« Home « Kết quả tìm kiếm

Quyết định về nhãn hiệu sản phẩm


Tóm tắt Xem thử

- Quyết định về nhãn hiệu sản phẩm 1.
- Nhãn hiệu và các bộ phận cấu thành.
- Quyết định về nhãn hiệu (thương hiệu hàng) cho những sản phẩm cụ thể là một trong những quyết định quan trọng khi soạn thảo chiến lược marketing có liên quan trực tiếp định vị sản phẩm và xây dựng hình ảnh sản phẩm/doanh nghiệp trên thị trường.
- Vậy nhãn hiệu sản phẩm là gì? Nó được cấu thành bởi những yếu tố nào?.
- Theo đó, "nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau".
- "Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau.
- Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc Sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc".
- "Nhãn hiệu là một tên gọi, thuật ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hay kiểu dáng, hoặc một sự kết hợp những cái đó nhằm xác định những hàng hóa hay dịch vụ của một người hay nhóm người bán và phân biệt chúng với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh, (theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing Mỹ)..
- Việc lựa chọn nhãn hiệu cho sản phẩm cũng là một yếu tố chủ chốt trong việc xác định sản phẩm..
- Nhãn hiệu thương mại (Trade mark): Là nhãn hiệu hay một phần của nhãn hiệu được luật pháp bảo vệ để tránh việc làm giả.
- Nhãn hiệu thương mại bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người bán trong việc sử dụng tên hiệu hay dấu hiệu đã đăng ký của người bán đó..
- Vì vậy, để dễ hình dung giữa sản phẩm, nhãn hiệu và thương hiệu xem xét công thức sau sau đây:.
- Nhãn hiệu là một sự hứa hẹn của người bán bảo đảm cung cấp cho người mua một tập hợp nhất định những tính chất, lợi ích và dịch vụ.
- Những nhãn hiệu danh tiếng bao hàm một sự đảm bảo về chất lượng.
- Nhãn hiệu là một biểu tượng phức tạp.
- Những người làm marketing đưa ra sáu cấp độ ý nghĩa của nhãn hiệu:.
- Văn hóa: Nhãn hiệu của nhà sản xuất thể hiện một nền văn hóa nhất định.
- Tính cách: Nhãn hiệu biểu đạt một tính cách nhất định.
- Người sử dụng: Nhãn hiệu còn thể hiện khách hàng mua hay sử dụng một sản phẩm, nếu người sử dụng biết tôn trọng giá trị, văn hóa và phong cách mà sản phẩm đó thể hiện..
- Cần nhận thức rằng, người mua quan tâm đến các cấp độ ý nghĩa của nhãn hiệu với mức độ khác nhau.
- Với tính cách là một tài sản, nhãn hiệu cần được quản lý cẩn thận.
- Trái lại, "nhãn hiệu".
- Nhãn hiệu nếu được đăng kv bảo hộ sẽ trở thành tài sản riêng của chủ sở hữu và không phụ thuộc vào nhãn hàng hóa được ghi trên sản phẩm..
- chỉ thực hiện chức năng thông tin về hàng hóa cho người tiêu dùng, còn "nhãn hiệu".
- Những phân tích trên về nhãn hiệu thực ra chỉ là sự xem xét nhãn hiệu trên phương diện là sản phẩm của thiết kế.
- Theo marketing, nhãn hiệu nói chung là một sự hứa hẹn của người bán với người mua về sự cung cấp một tập hợp các tính chất, lợi ích và dịch vụ..
- Các quyết định có liên quan đến nhãn hiệu.
- Sự cần thiết đặt nhãn hiệu cho sản phẩm.
- Trước hết, doanh nghiệp phải quyết định xem có nên đặt nhãn hiệu cho sản phẩm của mình không.
- không có nhãn hiệu.
- Việc đặt nhãn hiệu ngày nay đã trở nên phổ biến đến nỗi khó mà có sản phẩm nào không có nhãn hiệu.
- Việc gắn nhãn hiệu cho sản phẩm có ưu điểm là thể hiện được lòng tin hơn của người mua đối với nhà sản xuất là khẳng định sự hiện diện của doanh nghiệp trên thị trường qua nhãn hiệu, làm căn cứ cho việc lựa chọn của người mua.
- Để làm rõ các vấn đề này cần xem xét các quan điểm của các bên có liên quan đến việc đặt nhãn hiệu..
- Một số người mua cho rằng việc đặt nhãn hiệu là một công cụ để người bán tăng giá.
