« Home « Kết quả tìm kiếm

Rừng ngập mặn, Sinh kế và biển đổi khí hậu tại Hoành Bồ, Quảng Ninh


Tóm tắt Xem thử

- RỪNG NGẬP MẶN, SINH KẾ VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI HOÀNH BỒ, QUẢNG NINH.
- Vùng ven biển có rừng ngập mặn là khu vực tập trung đông dân cư sinh sống lâu đời.
- Rừng ngập mặn (RNM) đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với bảo tồn đa dạng sinh học vùng ven biển, mà còn đối với sinh kế và an sinh của người dân địa phương.
- Bên cạnh việc góp phần nâng cao cơ sở hạ tầng, đời sống của người dân địa phương, các hoạt động kinh tế cũng đưa đến những tác động tiêu cực nhất định đến môi trường và các hệ sinh thái ven biển, trong đó có rừng ngập mặn..
- Kết quả của một nghiên cứu về biến đổi khí hậu và hệ sinh thái rừng ngập mặn (EMF) tại Việt Nam cho thấy, có 6 yếu tố ảnh hưởng đến hệ sinh thái nhạy cảm này: (1) nhiệt độâ.
- Đặc biệt, mực nước biển tăng, nhất là vào những ngày mà cơn bão kết hợp với triều cường có thể gây ra thiệt hại lớn đến tài sản của các cộng đồng ven biển và xói lở bờ biển, bao gồm cả các vùng rừng ngập mặn phòng hộ.
- Mực nước biển tăng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho một số cây rừng ngập mặn phát tán bằng cách xâm nhập vào đất liền và đất nông nghiệp, từ đó có thể ảnh hưởng đến sản lượng lương thực và đa dạng sinh học.
- Mực nước biển dâng cũng sẽ cản trở việc tích tụ phù sa ở các bãi triều, ảnh hưởng đến sự tái sinh tự nhiên của một số loài cây ngập mặn như Mắm (Avicennia).
- Do sự dâng cao mực nước biển, các trang trại nuôi trồng thủy sản sẽ phải di dời do xâm mặn, làm giảm diện tích rừng ngập mặn, sẽ làm mất môi trường sống cho các loài sinh vật nước ngọt..
- việc bảo vệ, quản lý tốt rừng ngập mặn ngày càng trở thành vấn đề cấp thiết ở vùng ven biển nói chung và ở huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh nói riêng.
- Tuy nhiên, bài toán mâu thuẫn giữa lợi ích của việc bảo tồn và phát triển kinh tế, sinh kế cho cộng đồng ven biển vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng, dẫn đến nhiều khó khăn trong công tác quản lý, phát triển rừng ngập mặn.
- Để có thể bảo vệ rừng ngập mặn một cách bền vững thì những giải pháp đưa ra phải thực sự xuất phát từ thực tế của địa phương, từ điều kiện cuộc sống người dân, cũng như vai trò của các bên liên quan đến rừng ngập mặn.
- Vì vậy, trong nghiên cứu này, vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn, sinh kế và vai trò của các bên tham gia trong phát triển kinh tế-xã hội, sinh kế cũng như khai thác, sử dụng tài nguyên rừng ngập mặn ở huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh sẽ được phân tích, nhằm cung cấp thông tin cho việc xây dựng khuyến nghị cho các hoạt động phát triển sinh kế bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và thúc đẩy quản lý tài nguyên thiên nhiên trong khu vực rừng ngập mặn..
- HIỆN TRẠNG RỪNG NGẬP MẶN HOÀNH BỒ - QUẢNG NINH VÀ VAI TRÒ ĐỐI VỚI SINH KẾ.
- Rừng ngập mặn ven biển không chỉ tạo thuận lợi cho nuôi dưỡng và sinh sản của nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá, tôm và bông thùa, xá sùng.
- Vì vậy, việc bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn ven biển là rất quan trọng, vì các lý do xã hội và môi trường cũng như các khía.
- Tổng diện tích rừng ngập mặn ở huyện Hoành Bồ trước 2006 khoảng 800 ha (Bảng 1), gồm chủ yếu là quần xã Đâng và Sú (Rhizophora stylosa, Aegiceras corniculatum), trong đó loài Đâng chiếm ưu thế.
