« Home « Kết quả tìm kiếm

Quyết định số 72/2010/NĐ-CP Quy định về phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường


Tóm tắt Xem thử

- chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường.
- Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;.
- Nghị định này quy định về tổ chức, hoạt động phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường.
- trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường..
- Đối tượng áp dụng Nghị định này áp dụng đối với cán bộ, chiến sỹ làm công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường.
- Nguyên tắc trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường.
- Phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường đặt dưới sự chỉ đạo tập trung thống nhất của Chính phủ.
- Bộ Công an giúp Chính phủ quản lý nhà nước về phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường..
- Tuân thủ các quy định của pháp luật.
- Phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, nhanh chóng và có hiệu quả..
- tổ chức, người nước ngoài cư trú, hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật về môi trường và yêu cầu của cơ quan, cán bộ chuyên trách phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường trong khi thi hành công vụ..
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường phải trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, các bên cùng có lợi và được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác..
- Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường là lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường thuộc ngành Công an.
- TỘI PHẠM VÀ VI PHẠM PHÁP LUẬT KHÁC VỀ MÔI TRƯỜNG Điều 5.
- Nội dung phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường.
- Tham mưu, đề xuất xây dựng các chủ trương, kế hoạch và các văn bản pháp luật về phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường..
- Hướng dẫn, kiểm tra và tiến hành các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường.
- tổ chức quản lý Nhà nước về môi trường trong Công an nhân dân.
- Tổ chức hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự và kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật khác về môi trường theo quy định của pháp luật..
- Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường..
- Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về môi trường, về công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường.
- Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường..
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường..
- Biện pháp tổ chức phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường.
- Trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường, cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường được áp dụng các biện pháp nghiệp vụ sau: a) Sử dụng khoa học và công nghệ, phương tiện kỹ thuật để theo dõi, giám sát, thu thập thông tin về hoạt động của các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật về môi trường và phát hiện các công cụ, phương tiện, cách thức vi phạm pháp luật về môi trường;.
- b) Bố trí người thâm nhập, tìm hiểu các hoạt động phạm tội về môi trường để phát hiện thông tin, tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến tội phạm và người phạm tội về môi trường.
- d) Tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để các đối tượng phạm tội bộc lộ nơi cất giấu, che giấu công cụ, phương tiện, vật phẩm, đồ vật, tài liệu có liên quan đến tội phạm môi trường.
- đ) Bố trí lực lượng giám sát hoạt động của các đối tượng phạm tội về môi trường.
- e) Phối hợp với cơ quan hữu quan các nước thực hiện yêu cầu hợp tác đấu tranh với các tội phạm môi trường có tổ chức, xuyên quốc gia.
- Trong quá trình phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường, cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường được áp dụng các biện pháp khẩn cấp, tạm thời sau đây: a) Tạm đình chỉ hoạt động có liên quan trực tiếp đến việc gây ô nhiễm môi trường của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
- d) Các biện pháp ngăn chặn khác theo quy định của pháp luật.
- Thu giữ mẫu vật, các tài liệu, vật chứng liên quan đến vi phạm pháp luật về môi trường để kiểm định.
- Được yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, tài sản, đồ vật khi có căn cứ xác định liên quan đến tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường.
- Được quyền kiểm tra, đình chỉ các hoạt động liên quan đến tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường khi có đủ căn cứ theo quy định của pháp luật..
- Thẩm quyền, trình tự, thủ tục phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường của cơ quan chuyên trách thực hiện theo quy định của pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự, Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các quy định pháp luật khác có liên quan..
- Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hữu quan áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ an toàn tính mạng, sức khoẻ, quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ công an và người cộng tác.
- Tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường được thành lập ở Bộ Công an, Công an cấp tỉnh và Công an cấp huyện.
- Nâng cao năng lực cho cơ quan phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về bảo vệ môi trường 1.
- Nhà nước có chính sách ưu tiên cho Bộ Công an tuyển chọn cán bộ, chuyên gia giỏi để phục vụ công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường và cử người đủ tiêu chuẩn đi học tập, bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
- hệ thống công nghệ thông tin hiện đại và các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ cần thiết đảm bảo thực hiện có hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường.
- Nhà nước bảo đảm đầu tư, nâng cấp Trung tâm kiểm định môi trường thuộc Bộ Công an đạt tiêu chuẩn quốc gia để phục vụ công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường..
- Phối hợp phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường.
- Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm: a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân lập kế hoạch và tổ chức phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường;.
- b) Tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường.
- tiến hành một số hoạt động điều tra, xử lý vi phạm pháp luật về môi trường trong trường hợp do mình phát hiện hoặc do các cơ quan, tổ chức, cá nhân chuyển đến theo quy định của pháp luật;.
- c) Sơ kết, tổng kết, thông báo cho cơ quan, tổ chức tham gia phối hợp về kết quả phối hợp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường.
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình có trách nhiệm: a) Phát hiện, cung cấp, chuyển giao kịp thời cho cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường, cơ quan cảnh sát điều tra có thẩm quyền các tin báo, tố giác và các thông tin, tài liệu, đồ vật có liên quan đến tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường;.
- b) Thực hiện các yêu cầu của cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường, cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền trong công tác phát hiện, điều tra, ngăn chặn, đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường.
