« Home « Kết quả tìm kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp làm đồ dùng đồ chơi tự tạo về toán nhằm thu hút trẻ tham gia chơi góc học tập ở lớp lá trường mầm non


Tóm tắt Xem thử

- Sáng kiến kinh nghiệm: “Biện pháp làm đồ dùng đồ chơi tự tạo về toán nhằm thu hút trẻ tham gia chơi góc học tập ở lớp lá trường.
- mầm non”.
- Tên sáng kiến: “Biện pháp làm đồ dùng đồ chơi tự tạo về toán nhằm thu hút trẻ tham gia chơi góc học tập ở lớp lá 2 trường mầm non Lê Thị Hồng Gấm”.
- Địa điểm áp dụng/áp dụng thử: Lớp lá 2, Trường Mầm non Lê Thị Hồng Gấm xã Nghĩa Thắng.
- Với những kiến thức được học về tâm lý trẻ, cũng như thực tế qua nhiều năm gắn bó với các cháu mầm non.
- Bản thân Tôi đã có một cái nhìn như sau: Đồ dùng đồ chơi là những phương tiện không thể thiếu ở trường mầm non bởi nó là nguồn vui, là người bạn gần gũi, thân thiết và không thể thiếu trong cuộc sống của trẻ.
- Đồ dùng đồ chơi không những giúp trẻ được giải trí, trẻ cảm thấy thoải mái tinh thần, thư giãn hơn, mà qua trẻ còn được học tập, kích thích sự phát triển của trí não, tăng cường sự thông minh của trẻ….
- Trẻ mầm non nhận thức thế giới xung quanh qua việc quan sát thực tế, sử dụng đồ dùng trực quan.
- Đồ dùng đồ chơi đẹp và phù hợp với trẻ sẽ thu hút nhiều trẻ tham gia vui chơi và học tập.
- Hiện nay, trên thị trường có nhiều đồ dùng đồ chơi trong danh mục phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động của giáo viên mầm non, chúng có độ bền cao, đẹp nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu thực tế của trẻ, chính vì vậy những cô giáo mầm non như Tôi vẫn luôn ý thức được rằng bản thân cần phải biết biến những loại nguyên vật liệu thiên nhiên sẵn có tại địa phương, hay những loại phế liệu mà hàng ngày mỗi người, mỗi gia đình loại bỏ ra như chai nhựa, hộp sữa nhựa, nắp chai.
- rồi gom nhặt về trang trí chúng thêm bằng những tấm vải nỉ, xốp, sơn nhiều màu sắc biến chúng thành những đồ dùng đồ chơi đẹp mắt, sáng tạo, đáp ứng được nhu cầu trẻ tuy vậy những đồ dùng đồ chơi tự tạo lại có nhược điểm là ít bền dẫn đến trẻ không được thỏa mãn khi vui chơi trong góc chơi.
- Từ những trăn trở đó, Tôi luôn đặt cho mình câu hỏi: giáo viên sẽ làm đồ dùng đồ chơi tự tạo bằng những nguyên vật liệu gì cho đỡ tốn kém mà vẫn đẹp, sáng tạo, hấp dẫn được trẻ và đặc biệt có thể sử dụng lâu bền?.
- Bên cạnh đó, bản thân Tôi còn nhận thấy thực tế tại các góc chơi ở các lớp hiện nay có rất nhiều đồ dùng đồ chơi góc, tuy nhiên đa số chỉ làm đồ dùng đồ chơi cho góc phân vai, xây dựng, nghệ thuật.
- riêng góc học tập lại rất ít, đơn điệu, có lớp chỉ trang trí các con số, đính số lượng, trẻ gắn số lượng xong thì không còn gì đề chơi nữa, điều này dẫn đến tình trạng trẻ không thích vào chơi góc này..
- Đặc biệt đối với trẻ lớp lá, giáo viên cần cung cấp cho trẻ các kiến thức về toán như thế nào để tiếp thu kiến thức một cách bền vững, tạo tiền đề cho trẻ khi vào lớp 1.
- Ngoài những kiến thức về toán giáo viên cung cấp cho trẻ trong hoạt động học thì giờ hoạt động góc cũng giúp trẻ lĩnh hội rất nhiều kiến thức khi trẻ được thao tác, được chơi trực tiếp với các đồ dùng đồ chơi.
- Nó giúp trẻ phát triển.
