« Home « Kết quả tìm kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp rèn luyện đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 Sáng kiến kinh nghiệm lớp 4


Tóm tắt Xem thử

- MỘT VÀI BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM CHO HỌC SINH LỚP 4 I.
- Môn Tiếng Việt ở trường Phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh.
- Năng lực hoạt động ngôn ngữ cho 4 dạng hoạt động tương ứng với chúng là 4 kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết.
- Đây là một phân môn có vị trí đặc biệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng chuyển chữ viết thành ngôn ngữ, một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc Tiểu học đầu tiên..
- Đối với học sinh kĩ năng đọc là yêu cầu cơ bản đầu tiên.
- Yêu cầu kĩ năng đọc đặt ra cho học sinh lớp 4 cần đạt tới đó là:.
- Bước đầu biết đọc diễn cảm ở bài văn hay bài thơ nói chung, có cảm xúc, biết nhấn giọng ở những từ gợi cảm, gợi tả, biết đọc các lời tác giả, lời nhân vật..
- Có ba yêu cầu của việc luyện đọc thành tiếng trong giờ dạy Tập đọc (đọc đúng, đọc nhanh, đọc diễn cảm) đọc diễn cảm thể hiện rõ nhất kĩ năng đọc của học sinh.
- Khi đọc diễn cảm, các kĩ năng đọc đúng, đọc nhanh đã đồng thời được thể hiện.
- Do đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 4 mang tính cụ thể, do vốn ngôn ngữ và vốn sống của các em còn hạn chế nên chúng ta không tổ chức dạy học văn với tư cách là một môn học độc lập.
- Chính vì vậy đọc diễn cảm là.
- học sinh của chúng ta chưa đọc được như mong muốn.
- Kết quả đọc của các em chưa đáp ứng yêu cầu của việc hình thành kĩ năng đọc đặc biệt là kĩ năng đọc diễn cảm.
- Vì chưa thể hiện diễn cảm trong bài đọc nên trong quá trình giao tiếp của các em cũng như chưa thể hiện được sự giao tiếp lịch sự như nói lời chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị.
- mỗi học sinh đã có được kĩ năng đọc diễn cảm thì chắc chắn việc cảm thụ văn học dễ dàng hơn và sâu sắc hơn.
- Cần đọc bài với giọng như thế nào, làm thế nào để sửa chữa cách đọc cho học sinh diễn cảm hơn… đó là những trăn trở của mỗi giáo viên trong những giờ tập đọc..
- Xuất phát từ những thực trạng nói trên, tôi mạnh dạn đưa những ý kiến của mình trong việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4, với hy vọng được đóng góp một chút kinh nghiệm của bản thân..
- Đọc giúp các em chiếm lĩnh được một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập, đọc là công cụ để học tập tất cả các môn học, đọc tạo ra hứng thú và động cơ học tập, đọc tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời.
- Và việc rèn cho học sinh biết đọc diễn cảm các văn bản là điều rất quan trọng ở mỗi giờ dạy tập đọc cho học sinh lớp 4.
- Học sinh biết cách đọc diễn cảm các văn bản sẽ có tác dụng giúp các em sẽ hiểu sâu sắc hơn về nội dung bài đọc tức là đã góp phần giúp các em biết cảm thụ văn học được tốt hơn.
- Hơn thế nữa việc dạy học sinh biết đọc diễn cảm giúp các em biết cách giao tiếp lịch sự hơn khi nói lời cảm ơn, lời xin lỗi, lời chào hỏi, lời nhờ, lời yêu cầu.
- Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh.
- Năng lực đọc được tạo nên bốn kĩ năng bộ phận cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của “đọc”: đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức (đọc hiểu) và đọc diễn cảm..
- Ở mỗi dạng văn bản khác nhau cách thể hiện giọng đọc diễn cảm khác nhau.
- Tuy nhiên dù ở dạng văn bản nào thì yêu cầu về kĩ năng đọc diễn cảm phải đảm bảo được các yêu cầu sau:.
- Sau khi học sinh đã được luyện đọc đúng, đảm bảo tốc độ, đọc lưu loát và được tìm hiểu nội dung bài học thì mới được luyện đọc diễn cảm.
- Đó là một điều thuận lợi để giáo viên dạy học sinh luyện đọc diễn cảm.
- Bởi lẽ sau khi học sinh đã hiểu được nội dung văn bản thì việc xác định giọng đọc sẽ dễ dàng hơn.
