« Home « Kết quả tìm kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm - Dạy tốt Lịch sử 4


Tóm tắt Xem thử

- Dân tộc Việt Nam có một lịch sử lâu đời với nhiều thành tựu và chiến công huy hoàng rất đáng tự hào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thân yêu của mình.
- Đã là người Việt Nam thì dù ở đâu cũng phải biết lịch sử nước mình vì đó là đạo lí muôn đời của dân tộc “ Uống nước nhớ nguồn”.
- Thông qua môn Lịch Sử học sinh tiếp nhận những nét đẹp của đạo đức, của đạo lí làm người Việt Nam.
- Thế nhưng, trong nhiều năm qua, do những nguyên nhân khách quan ( khó khăn về kinh tế, xã hội) và chủ quan ( nhận thức, quan niệm không đúng), chất lượng học tập lịch sử ngày càng giảm sút, đến mức báo động.
- Những năm gần đây, nhiều báo, tạp chí ở trung ương và địa phương đã lên tiếng về tình trạng giảm sút chất lượng một cách nghiêm trọng về môn lịch sử.
- Nhiều thanh niên không biết Hùng Vương là ai, nói sai về Trần Quốc Toản, cho rằng Lí thường Kiệt là một trong 108 anh hùng Lương Sơn Bạc… Nhiều học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên không biết về các nhân vật, sự kiện lịch sử đặt tên cho các đường phố, mà họ đang sống hay rất quen thuộc..
- Trong giai đoạn này, việc phát huy tính tích cực của học sinh trong việc học tập môn tự nhiên, xã hội nói chung và phân môn lịch sử ở lớp 4 – 5 nói riêng là một phần trong việc đổi mới phương pháp dạy học của bộ môn này.
- Góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học..
- Bởi vì qua thực tế 5 năm đã dạy học sinh lớp 4, tôi nhận thấy:.
- Học sinh chưa thực sự chủ động tính tích cực trong giờ học lịch sử (chủ yếu là nghe, ghi, đọc sách giáo khoa).
- Mặt khác, chương trình lịch sử lớp 4 giúp học sinh lĩnh hội được một số tri thức ban đầu và thiết thực về xã hội.
- Đó là các sự kiện và nhân vật tiêu biểu trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
- Để từ đó các em có lòng tự hào dân tộc phát huy mọi khả năng để xây dựng một tương lai xứng đáng với lịch sử của dân tộc..
- Chính vì lẽ đó, việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, cũng như mọi môn học khác, học sinh tự mình khám phá ra kiến thức (dưới sự hướng dẫn của giáo viên), tức là học sinh phải được tiếp xúc với các tư liệu lịch sử: tranh ảnh, bản đồ lịch sử, các di vật, câu chuyện lịch sử được ghi lại thành lời văn dưới sự định hướng và kết luận của giáo viên để học sinh tự hình thành các biểu tượng lịch sử..
- Vì những lí do trên, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “ Dạy tốt Lịch sử 4” nhằm chia sẻ những hiểu biết và kinh nghiệm mà bản thân có được từ 5 năm dạy lớp 4..
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng dạy Lịch sử và một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực học lịch sử của học sinh.
- Tìm hiểu thực trạng việc dạy và học Lịch sử.
- Trên cơ sở đó đề xuất một vài biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử 4.
- Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử.
- Kiến thức lịch sử ở tiểu học không được trình bày theo một hệ thống chặt chẽ mà chỉ chọn ra những sự kiện, hiện tượng nhân vật lịch sử tiêu biểu cho một giai đoạn lịch sủ nhất định đưa vào chương trình phân môn lịch sử..
- Tuy vậy, những kiến thức trong phân môn lịch sử vẫn đảm bảo tính hệ thống và tính logic của lịch sử ở mức độ thích hợp nhất định..
- Phân môn lịch sử ở lớp 4 cũng được không nằm ngoài cơ sở trên gồm 35 tiết với các dạng bài học cơ bản sau:.
