chứng nhận.
- Huỷ bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận nguồn giống a) Giấy chứng nhận nguồn giống bị huỷ bỏ hiệu lực nếu vi phạm một trong các trường hợp sau.
- Chủ nguồn giống không thực hiện đúng trách nhiệm quy định tại khoản 2 Điều 5 của Quy định này sau khi đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, yêu cầu khắc phục.
- Nguồn giống đã công nhận bị thoái hoá, nhiễm bệnh (đối với cây có múi), không đạt tiêu chuẩn theo quy định.
- b) Căn cứ vào biên bản kiểm tra, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận nguồn giống.
- Chi phí công nhận và công nhận lại nguồn giống Tổ chức, cá nhân đăng ký công nhận hoặc công nhận lại nguồn giống phải chịu phí công nhận nguồn giống theo quy định tại Quyết định số 11/2008/QĐ-BTC ngày của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Quyền và trách nhiệm của chủ nguồn giống 1.
- Quyền của chủ nguồn giống a) Được quảng cáo, giới thiệu về nguồn giống theo quy định của pháp luật về quảng cáo.
- b) Được khai thác, kinh doanh vật liệu nhân giống từ nguồn giống theo quy định trong Giấy chứng nhận.
- c) Được khiếu nại, tố cáo và yêu cầu bồi thường đối với hành vi xâm hại bất hợp pháp nguồn giống.
- Trách nhiệm a) Chăm sóc, bảo vệ và khai thác nguồn giống theo đúng quy trình kỹ thuật.
- b) Cung cấp vật liệu nhân giống cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên nguyên tắc đảm bảo hài hòa lợi ích các bên liên quan.
- d) Hàng năm báo cáo kết quả khai thác, tình hình sinh trưởng phát triển của nguồn giống và những thay đổi liên quan đến việc chuyển nhượng quyền sở hữu nguồn giống (nếu có) về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi cấp Giấy chứng nhận.
- Điều kiện sản xuất giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm.
- Cơ sở sản xuất giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm với mục đích thương mại phải có các điều kiện sau: a) Có giấy chứng nhận đăng ký sản xuất, kinh doanh lĩnh vực giống cây trồng.
- b) Có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật trồng trọt thành thạo tay nghề nhân giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm.
- c) Có nguồn giống hoặc có hợp đồng mua vật liệu nhân giống từ nguồn giống được công nhận.
- đ) Có hợp đồng với Tổ chức chứng nhận để giám sát và cấp Giấy chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn đối với các giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm phải chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn.
- Hộ gia đình, cá nhân sản xuất giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm không với mục đích thương mại thì không bắt buộc phải có các điều kiện tại khoản 1 Điều này nhưng phải đảm bảo chất lượng giống cây trồng theo tiêu chuẩn quy định.
- Hàng năm báo cáo kết quả sản xuất cây giống (thời gian, chủng loại, số lượng xuất vườn) về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sở tại.
- Trả chi phí chứng nhận chất lượng theo thỏa thuận với Tổ chức chứng nhận và quy định tại Quyết định số 11/2008/QĐ-BTC ngày của Bộ trưởng Bộ Tài chính..
- Ghi nhãn hàng hóa giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm 1.
- Ghi nhãn hàng hoá theo quy định chung của Nghị định 89/2006/NĐ-CP của Chính phủ và Điều 39 Pháp lệnh giống cây trồng.
- Chương IV CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG GIỐNG CÂY CÔNG NGHIỆP, CÂY ĂN QUẢ LÂU NĂM Điều 9.
- Điều kiện, thủ tục đăng ký, chỉ định Tổ chức chứng nhận 1.
- Đơn vị được chỉ định là Tổ chức chứng nhận khi đáp ứng điều kiện sau: a) Có tư cách pháp nhân.
- b) Có hoặc thuê cán bộ kiểm định giống cây trồng đã được Cục Trồng trọt công nhận.
- c) Đối với chứng nhận cây có múi sạch bệnh, đơn vị phải có phòng thí nghiệm hoặc hợp đồng với phòng thí nghiệm có khả năng kiểm nghiệm sạch bệnh virus.
- Đơn vị có nhu cầu được chỉ định là Tổ chức chứng nhận gửi hồ sơ về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sở tại (nếu chỉ đăng ký hoạt động trên địa bàn tỉnh, thành phố đó), Cục trồng trọt (nếu đăng ký hoạt động trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố), hồ sơ gồm: a) Đơn đăng ký được chỉ định là Tổ chức chứng nhận (Phụ lục 04).
- b) Bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc có chức năng về chứng nhận chất lượng.
- c) Bản kê khai các điều kiện của Tổ chức chứng nhận (Phụ lục 05)..
- Trong thời gian 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tiến hành thẩm định, nếu đủ điều kiện thì ra quyết định chỉ định Tổ chức chứng nhận.
- Thời hạn hiệu lực của quyết định chỉ định Tổ chức chứng nhận là 03 (ba) năm, sau thời hạn này nếu có nhu cầu tiếp tục hoạt động thì phải đăng ký lại.