- Nhưng hầu hết người mua đều muốn sản phẩm có nhãn hiệu vì nó có lợi..
- Nhãn hiệu giúp cho người mua biết được phần nào về chất lượng sản phẩm.
- Nhãn hiệu giúp gia tăng hiệu quả của người mua.
- Nhãn hiệu giúp người mua nhận biết các sản phẩm mới có thể có ích cho họ..
- Tại sao người bán phải nghĩ đến việc đặt nhãn hiệu khi biết chắc là nó sẽ làm tăng chi phí: bao bì, dán nhãn, đăng ký bảo hộ.
- Nhãn hiệu giúp người bán dễ dàng xử lý các đơn đặt hàng và tìm ra các vấn đề nhanh chóng;.
- Việc lập nhãn hiệu giúp người bán có cơ hội thu hút được những khách hàng trung thành và có lợi.
- Sự trung thành với nhãn hiệu cũng bảo vệ người bán trong cạnh tranh và có thể kiểm soát tốt hơn việc hoạch định marketing - mix;.
- Nhãn hiệu giúp người bán phân đoạn thị trường.
- Những nhãn hiệu tốt giúp doanh nghiệp có được hình ảnh tốt trong tâm trí khách hàng.
- Nếu sản phẩm mang nhãn hiệu của chính doanh nghiệp, nó giúp cho việc quảng cáo chất lượng và qui mô doanh nghiệp đó..
- Xã hội có hai loại ý kiến khác nhau về vấn đề đặt nhãn hiệu.
- Những người ủng hộ việc đặt nhãn hiệu cho rằng:.
- Việc đặt nhãn hiệu sẽ yêu cầu chất lượng sản phẩm phải cao hơn và phù hợp hơn.
- Nhãn hiệu là một sự hứa hẹn với khách hàng về việc thỏa mãn được các ước muốn của họ.
- Nó đặt ra yêu cầu đối với người bán phải quan tâm hơn đến việc nâng cao chất lượng của nhãn hiệu;.
- Nhãn hiệu gia tăng hiệu suất của người mua, vì nó cung cấp cho họ nhiều thông tin về sản phẩm và cho biết phải tìm mua ở đâu..
- Quyết định về người đứng tên nhãn hiệu.
- Trong việc quyết định đặt nhãn hiệu, người sản xuất có ba cách lựa chọn về người đứng tên nhãn hiệu.
- Sản phẩm có thể được tung ra với nhãn hiệu của người sản xuất.
- Hoặc người sản xuất có thể bán sản phẩm cho một trung gian, người này sẽ đặt một nhãn hiệu riêng (còn được gọi là nhãn hiệu của nhà phân phối).
- Hoặc người sản xuất có thể để một phần sản lượng mang nhãn hiệu của mình và một số khác mang nhãn hiệu riêng của nhà phân phối.
- Hàng mang nhãn hiệu của nhà phân phối thường có giá thấp hơn so với hàng mang nhãn hiệu của nhà sản xuất, nhờ.
- Những người trung gian rất quan tâm đến việc quảng cáo và trưng bày hàng mang nhãn hiệu của mình.
- Kết quả là ưu thế trước đây của nhãn hiệu nhà sản xuất bị suy yếu..
- Quyết định chọn tên nhãn hiệu.
- Người sản xuất khi đặt nhãn hiệu cho sản phẩm của mình còn phải cân nhắc cách đặt tên nhãn hiệu.
- Có bốn chiến lược về tên nhãn hiệu có thể xem xét để lựa chọn:.
- Tên nhãn hiệu riêng biệt được sử dụng cho cùng mặt hàng, nhưng có đặc tính khác nhau ít nhiều..
- Tên nhãn hiệu đồng nhất cho tất cả các sản phẩm được sản xuất bởi công ty..
- Tên thương mại của công ty kết hợp với tên nhãn hiệu riêng biệt của sản phẩm..
- Tên nhãn hiệu tập thể cho từng dòng sản phẩm (từng chủng loại hàng) do công ty sản xuất..
- Mỗi một chiến lược về tên nhãn hiệu đều có những lợi ích và bất lợi khác nhau đối với nhà sản xuất.
- Việc lựa chọn một tên nhãn hiệu cụ thể cho sản phẩm là công việc hết sức khó khăn và phức tạp do tầm quan trọng của tên nhãn hiệu trong kinh doanh, marketing và cạnh tranh.
- Vì vậy, phải thận trọng và hết sức nghiêm túc khi quyết định tên nhãn hiệu..
