« Home « Kết quả tìm kiếm

SÁCH ĐỊA CHÍ Ở MIỀN NAM VIỆT NAM (1954 - 1975)


Tóm tắt Xem thử

- Sách địa chí đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của quốc gia cũng như của các địa phương.
- Truyền thống biên soạn địa chí của nước ta có lịch sử khá lâu đời, từ thế kỷ XV với Dư địa chí của Nguyễn Trãi cho đến thời hiện đại.
- Đặc biệt, những năm gần đây, việc biên soạn địa chí đã được đẩy mạnh trong toàn quốc và bước đầu thu được những thành tựu nhất định.
- Tuy nhiên, chất lượng các công trình địa chí đó không phải không có những bàn luận.
- Việc nhìn nhận lại lịch sử phát triển của việc biên soạn địa chí nước ta trong quá khứ, nhất là những giai đoạn hầu như chưa được nghiên cứu như giai đoạn là rất cần thiết, để từ đó chúng ta rút ra được những bài học bổ ích cho công việc hôm nay..
- Bài viết này đề cập đến sách địa chí được biên soạn và xuất bản ở miền Nam Việt Nam trong những năm trên các mặt: tình hình xuất bản, thể loại, nội dung và cấu trúc, tác giả..
- Tình hình xuất bản sách địa chí.
- Có thể nói, trong khoảng những năm là giai đoạn nở rộ của việc biên soạn sách địa chí ở miền Nam Việt Nam.
- Số lượng tác phẩm được biên soạn và xuất bản đứng đầu trong các thời kỳ, tính cho đến thời điểm hiện nay (8/2008)..
- Nhóm do các toà hành chính, toà thị chính của các địa phương biên soạn và xuất bản, có 28 tác phẩm, cụ thể là (xếp theo thời gian xuất bản): Địa phương chí tỉnh Hà Tiên (Trần Thêm Trung, 1957), Địa chí quận Chợ Gạo (1958), Địa phương chí tỉnh Kiên Giang (1958), Địa phương chí tỉnh Phước Long (1960), Địa phương chí tỉnh Côn Sơn (1961), Địa phương chí tỉnh An Giang Địa phương chí tỉnh Phước Tuy Địa phương chí tỉnh Biên Hoà Địa phương chí tỉnh Phong Dinh (1964), Pleiku ngày nay (1964), Địa phương chí tỉnh Hậu Nghĩa Địa phương chí tỉnh Bến Tre (1965), Địa phương chí tỉnh Bạc Liêu Địa phương chí tỉnh Vĩnh Long Địa phương chí Đà Nẵng (Vũ Lang, Phan Uyên Trang, 1967), Địa phương chí tỉnh Châu Đốc (1968), Địa phương chí thị xã Vũng Tàu Địa phương chí tỉnh Ba Xuyên (1971), Địa phương chí tỉnh Biên Hoà (Trương Văn Nam, 1971), Địa phương chí tỉnh Gia Định (1971), Địa phương chí thị xã Rạch Giá (1973), Địa phương chí tỉnh Gia Định (1973), Địa phương chí tỉnh Vĩnh Bình (1973), Địa phương chí Bình Long (1974), Địa phương chí tỉnh Bạc Liêu (1974), Địa phương chí tỉnh Kon Tum, Địa phương chí phường Xóm Củi - Quận 8 đô thành Sài Gòn (Cao Đức Thanh, Nguyễn Thị Vinh, 1968), Địa phương chí xã Châu Giang (người Việt gốc Chăm)….
- Nhóm do các cá nhân biên soạn và xuất bản, có 36 tác phẩm.
- Trong đó, tác giả có 1 tác phẩm (21 tác giả), tác giả có từ 2 tác phẩm trở lên (3 tác giả với 15 tác phẩm).
- Biên soạn sách địa chí 2.1.
- Sách địa chí trong giai đoạn này đều được biên soạn theo thể loại địa chí tổng hợp, không thấy xuất hiện các thể loại địa chí chuyên ngành như địa chí văn hoá hoặc địa chí văn hoá dân gian như ở một loạt sách địa chí trong cả nước giai đoạn sau năm 1985: Địa chí Vĩnh Phú (1986), Địa chí văn hoá Thành phố Hồ Chí Minh (tập 1:.
