« Home « Kết quả tìm kiếm

RUỘNG BẬC THANG Ở VIỆT NAM NHỮNG LỢI THẾ VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG


Tóm tắt Xem thử

- RUỘNG BẬC THANG Ở VIỆT NAM.
- canh tác ruộng bậc thang (Hmông, Dao.
- Ruộng bậc thang là sáng tạo của những cư dân địa phương dựa vào địa hình đồi núi để tạo ra các thửa ruộng dưới dạng phân cấp các bậc thang.
- Sự ra đời của phương thức canh tác ruộng bậc thang đã có những cống hiến to lớn đối với sự phát triển kinh tế ở những vùng miền nơi các cư dân tại đó canh tác.
- Trước đây các nghiên cứu về ruộng bậc thang.
- mới chỉ đề cập đến loại hình này như là một phương thức canh tác của cư dân miền núi, song trên thực tế ruộng bậc thang là một sự sáng tạo phi thường, một biểu tượng văn hóa thể hiện tính thích ứng tuyệt vời của con người với môi trường vùng núi.
- Ở Việt Nam, loại hình canh tác ruộng bậc thang được các cư dân vùng miền núi thực hành ngay từ khi những tộc người này di cư và sinh sống ở đây, điển hình là các tộc người Hà Nhì ( Lào Cai, Lai Châu), người Hmông ( Lào Cai, Yên Bái), người Dao ( Lào Cai, Hà Giang), người La Chí ( Hà Giang), người Mnông ( Đắc Lắc)..
- Nhìn ra thế giới, loại hình ruộng bậc thang được coi là phổ biến đối với các cư dân sinh sống ở vùng đồi núi đất.
- Trên thực tế, ruộng bậc thang không chỉ dừng lại ở vẻ đẹp cảnh quan mà còn có nhiều giá trị cần được bảo tồn và phát huy các lợi thế trong tương lai.
- Trong bài viết này này tôi sẽ nêu ra một số lợi thế của ruộng bậc thang trên các phương diện là nguồn lợi kinh tế, sáng tạo văn hóa, định canh định cư và bảo vệ môi trường, ruộng bậc thang trong chính sách tam nông, bảo tồn phát triển bền vững ruộng bậc thang ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Ruộng bậc thang, nguồn lợi kinh tế.
- Có thể nói rằng, ruộng đất là yếu tố quan trọng để con người dựa vào đó để sinh tồn và phát triển.
- Trong qui mô một huyện miền núi có thể đưa ra số liệu sau đây để chứng minh vai trò của ruộng bậc thang là rất quan trọng.
- Đối với quy mô toàn huyện Sa Pa, ruộng lúa có 2.328,96 ha chiếm 43,58% trong tổng số đất sản xuất nông nghiệp là 5.343,37 ha góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho 45.259 người (phòng thống kê Sa Pa năm 2006), hiện nay gần 100% ruộng lúa ở Sa Pa là ruộng bậc thang.
- Đối với những cư dân miền núi ruộng bậc thang là cơ sở sản xuất lúa gạo ổn định, đó chính là nguồn sống chính, là sức mạnh của dòng tộc, ruộng bậc thang còn là của hồi môn cho con cháu.
- Đối với từng hộ gia đình, ruộng bậc thang được coi là tài sản quí báu..
- Ruộng bậc thang còn được coi là tài sản vô giá, người nông dân ở vùng cao thường đông con cái, nhiều gia đình được coi là có nhiều ruộng cũng không đủ để chia cho con cái, mặc dù ruộng có thể chuyển nhượng hoặc mua bán, nhưng người ta rất hiếm khi tiến hành công việc này.
- Từ đời cố Lò Chỉn Xin đến đời cháu nội ông Lò Quẩy Vảng là 6 đời, bình quân mỗi đời nối nhau 25 năm, tính đến nay cũng được 6 đời cùng giữ gìn và khai thác trên mảnh ruộng bậc thang này.
- Tôi không biết vì thế mà cố nội tôi nghĩ ra cái cách làm ruộng bậc thang hay khôngchỉ biết khi ông nội ra ở riêng thì cụ cố Xin chia cho thửa ruộng bậc thang làm vốn sinh sống.
- Được biết dòng họ Lò Quẩy ở xã Trung Chải có truyền thống khai ruộng bậc thang đẹp và hiện nay bên cạnh triền ruộng với 121 bậc còn có nhiều thửa khác liền kề cũng thuộc quyền sở hữu của dòng họ này là tài sản của con cháu 12 hộ gia đình.
- Trong sự phát triển của lịch sử loài.