- Chế độ chính sách Cán bộ, chiến sỹ thuộc cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật đối với cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân, ngoài ra, còn được hưởng các chế độ, chính sách sau: 1.
- Hưởng chế độ độc hại theo quy định pháp luật..
- Kinh phí phục vụ công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường.
- Kinh phí phục vụ công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường được Nhà nước đảm bảo từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước hàng năm giao cho Bộ Công an..
- Công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường còn được hỗ trợ từ nguồn kinh phí chi sự nghiệp môi trường hàng năm và trích từ tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường và truy thu phí môi trường do lực lượng Công an phát hiện xử lý.
- Nguồn kinh phí này được chi cho các mục đích sau: a) Hỗ trợ công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường.
- b) Mua sắm trang, thiết bị, phương tiện phục vụ công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường;.
- nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về môi trường;.
- d) Hỗ trợ đào tạo, huấn luyện và tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về môi trường.
- đ) Hỗ trợ cho cá nhân, gia đình có thân nhân bị thương tích hoặc hi sinh trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường;.
- e) Khen thưởng các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường.
- g) Thẩm định, giám định các mẫu môi trường phục vụ cho công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường;.
- h) Hội nghị, hội thảo và hợp tác quốc tế về phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường..
- Huy động tiềm lực khoa học kỹ thuật và công nghệ môi trường phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường.
- Cơ quan chuyên trách được huy động tiềm lực khoa học và công nghệ phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường.
- TRONG PHÒNG NGỪA, ĐẤU TRANH CHỐNG TỘI PHẠM VÀ VI PHẠM PHÁP LUẬT KHÁC VỀ MÔI TRƯỜNG.
- Tổ chức lực lượng phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Công an nhân dân, Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự và Nghị định này.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan hữu quan khác xây dựng và thực hiện chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường..
- Tổ chức tiếp nhận và xử lý thông tin về tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường.
- chuyển cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tài liệu, hồ sơ vụ việc có thể liên quan tới các vi phạm pháp luật về môi trường để thanh tra, kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật..
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin vào công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường.
- trao đổi thông tin, tài liệu cần thiết trong quá trình điều tra, phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về môi trường với Bộ Tài nguyên và Môi trường..
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường..
- Tham mưu và xây dựng chiến lược, chủ trương, chính sách pháp luật về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường..
- Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính lập kế hoạch, dự toán ngắn hạn, dài hạn về kinh phí sự nghiệp môi trường phục vụ công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật Điều 14.
- Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường 1.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, kết quả điều tra, xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường.
- Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường.
- xây dựng cơ chế xã hội hoá, giám sát, kiểm tra về môi trường..
- Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
- Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an trong việc trao đổi thông tin, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường..
- Phối hợp với Bộ Công an thực hiện việc tăng cường năng lực cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường..
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành hữu quan xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kế hoạch, dự toán ngân sách ngắn hạn, dài hạn kinh phí sự nghiệp môi trường phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường..
- Thực hiện thanh tra, kiểm tra vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo chức năng, nhiệm vụ và quy định của pháp luật.
- phối hợp và hỗ trợ cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường và các cơ quan khác thuộc Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao trong việc điều tra, truy tố, xét xử tội phạm về môi trường..
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai và đôn đốc thực hiện các chính sách, đường lối, chiến lược, kế hoạch phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường..
- Phân bổ kinh phí cho công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường Nhà nước cấp cho tỉnh.
- Chương IV HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ PHÒNG NGỪA, ĐẤU TRANH CHỐNG TỘI PHẠM VÀ VI PHẠM PHÁP LUẬT KHÁC VỀ MÔI TRƯỜNG.
- Trách nhiệm của Bộ Công an trong hợp tác quốc tế về phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường.
- Đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế trong lĩnh vực trao đổi thông tin và phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường theo quy định của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, Pháp lệnh Ký kết và thoả thuận quốc tế năm 2007.
- Đề xuất việc ký kết, gia nhập điều ước quốc tế về dẫn độ đối với tội phạm về môi trường.
- thực hiện việc tiếp nhận yêu cầu dẫn độ và tổ chức thi hành quyết định dẫn độ đối với tội phạm về môi trường.
- thực hiện các hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường theo quy định của Luật Tương trợ tư pháp năm 2007..
- Nội dung, hình thức, yêu cầu hợp tác quốc tế về phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường.
- a) Phối hợp phát hiện, ngăn chặn và điều tra, xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- b) Đề xuất đàm phán, ký kết, thực hiện các điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế về phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường.
- c) Thu thập, nghiên cứu, trao đổi thông tin, kinh nghiệm phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường.
- d) Phối hợp, đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ về phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường cho cán bộ, nhân viên các cơ quan, tổ chức hữu quan;.
- đ) Phối hợp tổ chức hội nghị, hội thảo về các vấn đề liên quan đến phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường.
- e) Thực hiện các yêu cầu tương trợ tư pháp, dẫn độ trong việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án tội phạm về môi trường;.
- g) Hỗ trợ về cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ, tăng cường năng lực các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường.
- c) Yêu cầu hợp tác không đáp ứng đầy đủ quy định tại khoản 2 Điều này hoặc người được đề cập đến trong yêu cầu hợp tác đã hoặc đang bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam điều tra, truy tố, xét xử về tội phạm về môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam.