« Home « Kết quả tìm kiếm

Quyết định về việc phê duyệt Đề án bảo vệ, chăm sóc và phát triển trẻ em vùng dân tộc, vùng khó khăn


Tóm tắt Xem thử

- Về việc phê duyệt Đề án “Bảo vệ, chăm sóc và phát triển trẻ em vùng dân.
- tộc, vùng khó khăn trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn .
- Căn cứ Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác Bảo vệ, chăm sóc trẻ.
- Xét đề nghị của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội tại Tờ trình số 1645/SLĐTBXH-BVCSTE ngày Công văn số 251/LĐTBXH-BVCSTE ngày 04/3/2011 về việc phê duyệt Đề án “Bảo vệ, chăm sóc và phát triển trẻ em vùng dân tộc, vùng khó khăn trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn .
- Phê duyệt Đề án “Bảo vệ chăm sóc và phát triển trẻ em vùng dân tộc vùng khó khăn trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015”.
- Bảo vệ, chăm sóc và phát triển trẻ em vùng dân tộc, vùng khó.
- khăn trên địa bàn Thành phố Hà Nội (giai đoạn 2011-2015).
- Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
- Luật Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và giáo dục trẻ em Việt Nam được ban hành đã khẳng định các quyền cơ bản của trẻ em.
- Để bảo đảm thực hiện các quyền của trẻ em thì vai trò của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền, ban ngành đoàn thể, gia đình, cộng đồng và xã hội là hết sức quan trọng.
- Qua hơn 18 năm thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em của Việt Nam nói chung, của Thành phố Hà Nội nói riêng đã đạt được nhiều thành quả quan trọng..
- Để tiếp tục tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc (BVCS) và giáo dục trẻ em, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình hành động Vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 2001-2010”.
- Trên cơ sở chương trình hành động Vì trẻ em quốc gia, UBND Thành phố Hà Nội đã phê duyệt chương trình hành động vì trẻ em của Thành phố giai đoạn 2001-2010.
- Đây là cơ sở quan trọng để triển khai các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Trong những năm qua Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội đã dành sự quan tâm đặc biệt tới công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn Thành phố.
- Thực hiện Quyết định 19/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục và trẻ em lao động trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 36/KH-UBND ngày 20/6/2005 nhằm triển khai các chính sách đối với nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
- Kế hoạch số 74/KH-UBND thực hiện Đề án “Chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em là nạn nhân chất độc hóa học và trẻ em nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng Thành phố Hà Nội giai đoạn .
- Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển kinh tế, xã hội hiện nay, nhất là kể từ sau khi mở rộng địa giới hành chính Thành phố Hà Nội, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em đứng trước những khó khăn, thách thức mới, đó là số trẻ em hiện đang sống tại các xã nghèo, xã dân tộc miền núi tăng lên, đây là nhóm trẻ em thiệt thòi bởi điều kiện sống của các em vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, các em sống trong môi trường thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần.
- Nhóm trẻ em này rất cần sự quan tâm đặc biệt của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và cộng động bảo vệ, chăm sóc, tạo cơ hội tốt nhất cho các em để các em được phát triển một các toàn diện.
- Chính vì vậy, việc xây dựng Đề án “Bảo vệ, chăm sóc và phát triển trẻ em vùng dân tộc, vùng khó khăn trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn là rất cần thiết.
- Đề án này huy động sự vào cuộc của các cấp, các ngành, của cộng đồng cùng chung sức chăm lo cho sự phát triển đối với trẻ em chịu thiệt thòi khi phải sống ở những nơi còn khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, điều kiện sinh hoạt, học tập, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe…để các em có cơ hội được phát triển một cách thuận lợi..
- Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được Quốc hội thông qua ngày 15/6/2004.
- Chỉ thị số 1408/CT-TTg ngày 01/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
- Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày về tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
- Kế hoạch số 56/KH-UBND ngày 21/4/2010 của UBND thành phố về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 1408/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác Bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
- Kết cấu của Đề án: Phần I: Tình hình, thực trạng trẻ em vùng dân tộc, vùng khó khăn.
- Phần I: TÌNH HÌNH, THỰC TRẠNG TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC, VÙNG KHÓ KHĂN I.
- THỰC TRẠNG TRẺ EM TRONG CÁC VÙNG DÂN TỘC, VÙNG KHÓ KHĂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ: Tính đến nay tổng số trẻ em dưới 16 tuổi trên địa bàn Thành phố Hà Nội là 1.496.675 em, trong đó có khoảng 34.000 em hiện đang sinh sống tại 8 xã nghèo (có tỷ lệ hộ nghèo trên 25%) và các xã vùng dân tộc, vùng khó khăn.