- tập Địa chí văn hoá dân gian Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội (1991), Địa chí văn hoá dân gian Nghệ Tĩnh (1995), Địa chí văn hoá Hoằng Hoá (1995), Địa chí văn hoá quận Bình Thạnh (1995), Địa chí văn hoá quận 5 (2000), Địa chí văn hoá làng Mỹ Lợi (2000), Địa chí văn hoá miền biển Quảng Bình (2001), Địa chí văn hoá Yên Khánh (2002), Địa chí văn hoá dân gian Ninh Bình (2004)….
- Điều này phản ánh đúng nhu cầu của các địa phương trước mắt cần có sách địa chí ghi chép nhiều mặt của một địa phương, nên chọn thể loại địa chí tổng hợp 8 và cũng thể hiện trình độ phát triển của địa chí chuyên ngành lúc bấy giờ (chưa đi sâu vào chuyên ngành)..
- Cũng như các sách địa chí được biên soạn dưới thời phong kiến ở nước ta và cho đến tận nay, nội dung sách địa chí trong giai đoạn về cơ bản được chia thành 4 phần lớn, phản ánh các mặt của địa phương trên các phương diện tự nhiên, lịch sử, kinh tế, văn hoá.
- Tuy nhiên, mỗi tác giả lại có cách phân chia chi tiết khác nhau.
- Sau đây, chúng tôi khảo sát qua 3 cuốn sách địa chí tiêu biểu cho mục đích biên soạn cũng như phong cách riêng của tác giả là 3 cuốn sách địa chí: Địa phương chí tỉnh Bạc Liêu, Non nước Khánh Hoà, Gia Định xưa và nay..
- Tín ngưỡng - Đạo giáo + Văn hoá.
- Các nội dung về tự nhiên, lịch sử, văn hoá chỉ được nhắc đến một cách sơ sài..
- Các chuyên khảo (monographie) được biên soạn dưới thời Pháp thuộc trong khoảng thời gian cũng ở trong tình trạng tương tự.
- Không phải ngẫu nhiên mà chương Địa lý tự nhiên được thể hiện đến 37 trang, chiếm 59,67% dung lượng cuốn địa chí.
- hơn cả những sách địa chí được biên soạn trong giai đoạn .
- Lịch sử.
- Cuốn địa chí này có cấu trúc hơi khác so với kiểu thông thường gồm 4 phần chính: địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hoá.
- Tác giả còn đưa cả văn học dân gian, thơ văn để tạo sức hấp dẫn cho những trang viết..
- Đây là sự kết hợp giữa phần văn hoá và một phần lịch sử trong các sách địa chí, mà trong đó phần lịch sử chỉ được thể hiện ở một vài khía cạnh (diên cách, nhân vật).
- Và đây cũng là những nội dung dễ thu hút bạn đọc nên tác giả chú ý dành số trang nhiều nhất trong các phần (148 trang)..
- Cách phân chia các mục trong phần này có kết cấu gần giống với phần kinh tế trong các sách địa chí hiện nay.
- Phụ lục là một sáng tạo trong cơ cấu biên soạn địa chí lúc bấy giờ (hiện nay đã rất phổ biến), giúp chuyển tải những thông tin không thể đặt ở các phần “chính văn”..
- Đến Non nước Khánh Hoà, nội dung và cấu trúc sách địa chí thuộc dạng này đã có những bước tiến đáng kể so với sách địa chí do các toà hành chính tổ chức biên soạn: lượng thông tin đa dạng, phong phú.
- Lòng yêu quê hương đất nước cũng được các tác giả “phả hồn”.
- vào từng trang viết, quyền chủ động biên soạn thuộc về quyền của tác giả, khác xa loại địa chí của chính quyền với những gò bó về khuôn khổ và cách thể hiện.
- Do vậy, mục đích của nó là cung cấp thông tin về địa phương, qua đó giáo dục tình yêu bản quán qua những trang sách địa chí..
- Phần thứ sáu: Các bộ môn văn hoá nghệ thuật, thể thao (35 trang).
- Đến Gia Định xưa và nay, Huỳnh Minh - tác giả của 10 cuốn địa chí về Nam Bộ - đã có cách phân chia khác, bao gồm 7 phần, khác với kết cấu phổ biến gồm 4 phần chính của các sách địa chí.
- Các nội dung về lịch sử, diên cách được tác giả lồng ghép với nhau trong phần thứ nhất, bao gồm cả tự nhiên dưới tên gọi phần Lịch sử (24 trang).
- Các nội dung về văn hoá được trình bày trong 245 trang: di tích, giai thoại, địa danh, tôn giáo (96 trang), văn hoá nghệ thuật, thể thao… phản ảnh bề dày văn hoá của một địa phương so với các tỉnh khác ở miền Nam..
- Trong cuốn sách địa chí này không thấy đề cập đến các nội dung kinh tế, chỉ có mục Sản phẩm nổi tiếng của tỉnh Gia Định nhưng lại trình bày dưới góc độ văn hoá..
- 2.3 Tác giả.
- Đối với những sách địa chí do chính quyền tổ chức biên soạn, gần như theo một công thức chung, với những khuôn mẫu đã định sẵn, do tính mục đích của nó..
- Trong khi đó, sách địa chí do các tác giả tự biên soạn và xuất bản 9 , thường thể hiện tính sáng tạo của cá nhân thể hiện ở các mặt: nội dung phản ánh, dung lượng thông tin, cấu trúc, trình độ, quan điểm biên soạn….
- Các chương mục trong hai cuốn địa chí này được phân chia gần giống với kết cấu mà các địa chí các tỉnh đã và đang biên soạn hiện nay.
- Phương pháp viết địa chí của nhà văn là “đi tới.
- Ông chọn cho mình cách tiếp cận từ góc độ văn hoá dân gian, cho nên có thể xếp 2 cuốn địa chí này vào dạng địa chí văn hoá dân gian cũng không sai tiêu chí..
- Và những cuốn địa chí mà ông biên soạn thường liên quan đến những nơi ông đã công tác hoặc sống một thời gian dài, có điều kiện tìm hiểu phong thổ.
- Năm 1962, làm việc ở Ty điền địa Phú Yên và có 7 năm lăn lộn ở vùng đất này, để năm 1964 ông cho ra mắt bạn đọc cuốn địa chí đầu tay Non nước Phú Yên (1964).
- Tuy là sách địa chí nhưng lại có sức hấp dẫn, bởi ông vừa dẫn ta thăm cảnh, vừa giảng giải kết hợp với trình bày tư liệu..
- Huỳnh Minh với một loạt địa chí gồm 10 cuốn viết về các tỉnh miền Nam, được xuất bản có chung tiêu đề ”xưa và nay”, được in trong từ năm 1965 đến 1972 cho thấy sức lao động khoẻ khoắn và một tấm lòng yêu đất nước mãnh liệt của người con đất Bến Tre trong thời buổi chiến tranh diễn ra ác liệt, hạn chế rất nhiều việc đi “sưu khảo”.
- Những cuốn địa chí của ông cho đến nay vẫn còn giá trị nhất định trong việc tìm hiểu về các địa phương ở Nam Bộ 12 .
- Điểm hạn chế trong các địa chí này là những tư liệu ông sưu tầm trong dân gian chưa được khảo chứng kỹ càng, một số tài liệu tham khảo chưa có độ tin cậy, biên soạn theo hướng nặng về văn hoá mà nhẹ về địa lý, lịch sử và ít chú trọng đến kinh tế..
- Số lượng sách địa chí biên soạn và xuất bản ở miền Nam Việt Nam trong giai đoạn này có số lượng vượt trội so với giai đoạn trước đó và cả giai đoạn sau này với trên 70 cuốn.
- Đã có 18/36 tên sách địa chí thuộc nhóm cá nhân biên soạn được tái bản sau năm 1975, với những tựa sách có giá trị của các tác giả địa chí có dấu ấn trong lòng bạn đọc..
- Thể loại duy nhất vẫn là dạng địa chí tổng hợp, nó phản ánh đúng nhu cầu xã hội cũng như trình độ tác giả biên soạn, điều kiện thực hiện (kinh phí, tổ chức thực hiện, tài liệu) lúc bấy giờ..
- Tác giả biên soạn phần lớn là các nhà văn, nhà nghiên cứu, những người nặng lòng với quê hương đất nước, với tinh thần “ôn cố tri tân” và công việc biên soạn của họ mang tính cá nhân với những quan điểm riêng.
- Trong đó nổi bật lên là các tác giả Quách Tấn, Nguyễn Đình Tư, Huỳnh Minh với số lượng lớn tác phẩm và có giá trị.
- Phương pháp biên soạn dần dần được định hình.
- Họ muốn qua đây, khơi dậy những truyền thống tốt đẹp của địa phương và góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá của nó qua việc viết và đọc sách địa chí..
- Trừ những sách địa chí do chính quyền biên soạn nhằm mục đích chính trị, giống với các sách địa chí do người Pháp biên soạn trong giai đoạn số còn lại có nội dung tương đối phong phú.
- cấu trúc đi dần đến chỗ hợp lý, về cơ bản vẫn là 4 phần chính (tự nhiên, lịch sử, kinh tế, văn hoá), giống như mô hình biên soạn địa chí hiện nay.
- Các công trình địa chí biên soạn sau năm 1975 với sự tham gia đông đảo của các tác giả thuộc các lĩnh vực khác nhau đã kế thừa rất nhiều các tài liệu trong giai đoạn .
- Cả các nhà nghiên cứu thuộc các chuyên ngành như khảo cổ, sử học, dân tộc học, văn hoá học… cũng đều tìm thấy trong đó những tài liệu bổ ích trong lĩnh vực riêng của mình về địa phương..
- Nghiên cứu, lý luận, phê bình về địa chí chưa được chú ý đúng mức, gần như không có cây bút nào trên lĩnh vực này, mới chỉ là một số ý kiến của các nhà văn, nhà nghiên cứu trên báo chí qua việc “đọc” các sách địa chí.
- Đó là hạn chế đáng kể trong việc nâng cao chất lượng biên soạn các sách địa chí..
- Cùng với quốc sử, sách địa chí là phương tiện hữu hiệu trong việc giáo dục tình yêu xứ sở, giúp người đọc nắm bắt được những bản sắc của một vùng đất..
- Với nhà quản lý, địa chí thực sự là cẩm nang bổ ích trong việc quản lý, điều hành ở địa phương trên các mặt công tác.
- Cho nên sách địa chí giai đoạn này, về cơ bản phục vụ rộng rãi mọi đối tượng.
- 1 Năm 1994, NXB Đà Nẵng in lại cuốn này nhân dịp quần thể di tích Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới vào ngày .
- Năm 1969, tác giả đã bổ sung, sửa chữa và ghi thêm hai chữ “tân biên” vào sau tên tác phẩm của mình.
- Năm 1971, sách được tác giả tái bản lần nữa, Khai Trí (Sài Gòn) phát hành, có sự bổ sung, sửa chữa, thêm phần giai thoại, văn học, hình ảnh mới..
- 3 Năm 1999, NXB Trẻ (Thành phố Hồ Chí Minh) in lại cuốn địa chí này, gộp chung thành một cuốn, với sự chú giải và bổ sung của Sơn Nam..
- Năm 2002, Xứ Trầm hương lại được Hội Văn học Nghệ thuật Khánh Hoà tái bản lần thứ hai, có thêm phụ lục, trong đó có một số bài nhận xét về cuốn địa chí này của các tác giả..
- 7 Bộ Địa chí văn hoá Thành phố Hồ Chí Minh được biên soạn lại và xuất bản 4 tập vào năm 1988..
- 8 Nguyễn Văn Cần đã nhầm khi xếp cuốn Sài Gòn năm xưa của Vương Hồng Sển vào dạng sách địa chí (Nguyễn Văn Cần, Địa chí văn hoá Việt Nam, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, Hà Nội, 2006, tr.116).
- Cuốn sách này vốn là luận án tiến sỹ văn hoá học Địa chí văn hoá và vấn đề phát triển văn hoá hiện nay, bảo vệ năm 2002 ở Viện Văn hoá-Thông tin (Hà Nội)..
- 9 Nguyễn Văn Cần xếp cả các tác giả Nguyễn Thiệu Lâu, Phạm Long Điền, Sơn Nam, Vương Hồng Sển, những người viết lịch sử, địa dư, văn hoá nhưng không có cuốn sách địa chí nào dạng tác giả sách địa chí? (Nguyễn Văn Cần, sđd, tr.116)..
- 11 Bùi Ngọc Diệp, Địa chí Nam Bộ dưới góc độ nghiên cứu văn hoá, Luận văn Thạc sỹ Văn hoá học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, 2006, tr.77..
- 12 Từ năm 2001, 10 cuốn địa chí của Huỳnh Minh được NXB Thanh niên tổ chức in lại với tiêu đề “…xưa” như Định Tường xưa, Vũng Tàu xưa… Việc này đã đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về các địa phương ở miền Nam của đông đảo bạn đọc, cả trong và ngoài nước.
- Nhưng đồng thời NXB Thanh niên cũng làm một việc đáng trách là khi cho in lại một số sách địa chí của miền Nam trước năm 1975 nhưng lại “đánh tráo” tên các tác giả như cuốn Tân Châu của Nguyễn Văn Kiềm (Tác giả xuất bản, Sài Gòn, 1966) bị đổi thành Tân Châu xưa (2003) và “dán” thêm Huỳnh Minh vào sau tên tác giả Nguyễn Văn Kiềm.
- cuốn Cà Mau xưa và An Xuyên nay của Nghê Văn Lương (Trung tâm Học liệu, Bộ Giáo dục, Sài Gòn, 1972), bỗng trở thành Cà Mau xưa (2003) và đồng tác giả của nó cũng là Huỳnh Minh.
- cuốn Non nước xứ Quảng tân biên của Phạm Trung Việt (Tác giả xb, Sài Gòn, 1969) được thay mới thành Non nước xứ Quảng tân biên (2003) và có thêm “người bạn đồng hành” vẫn là Huỳnh Minh! Năm 2005, NXB Thanh niên mới sửa sai bằng cách tái bản lại với tên gọi là Non nước xứ Quảng (Quảng Ngãi) (2 tập) và tác giả duy nhất là Phạm Trung Việt..
- 13 Từ năm với 3 đợt, có khoảng 20 cuốn sách địa chí bằng tiếng Pháp về các tỉnh Nam Kỳ được xuất bản.
- 14 Theo thống kê của chúng tôi có khoảng 36 cuốn địa chí được xuất bản (Thư mục địa chí, Nguyễn Thanh Lợi, 2006)..
- [1] Bùi Ngọc Diệp, Địa chí Nam Bộ dưới góc độ nghiên cứu văn hoá, Luận văn Thạc sỹ Văn hoá học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh trang..
- [2] Cao Tự Thanh, “Nhìn lại tủ sách địa phương chí Nam Bộ”, tạp chí Xưa và nay, số tr.38-39..
- [3] Đặng Văn Thắng, “Tìm hiểu về địa chí”, tạp chí Xưa và Nay, số tr.20-22..
- [4] Huỳnh Ngọc Trảng, “Đôi điều về việc biên soạn địa chí”, tạp chí Tia sáng, số 1, 2005, tr.12-14..
- [5] Nguyễn Thanh Lợi, “Biên soạn địa chí ở các tỉnh phía Nam từ sau năm 1975”, tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 7, 2006, tr.62 - 68..
- [6] Nguyễn Thanh Lợi, “Đọc sách Địa chí văn hoá Thành phố Hồ Chí Minh”, tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số 11, 1994, tr.62 - 63..
- [7] Nguyễn Thanh Lợi, “Nhận xét từ góc nhìn cấu trúc một số công trình địa chí ở các tỉnh phía Nam được xuất bản gần đây”, tạp chí Nguồn sáng dân gian, số 3, 2004, tr.53 - 56.