- Đọc diễn cảm trước hết phải xác định nội dung, nghĩa, lý của bài đọc, sắc thái tình cảm, giọng điệu chung của bài.
- Kết thúc quá trình đọc hiểu học sinh phải xác định được cảm xúc của bài: vui, buồn, tự hào, tha thiết, trang nghiêm, sâu lắng, ngợi ca… ngay trong một bài cũng có thể hòa trộn nhiều cảm xúc..
- Cần hiểu rằng “Đọc diễn cảm” không phải là đọc sao cho “điệu”, thiếu tự nhiên, dựa vào ý thích chủ quan của người đọc.
- Đọc diễn cảm là sử dụng ngữ điệu để phô diễn cảm xúc của bài học.
- Hạn chế của giáo viên:.
- Hiện nay, trong thực tế luyện đọc ở lớp 4, kĩ năng đọc diễn cảm của học sinh chưa cao, các biện pháp luyện đọc diễn cảm chưa đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu mong đợi.
- Phần lớn giáo viên sử dụng các biện pháp truyền thống trong việc luyện đọc diễn cảm.
- Một trong những biện pháp được sử dụng khá phổ biến trong thực tế luyện đọc diễn cảm ở Tiểu học nói chung và lớp 4 nói riêng là luyện theo mẫu vì phương pháp này gọn nhẹ, tiết kiệm được lời giảng, phù hợp với nội dung dạy học.
- Học sinh thường không tránh khỏi bắt chước, rập khuôn, máy móc..
- Nhìn chung hiện nay giáo viên của chúng ta còn thiếu hụt những kĩ năng đọc, vì vậy không chủ động được các nội dung dạy học tập đọc.
- Giáo viên chưa chú ý chữa các lỗi phát âm cho học sinh, không có biện pháp luyện cho học sinh đọc to, đọc nhanh, đọc diễn cảm.
- Kĩ năng đọc diễn cảm là mục đích cuối cùng của chúng ta muốn có ở học sinh sau mỗi giờ học.
- Những kĩ năng này trước hết phải có ở giáo viên, thầy giáo phải đọc được bài tập đọc với giọng cần thiết, phải mã được nội dung bài tập đọc từ việc hiểu từ, câu đến việc hiểu ý, tình của văn bản.
- Như vậy có nghĩa là để đạt được cái đích cuối cùng ấy của giờ dạy tập đọc là học sinh phải đọc đúng, hay, đọc diễn cảm và hiểu nội dung văn bản, bên cạnh đó yêu cầu về kĩ năng đọc diễn cảm cần thiết đầu tiên là phải có kĩ năng đọc diễn cảm ở người giáo viên..
- Thực trạng về học sinh: Qua điều tra đầu năm học.
- của học sinh lớp 4/3 trường Tiểu học.
- kết quả học sinh đọc diễn cảm đạt như sau:.
- Lớp SLHS Ngắt giọng sai Đọc sai kiểu câu Đọc chưa diễn cảm.
- Thực trạng học sinh đọc diễn cảm một văn bản là rất ít.
- Hầu như các em mới chỉ đạt đến yêu cầu: Đọc đúng tốc độ, phát âm tương đối chính xác, hiểu được nội dung bài còn yêu cầu về kĩ năng đọc diễn cảm là rất thấp.
- Nguyên nhân chủ yếu là do giáo viên chúng ta chưa thực sự chú tâm để tìm ra cách đọc mẫu cho mình.
- Nhiều giáo viên còn lúng túng khi xác định giọng đọc của bài, các lần đọc mẫu của giáo viên chưa giống nhau làm cho học sinh không biết mình sẽ bắt chước theo kiểu đọc nào..
- Ở lớp tôi có học sinh ở nhiều vùng khác nhau nên phương ngữ của các em cũng không giống nhau.
- Điều này rất khó cho tôi khi tổ chức rèn kĩ năng đọc diễn cảm trong một lớp..
- Vì vậy đọc ngắt giọng đúng là mục đích của dạy đọc thành tiếng, vừa là phương tiện giúp học sinh chiếm lĩnh nội dung bài..
- Lỗi học sinh mắc phải khi đọc những bài văn xuôi, thường ngắt giọng sai ở những câu văn dài có cấu trúc ngữ pháp phức tạp..
- Lỗi về đọc không đúng kiểu câu: Học sinh chỉ biết đọc đều cho tất cả các loại câu: kể, khiến, cảm, hỏi.
