« Home « Kết quả tìm kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm lớp 1: Xây dựng nền nếp học tập cho học sinh


Tóm tắt Xem thử

- Xây dựng nề nếp học tập cho học sinh lớp 1.
- Đặc biệt trong công cuộc xây dựng đất nước hôm nay, hơn bao giờ hết, Giáo dục luôn được quan tâm, đặc biệt vấn đề bảo vệ và chăm sóc trẻ em rất được coi trọng.
- Bản thân tôi là giáo viên chủ nhiệm trực tiếp giảng dạy học sinh lớp 1.
- Nếu các em được học và vui chơi trong một môi trường khoa học, lành mạnh, có tri thức thì đó là cơ sở vững chắc để tạo ra một thế hệ khỏe về thể chất, mạnh về tinh thần.
- Nếu các em được học tập và rèn luyện theo một nề nếp thì sẽ là cơ sở tốt cho việc học tập và rèn luyện ở các lớp trên và các cấp học khác.
- Không phải học sinh lớp 1 nào cũng có một nề nếp học tập tốt.
- Các em mới từ mẫu giáo lên, làm quen với một môi trường hoàn toàn mới, hoàn toàn xa lạ.
- Các em xem cô như người mẹ thứ hai, tất cả mọi cử chỉ, hành vi giao tiếp của học sinh lớp 1, hơn bao giờ hết, rất cần giáo viên chủ nhiệm uốn nắn theo chuẩn mực..
- Biết bao câu hỏi cứ quanh quẩn trong tôi: Phải làm sao tạo cho các em sự yêu thích và hứng thú trong từng hoạt động học tập, cũng như luôn hăng hái tham gia các hoạt động tập thể? Phải làm sao để hình thành cho các em từng kĩ năng sống, kĩ năng học tập khoa học? Phải làm sao để các em cảm nhận được trường học là ngôi nhà thứ hai của mình và mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui? Và phải làm sao để ngay từ đầu, các em.
- được rèn nề nếp trong học tập một cách nghiêm túc và có hiệu quả để tạo tiền đề, để làm cơ sở vững chắc cho cả một quá trình học tập lâu dài sau này?.
- Từ những trăn trở trên, tôi đã quyết định chọn và nghiên cứu đề tàì:“Xây dựng nề nếp học tập cho học sinh lớp 1”..
- Xây dựng cho học sinh tư thế ngồi học chuẩn:.
- Rèn cho học sinh tư thế ngồi học chuẩn nhằm giúp học sinh hình thành thói quen tốt trong khi ngồi học, giúp thể chất của các em phát triển lành mạnh không bị cong vẹo cột sống, không ảnh hưởng đến mắt như bị cận thị,…Vậy bản thân tôi luôn chú ý nhắc nhở học sinh khi ngồi học cần chú ý những điểm sau:.
- *Xây dựng nề nếp học tập trên lớp:.
- Khi đến lớp các em có đủ điều kiện được trau dồi những lĩnh vực tri thức dưới sự hướng dẫn khoa học của các giáo viên.
- Lần đầu tiên bước vào lớp các em còn bỡ ngỡ nên giáo viên chủ nhiệm phải gần gũi, trò chuyện, định hướng cho các em những nội quy, quy định của lớp.
- Hướng dẫn, làm mẫu để học sinh quan sát và thực hiện..
- Trong các tiết học và các tiết hoạt động ngoại khoá giáo viên đưa ra các quy ước để em nào cũng thực hiện được:.
- Ví dụ: Trong giờ toán, học sinh lúc nào chú ý nghe giảng, lúc nào sử dụng bảng con, lúc nào mở sách giáo khoa hay vở đều thực hiện theo hiệu lệnh của giáo viên ghi ở bên lề bảng lớp.
- Tất cả những điều ấy đều có nề nếp tốt thì chất lượng học tập của một giờ học đạt hiệu quả cao..
- Do đặc điểm của học sinh lớp 1 còn nhỏ, khi đi học một số em quên sách vở, đồ dùng học tập như sách Toán, Tiếng Việt hoặc có khi quên bảng, phấn.
- Do đó giáo viên chủ nhiệm phải trao đổi với phụ huynh học sinh để rèn cho các em chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập đầy đủ trước khi đến lớp..