- Các tộc người ở Việt Nam với hoạt động kinh tế nông nghiệp lấy canh tác ruộng bậc thang làm phương thức sản xuất chính trước hết nhằm đảm bảo lương thực cho sự duy trì sự sống.
- Ruộng bậc thang được người dân coi là tài sản cố định của gia đình và cộng đồng, là phần tài sản kế thừa được chuyển lưu từ đời này sang đời khác..
- Khi một gia đình sở hữu một số ruộng bậc thang lớn thì cung cách sinh họat cũng khác những gia đình ít hoặc không có ruộng.
- Xét ở góc độ vật chất, ruộng bậc thang đựơc coi như một tiêu chí quan trọng nhất đánh giá sự giàu nghèo.
- Quá trình làm ruộng bậc thang của những tộc người miền núi còn được coi là một sáng tạo tuyệt vời của người nông dân vùng cao để nhờ đó họ chung sống thân thiện với thiên nhiên.
- Bằng những thửa ruộng bậc thang hiện hữu, các tộc người vùng cao nơi đây đã chứng minh một điều là họ không ngồi yên một chỗ để chờ các chính sách an ninh lương thực của Nhà nước mà chính họ đang góp phần làm ổn định an ninh lương thực cho từng gia đình, từng cộng đồng.
- Muốn làm an ninh lương thực thì người dân làm ra lương thực phải được an ninh và phải cảm thấy an ninh, mới thấy được ý nghĩa sâu sắc của những hạt lúa chín trên ruộng bậc thang, đây thực sự là vấn đề kinh tế không nhỏ ở vùng cao..
- Ruộng bậc thang sáng tạo văn hóa.
- Canh tác ruộng bậc thang còn là sáng tạo văn hóa của nhiều tộc người ở vùng cao.
- Nhưng từng thế hệ nối tiếp nhau đã biết cách tạo ra nguồn nước từ khe suối, tích nước từ những cơn mưa rồi dẫn theo mương máng quanh co chảy về biến những sườn núi dốc cheo leo thành những thửa ruộng bậc thang kì vỹ.
- Mỗi khi chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang hùng vĩ, người ta sẽ có cảm giác chủ nhân của những thửa ruộng này vừa là nghệ nhân, vừa là nghệ sỹ, vừa là kiến trúc sư vì cùng m ột lúc họ đã giải quyết những khâu quan trọng: hệ thống thủy lợi tinh vi, qui trình khai khẩn và canh tác lúa nước trên thế đất dốc, vận chuyển và bảo vệ thành quả lao động tại từng hộ gia đình..
- Một trong những lý do khiến nhiều người nghiên cứu, quan tâm đến ruộng bậc thang chính là câu chuyện văn hóa lúa nước mang sắc thái rất riêng của các tộc người vùng cao.
- Quần thể ruộng bậc thang còn chứng minh không chỉ có những tộc người sống ở vùng thấp và vùng giữa mới có văn minh lúa nước mà các tộc người vùng cao cũng làm lúa nước rất tài giỏi.
- Khi họ di cư đến môi trường sinh thái mới, họ trải qua nhiều va chạm trong cuộc sống, cọ xát trong môi trường khí hậu khắc nghiệt, thiên tai nặng nề, họ đã biết cách vượt lên, phải có một sự phấn đấu không hề mệt mỏi và sức sáng tạo phi thường họ mới tạo ra được những triền ruộng bậc thang khi chưa có một hình mẫu, một chủ trương, chính sách nào..
- Khi nghiên cứu ruộng bậc thang cần chú ý đến địa danh của một số làng được gắn với tên của ruộng.
- Có thể nói một số địa bàn có các tộc người làm ruộng bậc thang là mảnh đất đón đầu những đợt di cư của các tộc người thiểu số.
- Điều có thể khẳng định rằng, ruộng bậc thang đối với người Hmông, người Dao, người Giáy thường gắn tên với người chủ hộ, họ thường nói là ruộng nhà ông Gà, ruộng nhà ông Sử, ruộng nhà ông Sình… Nhưng ruộng bậc thang lại nằm trên các địa vực của các làng có tên cụ thể thường gắn liền với các yếu tố sau:.
- Ruộng bậc thang của các tộc người còn được coi như một bảo tàng sống của nền văn minh lúa nước miền núi.
- Với hàng loạt các địa hình từ vùng thấp, vùng giữa đến vùng cao là các thay đổi về cảnh quan văn hóa đó là các ruộng bậc thang cao như ở Mù Cang Chải (Yên Bái), Hoàng Su Phì (Hà Giang), vùng giữa như Thanh Kim, Thanh Phú (Sa Pa-Lào Cai) đến các ruộng mang tính chất tương đối bằng phẳng như Tả Phìn, Tả Van ( Sa Pa-Lào Cai).