- Học sinh không biết cách thể hiện khi nào thì thể hiện ngữ điệu yếu, ngữ điệu mạnh, ngữ điệu xuống, ngữ điệu lên..
- Ví dụ.
- Lỗi về tốc độ đọc: Ở những văn bản đòi hỏi phải thể hiện tốc độ đọc nhanh, khi yêu cầu đặt ra như thế học sinh thường hiểu là với văn bản này phải đọc liến thoắng đọc nhanh đến nỗi người nghe không thể nào theo dõi được hoặc đối với những văn bản yêu cầu đặt ra là đọc chậm rãi thì học sinh lại đọc quá chậm: đọc từng tiếng một rời rạc như có cảm giác học sinh vừa đọc vừa dừng lại để đánh vần..
- Lỗi về cường độ: Khi nói đến sử dụng cường độ trong đọc diễn cảm cần phải nói đến chuyện dạy đọc to cho học sinh.
- Nhưng thực tế trong một lớp học vẫn còn tồn tại một số học sinh đọc quá nhỏ thậm chí giọng đọc phát ra không đủ để cho bạn ngồi cùng bàn có thể theo dõi được..
- Học sinh ở lớp khi đọc bài còn tùy tiện lên giọng xuống giọng sau mỗi câu mà không biết chỗ đó có dụng ý nghệ thuật gì..
- Khi soạn giảng, chúng ta cần xác định được mục tiêu của nội dung bài dạy, xác định rõ thể loại văn bản để tìm ra giọng đọc phù hợp với văn bản đó.
- Biết phối hợp nhịp nhàng lời mô tả giọng đọc với làm mẫu, có sự hài hòa giữa những lời yêu cầu chỉ dẫn về cách đọc và khả năng biểu diễn những yêu cầu chỉ dẫn này bằng giọng đọc mẫu diễn cảm của giáo viên..
- Ngoài ra, giáo viên cũng dự tính được lỗi học sinh mắc phải trong bài để đưa ra cách chữa lỗi hay nhất.
- Và trong giờ dạy tập đọc, chúng ta không bắt ép học sinh phải đọc theo một phương ngữ nhất định khi mà phương ngữ các em có được khác với phương ngữ mà cô yêu cầu..
- Muốn học sinh đọc đúng, đọc ngắt giọng, nhấn giọng dẫn đến đọc diễn cảm, trước hết, tôi phải giúp các em phát âm chuẩn, đọc đúng loại câu, đúng ngữ điệu câu, hiểu nội dung bài, các em phải biết đặt mình vào vị trí của nhân vật, của tác giả..
- Như chúng ta đã biết đa số giáo viên, học sinh Quảng Nam chúng ta khi nói và đọc thường mắc một số lỗi phát âm như: nói lẫn giữa các âm, vần ăn - en, oi - ua, ao - ô,...Ngoài ra, các học sinh ở nhiều vùng miền khác nhau nên việc đọc, việc phát âm của các em cũng không mang tính đồng nhất : s - x , r - d , tr - ch.
- Chính vì vậy, khi dạy Tập đọc, chúng ta phải chú ý quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh trong lớp mình và khi dạy học, chúng ta phải phụ thuộc vào trình độ của học sinh, từng vùng miền để hướng dẫn cho các em đọc đúng, phát âm chuẩn.
- Nếu học sinh đọc chưa tốt, phát âm chưa đúng thì giáo viên phải dừng lại luyện đọc cho đúng.
- Nếu học sinh đọc đúng, đọc tốt rồi thì chúng ta mới luyện đọc hay, đọc diễn cảm.
- Để chữa được những lỗi này giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh..
- Luyện về ngữ điệu:.
- đọc đến đây chúng ta phải hạ giọng thấp hơn so với giọng đọc ban đầu.
- Giáo viên phải tập cho tất cả học sinh trong lớp mình có thói quen đọc đúng cường độ nghĩa là phải đọc đủ lớn để cho cả lớp và cô giáo có thể nghe được.
- Giáo viên giáo dục cho học sinh hiểu được tác hại của việc đọc quá nhỏ, thì cô và các bạn sẽ không theo dõi được, mà không theo dõi được thì không thể sửa sai cách đọc cho chúng ta được..
- Như vậy tùy thuộc vào từng văn bản cụ thể mà hướng dẫn học sinh thể hiện đúng cao độ..
- Biện pháp 3: Luyện đọc diễn cảm:.
- Trong thực tế, chúng ta thường đọc mẫu.