- Dạng bài về nhân vật lịch sử.Ví dụ bài: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân (bài 7).
- CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG DẠY HỌC LỊCH SỬ 4.
- Tuy nhiên, thực tế cho thấy học sinh học phân môn lịch sử thường tiếp thu một cách thụ động do đa số giáo viên chỉ dùng một phương pháp đã cũ là thuyết trình cốt sao cho học sinh chỉ cần nhớ tên nhân vật và sự kiện lịch sử là đủ.
- Chính vì vậy học sinh không hứng thú trong các giờ lịch sử và đặc biệt không hình dung được sinh động về các sự kiện lịch sử đã diễn ra cách các em rất xa.Thậm chí hiện vật tồn tại ngay trước mắt các em: Đi qua gò Đống Đa, các em hỏi nhau: Tại sao lại đặt tượng Quang Trung ở đây nhỉ? Đến Văn Miếu, các em cũng chẳng hiểu Văn Miếu có từ bao giờ? Để làm gì?....
- Trong nhiều năm qua, do những nguyên nhân khách quan (khó khăn về kinh tế, xã hội) và chủ quan (nhận thức, quan niệm không đúng), chất lượng học tập lịch sử ngày càng giảm sút, đến mức báo động.
- Lương Sơn Bạc… Nhiều học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên không biết về các nhân vật, sự kiện lịch sử đặt tên cho các đường phố, mà họ đang sống hay rất quen thuộc..
- Vì lý do đó, khi mới nhận các em lớp 4C của tôi, qua trao đổi và thông qua một số tiết dạy lịch sử đầu năm, tôi nhận thấy thực trạng học sinh ở lớp chỉ có khoảng 5 em học môn này một cách tích cực, khoảng 15 em học trung bình, còn lại 14 em học rất thụ động..
- Trên đây là một số cơ sở kí luận và tình hình thực tế dạy học môn lịch sử lớp 4 mà tôi đã gặp phải.
- Tất nhiên còn nhiều tồn tại ở giáo viên và học sinh.
- Vậy khi hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức môn lịch sử như thế nào để phát huy được tính tích cực của học sinh là một điều mà tôi và các đồng nghiệp rất quan tâm..
- Ở bậc tiểu học, người giáo viên đứng lớp là ông thầy dạy toàn cấp từ lớp 1-lớp 5, dạy toàn diện các môn học từ toán, tiếng việt…lịch sử.
- Và muốn dạy tốt lịch sử thì bản thân giáo viên phải luôn trau giồi kiến thức lịch sử của mình, yêu thích dạy lịch sử và truyền lòng ham mê tìm hiểu lịch sử tới học sinh..
- Nắm vững các yêu cầu cơ bản của việc dạy học lịch sử a/ Bảo đảm tính cụ thể của lịch sử.
- Yêu cầu này xuất phát từ đặc trưng của khoa học lịch sử.
- Lịch sử là những việc rất cụ thể đã diễn ra trong quá khứ.
- Vì thế, đối với phân môn lịch sử, việc tạo ra ở học sinh những hình ảnh chân thực cụ thể và sinh động về các sự kiện, hiện tượng lịch sử, việc khôi phục lại chân dung của các nhân vật lịch sử, những hoạt động của họ trong những điều kiện lịch sử cụ thể… là nhiệm vụ hàng đầu..
- b/ Tăng cường tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh.
- Trong tương lai, tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh vẫn là một trong những phương hướng cơ bản của dạy học lịch sử..
- Phương pháp dạy học lịch sử là con đường, cách thức hoạt động của thầy và trò trong quá trình thống nhất việc giảng dạy và học tập ( hoạt động nhận thức) nhằm truyền thụ và tiếp thu kiến thức lịch sử ( về sự kiện, lí thuyết và thực hành).Trong quá trình này, giáo viên là người tổ chức, lãnh đạo, hướng dẫn quá trình học tập và học sinh giữ vai trò chủ thể , trung tâm..