- Theo báo cáo của Ban Dân tộc Hà Nội đánh giá về tình hình dân tộc và miền núi trên địa bàn Thành phố năm 2008 và kết quả điều tra trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt năm 2009 của Sở Lao động Thương binh và Xã hội cho thấy một số yếu tố tác động không nhỏ tới sự phát triển của trẻ em tại các xã nghèo, xã vùng dân tộc, miền núi, cụ thể như sau: 1.
- Số điểm vui chơi dành cho trẻ em tại cộng đồng còn hạn chế.
- Tổng số học sinh các cấp học phổ thông thuộc vùng dân tộc và miền núi là 13.169 em, trong đó: Tiểu học là 6.303 em.
- Số lượng học sinh tốt nghiệp THCS có nhu cầu tiếp tục được học PTTH còn nhiều, hiện nay số học sinh được tiếp tục theo học PTTH thuộc các xã vùng dân tộc miền núi mới chỉ đạt 70%.
- Chính vì vậy việc chăm sóc sức khỏe đối với người dân ở vùng dân tộc miền núi đặc biệt với trẻ em cũng còn gặp rất nhiều khó khăn.
- ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH: Trong thời gian qua công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em ở Thủ đô đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự vào cuộc nhiệt tình và có trách nhiệm của các ban, ngành đoàn thể và người dân, theo đó trẻ em của Hà Nội ngày càng được chăm sóc tốt hơn.
- Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập, cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống từng bước được nâng lên, khoảng cách giàu nghèo ngày càng xa đã ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của trẻ em giữa các khu vực trên địa bàn Thành phố, đặc biệt là đối với những trẻ em đang sinh sống tại các xã nghèo, xã có đông người dân tộc.
- cơ hội để các em này được tiếp cận với các dịch vụ y tế, giáo dục, vui chơi giải trí còn nhiều hạn chế, nhiều nơi còn thiếu trường, thiếu lớp trẻ em phải học trái tuyến, trạm y tế còn chưa đạt chuẩn quốc gia, điểm vui chơi dành cho trẻ em còn thiếu.
- rất cần sự quan tâm đầu tư hơn nữa của các cấp, các ngành để trẻ em ở những xã nghèo, xã khó khăn, xã vùng dân tộc được sống và phát triển trong môi trường thuận lợi hơn..
- Mục tiêu tổng quát: Nâng cao chất lượng cuộc sống của trẻ em vùng khó khăn, vùng dân tộc để các em được bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng và có cơ hội phát triển một cách tốt nhất trong gia đình và cộng đồng.
- Từng bước thu hẹp khoảng cách chênh lệch về điều kiện sống và phát triển giữa trẻ em tại vùng khó khăn, vùng dân tộc với trẻ em nói chung của Hà Nội.
- huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với các xã nghèo, xã vùng dân tộc thiểu số, vùng miền núi, cung ứng các hình thức dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, vui chơi giải trí, tư vấn trợ giúp pháp lý, rèn luyện kỹ năng sống…đối với nhóm trẻ thuộc các xã vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, miền núi..
- Phấn đấu đến năm các bậc cha mẹ, người chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em thuộc xã nghèo, vùng dân tộc được cung cấp kiến thức về: Bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
- phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ em.
- 100% số thôn, bản có nhà văn hóa, câu lạc bộ văn hóa để người lớn và trẻ em được tham gia sinh hoạt cộng đồng, tạo điều kiện nâng cao nhận thức của người dân cũng như trẻ em tại những xã nghèo, xã vùng dân tộc, miền núi về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Đến năm 2015, phấn đấu kiên cố hóa 100% số phòng học của các cấp học phổ thông tại các xã vùng dân tộc miền núi.
- 100% trẻ em trong các xã nghèo, trẻ em vùng dân tộc được hưởng các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe tại cơ sở y tế đạt chuẩn quốc gia.
- 70% trẻ em từ 13 tuổi trở lên trong các hộ gia đình nghèo, trẻ em vùng dân tộc được hỗ trợ học nghề.
- 100% trẻ em tại các xã nghèo, trẻ em dân tộc được tập huấn các nội dung về kỹ năng sống, phòng chống tai nạn thương tích, kỹ năng tự bảo vệ phòng chống xâm hại.
- Trẻ em sống trên địa bàn các xã nghèo (Xã có tỷ lệ hộ nghèo 25% trở lên.
- Trẻ em vùng dân tộc thiểu số, trẻ em miền núi.
- Điều tra khảo sát số lượng, đánh giá nhu cầu của trẻ hiện đang sinh sống tại các xã nghèo, xã khó khăn vùng dân tộc ít người.
- Tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể, người dân và cộng đồng đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đặc biệt là quan tâm tới nhóm trẻ em trong các xã nghèo, xã vùng dân tộc, vùng khó khăn.
- Phát triển kinh tế xã hội, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật thiết yếu và các công trình văn hóa xã hội dành cho trẻ em tại cộng đồng, tạo cơ hội cho các em đang sinh sống tại các xã nghèo, xã vùng dân tộc, vùng khó khăn được phát triển một các toàn diện.
- Huy động mọi nguồn lực để đầu tư hạ tầng kỹ thuật, các dịch vụ chăm sóc và bảo vệ trẻ em, lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
- Giám sát, đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ và chăm sóc trẻ em, nhất là với nhóm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại các xã nghèo, vùng dân tộc.
- Nghiên cứu, tổng kết, đánh giá thực tiễn để hoàn thiện chính sách trợ giúp trẻ em tại các vùng khó khăn, vùng dân tộc, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- GIẢI PHÁP - Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo của chính quyền các cấp và sự tham gia của các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội trong việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách đối với trẻ em tại các xã nghèo, vùng dân tộc, đưa các chỉ tiêu bảo vệ, chăm sóc và phát triển trẻ em lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm của địa phương để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo;.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền về chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, Thành phố về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em nhằm nâng cao nhận thức trách nhiệm của cán bộ các cấp, các ngành và người dân trên địa bàn các xã nghèo, xã miền núi, vùng dân tộc thiểu số.
- Truyền thông nâng cao nhận thức và đổi mới ý thức, tư duy về các vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho cán bộ, chính quyền địa phương, cộng đồng cũng như các gia đình.
- Tập huấn kỹ năng sống cho trẻ ở các xã nghèo, vùng dân tộc, vùng khó khăn, giúp các em tự bảo vệ phòng chống xâm hại.
- Xây dựng mô hình tư vấn pháp luật, tư vấn phát triển kinh tế gia đình và bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại xã nghèo, vùng dân tộc, miền núi.
- Đầu tư xây dựng mới, trang thiết bị nhà văn hóa các thôn, bản để phục vụ cho người dân cũng như trẻ em đến tham gia sinh hoạt giao lưu.
- Nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm, thể dục thể thao, nhà văn hóa, thư viện cấp huyện tại những địa bàn khó khăn để thu hút người dân, trẻ em đến tham gia sinh hoạt;.
- Nâng cấp, đầu tư trang thiết bị để nâng cao chất lượng khám, điều trị bệnh của trạm y tế các xã, quan tâm chế độ chính sách, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ y tế thôn để xây dựng điểm dịch vụ y tế thân thiện tại cộng đồng nhằm tạo cơ hội cho trẻ em trong các xã nghèo, trẻ em vùng dân tộc được khám, điều trị bệnh đảm bảo chất lượng.
- Tham mưu xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ cho trẻ em vùng dân tộc, vùng khó khăn.
- Hỗ trợ trẻ em trong các gia đình nghèo, trẻ em vùng dân tộc bỏ học vì điều kiện hoàn cảnh khó khăn tiếp tục theo học thông qua việc miễn giảm học phí, miễn giảm các khoản đóng góp, hỗ trợ một số điều kiện cần thiết như sách vở, đồ dùng học tập, học bổng, mở rộng hình thức tín dụng ưu đãi đối với học sinh thuộc hộ gia đình nghèo, dân tộc thiểu số, miền núi để các em có điều kiện tiếp tục theo học phổ thông và học nghề.
- Tổ chức dạy nghề, hỗ trợ kinh phí học nghề, tạo việc làm cho trẻ thuộc gia đình nghèo, trẻ em vùng dân tộc, vùng khó khăn.
- Tiến hành khảo sát tổng thể thực trạng điều kiện sống của trẻ em hiện đang sinh sống trên địa bàn các xã nghèo, xã vùng dân tộc, miền núi.
- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Bảo vệ, chăm sóc và phát triển trẻ em vùng dân tộc, vùng khó khăn trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015.
- Truyền thông nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền cộng đồng và bản thân trẻ em tại những vùng khó khăn, vùng dân tộc, miền núi về chính sách của Đảng, Nhà nước, Thành phố đối với công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
- chính sách vùng dân tộc, miền núi.
- Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật thiết yếu, công trình văn hóa xã hội để tạo điều kiện cho trẻ em ở những vùng khó khăn, vùng dân tộc, miền núi được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục và phát triển toàn diện trong môi trường tốt.