- nghiệp, diện tích rừng ngập mặn ven biển tại huyện Hoành Bồ suy giảm nghiêm trọng, ước tính giảm khoảng 50% so với năm 2006..
- Rừng ngập mặn tại khu vực của huyện chủ yếu là những cây thấp, nhỏ, nghèo về thành phần loài, chất lượng rừng ngập mặn suy giảm do hậu quả của việc suy thoái môi trường, đã tạo ra sự mất cân bằng sinh thái, số lượng nhiều loài hải sản suy giảm, một số loài quý hiếm biến mất hoặc rất hiếm gặp (bông thùa, xá sùng), dẫn đến việc suy giảm đa dạng sinh học.
- Bên cạnh đó, việc quy hoạch trồng lại rừng ngập mặn không được xem xét đầy đủ và chưa hợp lý, bảo vệ và chăm sóc rừng ngập mặn chưa được quan tâm đúng mức, một số nơi trồng cây ngập mặn không đúng kỹ thuật, trồng một số loài chưa phù hợp với địa hình và chất đất ở khu vực bãi bồi..
- Thống kê diện tích rừng ngập mặn theo loại rừng của tỉnh Quảng Ninh năm 2006 Đơn vị tính: ha.
- Hiện trạng rừng ngập mặn ở huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh .
- quanh gốc các cây ngập mặn.
- Ở một số huyện thuộc tỉnh Quảng Ninh như Tiên Yên, Yên Hưng, qua điều tra, khảo sát thực địa tại địa phương cho thấy, những vùng đất bỏ hoang, trong đó có các đầm tôm bỏ hoang không trồng rừng ngập mặn thì môi trường đất, nước bị ô nhiễm và không thấy xuất hiện một số loài hải sản trong vùng rừng ngập mặn như ngao, sò, tôm, cua.
- Từ khi thu hồi số diện tích đất bỏ hoang này và trồng rừng ngập mặn (Đồng Rui, Tiên Yên, Quảng Ninh, 2008 và 2009) đã thấy xuất hiện các loài hải sản như ngao, ngán, cua, còng, tôm, cá, v.v.
- Môi trường đã được cải thiện rõ rệt, cây sinh trưởng tốt, thậm chí một số nơi còn nuôi ong lấy mật từ hoa của các cây rừng ngập mặn..
- Ở xã Thống Nhất nói riêng và vùng rừng ngập mặn huyện Hoành Bồ nói chung, tuy chưa có số liệu nghiên cứu và thống kê đầy đủ, nhưng qua điều tra sơ bộ, phỏng vấn trực tiếp người dân thường xuyên đánh bắt hải sản trong vùng rừng ngập mặn và khảo sát thực địa cho thấy, sau 1 đến 2 năm trồng rừng ngập mặn, trên các bãi bồi đã có xuất hiện các nguồn con giống như ốc, ngao, ngán, cua con.
- CÁC BÊN THAM GIA TRONG VIỆC HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG VÀ QUẢN LÝ RỪNG NGẬP MẶN.
- Rừng ngập mặn ven biển được coi là một loại hình đất ngập nước.
- Tại cấp tỉnh, thành phố, việc quản lý rừng ngập mặn do Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đảm nhận.
- Ở Quảng Ninh, cấp tỉnh tham gia tích cực vào công tác phục hồi rừng ngập mặn.
- Số đơn vị, tổ chức cấp xã tham gia vào việc quản lý rừng ngập mặn khá lớn, bao gồm: Ủy ban nhân dân các xã, Hội Chữ thập Đỏ, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, tổ trồng và bảo vệ rừng ngập mặn và cộng đồng địa phương (đại diện là các nhóm khai thác tài nguyên vùng rừng ngập mặn/bãi bồi).
- Một số đơn vị, tổ chức trong nước và quốc tế như Trung tâm Nghiên cứu Hệ sinh thái Rừng ngập mặn (MERC.
- Đại học Quốc gia Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, BirdLife, Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam và Hiệp hội Trăng Lưỡi liềm Đỏ Quốc tế đã tích cực trực tiếp đóng góp vào công tác phục hồi, quản lý rừng ngập mặn thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học, hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò của rừng ngập mặn đối với đa dạng sinh học, bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên rừng ngập mặn.
- Tuy nhiên, hiệu quả đạt được chưa cao do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc quy hoạch và sự thống nhất trong quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn ở các cấp..
- Có thể thấy rằng, việc quản lý rừng ngập mặn gắn liền với sự phát triển của cộng đồng, với các hoạt động sản xuất ở vùng bãi bồi ven biển, vùng rừng ngập mặn.
- Tác động, nhận thức của các bên tham gia, của các tổ chức xã hội rất quan trọng, vì trực tiếp hoặc gián tiếp, họ có những tác động đáng kể đến tài nguyên bãi bồi và rừng ngập mặn.
- Quản lý rừng ngập mặn gắn liền với phát triển cộng đồng và các hoạt động khai thác, đánh bắt nguồn lợi từ các bãi bùn lầy vùng rừng ngập mặn ven biển.
- Kết quả thảo luận cho thấy 70% thu nhập của hộ gia đình từ việc khai thác và đánh bắt hải sản từ vùng rừng ngập mặn.
- Những tác động và nhận thức của các bên liên quan và các tổ chức xã hội là rất quan trọng, bởi vì các hoạt động của họ liên quan cả trực tiếp và gián tiếp đến nguồn tài nguyên vùng rừng ngập mặn..
- Để có thể xác định mối quan hệ trực tiếp của cộng đồng tới rừng ngập mặn, ta có thể xem xét các bên liên quan trên cơ sở các tổ chức hoặc một nhóm người có những hoạt động trực tiếp (như sản xuất, bảo vệ, quản lý, v.v.
- ở vùng rừng ngập mặn.
- Trong quá trình thảo luận, có thể xác định được các tổ chức/nhóm người có liên quan chặt chẽ đến khai thác, bảo vệ và quản lý rừng ngập mặn tại Hoành Bồ, như sau:.
- Bên cạnh đó, các thành viên của tổ tham gia vào việc tuyên truyền về vai trò của rừng ngập mặn với môi trường và sinh kế..
- Họ thường ra vùng rừng ngập mặn để khai thác các loài hải sản tự nhiên.
- Trong quá trình bắt, họ sử dụng tay hoặc các dụng cụ nhỏ, thô sơ ở khu vực rùng ngập mặn và bãi triều, trong số đó, có một số thường xuyên đi đánh bắt, còn lại phần lớn là những người đi bắt vào những lúc rảnh rỗi, nông nhàn.
- l Tổ trồng vào bảo vệ rừng ngập mặn (8).
- l Nhóm người làm đầm, vây: Nhóm này là những người chủ nuôi trồng hải sản trong và ven rừng ngập mặn dưới hai hình thức: (i) làm đầm nuôi tôm, cua, cá.
- Những người này có thể có tác động xấu đến hệ sinh thái rừng ngập mặn như phá rừng, sử dụng hóa chất, thải ra các chất gây ô nhiễm môi trường nước..
- Do đó, nhóm chính quyền và các tổ chức xã hội có thể được gộp lại thành một nhóm để thể hiện các hoạt động do UBND, các tổ chức xã hội, các tổ chức phi Chính phủ triển khai có liên quan đến rừng ngập mặn..
- Có thể thấy, phần lớn các tổ chức/nhóm người đều có những hoạt động có lợi và không có lợi cho việc phục hồi và bảo vệ rừng ngập mặn.
- NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ VAI TRÒ CỦA RỪNG NGẬP MẶN.
- Người dân địa phương đang đặc biệt lo lắng về tăng mực nước biển và sự sống còn của rừng ngập mặn.
- Nếu bảo tồn và quản lý rừng ngập mặn được thực hiện tốt, các đầm nuôi trồng hải sản, bờ đê sẽ được bảo vệ tốt hơn trong gió bão.
- Trong các cuộc thảo luận với người dân địa phương sống ở ven biển, các quan điểm của người dân địa phương về các dịch vụ hệ sinh thái rừng ngập mặn có thể được tóm tắt như sau:.
- l Giúp cải thiện điều kiện vi khí hậu trong khu vực: Rừng ngập mặn tồn tại và phát triển làm mát và dễ chịu hơn so với những nơi không có rừng ngập mặn hoặc chỉ còn diện tích nhỏ, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng.
- Ngoài ra, một số lượng lớn CO 2 thoát ra từ các khu công nghiệp được cây rừng ngập mặn hấp thụ, góp phần điều hòa khí hậu..
- l Cung cấp thực phẩm, chăn nuôi và nuôi dưỡng các loài hải sản ven biển, là nơi trú ẩn cho các loài chim di trú: Rừng ngập mặn cung cấp nguồn thực phẩm cho con người (tôm, cua, sò, cá và mật ong)..
- l Góp phần giảm thiểu tác động của gió, bão: Điều này có thể được nhìn thấy rõ ràng nhất, qua một số cơn bão đổ bộ vào địa phương đã chứng minh rằng khu vực có rừng ngập mặn bị ảnh hưởng ít, đê biển ít bị xói mòn..
- l Tăng lắng đọng trầm tích và mở rộng đất: Mỗi năm, bãi triều mở rộng hàng chục mét nhờ hệ thống rễ của cây ngập mặn như một cái “bẫy” thu giữ phù sa, đất, giúp mở rộng bãi triều và đồng thời làm giảm đáng kể sức mạnh của sóng khi sóng to đánh vào bờ..
- Một điều rất quan trọng khi thảo luận với họ là làm thế nào để bảo tồn rừng ngập mặn tại khu vực địa phương, rừng ngập mặn có vai trò quan trọng trong việc tạo thu nhập cho người dân (70% thu nhập của họ là từ các khu rừng ngập mặn và tài nguyên ven biển).
- Họ hiểu giá trị và vai trò của sự tồn tại của rừng ngập mặn liên quan đến đời sống của cộng đồng người dân sống ở các vùng ven biển..
- Trong quá trình thảo luận với người dân về vai trò của rừng ngập mặn ứng phó với biến đổi khí hậu, hầu hết trong số họ không biết nhiều về biến đổi khí hậu và những tác động của biến đổi khí hậu..
- Nhưng khi nói về vai trò của rừng ngập mặn liên quan đến việc bảo vệ đê, chống xói mòn, điều hòa khí hậu, kiểm soát và phòng ngừa thiệt hại do thiên tai thì hầu hết trong số họ hiểu và khẳng định vai trò của rừng ngập mặn là rất quan trọng để đối phó với biến đổi khí hậu.
- Sự tồn tại của rừng ngập mặn cung cấp an.
- Người dân sẵn sàng tham gia trồng rừng ngập mặn và trồng rừng ngập mặn là giải pháp an toàn cho người dân ven biển..
- CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG VIỆC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG NGẬP MẶN.
- Để hiểu được những khó khăn trong việc bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn mà cộng đồng địa phương phải đối mặt, phương pháp phân tích SWOT (điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội - mối đe dọa) được áp dụng trong nghiên cứu này.
- Tình trạng quản lý và bảo tồn rừng ngập mặn ở địa phương hiện nay chưa hiệu quả.
- Nguyên nhân chủ yếu là chưa có một quy chế thống nhất về bảo vệ rừng ngập mặn, cùng với sự phát triển, xây dựng các khu công nghiệp.
- Vì vậy, nhiều diện tích rừng ngập mặn bị phá hủy và chuyển đổi sang mục đích khác..
- Hậu quả là diện tích rừng ngập mặn bị suy giảm, môi trường bị ô nhiễm, xói lở bờ biển, bờ sông đang diễn ra, môi trường ngày càng xấu đi, làm suy giảm nguồn tài nguyên đa dạng sinh học và làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân địa phương..
- Nếu để tình trạng khai thác và quản lý rừng ngập mặn ở Hoành Bồ hiện nay kéo dài, thì diện tích rừng ngập mặn tiếp tục bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng, nguồn tài nguyên cạn kiệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương, nhất là với người nghèo..
- Người dân địa phương có kinh nghiệm trong việc chọn giống cây, trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng ngập mặn.
- Có kiến thức và kinh nghiệm trong việc trồng và bảo vệ rừng ngập mặn;.
- Hiểu biết về vai trò của rừng ngập mặn (rừng ngập mặn là một nguồn tài nguyên thiên nhiên qúy, giúp tăng thu nhập.
- rừng ngập mặn bảo vệ..
- Hầu hết mọi người trong cộng đồng hỗ trợ bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn..
- Đô thị hóa, lập khu công nghiệp mới, khu vực rừng ngập mặn bị thu hẹp;.
- Thiếu sự tham gia của người dân địa phương trong việc quy hoạch các khu vực trồng rừng ngập mặn;.
- Phân công vai trò và trách nhiệm bảo vệ là không rõ ràng..
- Chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và bảo vệ đất ngập nước;.
- Người dân hiểu giá trị của sự tồn tại rừng ngập mặn..
- Thiếu ngân sách ổn định đất trồng rừng ngập mặn;.
- liên quan đến bảo vệ môi trường và bảo vệ vùng đất ngập nước, các cộng đồng địa phương cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn.
- Trong số đó, có xung đột về sử dụng đất cho các mục đích khác nhau và thiếu quỹ đất để trồng rừng ngập mặn.
- Vấn đề này có thể được giải quyết nếu chính quyền địa phương có thể hài hòa các hoạt động để điều hòa các nhu cầu của từng lĩnh vực, cũng như để xem xét tầm quan trọng của rừng ngập mặn trong việc cải thiện sinh kế bền vững, cũng như để ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Bảo tồn và phát triển tài nguyên đa dạng sinh học có liên quan đến sinh kế của các cộng đồng địa phương..
- l Cần có quy chế thống nhất về bảo vệ rừng ngập mặn trong khu vực..
- l Thử nghiệm các tiếp cận mới trong trồng rừng ngập mặn ở địa phương, trong đó chú trọng đến loài cây trồng, địa điểm, mùa vụ, kỹ thuật, bắt chước sự tái sinh thành công của thiên nhiên..
- Hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Hoành Bồ tác động trực tiếp đến nguồn lợi thủy sản trong vùng..
- Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy, có rất nhiều đơn vị, tổ chức và các nhóm cộng đồng dân địa phương có liên quan chặt chẽ tới công tác phục hồi, phát triển rừng ngập mặn trong bối cảnh phát triển chung của cộng đồng địa phương.
- Mối quan hệ của các bên tham gia tới sự phát triển chung của cộng đồng, cũng như sự phát triển của rừng ngập mặn nói riêng khá đa dạng và có mức độ rất khác nhau.
- Trong công tác quản lý rừng ngập mặn, các bên tham gia cũng có thể có những tác động tích cực và tiêu cực tới rừng ngập mặn, cũng như có thể nảy sinh những mâu thuẫn trong quá trình hoạt động.
- Hơn nữa, việc có được những giải pháp quản lý, phát triển rừng ngập mặn hợp lòng dân sẽ nâng cao rất nhiều hiệu của các biện pháp này..
- Việc quản lý và tham gia của cộng đồng địa phương vào việc khôi phục và sử dụng bền vững các chức năng phòng hộ và các dịch vụ hệ sinh thái do rừng ngập mặn cung cấp ở huyện Hoành Bồ còn nhiều hạn chế và chưa được quan tâm đúng mức.
- Việc duy trì và tăng cường hiệu quả chức năng phòng hộ của đai rừng ngập mặn và cung cấp các sinh kế cho cộng đồng người dân chưa có hiệu quả và có nhiều mâu thuẫn.
- Vì vậy, việc chia sẻ các lợi ích thu được từ hệ sinh thái rừng ngập mặn không được bền vững.
- Đây mới chỉ là những kết quả ban đầu về giá trị, vai trò của hệ sinh thái rừng ngập mặn liên quan đến sinh kế của người dân ven biển huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh.
- Cần có những điều tra nghiên cứu sâu và rộng hơn trong lĩnh vực này, nhất là nghiên cứu về vấn đề sinh kế bền vững của người dân sống trong vùng rừng ngập mặn trong bối cảnh có sự tác động xấu của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.