- Xuất phát từ đặc điểm nhận thức của HS và nội dung dạy học (thuộc bình diện ngữ âm - cái biểu hiện của ngôn ngữ), chúng ta lưu ý phân tích các chỉ số âm thanh kết hợp việc thể hiện giọng đọc để việc phân tích giúp HS hình dung cách đọc một cách cụ thể.
- Trong thực tế, chúng ta thường sử dụng hệ thống kí hiệu sau.
- Luyện theo giọng đọc mẫu giúp HS rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm theo định hướng của mẫu.
- Nhận xét, sửa chữa, điều chỉnh, khái quát hóa về cách đọc của bài đọc giúp HS điều chỉnh, sửa chữa, ý thức sâu sắc về cách đọc diễn cảm bài đọc.
- Việc phân tích các bước trong quy trình sử dụng phương pháp luyện theo mẫu khi vận dụng vào qúa trình luyện đọc diễn cảm ở trên cho thấy, chúng ta không chỉ sử dụng phương pháp luyện theo mẫu một cách thuần túy mà đã linh hoạt kết hợp nhiều phương pháp khác (bước 2 đã vận dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ, phương pháp thực hành giao tiếp.
- Điều khó khăn của việc sử dụng phương pháp luyện theo mẫu trong quá trình luyện đọc diễn cảm là chuyển hóa kết quả tri giác từ mẫu (chất liệu âm thanh ngôn ngữ nghệ thuật) thành giọng đọc diễn cảm, vừa có tính tái tạo, vừa có tính sáng tạo của chính bản thân HS.
- Do vậy, bản thân muốn chia sẻ những kinh nghiệm về việc vận dụng phương pháp luyện theo mẫu trong luyện đọc diễn cảm cho HS lớp 4..
- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Qua một năm thực nghiệm về rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4/3, tôi đã vận dụng những biện pháp trên và kết quả đạt được rất khả quan:.
- Không có học sinh Yếu.
- Việc đọc đúng, đọc diễn cảm của HS lớp tôi đã có chuyển biến rõ rệt so với đầu năm học, học sinh thì không còn đọc ngắt ngứ, đọc không để ý đến nghĩa hoặc sai nghĩa, giọng đọc đều đều, rời rạc,...lên xuống giọng tùy tiện mà không biết chỗ đó tác giả có dụng ý nghệ thuật gì..
- Dần dần từng bước các em đã biết đọc diễn cảm ở mỗi bài đọc.
- Việc biết đọc diễn cảm giúp các em bồi bổ thêm các kĩ năng trong giao tiếp, các em đã mạnh dạn và tự tin hơn khi tham gia vào các hoạt động tập thể.
- Lớp SLHS Ngắt giọng đúng Đọc đúng kiểu câu Đọc diễn cảm.
- KẾT LUẬN: Với những biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh mà tôi đã áp dụng và đạt được kết quả như đã nêu trên, tôi thấy rằng để đạt được hiệu quả giờ lên lớp, học sinh đọc hay, đọc diễn cảm thì trước hết người giáo viên phải đọc diễn cảm.
- Bản thân mỗi giáo viên phải tích cực khắc phục những hạn chế về kĩ năng đọc của mình, thường xuyên luyện đọc diễn cảm để hướng dẫn học sinh đọc tốt..
- Sử dụng nhiều biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh theo các bước:.
- Cung cấp mẫu, giúp học sinh tri giác các chỉ số âm thanh của bài đọc một cách cụ thể, từ đó có ý thức luyện tập theo mẫu..
- Phân tích các chỉ số âm thanh của giọng đọc mẫu giúp học sinh hiểu rõ các yêu cầu trong giọng đọc mẫu một cách có ý thức, từ đó tránh bắt chước giọng đọc mẫu một cách máy móc..
- Luyện theo giọng đọc mẫu giúp học sinh rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm theo định hướng của mẫu.
- Nhận xét, sửa chữa, điều chỉnh, khái quát hóa về cách đọc của bài đọc giúp học sinh điều chỉnh, sửa chữa, ý thức sâu sắc về cách đọc diễn cảm bài đọc..
- ĐỀ NGHỊ: Nhà trường cần tổ chức thêm nhiều hoạt động ngoại khóa như: Thi đọc diễn cảm, thuyết trình văn học, thi kể chuyện, thi dẫn chương trình.
- Phòng Giáo dục mở thêm nhiều chuyên đề với nội dung sinh hoạt về kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng đọc diễn cảm