- Xây dựng mô hình tư vấn pháp luật, tư vấn phát triển kinh tế gia đình và bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại các xã nghèo, vùng dân tộc, miền núi.
- Thiết lập các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí, học tập có chất lượng dành cho trẻ em, triển khai rộng khắp trên địa bàn các xã nghèo, vùng dân tộc, miền núi.
- Nhân rộng mô hình tư vấn pháp luật, tư vấn phát triển kinh tế gia đình và bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn các xã nghèo, vùng dân tộc, vùng khó khăn.
- TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 1.
- Tổ chức khảo sát đánh giá thực trạng nhu cầu của công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại các xã nghèo, dân tộc, miền núi;.
- Tổ chức tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em tại cơ sở.
- Tăng cường và nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao tại cộng đồng thu hút sự tham gia của người dân và trẻ em tới tham gia sinh hoạt.
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan đề xuất, báo cáo UBND Thành phố đầu tư, nâng cấp các cơ sở khám chữa bệnh tại các xã đạt chuẩn quốc gia, ưu tiên các xã nghèo, vùng dân tộc, vùng khó khăn.
- Nâng cao chất lượng khám, điều trị bệnh tại các cơ sở y tế xã, đặc biệt là việc khám và điều trị cho trẻ em.
- Tổ chức các đợt khám miễn phí cho trẻ em định kỳ hàng năm;.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa việc khám, chữa bệnh cho người nghèo, người dân tộc và trẻ em ở những vùng khó khăn.
- Đầu tư kiên cố hóa lớp học ở cả 3 cấp, nâng cấp trang thiết bị giảng dạy, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên để tạo cơ hội cho trẻ em ở những vùng khó khăn, dân tộc, miền núi được tiếp cận với chương trình đào tạo có chất lượng.
- Tập huấn, hướng dẫn hộ nghèo, hộ dân tộc kiến thức, kỹ năng xây dựng kế hoạch sản xuất, áp dụng tiến độ khoa học kỹ thuật để sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập, ưu tiên các hộ gia đình có trẻ em dưới 16 tuổi;.
- Huy động vốn cho các dự án đầu tư cơ sở vật chất, phát triển kinh tế cho các xã vùng khó khăn, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số để nâng cao đời sống của người dân, đặc biệt tạo cơ hội để trẻ em được chăm sóc tốt hơn trong các gia đình.
- Đề xuất kế hoạch phát triển kinh tế, đầu tư hạ tầng kỹ thuật thiết yếu phục vụ sản xuất, dân sinh, ưu tiên cho các xã nghèo, xã vùng dân tộc thiểu số, miền núi.
- Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng, quyết toán nguồn kinh phí thực hiện Đề án “Bảo vệ, chăm sóc và phát triển trẻ em vùng dân tộc, vùng khó khăn trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn .
- Sở Tư pháp: Xây dựng các nội dung tuyên truyền phổ biến Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, các chính sách của Đảng, Nhà nước, của Thành phố đối với trẻ em.
- Tổ chức thực hiện tư vấn trợ giúp miễn phí cho các gia đình và bản thân trẻ em.
- Xây dựng điểm tư vấn thuận tiện để người dân và trẻ em dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ tư vấn miễn phí..
- Ban Dân tộc.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động bà con đồng bào dân tộc thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và Thành phố trong đó đặc biệt quan tâm tới việc thực hiện các quyền của trẻ em, tạo điều kiện để trẻ em được phát triển trong môi trường thuận lợi.
- Phối hợp với cơ quan chức năng tham mưu, đề xuất ban hành các chính sách đối với nhóm trẻ em thuộc đồng bào dân tộc.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách của Đảng, Nhà nước và thực hiện Đề án này đối với trẻ em dân tộc.
- Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn Thành phố, đặc biệt là đối với các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, xã có nhiều đồng bào dân tộc, xã miền núi.
- Tăng cường vận động, xây dựng và quản lý hiệu quả các quỹ thuộc quyền quản lý để hỗ trợ cho trẻ em đang phải chịu thiệt thòi ở những gia đình nghèo, xã vùng dân tộc thiểu số, miền núi.
- Vận động các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nhận nuôi đỡ đầu, trao học bổng cho trẻ em ở những xã khó khăn.
- Vận động, hướng dẫn cách thức làm ăn cho các hộ nghèo, hộ dân tộc miền núi để phát triển kinh tế gia đình, giúp họ có điều kiện để chăm sóc con được tốt hơn.
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao thuộc ngành dọc để nâng cao đời sống tinh thần cho người dân đặc biệt là trẻ em ở những địa bàn còn khó khăn.
- Xây dựng các mục tiêu chăm sóc, phát triển trẻ em vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương