« Home « Kết quả tìm kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm - Bản đồ tư duy Phương pháp giúp học sinh hệ thống kiến thức và ôn tập môn Ngữ văn 12


Tóm tắt Xem thử

- BẢN ĐỒ TƯ DUY.
- PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH HỆ THỐNG KIẾN THỨC VÀ ÔN TẬP MÔN.
- NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI……….2.
- NỘI DUNG……….3.
- Lí thuyết về bản đồ tư duy……….3.
- Tùy vào từng bộ môn và kinh nghiệm của bản thân mà mỗi giáo viên cần tìm tòi, áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy nhằm giúp học sinh hứng thú và chủ động hơn trong học tập.
- Đồng thời, nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo của trường phổ thông, góp phần vào việc hình thành nhân cách phát triển toàn diện của học sinh.
- Những phương pháp mới không những giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức mà quan trọng hơn là giúp các em tự học để nắm vững kiến thức, tái hiện kiến thức và hoàn thành tốt bài thi..
- Có rất nhiều phương pháp mới giúp học sinh tích cực, hứng thú và nắm bài học một cách hệ thống như: Công thức, mô hình hóa, sơ đồ hóa (grap)…Trong các năm gần đây, sử dụng sơ đồ tư duy vào tất cả các lĩnh vực như Kinh doanh, Quản lí… Dạy và học cũng không ngoại lệ.
- Đã đọc nhiều tài liệu về Bản đồ tư duy về các lĩnh vực (đặc biệt là giảng dạy ở nhà trường), tôi thực hiện đề tài “Bản đồ tư duy- phương pháp giúp học sinh hệ thống kiến thức và ôn tập Ngữ Văn 12” để bổ sung một phương pháp có hiệu quả trong việc hệ thống kiến thức giúp học sinh tự ôn tập tốt hơn..
- NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI I.
- Tiến sỹ Huỳnh Công Minh Giám Đốc Sở GD-ĐT Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng “Ưu điểm của bản đồ tư duy là sẽ đem đến cho học sinh những lợi ích cụ thể trong quá trình học tập là nắm được nội dung cơ bản của bài học, hệ thống nội dung kiến thức và biểu thị bằng sơ đồ, ghi nhớ nội dung học tập một cách sâu sắc và bền vững”.
- Còn thầy Hoàng Đức Huy trong cuốn sách “Bản đồ tư duy đổi mới dạy học” thì cho rằng “Bản đồ tư duy là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở trường Phổ Thông cũng như ở các bậc học cao hơn vì chúng giúp giáo viên và học sinh trong việc trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, học tập thông qua biểu đồ, tóm tắt thông tin của một bài học hay một cuốn sách….
- hệ thống lại kiến thức đã học, tăng cường khả năng ghi nhớ, đưa ra ý tưởng mới…”.
- Như vậy, sử dụng bản đồ tư duy hợp lí sẽ giúp cho học sinh rất nhiều trong việc nắm vững và khắc sâu kiến thức..
- Hiện nay, ngoài việc học để tiếp thu kiến thức, các em học sinh còn phải trải qua các kì thi gay go: thi Tốt Nghiệp, thi Đại Học, Cao Đẳng…..
- Cùng với những môn Khoa học Tự Nhiên, những môn Khoa Học xã hội cũng có lượng kiến thức rất nhiều.
- Làm thế nào để học sinh hệ thống kiến thức, nắm vững kiến thức một cách khoa học, logich, tránh sự nhầm lẫn? Là một giáo viên đã cùng nhiều thế hệ học sinh trải những kì thi Tốt Nghiệp, tôi luôn trăn trở làm thế nào để giúp học sinh hệ thống kiến thức và ôn tập một cách tốt nhất? Đặc biệt là với đối tượng học sinh trường có đầu vào thấp như trường THPT Kiệm Tân.
- Đối với bộ môn Ngữ văn, học sinh không những phải chăm học mà còn phải có phương pháp học phù hợp mới có thể nắm vững kiến thức cơ bản..
- Một thực trạng đáng lo ngại trong quá trình ôn tập là khi giáo viên hỏi bài, học sinh đã nắm hầu hết kiến thức, nhưng khi kiểm tra lại thì học sinh đã quên hoặc có sự nhầm lẫn tai hại.
- Nhầm lẫn kiến thức của giai đoạn văn học này sang giai đoạn văn học khác, tác giả này với tác giả khác, thậm chí từ nhân vật này sang nhân vật khác….
- Khi sử dụng Bản đồ tư duy trong giảng dạy và hệ thống hóa kiến thức, tôi nhận thấy học sinh hứng thú, tích cực hơn so với các phương pháp khác.
- Tuy nhiên, khi thực hiện Bản đồ tư duy, giáo viên cũng cần kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương pháp để khai thác triệt tác dụng của phương pháp dạy học tích cực..
- NỘI DUNG.
- Lí thuyết về Bản đồ tư duy.
- Bản đồ tư duy còn gọi là Sơ đồ tư duy, Lược đồ tư duy…là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức…bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực.
- Có thể gọi bản đồ tư duy là công cụ ghi chú tối ưu.
- Năm 1960, Tony Buzan đã nghiên cứu ra phương pháp Bản đồ tư duy (Mind Map), đã giúp con người tận dụng triệt để khả năng ghi nhận thông tin của bộ não..
- Như đã nói ở trên, khối lượng kiến thức mà học sinh phải học mỗi ngày là rất lớn (đặc biệt là học sinh lớp 12) nhưng quỹ thời gian và sức khỏe có giới hạn..
- Vấn đề đặt ra là, giáo viên cần cung cấp cho học sinh một phương pháp phù hợp để học sinh tự học, tự hệ thống kiến thức.
- Sơ đồ tư duy sẽ đáp ứng tốt yêu cầu trên.
- Muốn nắm vững, nhớ sâu, vận dụng sáng tạo học sinh phải cùng giáo viên tìm tòi, xây dựng hệ thống bài học.
- Đã qua rồi thời kì đọc – chép, chiếu – chép, nhìn – chép…Vì vậy, giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách thực hiện sơ đồ mô phỏng kiến thức bài học.
- Đồng thời, giúp học sinh tư duy, sáng tạo, tận dụng khả năng ghi nhớ và hồi tưởng những kiến thức đã ghi nhớ.
- Hay nói cách khác, học sinh có thể thể hiện nội dung bài học theo cách của mình qua các từ khóa, từ chủ đề trung tâm đến các ý lớn đến các ý nhỏ.
- Với một kĩ thuật hình họa có đường nét, có màu sắc có từ ngữ, hình ảnh được dựa trên sự tưởng tượng và kết nối, bản đồ tư duy giúp chúng ta tự do suy nghĩ và phát huy tiềm năng sáng tạo của bộ não.
- Học sinh không còn thụ động ngồi nghe giáo viên giảng bài rồi ghi bài một cách máy móc mà trái lại các em sáng tạo ra “tác phẩm” của riêng mình qua sự định hướng, gợi ý của giáo viên.
- Ngoài việc dùng bản đồ tư duy trong dạy và học, bản đồ tư duy còn giúp học sinh nâng cao năng lực tự học, tự kiểm tra..
- Vì sao phải sử dụng Bản đồ tư duy trong việc dạy, học và hệ thống kiến thức? Bản đồ tư duy sẽ giúp chúng ta sáng tạo hơn, tiết kiệm thời gian hơn, ghi nhớ tốt hơn, có thể nhìn thấy bức tranh tổng thể…Khi lập một bản đồ kiến thức, ngoài việc nhớ và hiểu kiến thức mới còn giúp chúng ta nắm kiến thức sâu, kĩ hơn..
- Dùng Bản đồ tư duy để dạy, giáo viên sẽ có một định hướng rõ rệt, một kế hoạch cụ thể nắm vững và trình bày những nội dung cơ bản một cách đơn giản hơn để học sinh dễ hiểu, dễ nắm bắt được tính hệ thống và mối quan hệ của những tri thức mà không rơi vào những chi tiết vụn vặt, thứ yếu hoặc không thấy rõ tính hệ thống của bài học..
- Quy trình lập bản đồ tư duy:.
- Hiện nay đã có rất nhiều phần mềm hỗ trợ vẽ bản đồ tư duy trên máy tính.
- Khi học sinh học trên lớp, chúng ta chỉ cần hướng dẫn cách vẽ sơ đồ.
- Có thể nói, khi giáo viên đặt câu hỏi thì học sinh tìm các chi tiết từ văn bản ở sách giáo khoa (hoặc học sinh đã soạn trước ở nhà) rồi trả lời câu hỏi..