- Để phát huy tính tích cực của học sinh trong phân môn lịch sử lớp 4 thì việc lựa chọn phương pháp dạy học và hướng dẫn học sinh cách học là rất quan trọng.
- Do đó giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách học bộ môn lịch sử theo từng loại bài:.
- -Với loại bài dạy về nhân vật lịch sử: Giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm tranh ảnh hoặc tư liệu về cuộc sống và sự nghiệp của nhân vật lịch sử đó.
- Kết hợp với đọc sách giáo khoa trước ở nhà để nắm được nội dung của bài mới về cuộc sống và sự nghiệp của nhân vật lịch sử trước khi đến lớp..
- Trước khi nhắc đến nhân vật lịch sử nào đó, giáo viên cần cung cấp để học sinh biết được những nét sơ lược về bối cảnh lịch sử (không gian, thời gian)mà nhân vật hoạt động..
- Học sinh tự trình bày cơ sở hiểu biết đã có của mình về nhân vật lịch sử đó..
- Những bài học lịch sử trong đó các nhân vật có những lời đối thoại đắt giá thể hiện phẩm chất cao quí của nhân vật, học sinh có thể tự đóng vai để diễn lại..
- -Với loại bài dạy về sự kiện lịch sử: Việc sưu tầm tranh ảnh tư liệu là rất quan trọng để các em dễ hình dung, dễ nhớ, nhớ lâu các sự kiện đó.
- Chính vì vậy học sinh phải sưu tầm tranh ảnh từ.
- Đối với dạng bài về nhân vật lịch sử thì kể chuyện lại là phương pháp chủ đạo.
- Sử dụng tư liệu, tranh ảnh, bản đồ, tài liệu lịch sử.
- Ở lứa tuổi học sinh tiểu học,khả năng tư duy trừu tượng kém.
- Do vậy trong giờ học lịch sử việc sử dụng đồ dùng là không thể thiếu đựơc.
- Như trên đã trình bày, một trong những phương pháp dạy học không thể thiếu được khi dạy phân môn lịch sử là phương pháp trực quan.
- Những phương tiện trực quan được sử dụng nhiều để dạy môn lịch sử là:.
- Bản đồ lịch sử..
- Di tích lịch sử..
- Nhà bảo tàng lịch sử và một số nhà bảo tàng khác..
- Loại đồ dùng trực quan treo tường được sử dụng nhiều nhất trong dạy học lịch sử hiện nay là bản đồ, sơ đồ, lược đồ, bảng niên biểu… Trước khi sử dụng chúng, giáo viên cần chuẩn bị thật kĩ (nắm chắc nội dung bản đồ).
- Chủ động đề nghị với Ban giám hiệu cho học sinh khối lớp 4 được đi tham quan di tích lịch sử hoặc bảo tàng lịch sử hoặc yêu cầu phụ huynh học sinh tạo điều kiện tự đưa con em mình đi tham quan những nơi đó..
- Việc hướng dẫn học sinh cách học bộ môn lịch sử theo từng loại bài: việc thày và trò chuẩn bị sưu tầm tài liệu, tranh ảnh, tư liệu lịch sử tất cả đều nhằm phục vụ cho việc dạy học ở trên lớp với mục đích qua bài học học sinh phát huy được tính tích cực của mình thông qua phân môn lịch sử..
- Trước kia chúng ta thường quan niệm học lịch sử là phải học thuộc, nạp vào bộ nhớ của học sinh theo lối thày đọc, trò chép, học thuộc lòng theo thày, theo sách giáo khoa là đạt yêu cầu.
- Nhưng học tập lịch sử theo quan niệm hiện đại không phải là theo cách trên mà là: học sinh thông qua làm việc với sử liệu mà tạo ra hình ảnh lịch sử, tự xây dựng, tự hình dung về quá khứ lịch sử đã diễn ra..
- Cơ sở nhận thức cá thể, độc lập đó, bằng các biện pháp tương tác xã hội (học theo nhóm, học cả lớp, đối thoại thày trò...)mà học sinh xây dựng sự nhận thức đúng đắn về môn lịch sử..