- Ở lớp Tôi ngay từ đầu năm học, sau khi tổ chức cho trẻ hoạt động làm quen với toán, kết quả tôi nhận thấy là khả năng tiếp nhận kiến thức của trẻ ở lớp không đồng đều.
- Tôi dự tính sẽ bổ sung các kiến thức đó cho trẻ vào giờ hoạt động góc, tuy nhiên một số ít trẻ chọn chơi ở góc học tập vì đồ dùng đồ đồ chơi về toán ở lớp tôi ít và không hấp dẫn, chưa thu hút.
- Từ thực tế đó, tôi đã suy nghĩ mình phải làm thêm những đồ dùng đồ chơi về toán như thế nào để thu hút được trẻ tới góc học tập và khi tới hoạt động tại góc trẻ lớp tôi có thể thoải mái, hứng thú chơi với các đồ chơi đó bằng sự yêu thích của trẻ chứ không phải sự gò bó, ép buộc.
- Qua một thời gian tìm hiểu, làm và tổ chức cho trẻ chơi với đồ dùng đồ chơi về toán ở góc tôi đã rút ra được “Biện pháp làm đồ dùng đồ chơi tự tạo về toán nhằm thu hút trẻ tham gia chơi góc học tập ở lớp lá 2 trường mầm non Lê Thị Hồng Gấm”.
- Một trong những mục tiêu của giáo dục mầm non là hình thành những biểu tượng sơ đẳng về toán cho trẻ, giúp trẻ sớm hình thành những kĩ năng tìm tòi, quan sát, phát triển tư duy.
- Làm thế nào để giáo viên cung cấp, củng cố kiến thức về toán cho trẻ một cách mềm mại, thoải mái không cứng nhắc phù hợp với nhận thức cũng như khả năng tập trung của trẻ mầm non..
- và những kinh nghiệm sư phạm cho thấy việc tổ chức hợp lý quá trình hình thành các biểu tượng về toán sơ đẳng cho trẻ góp phần tích cực vào việc phát triển trí tuệ cho trẻ mầm non.
- Chơi đồ chơi ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh và sự liên kết giữa các mạch thần kinh.
- Một nghiên cứu cho thấy rằng lợi ích của việc chơi đồ chơi từ lúc nhỏ có ảnh hưởng đến chỉ số IQ của trẻ.
- Trẻ nào tiếp cận với nhiều đồ chơi đa dạng thì sẽ chơi lâu hơn, khả năng tư duy cao hơn.
- Hằng ngày trẻ mầm non được tham gia vào hoạt động góc, trẻ được thoải mái lựa chọn đồ chơi, nội dung chơi, được là chính mình, được trò chuyện, được chơi cùng nhau, được chia sẻ niềm vui với bạn.
- Nắm bắt được nhu cầu của trẻ, giáo viên linh hoạt lựa chọn một số nội dung học tập về toán lồng ghép vào một cách nhẹ nhàng, trẻ chơi mà là học, học mà chơi..
- Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên môn, chuyên đề.
- Quan tâm trong việc mua sắm đồ dùng đồ chơi theo danh mục cho các lớp..
- Ngay từ đầu năm nhà trường đã tổ chức cuộc thi đồ dùng đồ chơi tự tạo tại trường và bản thân còn là thành viên được nhà trường cử đi tham gia hội thi đồ dùng cấp huyện nên được quan sát, học tập rất nhiều kinh nghiệm từ các trường bạn trong toàn huyện..
- Bản thân là một cô giáo trẻ năng động, nắm vững chuyên môn, tôi luôn suy nghĩ tìm ra cái mới để áp dụng cho trẻ lớp mình, tôi thường nghiên cứu trên mạng, học hỏi đồng nghiệp làm những đồ dùng đẹp, thu hút trẻ chơi..
- Phụ huynh lớp tôi rất quan tâm đến việc giáo dục trẻ, nhiệt tình hỗ trợ các nguyên vật liệu để tôi làm đồ dùng, đồ chơi cho cháu hoạt động..
- Các thành viên trong trường thường chia sẻ lên nhóm zalo những đồ dùng đồ chơi đẹp, lạ nên đã hỗ trợ tôi rất nhiều khi tôi nghiên cứu đề tài này..
- Bên cạnh đó cũng có những khó khăn như phòng học lớp tôi hơi chật, diện tích trưng bày không nhiều, nên một số đồ chơi sau khi làm xong, vì không có chỗ trưng bày, tôi cất đi, khi nào hoạt động mới lấy ra, nên khi nhìn vào góc học tập không bắt mắt, không thu hút được trẻ, không thuận tiện cho việc hoạt động của trẻ..
- Trẻ trong lớp đa số đều là lần đầu ra lớp nên một số kiến thức, kĩ năng về toán còn hạn chế, chậm trong các thao tác.
- Số trẻ chọn chơi ở góc học tập không nhiều khi tôi tổ chức chơi góc, nội dung chơi ít mới, đồ dùng đồ chơi tuy phong phú nhưng chưa đa dạng chưa thu hút được trẻ tham gia chơi ở góc học tập, đặc biệt là chơi với toán..
- Trẻ hứng thú với góc học tập 9/35 =>.
- Trẻ sử dụng đồ dùng đồ chơi về toán khi vào góc.
- Trẻ có kiến thức kỹ năng về toán 12/35 =>.
- Nắm bắt được nhu cầu của trẻ, giáo viên linh hoạt lựa chọn một số nội dung học tập về toán lồng ghép vào một cách nhẹ nhàng, trẻ chơi mà là học, học mà chơi cũng như giáo viên biết đưa vào áp dụng những đồ dùng đồ chơi toán đã làm ra cung cấp, củng cố kiến thức cho trẻ một cách mềm mại, thoải mái, không cứng nhắc phù hợp với nhận thức cũng như khả năng tập trung của trẻ.
- Làm đồ dùng đồ chơi trong góc về toán của trẻ là điều không hề dễ và không đơn giản đối với tôi cũng như những giáo viên khác.
- Đồ dùng đồ chơi càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích sự hứng thú và tạo sự ham muốn được khám phá mở mang kiến thức ở trẻ bấy nhiêu.
- Cũng từ mong muốn giúp trẻ được củng cố kiến thức sâu hơn nên tôi mạnh dạn chọn đề tài này với một số giải pháp:.
- Giải pháp 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi tự tạo về toán..
- Trước hết, tôi cần phải suy nghĩ mình sẽ làm đồ dùng đồ chơi gì về toán cho góc học tập, để làm những đồ dùng đó cần nguyên vật liệu gì? Và làm như thế nào để trẻ cảm thấy hứng thú khi tham gia chơi toán ở góc học tập, làm đồ dùng như thế nào để khi chơi với món đồ chơi đó trẻ sẽ cùng bạn suy nghĩ ra được nhiều nội dung chơi, giúp vốn kiến thức của trẻ ngày càng phát triển hơn.
- Nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ vô cùng phong phú và đa dạng, rất dễ tìm thấy trong gia đình, các cửa hàng, ở lớp.
- điều đó giúp trẻ cảm thấy vui thích khi được phụ giúp cô làm đồ dùng đồ chơi..
- Đối với nguyên vật liệu chưa sử dụng làm đồ chơi liền thì tôi phân loại cất vào bọc ni lông và sắp xếp gọn gàng vào kho của lớp để đảm bảo an toàn và mĩ quan của lớp..
- Những nguyên liệu sưu tầm được thường có màu sắc ít đẹp, nếu chỉ dùng như vậy thì đồ chơi làm ra sẽ không đẹp, không bắt mắt và ít thu hút trẻ chơi.
- những loại này màu sắc đẹp, tươi mới, sặc sỡ, sử dụng được lâu hơn, có thể vệ sinh khi bẩn, dễ phối hợp vào và tạo độ bền cho đồ chơi, giúp trẻ hứng thú khi chơi với những đồ dùng đồ chơi đó..
- Để hỗ trợ việc làm đồ dùng của mình nhanh, đẹp, sắc sảo, tôi còn chuẩn bị nhiều loại dụng cụ khác nhau như kéo các loại, dao rọc giấy, dùi điện để khoan lỗ chai nhựa, súng bắn keo, bấm lỗ.
- Dụng cụ càng nhiều, càng phong phú thì sẽ giúp giáo viên ít mất thời gian và dễ dàng hơn trong việc tạo ra đồ chơi.
- Đối với các dụng cụ này, bản thân tôi khi sử dụng làm đồ dùng không để gần trẻ để đảm.
- Nhận thấy tầm quan trọng của đồ dùng đồ chơi tự tạo, tôi trao đổi trực tiếp với phụ huynh vào các giờ đón trả trẻ để xin các đồ dùng, chai lọ, bìa lịch…phế liệu còn sử dụng được để làm.
- Thông qua đó, phụ huynh cũng phần nào hiểu về việc làm đồ dùng đồ chơi của cô giáo cho trẻ ra sao và biết được con em mình ở trường được học gì, chơi gì từ đó phối hợp cùng với giáo viên trong công tác chăm sóc, giáo dục cháu.
- Và cũng chính những đồ dùng, đồ chơi tự tạo mà phụ huynh nhìn thấy tôi trưng bày, ứng dụng cho trẻ chơi, học tại các góc lớp, được trẻ về nhà kể đã tạo niềm tin cho phụ huynh vào công tác chăm sóc giáo dục cháu của giáo viên tại nhóm lớp nói riêng và của nhà trường nói chung..
- Giải pháp 2: Làm đồ dùng đồ chơi tự tạo về toán ở góc học tập.
- Giờ làm quen với toán được tổ chức trên giờ hoạt động học, các đồ dùng sử dụng trên giờ dạy chính với mục đích chính là cung cấp cho trẻ những kiến thức mới, trong vòng 30 phút đôi lúc không cung cấp đầy đủ cho trẻ, kiến thức sẽ không được củng cố, dẫn đến trẻ sẽ mau quên.
- Chính vì vậy, việc làm đồ dùng đồ chơi về toán cho trẻ chơi góc học tập ví dụ như: đồ chơi số lượng, hình học, đo, không gian…ở góc sẽ giúp trẻ ôn luyện, củng cố kiến thức, hình thức chơi nhẹ nhàng, hấp dẫn, nhiều nội dung chơi sẽ giúp trẻ khắc sâu, ghi nhớ kiến thức lâu hơn..
- Bản thân là giáo viên dạy lớp 5 tuổi nhiều năm, đã hình dung tất cả nội dung về toán cho trẻ, nắm được khả năng của trẻ.
- Nên từ đầu năm, tôi đã định hướng cho mình nên làm đồ dùng đồ chơi thuộc kiến thức nào:.
- Toán về số lượng: Tôi làm bộ đồ chơi “Ghép tương ứng”, “Bàn tính học đếm”(Đếm số lượng, tách gộp).
- “Bé đọc giờ đúng”, giúp trẻ được luyện tập về toán thời gian..
- Làm đồ chơi như thế nào để tận dụng được nhiều năm, có thể thay đổi đối tượng trong hình, tôi không dùng cách dán cố định như trước kia hay làm, thay vào đó tôi dùng miếng xé dán nên dễ gỡ ra để thay thế đối tương khác, đồng thời giúp trẻ thao tác chơi không bị nhàm chám..
- Bộ ghép số lượng tương ứng.
- Sử dụng: Cho trẻ vào góc học tập, trẻ tự chọn đồ dùng học tập toán mà trẻ yêu thích.
- Bộ đồ chơi này, trẻ có thể chơi theo cá nhân hoặc chơi theo nhóm.
- Với bộ đồ chơi này, sau khi trẻ chơi xong, trẻ sẽ bỏ mỗi loại vô một hộp riêng biệt, để tránh lẫn lộn khi trẻ chơi..
- Sử dụng.
- học tập, trẻ ở lớp đã giúp tôi rất nhiều trong việc làm đồ dùng đồ chơi.
- Lật tờ 1 (trang 1 và 2) là nội dung về toán số lượng: Trẻ sẽ đếm số lượng và tìm số tương ứng để gắn vào cho đúng..
- Lật tờ 3 ( trang 5 và 6): là nội dung về toán hình: Từ những hình rời trẻ chọn và ghép những mảnh ghép cho đúng với những hình học mà cô đưa ra..
- Ở bộ đồ dùng này ưu điểm là tổng hợp tất cả những kiến thức toán mà trẻ đã được học chỉ trong một quyển sách nên dễ di chuyển, trẻ có thể ngồi học trên bàn.
- c) Sử dụng.
- Bộ sách này vừa là đồ chơi cho trẻ hoạt động tại góc, vừa là đồ dùng giúp trẻ nắm vững các kiến thức về toán, giúp trẻ hình thành những nền tảng vững chắc khi chuẩn bị bước vào lớp 1..
- phấn khởi trong học tập.
- Việc bày trí như thế nào để đẹp mắt, thu hút được trẻ thì đó chính là: Một không gian học tập đủ yên tĩnh, đầy màu sắc, được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp, thường xuyên thay đổi vị trí để đồ dùng nhằm tạo điểm mới lạ..
- Trẻ chơi ở góc học tập.
- Đồ dùng, đồ chơi tự tạo vừa không tốn quá nhiều kinh phí, lại vừa làm giảm lượng rác thải, góp phần bảo vệ môi trường.
- Đồ dùng đồ chơi tự tạo giúp tôi dạy trẻ biết yêu quý sức lao động ngay khi còn bé, ngoài ra còn có ý nghĩa và tác dụng rất tốt góp phần to lớn trong giáo dục, phát triển trẻ toàn diện, qua quá trình thực nghiệm trên lớp tôi rút ra được: việc tận dựng những đồ vật ở xung quanh, tạo điều kiện cho trẻ được học, được chơi, thỏa mãn nhu cầu, được khám phá, tìm tòi thì kỹ năng và tư duy của trẻ được phát triển tốt hơn..
- Giải pháp trong sáng kiến “Biện pháp làm đồ dùng đồ chơi tự tạo về toán nhằm thu hút trẻ tham gia chơi góc học tập ở lớp lá 2 trường mầm non Lê Thị Hồng Gấm” được tôi tiến hành trực tiếp trên trẻ lớp tôi, và áp dụng đối với các cháu ở các lớp lá trong trường.
- Cũng như rất dễ truyền tải đến trẻ, hiệu quả mang lại lại rất cao nên việc áp dụng hay nhân rộng trên tất cả các trường mầm non sẽ trở lên dễ dàng hơn rất nhiều nếu mọi giáo viên đều chung tay áp dụng..
- Với sáng kiến “Biện pháp làm đồ dùng đồ chơi tự tạo về toán nhằm thu hút trẻ tham gia chơi góc học tập ở lớp lá 2 trường mầm non Lê Thị Hồng Gấm” mà tôi đã áp dụng và thử nghiệm đem lại hiệu quả thiết thực.
- Về phía giáo viên.
- Bản thân tôi đã nâng cao được khả năng làm đồ dùng đồ chơi tự tạo của chính mình qua việc tham gia thi làm đồ dùng dạy học đồ chơi tự tạo cấp trường, cấp huyện..
- cho trẻ phục vụ cho các hoạt động giáo dục tại lớp, được phụ huynh đánh giá cao và nhiệt tình ủng hộ các nguyên vật liệu mở, tin tưởng vào chất lượng chăm sóc giáo dục cháu của giáo viên..
- Được phụ huynh quan tâm, tin tưởng, ủng hộ nhiều nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi..
- Cha mẹ cảm thấy hài lòng với kết quả của con mình đạt được và đã có sự quan tâm bằng việc ủng hộ giáo viên những nguyên vật liệu để giáo viên và trẻ làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ ở lớp....
- Phụ huynh có cái nhìn tốt hơn về nghề của mình để có biện pháp giáo dục con trẻ cùng với giáo viên tốt hơn cũng như góp phần nâng cao ý thức bảo về môi trường cho trẻ em từ lứa tuổi còn thơ, chính những mầm xanh tương lai này sẽ là những chủ nhân tương lai của một đất nước xanh - sạch - đẹp.
- Số lượng trẻ chơi góc học tập nhiều hơn so với đầu năm..
- Trẻ có thêm nhiều đồ dùng đồ chơi mới lạ, hấp dẫn.
- Trẻ được trải nghiệm và học hỏi, tiếp thu kiến thức về toán nhanh, vững vàng hơn và ghi nhớ lâu hơn.
- Trẻ hứng thú khi chơi với đồ dùng đồ chơi về toán..
- Trẻ hứng thú với góc học tập 32/35 =>.
- Trẻ sử dụng đồ dùng đồ chơi về toán khi vào góc 35/35 =>.
- Trẻ có kiến thức, kỹ năng về toán 33/35 =>.
- Trên đây là biện pháp làm đồ dùng đồ chơi tự tạo về toán nhằm thu hút trẻ tham gia chơi góc học tập ở lớp lá 2 trường mầm non Lê Thị Hồng Gấm.
- Chương trình giáo dục mầm non