- Với phương pháp dùng Bản đồ tư duy, giáo viên cũng có thể phát huy tính tích cực của học sinh bằng cách sử dụng các câu hỏi, đồng thời giúp học sinh nhớ kĩ và liên tưởng đến nội dung bài học mà không cần ghi chép quá nhiều.
- Cũng với đoạn văn trên, chúng ta có thể dùng câu hỏi: đoạn văn “Hùng vĩ của Sông Đà….vừa tắt phụt đèn điện” miêu tả hình ảnh gì của sông Đà? Hãy tìm một từ miêu tả hình ảnh ấy? Từ học sinh tìm được sẽ là “đá bờ sông”.
- Từ đó học sinh có thể tự tìm những chi tiết miêu tả đá bờ sông và triển khai theo các cấp độ..
- Chúng ta có thể vận dụng Bản đồ tư duy vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hoặc hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương, mỗi kì…Trong bài viết này tôi muốn đề cập đến vấn đề giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức bằng Bản đồ tư duy..
- Khi ôn tập đoạn trích Việt Bắc, giáo viên yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ mô phỏng nỗi nhớ của người về xuôi đối với: Việt Bắc, cuộc kháng chiến ở Việt Bắc, công ơn của Đảng và Bác Hồ..
- Học sinh đã làm quen với tác phẩm của Nguyễn Tuân từ năm lớp 11.
- Đến năm lớp 12, học sinh lại được tiếp cận tác phẩm Người lái đò sông Đà - một tác phẩm thành công không kém.
- Khi giáo viên triển khai tiết học, bằng phương pháp này hay phương pháp khác, học sinh cũng nắm được những nội dung cơ bản của bài học.
- Khi tiến hành ôn tập hoặc hệ thống hóa kiến thức, giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng triển khai theo sơ đồ tư duy.
- Có thể kèm theo câu hỏi giúp học sinh định hướng đúng các ý chính cần trả lời..
- Sau khi 2 nhóm trình bày lên bảng, giáo viên gọi học sinh dưới lớp nhận xét, bổ sung để hoàn thiện Bản đồ tư duy về kiến thức bài học đó..
- Như đã giới thiệu ở trên, chúng ta cũng có thể dùng cách chia nhỏ nội dung bài học để học sinh nắm vững kiến thức từng phần.
- Ví dụ như cũng yêu cầu học sinh vẽ Bản đồ tư duy tái hiện hai hình tượng cơ bản trong tác phẩm Người lái đò sông Đà, nhưng giáo viên yêu cầu 4 nhóm làm việc độc lập:.
- Lưu ý: Mỗi học sinh trong nhóm phải có trách nhiệm hoàn thiện một nhánh của Bản đồ tư duy..
- Ví dụ: Ở nhóm 1, học sinh thứ nhất trình bày lên Bản đồ hình ảnh “đá bờ sông”, học sinh thứ hai trình bày “những cái hút nước”… cứ như vậy tất cả các học sinh trong các nhóm đều tích cực làm việc, đều thể hiện được dấu ấn của mình trong Bản đồ tư duy tái hiện kiến thức bài học.
- Với cách làm này, chúng ta khắc phục được tình trạng một số học sinh ỉ lại, lười biếng hoặc phó thác hết trách nhiệm cho nhóm trưởng..
- Trong các tiết hệ thống kiến thức, giáo viên cần yêu cầu học sinh tích cực tham gia xây dựng bản đồ.
- Có như vậy học sinh mới phát huy được tính tích cực và sáng tạo của mình.
- Khi trình bày xong bản đồ cũng là lúc học sinh hiểu kĩ và khắc sâu kiến thức đã học..
- Để làm được điều này, giáo viên phải nhắc nhở học sinh nắm kĩ nội dung của bài học.
- Giáo viên cũng phải hướng dẫn cho học sinh cách trình bày.
- Từ Bản đồ tư duy các em đã thực hiện, học sinh phải lên bảng thuyết trình nội dung bài học..
- Tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường Sau khi học xong tác phẩm, giáo viên yêu cầu học sinh có thể tìm một từ khóa thể hiện chủ đề của tác phẩm..
- Nếu khi ôn tập, giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng trình bày nội dung trên thì có lẽ các em sẽ gặp khó khăn.
- Có thể trong bài này, giáo viên yêu cầu học sinh tìm một từ khóa liên quan đến hình tượng dòng sông Hương.
- Ví dụ, học sinh dùng từ “đẹp” để dùng vào nhánh ba của Bản đồ tư duy..