- Trong quá trình khai khẩn và canh tác ruộng bậc thang có rất nhiều câu tục ngữ, ca dao, câu đối, các bài hát dân gian được người dân sáng tạo trong quá trình lao động sản xuất.
- Ruộng bậc thang còn có ý nghĩa trong vấn đề phát triển du lịch.
- Ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải, Hoàng Su Phì, Sa Pa có thể so sánh với ruộng bậc thang ở vùng Cordillera, quần đảo Luzon (Philippin) với chủ nhân là người Iphugao, được.
- Ruộng bậc thang của người Hà Nhì ở vùng Ailao, Nguyên Dương tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) được công nhận là di sản cảnh quan văn hóa thế giới năm 2008.
- Ruộng bậc thang ở Việt Nam với các vùng nêu trên, nằm trong hệ sinh thái nhân văn, bao gồm các yếu tố: khí hậu cận nhiệt đới, bức tranh văn hóa tộc người đa sắc màu với những nhóm cư dân thân thiện, nhiệt tình như người Hmông, Dao, Giáy, Hà Nhì.
- Có rất nhiều khách du lịch đến với những vùng có ruộng bậc thang nổi tiếng ở Việt Nam như Mù Cang Chải, Sa Pa hay Hoàng Su Phì chỉ để quan sát ruộng bậc thang vào các thời điểm cày bừa, cấy lúa và thu hoạch để tận hưởng các sắc thái màu sắc mà con người nơi đây tạo ra trong sức lao động phi thường và óc thẩm mỹ sáng tạo.
- Khi quần thể ruộng bậc thang ở Việt Nam, điển hình là Sa Pa, Mù Cang Chải trong tương lai được UNESCO công nhận là di sản văn hóa cảnh quan của thế giới, nó sẽ mở cánh cửa ra bên ngoài để thu hút thêm.
- Ruộng bậc thang với định canh định cư và bảo vệ môi trường.
- Có thể coi ruộng bậc thang là một kết quả tốt đẹp mà con người đã tạo ra trong một phức hợp sinh thái điển hình ở vùng núi cao.
- Trong hoàn cảnh đó, đối với canh tác trên đất dốc, ruộng bậc thang ra đời đã phát huy ưu thế của nó so với canh tác nương rẫy..
- Ruộng bậc thang với ưu điểm của nó, có vị trí hết sức quan trọng trong việc định canh định cư cho các tộc người thiểu số ở vùng núi cao Việt Nam.
- Nếu so sánh với những cư dân canh tác ruộng bậc thang thì mật độ dân cư ở đây cao hơn nhiều.
- Do tính ổn định về năng suất của ruộng nước mà ruộng bậc thang có vị trí đặc biệt quan trọng trong định canh định cư.
- Hầu hết các vùng núi cao nơi các tộc người sinh sống khi quan sát, người ta sẽ thấy rõ bộ mặt đa dạng của nương, rẫy và ruộng bậc thang, thể hiện sự đa dạng về điều kiện tự nhiên ở các vùng miền này.
- Từ thực tế đó cho thấy chỉ có ruộng bậc thang và cây lúa nước gieo trồng trên ruộng cho năng suất cao và ổn định mới có thể.
- Theo kinh nghiệm của một số cư dân người Hmông thường một mảnh nương chỉ làm tối đa được 3 vụ, nếu làm tiếp năng suất cây trồng sẽ rất thấp, còn làm ruộng bậc thang với trình độ thâm canh cây lúa nước thì có thể gieo trồng được cả đời người.
- Do tính ổn định của đối tượng sản xuất mà ruộng bậc thang được coi là tiêu chí quan trọng nhất đảm bảo an ninh lương thực.
- Ruộng bậc thang có thể khai thác một lần và canh tác được nhiều lần, ruộng bậc thang còn được coi như tài sản và xác định được quyền sở hữu tư nhân, thực hiện việc mua bán - chuyển nhượng đó chính là yếu tố giữ chân con người và là tiền đề vững chắc để các tộc người vùng cao định canh định cư..
- Từ đỉnh đồi hay lưng chừng núi ruộng bậc thang đã chia cắt bề mặt rừng (rừng và núi đồi đi đôi với nhau, bề mặt núi đồi là rừng) thành các thửa to nhỏ với những bờ ruộng để ngăn sự xói mòn, và chống sự rửa trôi màu mỡ.
