« Home « Kết quả tìm kiếm

SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA GẠO THÔNG QUA HỢP ĐỒNG: HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ở TỈNH AN GIANG


Tóm tắt Xem thử

- SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA GẠO THÔNG QUA HỢP ĐỒNG:.
- Đặc điểm hợp đồng, chi phí sản xuất, lợi nhuận, sản xuất và tiêu thụ lúa gạo qua hợp đồng.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan chặt giữa việc tham gia vào các tổ chức nông dân và tham gia vào sản xuất theo hợp đồng của nông hộ, nông hộ có qui mô sản xuất lớn và vị trí thuận lợi thường dễ được lựa chọn tham gia vào hợp đồng.
- nông dân sản xuất theo hợp đồng đạt lợi nhuận và hiệu quả sử dụng đồng vốn cao hơn hộ sản xuất tự do lần lượt là 26,41% và 16,54%.
- Việc sản xuất và tiêu thụ lúa gạo thông qua hợp đồng giữa.
- PTNT (2008), sản lượng lúa gạo được tiêu thụ qua hợp đồng vẫn còn thấp, chiếm khoảng 6-9%.
- Trong thời gian qua, đã có nhiều tỉnh, thành ở ĐBSCL nỗ lực thực hiện mô hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo qua hợp đồng và bước đầu đạt được một số kết quả nhất định, mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế và trở ngại trong quá trình thực hiện mô hình này.
- Mặc dù tỉnh An Giang đã có nhiều chủ trương và chính sách hỗ trợ thực hiện mô hình này nhưng kết quả triển khai đã không thành công như mong đợi, sản lượng lúa gạo được tiêu thụ qua hợp đồng vẫn còn thấp chỉ chiếm hơn 8%.
- Đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này được thực hiện ở ĐBSCL và một số nguyên nhân thất bại cũng đã được thảo luận và phân tích, tuy nhiên các nghiên cứu đó chưa làm rõ được mối liên hệ giữa đặc điểm về kinh tế-xã hội của nông hộ với việc tham gia vào hợp đồng, ưu điểm và khuyết điểm của các điều khoản trong hợp đồng được ký giữa nông dân và doanh nghiệp và những trở ngại của mô hình này đối với nông dân.
- Nông hộ sản xuất tự do được chọn một cách ngẫu nhiên từ danh sách do chính quyền địa phương cung cấp và nông hộ sản xuất có hợp đồng cũng được chọn một cách ngẫu nhiên từ danh sách do các doanh nghiệp cung cấp, cả hai nhóm hộ phải cư ngụ và sản xuất trên cùng một địa bàn dân cư.
- Vĩnh Nhuận là xã có diện tích đất trồng lúa sản xuất theo hợp đồng khá cao của tỉnh An Giang và có nhiều doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn, diện tích đất lúa sản xuất theo hợp đồng chiếm khoảng 10,4% tổng diện tích đất lúa của xã (UBND xã Vĩnh Nhuận, 2011)..
- Bên cạnh đó, vì vấn đề đảm bảo uy tín cho các doanh nghiệp nên trong nghiên cứu không nêu tên cụ thể các doanh nghiệp có thực hiện hợp đồng với nông dân ở địa bàn khảo sát..
- 3.1 Đặc điểm chung về nông hộ giữa nhóm hộ trồng lúa có hợp đồng và không có hợp đồng.
- Kinh nghiệm trồng lúa lâu năm có thể giúp nông dân đạt hiệu quả sản xuất cao.
- 0,25) cho thấy quy mô diện tích đất lúa có mối liên hệ đến việc lựa chọn tham gia vào sản xuất theo hợp đồng của doanh nghiệp ở mức ý nghĩa thống kê 25%.
- Ngoài ra, vị trí cư ngụ và sản xuất của nông hộ cũng có mối liên hệ đến việc tham gia vào hợp đồng, điều này được thể hiện qua khoảng cách cư ngụ của nhóm hộ tham gia hợp đồng đến Ủy ban nhân dân xã gần hơn so với nhóm hộ sản xuất tự do và qua kết quả kiểm định Chi-square (p = 0,222 <.
- Cả hai nhóm hộ đã có thời gian bán lúa cho thương lái khá lâu (17,8 năm), trong khi đó thời gian của nhóm hộ tham gia sản xuất theo hợp đồng với doanh nghiệp khá ngắn (2,7 năm), cho thấy hình thức sản xuất theo hợp đồng tương đối mới đối với nông dân..
- Nhóm nông dân tham gia vào các tổ chức nông dân như câu lạc bộ nông dân, câu lạc bộ khuyến nông, hợp tác xã có xu hướng tham gia vào sản xuất theo hợp đồng nhiều hơn so với nhóm nông dân sản xuất tự do.
- Kết quả phân tích cho thấy có mối liên hệ giữa việc tham gia vào tổ chức nông dân và việc tham gia vào sản xuất lúa theo hợp đồng với doanh nghiệp (kiểm định Chi-square với (p= 0,027 <0,05).
- Tuy nhiên, số lao động nông nghiệp trong nông hộ, trình độ và kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ không có mối liên hệ đến việc tham gia vào sản xuất lúa theo hợp đồng của nông hộ..
- Bảng 1: Đặc điểm về kinh tế - xã hội của hai nhóm hộ có tham gia và không tham gia hợp đồng.
- (n= 123) Nông dân sản xuất.
- 1 Thời gian tham gia hợp đồng (năm) 0 2,73.
- Nguồn: Kết quả điều tra nông hộ sản xuất lúa tại An Giang năm 2012, n = 123.
- 3.2 Đặc điểm của hợp đồng giữa nông dân và doanh nghiệp.
- Hình thức hợp đồng: 100% hợp đồng bằng văn bản, hình thức này nhằm đảm bảo tính pháp lý.
- Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng sẽ tốn nhiều chi phí trong việc triển khai ký kết và theo dõi thực hiện hợp đồng với từng nông dân vì quy mô diện tích nhỏ nên phải hợp đồng với rất nhiều nông dân..
- Loại hợp đồng: 28,6% hợp đồng cung ứng vật tư và thu mua sản phẩm, 71,4% là hợp đồng cung ứng vật tư, hỗ trợ kỹ thuật và thu mua sản phẩm, doanh nghiệp sẽ thu lại chi phí vật tư vào cuối vụ lúa.
- Qua đây cho thấy, loại hợp đồng được thực hiện giữa nông dân và doanh nghiệp là hợp đồng cung cấp dịch vụ đầu vào và thu mua lại sản phẩm cho nông dân.
- Hình thức xác định giá trong hợp đồng: Qua khảo sát cho thấy có hai hình thức giá trong hợp đồng được xác định giữa nông dân và doanh nghiệp.
- Giá trong hợp đồng được xác định theo thị trường tại thời điểm thu hoạch chiếm (87,3%.
- trường hợp được khảo sát) và giá cố định được xác định tại thời điểm ký hợp đồng (12,7% trường hợp được khảo sát).
- Cơ chế giá trong hợp đồng chủ yếu được xác định theo thị trường, cơ chế này phù hợp trong bối cảnh giá cả thị trường có tính biến động cao và đầu ra của doanh nghiệp không ổn định dễ gặp rủi ro.
- Hình thức này mang tính chia sẻ cao về rủi ro giá cả giữa nông dân và doanh nghiệp và có thể hạn chế được việc phá hợp đồng có liên quan đến biến động giá cả vào thời điểm thu hoạch.
- Cơ chế giá theo thị trường thường không khuyến khích được nông dân mạnh dạn hợp đồng với doanh nghiệp vì họ có thể dễ dàng bán cho thương lái với giá bằng hoặc thấp hơn nhưng điều kiện mua bán và thủ tục thanh toán đơn giản, dễ dàng hơn so với doanh nghiệp..
- Thời điểm ký hợp đồng: Tất cả các trường hợp được khảo sát cho thấy hợp đồng được ký vào đầu vụ sản xuất.
- Thời điểm ký hợp đồng đã tạo ra sự an tâm trong sản xuất cho nông dân, họ không phải lo lắng về đầu ra khi đến thời điểm thu hoạch cũng như không phải lo tìm đầu vào sẽ như thế nào vì đã có sự đầu tư của doanh nghiệp.
- Về phía doanh nghiệp cũng biết trước được số lượng lúa mà họ đã hợp đồng và cần thu mua thêm là bao nhiêu cho việc kinh doanh của họ nên sẽ không tốn nhiều chi phí cho việc tìm đầu vào.
- Thời điểm ký hợp đồng vào đầu vụ có thể sẽ giúp giảm chi phí giao dịch cho các bên trong quá trình sản xuất và kinh doanh của mình..
- Thời hạn của hợp đồng: Hợp đồng thường được ký theo từng vụ sản xuất lúa (95,2% trường hợp được khảo sát) và chỉ có 4,8% hợp đồng được.
- ký trong thời hạn 1 năm, sau đó nếu nông dân và doanh nghiệp muốn tiếp tục hợp tác với nhau thì giữa hai bên phải ký hợp đồng mới, việc này cũng tốn nhiều chi phí và thời gian cho doanh nghiệp..
- Thời hạn hợp đồng theo từng mùa vụ không ổn định về lâu dài giữa nông dân và doanh nghiệp..
- Hạn chế của hợp đồng theo mùa vụ có thể không tạo ra được động lực và sự tin tưởng để nông dân gắn kết lâu dài với doanh nghiệp..
- Người ký hợp đồng: 87,3% hợp đồng được nông dân ký trực tiếp với doanh nghiệp, 12,7%.
- hợp đồng do chính quyền làm đại diện nông dân ký với doanh nghiệp.
- Đa số hợp đồng được ký kết trực tiếp giữa nông dân và doanh nghiệp nên sẽ tăng tính trách nhiệm cá nhân của nông dân hơn trong việc thực hiện hợp đồng hay đó cũng là một cam kết thực hiện hợp đồng của nông dân với doanh nghiệp và ngược lại..
- Các điều khoản trong hợp đồng: Thường được soạn sẵn bởi doanh nghiệp và được áp dụng giống nhau với tất cả nông dân (67% trường hợp), chỉ có 33% hợp đồng có sự trao đổi giữa nông dân và doanh nghiệp trước khi ký kết.
- Kết quả trên cho thấy doanh nghiệp hoàn toàn nắm thế chủ động so với người dân trong việc đưa ra các điều khoản hợp đồng, doanh nghiệp có thể lợi dụng vị thế độc quyền của mình để đưa ra những điều khoản có lợi hơn cho họ và gây bất lợi cho người dân, điều này có thể ảnh hưởng đến việc thực thi hợp đồng..
- Các điều khoản qui định trong hợp đồng có ảnh hưởng một cách tích cực lên hiệu quả thực thi hợp đồng giữa các bên tham gia, chẳng hạn như việc áp dụng chính sách giá sàn trong hợp đồng, yêu cầu về những đầu tư chuyên biệt của các bên cũng như áp dụng chế độ thưởng và phạt cũng cải thiện được việc phá hợp đồng của nông dân (Guo and Jolly, 2008)..
- Tỷ lệ phá hợp đồng: Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ phá hợp đồng đã ký chiếm khoảng 12,7%, trong đó có 3,2% hợp đồng được phá bởi nông dân và 9,5% hợp đồng được phá bởi doanh nghiệp.
- Tuy nhiên, trong thực tế tỉ lệ phá hợp đồng về phía nông dân có thể cao hơn vì một số nông dân thường không trung thực khi trả lời các câu hỏi có liên quan đến vấn đề nhạy cảm này..
- Qua đây cho thấy, giữa hai bên thực hiện tương đối nghiêm túc hợp đồng đã ký có thể do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như doanh nghiệp đầu tư.
- trước đầu vào sản xuất và thu mua lại sản phẩm cho người dân, giữa hai bên có ký kết hợp đồng bằng văn bản nên có sự ràng buộc trách nhiệm về tính pháp lý cao..
- 3.3 Lợi ích của việc sản xuất và tiêu thụ lúa gạo thông qua hợp đồng mang lại cho người dân.
- Kết quả khảo sát cho thấy, việc tham gia vào sản xuất và tiêu thụ lúa gạo theo hợp đồng đã mang lại nhiều lợi ích về kinh tế và kỹ thuật cho người dân, chẳng hạn như thông qua sản xuất theo hợp đồng nông dân được cung ứng trước đầu vào sản xuất như giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (71,4% ý kiến), được cán bộ công ty hỗ trợ và tư vấn về kỹ thuật sản xuất (84,1% ý kiến) và bán lúa với giá cao (39,7% ý kiến), được ổn định về đầu ra (28,6% ý kiến).
- Sản xuất theo hợp đồng giúp nông dân tiếp cận dễ hơn với nguồn tín.
- Nông dân tham gia vào hợp đồng có hiệu quả sản xuất cao hơn so với nông dân sản xuất tự do, điều này được thể hiện qua tổng lợi nhuận sản xuất và hiệu quả sử dụng đồng vốn của nông hộ, cụ thể là nông hộ sản xuất theo hợp đồng đạt lợi nhuận và hiệu quả sử dụng đồng vốn cao hơn so với hộ sản xuất tự do lần lượt là 26.41% và 16.54% (Bảng 2).
- Nông dân tham gia vào sản xuất theo hợp đồng thường có thu nhập cao hơn so với nông dân sản xuất tự do, mặc dù có cùng diện tích sản xuất và một loại cây trồng giống nhau (Jagdish and Prakash, 2008.
- Đơn vị tính: triệu đồng/ha Các tiêu chí Nông dân sản xuất tự do.
- (N=60) Nông dân sản xuất theo.
- hợp đồng (N=63.
- Tổng chi phí sản xuất .
- Kết quả ở Bảng 2 cũng cho thấy tổng chi phí sản xuất lúa của hộ tham gia hợp đồng cao hơn so với hộ sản xuất tự do và có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%, kết quả này trái với kết quả nghiên cứu của Lê Nguyễn Đoan Khôi và Nguyễn Ngọc Vàng (2012) khi so sánh về chi phí sản xuất của hộ tham gia mô hình “cánh đồng mẫu lớn” và hộ sản xuất tự do.
- Trong nghiên cứu này, chi phí sản xuất của nhóm nông dân có hợp đồng cao hơn.
- nhóm nông dân sản xuất tự do, có thể được giải thích do các doanh nghiệp thường yêu cầu cao về qui trình kỹ thuật sản xuất như áp dụng tiêu chuẩn Global GAP hay Viet GAP (14,3 % ý kiến) nên các yêu cầu về chất lượng vật tư đầu vào cũng phải cao hơn, nên đôi khi giá sẽ đắt hơn so với những nông dân mua tự do ở các cửa hàng vật tư nông nghiệp, chẳng hạn như nông dân tham gia hợp đồng phải sử dụng giống lúa xác nhận, sử dụng phân bón và thuốc nông dược không có độ lưu tồn cao, sử dụng các loại phân hữu cơ (12,7%.
- Ngoài ra, chi phí lao động của những hộ sản xuất theo hợp đồng cao hơn nhiều so với hộ.
- Điều này chứng tỏ nông hộ sản xuất theo hợp đồng phải cần nhiều công lao động vì qui trình sản xuất do doanh nghiệp đưa ra thường khắt khe hơn như phải áp dụng phương pháp sạ hàng hay cấy và phải khử bông cỏ và các giống lúa lẫn trên đồng để đảm bảo chất lượng đồng đều, các công việc này tốn rất nhiều thời gian.
- Khi nông dân tham gia vào sản xuất theo hợp đồng thì rủi ro trong sản xuất cũng gia tăng khi họ bắt đầu áp dụng những kỹ thuật mới được chuyển giao từ doanh nghiệp, trong khi đó họ đã quen với cách làm truyền thống và đôi khi không đủ khả năng để áp dụng những kỹ thuật mới (Rehber, 1998).
- Tuy nhiên, bù lại nông dân tham gia hợp đồng có thể bán lúa với giá cao hơn những nông dân sản xuất tự do (Bảng 2), điều này cho thấy nông dân tham gia hợp đồng thường sản xuất lúa đạt chất lượng tốt hơn..
- 3.4 Trở ngại trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo thông qua hợp đồng.
- Qua kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu cho thấy còn tồn tại một số trở ngại trong quá trình thực hiện hợp đồng giữa nông dân và doanh nghiệp.
- Các trở ngại này không xuất phát từ bản chất của hình thức sản xuất và tiêu thụ nông sản qua hợp đồng mà chủ yếu từ cơ chế tổ chức thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp với nông dân.
- Doanh nghiệp thường không thu mua hết lúa cho một số nông dân như trong hợp đồng hoặc thu mua chậm đặc biệt là vào thời điểm thu hoạch rộ (20,6% ý kiến).
- Doanh nghiệp có thể không mua hết sản phẩm như đã ký trong hợp đồng với nông dân vì việc kinh doanh kém hiệu quả hay những khó khăn về thị trường mà doanh nghiệp đó gặp phải (Eaton and Seaherd, 2001)..
- Giá lúa trong hợp đồng được xác định theo giá trên thị trường tự do cũng đã gây ra một số bất lợi cho người dân.
- Kết quả nghiên cứu của Minot (1986) cho thấy doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn trong thực hiện hợp đồng với nông dân do nông dân thường bán sản phẩm cho thương lái với một mức giá cao hơn giá mà họ đã ký trong hợp đồng..
- Ngoài ra, không ít nông dân không thực hiện được theo các yêu cầu về kỹ thuật sản xuất của.
- doanh nghiệp đưa ra, các yêu cầu cao về qui trình kỹ thuật sản xuất (14,3% ý kiến), trong khi đó trình độ sản xuất của nông dân vẫn còn nhiều hạn chế nên đã ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng lúa không đạt theo yêu cầu trong hợp đồng như lẫn nhiều tạp chất, điều này dễ dẫn đến việc hủy hợp đồng từ doanh nghiệp.
- 3.5 Giải pháp cải thiện việc thực hiện sản xuất và tiêu thụ lúa gạo qua hợp đồng.
- Doanh nghiệp cần cải thiện các điều kiện thực hiện hợp đồng để tạo ra nhiều lợi ích hơn và hạn chế các trở ngại mà nông dân đang gặp phải trong quá trình thực hiện hợp đồng so với cách tổ chức thu mua lúa gạo của thương lái (Bảng 3).
- Hình thức hợp đồng do các doanh nghiệp cung cấp đôi khi không cạnh tranh được với lợi ích và dịch vụ của thương lái cũng dẫn đến tỉ lệ đổ vỡ hợp đồng cao (Roberts and Khiem, 2005).
- Lợi ích do hợp đồng mang lại chưa đủ “hấp dẫn” nông dân cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc thực thi hợp đồng kém giữa nông dân và doanh nghiệp ở Việt Nam (Trần Quốc Nhân và Ikuo Takeuchi, 2012)..
- Chính phủ cần qui định bắt buộc đối với các doanh nghiệp tham gia kinh doanh và xuất khẩu gạo ở Việt Nam phải có vùng nguyên liệu sản xuất lúa hay phải có hợp đồng sản xuất với nông dân theo một tỷ lệ nhất định nào đó trong tổng sản lượng gạo mà doanh nghiệp kinh doanh hàng năm hay nói cách khác cần điều chỉnh lại Nghị định số 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo..
- Chẳng hạn như qui định các doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải có vùng nguyên liệu sản xuất hay hợp đồng với người sản xuất tối thiểu 20% tổng sản lượng gạo xuất khẩu hàng năm của doanh nghiệp, điều này nhằm hạn chế rủi ro trong sản xuất và kinh doanh cho cả nông dân và doanh nghiệp đồng thời tiến tới việc xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam một cách cụ thể và thiết thực, vì hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu gạo chủ yếu mua lại lúa gạo từ thương lái và các nhà máy xay xát trên thị trường trao ngay nên không đảm bảo được chất lượng và chủng loại (Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Son, 2011)..
- Các doanh nghiệp nên hợp đồng với nông dân thông qua đội ngũ thương lái để giảm bớt các chi phí giao dịch hơn so với việc hợp đồng trực tiếp với từng nông hộ vì thương lái có mối quan hệ lâu năm với nông dân, phương tiện vận chuyển có thể đến tận vùng sâu vùng xa và rất linh động, thế mạnh về vốn vì thường họ thanh toán tiền ngay cho nông dân và rất am hiểu sản xuất và thời vụ của nông dân..
- Có ký hợp đồng bằng văn bản chính thức Trở.
- Không có hợp đồng mua bán.
- Chưa quen với sản xuất có sự ràng buộc theo hợp đồng Nguồn: Kết quả điều tra nông hộ sản xuất lúa tại An Giang năm 2012, n = 123.
- Mô hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo thông qua hợp đồng chưa được các doanh nghiệp thực hiện một cách rộng rãi trong hoạt hoạt động sản xuất và kinh doanh của họ.
- Nông hộ có tham gia vào các tổ chức nông dân dễ được doanh nghiệp lựa chọn vào sản xuất theo hợp đồng và những nông hộ có quy mô sản xuất lớn, có vị trí sản xuất thuận lợi thường được doanh nghiệp lựa chọn hơn so với những nông hộ khác.
- Các yếu tố về trình độ, kinh nghiệm và số lượng lao động của nông hộ không có mối liên hệ đến việc tham gia vào hợp đồng của họ..
- Việc tổ chức thực hiện hợp đồng cho thấy còn tốn khá nhiều chi phí giao dịch của doanh nghiệp,.
- như việc tổ chức ký kết hợp đồng trực tiếp với nhiều nông dân, việc thương lượng và ký lại hợp đồng mới với nông dân khi kết thúc hợp đồng sau mỗi vụ lúa.
- Nông dân tham gia vào mô hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo theo hợp đồng đạt lợi nhuận cao hơn (26,41%) và hiệu quả sử dụng đồng vốn cũng cao hơn (16,54%) so với nông dân sản xuất tự do, mặc dù chi phí về vật tư sản xuất và chi phí lao động cao hơn nhưng bù lại giá lúa họ bán cũng cao hơn so với nông dân sản xuất tự do (17,07%)..
- Mô hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo thông qua hợp đồng có thể giúp nâng cao thu nhập cho người trồng lúa ở tỉnh An Giang nói riêng và ĐBSCL nói chung..
- Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng.
- Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất lúa ở tỉnh An Giang.
- Sử dụng hợp đồng và chất lượng gạo trong chuỗi giá trị cung cấp gạo tỉnh An Giang, Việt Nam.
- Trong “Kết nối nông dân với thị trường thông qua sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng”.
- Phân tích nguyên nhân dẫn đến việc thực thi hợp đồng tiêu thụ nông sản kém giữa nông dân và doanh nghiệp ở Việt Nam