- Nếu phát hiện Tổ chức chứng nhận có hoạt động vi phạm thì cơ quan chỉ định ra quyết định đình chỉ hoặc hủy hiệu lực của quyết định chỉ định đã cấp cho Tổ chức chứng nhận.
- Trong trường hợp trên địa bàn chưa có tổ chức đăng ký để được chỉ định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, chỉ định một đơn vị trực thuộc Sở có đủ điều kiện làm Tổ chức chứng nhận.
- Tổ chức chứng nhận phải nộp phí, lệ phí thẩm định và cấp giấy chứng nhận theo quy định hiện hành.
- Trách nhiệm của Tổ chức chứng nhận 1.
- Gửi báo cáo kết quả chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về cơ quan ra quyết định chỉ định.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả chứng nhận của mình.
- Trình tự đăng ký, giám sát và cấp giấy chứng nhận chất lượng giống phù hợp tiêu chuẩn 1.
- Trước khi tiến hành sản xuất loại giống cây trồng thuộc Danh mục giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm phải chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn, cơ sở sản xuất giống phải đăng ký với Tổ chức chứng nhận được chỉ định để giám sát và cấp giấy chứng nhận.
- Trên cơ sở đăng ký của cơ sở sản xuất giống, Tổ chức chứng nhận thực hiện giám sát quá trình nhân giống (nguồn giống, điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật nhân giống), kiểm định số lượng và chất lượng lô cây giống, đối chiếu với tiêu chuẩn đã công bố.
- nếu đủ điều kiện thì cấp giấy chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn cho lô cây giống (Phụ lục 06).
- Giấy chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn cho từng lô cây giống có giá trị không quá thời gian một chu kỳ nhân giống vô tính của loài cây trồng đó.
- khi hết thời hạn, nếu lô cây giống chưa được tiêu thụ hết, cơ sở sản xuất giống phải thông báo cho Tổ chức chứng nhận để xem xét gia hạn thêm thời gian cho số cây giống còn lại.
- Chương V TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 12.
- Tổ chức, cá nhân chủ nguồn giống, sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm, Tổ chức chứng nhận chịu sự kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất của Cục Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ở địa phương.
- Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định quản lý về sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm sẽ bị xử lý theo các quy định tại Nghị định số 57/2005/NĐ-CP ngày 27/4/2005 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, Nghị định số 172/2007/NĐ-CPngày sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2005/NĐ-CP ngày 27/4/2005 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng..
- Cục Trồng trọt là cơ quan trực tiếp giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về sản xuất, kinh doanh giống cây trồng trên phạm vi cả nước, có trách nhiệm: a) Xây dựng, trình Bộ ban hành và chỉ đạo thực hiện chính sách về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm.
- b) Đề xuất kế hoạch xây dựng mới, rà soát sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn kiểm tra thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm.
- c) Hướng dẫn việc bình tuyển, thẩm định công nhận nguồn giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm.
- d) Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy định về kiểm định, kiểm nghiệm chất lượng giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và cấp chứng chỉ cho người kiểm định, người kiểm nghiệm giống cây trồng.
- đ) Thẩm định, chỉ định Tổ chức chứng nhận đối với tổ chức đăng ký hoạt động trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố.
- e) Định kỳ hàng năm tổng hợp và công bố danh sách các nguồn giống, Tổ chức chứng nhận được chỉ định trên trang Web của Cục.
- g) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm.
- Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường a) Tổ chức xây dựng mới, rà soát bổ sung, sửa đổi các tiêu chuẩn quốc gia, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhân giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm.
- b) Phối hợp với Cục Trồng trọt theo dõi, đánh giá nguồn giống trong quá trình bình tuyển, công nhận và tham gia Hội đồng bình tuyển cây đầu dòng trong trường hợp chủ nguồn giống là các đơn vị do trung ương quản lý..
- Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia a) Bố trí kinh phí từ chương trình khuyến nông Quốc gia để hỗ trợ chăm sóc, bảo tồn các nguồn giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm.
- b) Tổ chức các mô hình nhân giống đối với các giống cây trồng mới được công nhận để mở rộng sản xuất..
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: a) Tổ chức bình tuyển, thẩm định, cấp hoặc hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận nguồn giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm trên địa bàn.
- thường xuyên theo dõi, quản lý, hướng dẫn việc khai thác có hiệu quả nguồn giống được công nhận;.
- b) Thẩm định, chỉ định Tổ chức chứng nhận giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm đối với các tổ chức đăng ký hoạt động trong phạm vi địa bàn tỉnh, thành phố;.
- c) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các tiêu chuẩn quốc gia, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm.
- d) Xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt, ban hành các tiêu chuẩn cơ sở, quy chuẩn kỹ thuật địa phương về giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm đối với các loài, giống cây chưa có tiêu chuẩn quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
- đ) Thường xuyên cập nhật, công bố công khai danh sách nguồn giống được công nhận hoặc bị hủy bỏ hiệu lực công nhận, Tổ chức chứng nhận được chỉ định trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- e) Kiểm tra, thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về quản lý sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm trên địa bàn.
- Đối với những nguồn giống đã được công nhận trước đây còn hiệu lực thì giữ nguyên đến khi hết hiệu lực trong Giấy chứng nhận