- Chính nhờ việc sử dụng phong phú đồ dụng dạy học giúp học sinh gần gũi với các sự kiện, nhân vật lịch sử hơn dễ gây cho các em ấn tượng sâu sắc, hứng thú tìm tòi, học tập.
- Để gây hứng thú cho học sinh học lịch sử , giáo viên có thể tổ chức các trò chơi lịch sử.
- Ở đây cần phân biệt trò chơi lịch sử với việc thi tìm hiểu lịch sử.
- Trò chơi lịch sử không đòi hỏi học sinh phải hiểu biết sâu rộng, chuẩn bị lâu và kĩ, mà phải dựa vào vốn hiểu biết sẵn có hoặc vừa thu lượm được của người tham dự, sự thông minh nhanh trí và tiến hành dưới các hình thức vui chơi..
- Trò chơi phải thu hút đông đảo học sinh tham gia.
- Một số loại trò chơi lịch sử.
- Thi đố kiến thức về lịch sử.
- Bài soạn phân môn lịch sử lớp 4..
- Học xong bài này, học sinh biết:.
- Giáo viên:.
- Hoạt động của học sinh.
- Gọi 3 học sinh lên bảng, yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi:.
- Nêu tên hai giai đoạn lịch sử đầu tiên trong lịch sử nước ta, mỗi giai đoạn bắt đầu từ năm nào đến năm nào?.
- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra vào thời gian nào và có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc?.
- Chiến thắng Bạch Đằng xảy ra vào thời gian nào và có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc?.
- Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh..
- Giáo viên phóng to bức tranh dân gian trong sách giáo khoa treo lên bảng rồi hỏi học sinh: Các con có biết nhân vật lịch sử nào được khắc hoạ trong bức tranh này?.
- 3 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Trước tình cảnh đất nước bị chia cắt như vậy, lịch sử dân tộc đặt ra điều gì?.
- Cho học sinh thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi: Đinh Bộ Lĩnh là người như thế nào?.
- Cho học sinh tìm hiểu thêm lí do vì sao nhân dân ủng hộ Đinh Bộ Lĩnh.
- Lắng nghe - Học sinh ghi vở.
- Học sinh lập bảng.
- 3-4 học sinh phát biểu ý.
- kiến về nhân vật lịch sử Đinh Bộ lĩnh.
- Học sinh thực hiện yêu cầu của giáo viên trên bản đồ.
- So với đầu năm chất lượng của các em về môn lịch sử hiện nay đã tiến bộ rõ rệt..
- Trước đây, lớp tôi các em rất sợ khi đến giờ lịch sử và không thích học.
- Kết quả năng lực học tập của học sinh:.
- Nói tóm lại để dạy tốt phân môn lịch sử lớp 4, người giáo viên cần phải phối hợp các phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học lịch sử thật đa dạng.
- Có như vậy thì thầy cũng nhàn mà học sinh cũng hứng thú, tạo hiệu quả cao trong những tiết lịch sử..
- Sở và Bộ cần tạo điều kiện trang bị cho nhà trường các bộ tranh ảnh lịch sủ dùng cho tiểu học, có sách tham khảo lịch sử cho giáo viên, các loại băng hình, tư liệu về các danh nhân…( như chương trình Danh nhân Đất Việt của Đài truyền hình Việt Nam).
- Thành phố nên tổ chức thi hoc sinh giỏi một năm một lần môn lịch sử vì đây là môn học giúp học sinh “Tìm về cội nguồn dân tộc”..
- Trên đây là một vài kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được trong nhiều năm giảng dạy môn lịch sử lớp 4, phần nào đã đáp ứng được yêu cầu của bộ môn tự nhiên xã hội nói chung và phân môn lịch sử nói riêng.
- Rất mong được sự góp ý kiến của các ban ngành và các đồng nghiệp để sao cho việc dạy học ph ân môn lịch sử ngày càng hoàn thiện, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo trong nhà trường tiểu học.