- Trong quá trình lập Bản đồ tư duy, học sinh cần nắm được cả nội dung và nghệ thuật của bài học, có như vậy mới phù hợp với đặc trưng của bộ môn..
- Giáo viên có thể cho học sinh thảo luận nhóm (hướng học sinh đến câu trả lời thể hiện rõ nhất phẩm chất đáng trân trọng của bà.).
- Khi ôn tập, giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng lập Bản đồ tư duy về lí do không bỏ chồng của người đàn bà, từ đó chúng ta có thể nhận ra những phẩm chất tốt đẹp, đáng trân trọng của hình tượng nhân vật này.
- Đồng thời, học sinh hiểu rõ hơn thông điệp mà nhà văn giửi gắm qua câu chuyện..
- Giúp học sinh hệ thống và nắm vững kiến thức đã học..
- Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh..
- Dựa vào những mức độ cần đạt trong chuẩn kiến thức-kĩ năng..
- học sinh cách hệ thống lại những kiến thức đã học.
- Có thể sử dụng câu hỏi tái hiện kiến thức, cũng có thể gọi học sinh trình bày bảng.
- GV tiếp tục gọi học sinh khác nhận xét và bổ sung (nếu còn thiếu)..
- Trong bài này GV yêu cầu học sinh hệ thống kiến thức bằng lập Bản đồ tư duy nhằm giúp học sinh nhớ kĩ hơn kiến thức đã được học..
- Học sinh lên bảng lập Bản đồ tư duy hệ thống lại kiến thức đã học..
- Sau khi học sinh đã trình bày xong, giáo viên yêu cầu học sinh đó phải thuyết trình được nội dung mình vừa trình bày..
- Tiếp tục gọi các học sinh khác ở trong lớp thuyết trình..
- Với những nội dung tái hiện kiến thức như về tác giả hoặc tóm tắt tác phẩm, giáo viên cần yêu cầu những học sinh lực học trung bình trình bày.
- Riêng nội dung của nhóm 3,4 thì giáo viên nên gọi học sinh khá (khoảng 2 hs) thuyết trình trước, sau đó tiếp tục gọi học sinh trung bình, yếu….
- Học sinh lên bảng thuyết trình.
- Lập Bản đồ tư duy hệ thống kiến thức cho bài Số phận con người của Xô-cô-lốp..
- Sau khi áp dụng, tôi nhận thấy học sinh rất hứng thú với phương pháp này.
- Từ việc trình bày kiến thức đến hệ thống kiến thức hoặc trong các giờ ôn tập, học sinh đều háo hức chờ đón những lời nhận xét về Bản đồ tư duy mà mình đã lập.
- Từ một bộ môn nhiều kiến thức, nhiều nội dung, học sinh đã bớt áp lực vì phải học thuộc bài..
- Từ những ngôn ngữ và hình ảnh trên bản đồ đã sử dụng sẽ giúp học sinh hiểu bài hơn, nhớ lâu hơn, rèn luyện khả năng khái quát và tổng hợp vấn đề..
- Từ những từ khóa trên các bản đồ, bảng biểu giúp học sinh tự lập trong cách diễn đạt, từ đó phát huy được năng lực tiếp thu văn bản một cách chủ động sáng tạo, khách quan..
- Có thể sử dụng Bản đồ tư duy trong việc soạn giảng bài mới, hệ thống kiến thức hoặc các tiết ôn tập.
- Trong bộ môn Ngữ văn, ngoài những kiến thức được sơ đồ hóa, học sinh phải tự rèn cho mình khả năng diễn đạt, rèn cách trình bày bài văn, chữ viết..
- Bản đồ tư duy không thể tái hiện được cảm xúc, không chuyển tải hết sự tinh túy trong cách dùng từ, đặt câu, trong nghệ thuật cấu trúc của tác phẩm.
- Vì vậy khi sử dụng Bản đồ tư duy, giáo viên phải yêu cầu học sinh thuyết trình trọn vẹn về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, tránh sự suy diễn khô khan, không cảm xúc..
- Lập bản đồ tư duy- Tony Buzan - Nhà xuất bản Lao động xã hội – 2010..
- Sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học môn Ngữ văn – Tiến sĩ Phạm Văn Nam – Dự án phát triển giáo dục – 2012..
- Bản đồ tư duy đổi mới phương pháp dạy học – Hoàng Đức Huy – (Internet) 5