- Doanh nghiệp có thể tham khảo cách làm sau đây của các hãng lớn ở các nước phát triển khi lựa chọn tên nhãn hiệu cho sản phẩm:.
- Xác định mục tiêu và tiêu chuẩn cho tên nhãn hiệu;.
- Đề nghị một danh sách tên nhãn hiệu có thể sử dụng được;.
- Chọn ra một số tên nhãn hiệu để thực hiện thử nghiệm (từ 10 - 20.
- Thực hiện thử nghiệm và thu thập các phản ứng của khách hàng về các tên nhãn hiệu được xác lập này;.
- Nghiên cứu xem các tên nhãn hiệu đã chọn lọc có thể đăng kỹ và được pháp luật bảo vệ không;.
- Chọn một trong những tên đã được sàng lọc làm tên nhãn hiệu cho sản phẩm..
- Các yêu cầu đối với một tên nhãn hiệu tốt:.
- Để đạt mục tiêu này, nhãn hiệu phải dễ phát âm, dễ nhớ, đặc biệt phải kích thích và khêu gợi..
- Quyết định về chất lượng nhãn hiệu.
- Chất lượng là một trong những công cụ định vị chủ yếu của người làm marketing, biểu hiện khả năng của một nhãn hiệu có thể thực hiện vai trò của nó.
- Quyết định về chiến lược mở rộng nhãn hiệu.
- Chiến lược mở rộng nhãn hiệu muốn nói đến doanh nghiệp có sử dụng các tên nhãn hiệu hiện có cho các sản phẩm mới hay không? Có 4 phương án mở rộng nhãn hiệu là chiến lược mở rộng loại sản phẩm (trong cùng dòng sản phẩm).
- mở rộng nhãn hiệu (dòng sản phẩm mới), sử dụng nhiều nhãn hiệu (đa nhãn hiệu) và nhãn hiệu mới..
- Mở rộng nhãn hiệu sang dòng sản phẩm mới.
- Quyết định mở rộng nhãn hiệu là bất kỳ nỗ lực nào nhằm sử dụng một nhãn hiệu đã thành công để tung ra những sản phẩm mới hay những sản phẩm cải tiến..
- Tuy nhiên, nếu sản phẩm mới mang tên một nhãn hiệu đã thành công mà không làm thỏa mãn được khách hàng thì sẽ làm mất thiện cảm của khách đối với các sản phẩm khác có cùng nhãn hiệu..
- Một là, họ có thể chiếm nhiều chỗ trên quầy bày hàng hơn, khiến nhà bán lẻ sẽ lệ thuộc hơn vào những nhãn hiệu của họ.
- Hai là, ít có khách hàng nào trung thành với một nhãn hiệu đến nỗi họ không muốn dùng thử một nhãn hiệu khác..
- Bốn là, chiến lược nhiều nhãn hiệu định vị được những lợi ích và mức độ hấp dẫn khác nhau, trong đó mỗi nhãn hiệu có thể thu hút một số người ủng hộ khác nhau..
- Đa nhãn hiệu.
- Đa nhãn hiệu là chiến lược sử dụng các tên nhãn hiệu mới cho các sản phẩm cùng dòng hay một chủng loại sản phẩm.
- Hạn chế là số lượng nhãn hiệu lớn có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng và tốn kém trong việc định vị, quảng bá truyền thông cho sản phẩm..
- Nhãn hiệu mới.
- Nhãn hiệu mới là chiến lược sử dụng tên mới cho dòng sản phẩm hay một chủng loại sản phẩm mới.
- Quyết định tái định vị nhãn hiệu.
- Sau khi được tung ra thị trường một khoảng thời gian, các nhãn hiệu hiện có của doanh nghiệp cần được định vị lại hay tái định vị lại.
- Thị trường cạnh tranh có thể đã tung ra một nhãn hiệu tương tự và thâm nhập vào thị phần của doanh nghiệp.
- Mặt khác, sở thích của khách hàng đã thay đổi khiến mức cầu nhãn hiệu đó không còn cao nữa.
- Nhà quản trị marketing phải nghĩ tới việc tái định vị những nhãn hiệu hiện có trước khi đưa ra những nhãn hiệu mới.
- Việc tái định vị nhãn hiệu có thể đòi hỏi sự thay đổi cả sản phẩm lẫn hình ảnh của nó, hoặc có thể chỉ bằng cách thay đổi hình ảnh của nó mà thôi