- Với các lý do như trên khi nghiên cứu ruộng bậc thang trong hệ thống ruộng bậc thang ở Việt Nam ta sẽ thấy rõ ưu điểm của phương thức canh tác này đối với việc bảo vệ rừng..
- Về mặt tự nhiên, khai thác ruộng bậc thang là thay thế chế độ canh tác trên bề mặt của rừng một cách hợp lý nhất..
- Ưu điểm canh tác ruộng bậc thang của một số tộc người thiểu số ở vùng núi cao Việt Nam trong đó có tộc người Hmông, người Dao đã thể hiện đầy đủ những mặt tích cực: đảm bảo sự ổn định về lương thực, là cơ sở cho việc định canh định cư, là phương thức bảo vệ rừng một cách hợp lý và hữu hiệu.
- Việc phát triển ruộng bậc thang ở vùng đồi núi cao là xu.
- hướng phát triển tất yếu, vì trên thực tế một sự thật hiển nhiên là ruộng bậc thang không những mang lại nguồn lợi cho các tộc người thiểu số vùng cao mà còn mang lại nguồn lợi cho cả quốc gia và dân tộc..
- Ruộng bậc thang trong chính sách Tam nông.
- nước ta hiện nay về thực chất là vấn đề phát triển bền vững.
- Việc canh tác ruộng bậc thang ở vùng miền núi nói chung trong thời gian gần đây có liên quan trực tiếp đến “Tam nông”.
- a) Ruộng bậc thang với vấn đề nông nghiệp.
- Từ những phân tích đã nêu ở phần trên chúng tôi có chỉ ra những lợi thế của canh tác ruộng bậc thang trong sản xuất nông nghiệp ở Việt.
- Vấn đề lớn trong nông nghiệp ở vùng núi phía bắc Việt Nam, đặc biệt là canh tác ruộng bậc thang là năng suất lúa gạo còn thấp, tính trung bình chỉ khoảng 3,5 tấn/ [UBND huyện Sa Pa, 2005, tr 37], so với gần 7 tấn/1ha vùng đồng bằng Sông Hồng, thêm vào đó canh tác trên ruộng bậc thang mỗi năm chỉ cấy được một vụ (vụ mùa) nên sản lượng gạo thu được chưa thật sự đáp ứng nhu cầu lương thực của người dân.
- Trong canh tác ruộng bậc thang, nông dân còn phụ thuộc nhiều vào việc mua phân bón, thuốc trừ sâu và giống của một số doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, nông dân không có quyền mặc cả trên thị trường..
- b) Canh tác ruộng bậc thang với vấn đề nông dân.
- Nông dân ở Sa Pa còn nghèo, việc giải quyết giảm nghèo chưa gắn liền với phát triển kinh tế nông thôn nên chưa bền vững và người nông dân còn có thể tái nghèo..
- Đối với các hộ nông dân có diện tích ruộng bậc thang nhiều thì việc thâm canh cây lúa cần được phát huy, các hộ ít ruộng có thể thực hiện phương cách dồn bờ, đổi thửa, giải phóng một bộ phận nông dân, sức lao động tham gia các trang trại trồng thảo quả, trồng rừng và dược liệu.
- c) Canh tác ruộng bậc thang với vấn đề nông thôn.
- Trong quá trình đổi mới đất nước phát triển nông nghiệp là phát triển kinh tế, phát triển nông thôn là phát triển xã hội.
- Nếu ở các vùng miền núi nếu chỉ chú trọng đến phát triển nông nghiệp, đặc biệt là độc tôn cây lúa nước trên ruộng bậc thang thì khó có thể chuyển đổi được cơ cấu kinh tế nông thôn, không tạo thêm được việc làm và không tăng được năng suất lao động, do vậy thu nhập của nông dân còn thấp.
- Phát triển nông nghiệp đòi hỏi phải chuyên nghiệp hóa, nhưng phát triển nông thôn lại phải đa dạng hóa..
- Trong lịch sử, các bản làng có truyền thống nông nghiệp làm ruộng bậc thang đã định cư hàng trăm năm và đã hình thành những tri thức truyền thống trong khai.
- Nhà nước phải hỗ trợ tăng cường năng lực cho các cộng đồng nông thôn để nông dân có thể tham gia vào việc phát triển nông thôn.
- d) Vấn đề phát triển bền vững.
- Trong quá trình thực hiện các chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn ở nhiều quốc gia thì người ta thấy rằng chỉ phát triển kinh tế thì sẽ không bền vững vì các vấn đề về xã hội không được giải quyết.
- trong lĩnh vực “Tam nông” phát triển kinh tế là phát triển nông nghiệp, còn phát triển xã hội là phát triển nông thôn.
- Phát triển kinh tế nhằm mục tiêu tăng trưởng còn phát triển xã hội gắn với nâng cao phúc lợi của người dân.
- Do vậy phát triển không chú ý đến lợi ích của người nông dân là phát triển không bền vững.
- Các giải pháp đầu tư máy móc nhỏ cho phù hợp với địa hình canh tác ruộng bậc thang đã được nông dân đề xuất nhiều, đồng thời việc giữ gìn các giống lúa bản địa cho chất lượng tốt, dinh dưỡng cao cũng đang được thực hiện..
- Bảo tồn ruộng bậc thang trong giai đoạn hiện nay.
- Ruộng bậc thang của các tộc người miền núi là loại hình sản xuất của cư dân địa phương, là sự thích ứng hài hòa giữa tự nhiên và con người.
- Vì vậy, các di sản nông nghiệp ruộng bậc thang của cần được bảo vệ trong cách thức truyền thống là để người nông dân tiếp tục sử dụng các phương pháp cổ truyền trong khai khẩn và canh tác ruộng bậc thang, chỉ có các hoạt động sản xuất lao động mới có thể bảo vệ được hệ thống nông nghiệp truyền thống..
- Khi xác định rõ các lợi thế, các giá trị của ruộng bậc thang trong hiện tại và trong tương lai, chúng tôi nhận thấy trong lĩnh vực bảo tồn ruộng bậc thang cần thiết có sự tham gia tích cực của nhiều đơn vị liên quan và có sự hợp tác một cách chặt chẽ trong một cơ chế hoạt động chung.
- Ruộng bậc thang là một di sản văn hóa, một hệ thống kỹ thuật liên hoàn và phức tạp, rất cần một cơ chế để bảo tồn và phát triển các giá trị đó.
- Cơ chế này có thể được đơn giản tóm tắt là “năm trong một”: thứ nhất là sự tham gia của các tổ chức quốc tế, ruộng bậc thang là di sản văn hóa, di sản nông nghiệp mang tính nhân loại, chúng ta cần sự phối hợp từ các tổ chức Liên Hiệp Quốc, tổ chức liên chính phủ, kỹ thuật và kinh tế bảo tồn và phát triển.
- Thứ 3 là các doanh nghiệp, trên một khu vực kinh tế còn chưa phát triển như ở các vùng miền núi sẽ nhận thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, sự tham gia của các doanh nghiệp có thể đóng vai trò to lớn trong việc phát huy các lợi thế của ruộng bậc thang.
- Thứ 4, đó là các tổ chức khoa học và công nghệ, bởi vì ruộng bậc thang của là một trong nhưng di sản vật thể và phi vật thể, một sáng tạo văn hóa có liên quan đến nhiều lĩnh vực: phát triển bền vững, sinh kế, sinh thái, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, dân tộc học, văn học dân gian, quản lý cộng đồng, du lịch cảnh quan văn hóa và nhiều lĩnh vực khác đều là các vấn đề cần nghiên cứu một cách thấu đáo.
- Khi hiểu rõ những yếu tố này, họ có thể huy động nguồn lực vật chất và tinh thần để đưa ra các quyết định nhằm bảo vệ và phát triển ruộng bậc thang trong mối quan hệ mật thiết với thiên nhiên có trách nhiệm hơn..
- Để bảo tồn những thửa ruộng bậc thang hiện có trong lĩnh vực nông nghiệp có thể đưa ra mô hình phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp hữu cơ là hoàn toàn không sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, không sử dụng các kỹ thuật làm biến đổi gien vấn đề này chính là phục hồi sự đa dạng sinh học và hệ thống sản xuất nông nghiệp thân thiện bền vững..
- Ruộng bậc thang còn là tài nguyên du lịch văn hóa cảnh quan và bức tranh văn hóa tộc đa dạng, đây là những tiền đề để phát triển du lịch..
- Trong thực tế việc phát triển du lịch và phát triển nông nghiệp du lịch sinh thái là một hình thức rất hiệu quả.
- Khi ruộng bậc thang là một thành tố không thể thiếu được trong du lịch sinh thái, Nhà nước phải có cơ chế trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, quảng bá du lịch, tổ chức các dịch vụ vận chuyển sạch, ăn uống, vui chơi giải trí, truyền thông, đồng bộ hóa phát triển kinh doanh.
- Nông dân có thể hưởng lợi từ những dịch vụ đó vì thế sẵn sang tham gia bảo vệ bà phát triển ruộng bậc thang.