- Xây dựng nề nếp học tập ở nhà:.
- Hiện nay, Nhà nước đã có chủ trương xã hội hoá giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội cùng kết hợp giáo dục các em.
- Cho nên chính tại gia đình cũng là môi trường giúp các em có thể học tập ngoài những giờ học ở trên lớp.
- Tuy học sinh lớp một đã được 9 buổi/ tuần, toàn bộ phần bài tập, bài học được giáo viên hướng dẫn và hoàn thành ngay trên lớp..
- vở viết đúng, viết đẹp nên vẫn còn cần rèn cho các em có nề nếp buổi tối về nhà biết ngồi vào góc học tập của mình, để luyện đọc lại bài trong sách Tiếng Việt, sách Thực hành, luyện viết vần, từ vào vở trắng và cùng với sự hướng dẫn của bố mẹ tự soạn sách vở, đồ dùng học tập cho ngày hôm sau.
- Để thực hiện tốt nề nếp học tập ở nhà thì mỗi học sinh phải có góc học tập..
- Xây dựng nề nếp xếp hàng ra vào lớp và thể dục đầu giờ:.
- Chúng ta đều thấy rằng ngoài học tập ra thì thể dục có vai trò lớn trong việc phát triển thể chất cho học sinh để hướng tới hình thành một con người phát triển toàn diện cả về văn, thể, mĩ.
- Cần thường xuyên tập thể dục cho thân thể cường tráng, tinh thần khoẻ mạnh để đủ sức giữ gìn và góp phần xây dựng nước nhà, gây đời sống mới..
- Đối với học sinh rèn luyện thể chất để có sức khoẻ học tập tốt, không những thế mà còn tạo tiền đề cho các lớp trên có cơ hội tham gia vào các cuộc thi như: Hội khoẻ Phù Đổng… Vậy nên tôi luôn chú trọng các vấn đề này..
- Vào đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm biên chế lớp, chia tổ cho lớp, bầu ra ban cán sự (lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó)… phân công nhiệm vụ cho từng em.
- Trong buổi học đầu tiên, giáo viên hướng dẫn học sinh xếp hàng theo tổ, em nhỏ đứng trước, em lớn hơn đứng sau, cho học sinh điểm số theo từng tổ và nhắc học sinh nhớ vị trí đứng của mình.
- Thời gian đầu năm học, mỗi buổi sáng khi nghe tiếng trống tập trung thể dục đầu giờ, giáo viên chủ nhiệm ra sân hướng dẫn học sinh nhanh nhẹn đứng vào vị trí của mình để xếp thẳng hàng ngang, thẳng hàng dọc.
- Đồng thời hướng dẫn các em chỉnh sửa quần áo cho gọn gàng.
- Khi thực hiện các động tác các em cần chú ý quan sát các anh, các chị.
- Sáng thứ 2 đầu tuần giờ chào cờ, đây là tiết học ngoại khoá các em phải thực hiện một cách nghiêm túc nên tôi uốn nắn nhắc nhở các em có ý thức đứng nghiêm trang nhìn lên lá cờ Tổ quốc để tưởng nhớ và biết ơn các anh hùng đã hy sinh xương máu để bảo vệ đất nước.
- Nhờ sự hướng dẫn tỉ mỉ của giáo viên chủ nhiệm mà các em thực hiện đều đặn mỗi ngày, mỗi tuần dần dần các em sẽ có ý thức, có kĩ năng tự vươn lên để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình..
- Xây dựng nề nếp giữ gìn trường lớp sạch, đẹp:.
- Việc xây dựng ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học là vô cùng quan trọng và cấp thiết bởi hàng ngày, hàng giờ chúng ta đang chứng kiến và gánh chịu những tác hại to lớn của biến đổi khí hậu như: lụt, bão, sóng thần,… Để giữ gìn trường lớp sạch, đẹp cũng như tạo cho học sinh có ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh tôi đã hướng dẫn các em thực hiện những hành động như sau:.
- Hằng ngày giáo viên chủ nhiệm rèn học sinh bỏ rác đúng nơi quy định, làm vệ sinh trong và ngoài lớp sạch sẽ, đi vệ sinh đúng nơi quy định.
- Giờ học thủ công rèn cho các em thói quen sau tiết học bỏ rác vào sọt, không xả rác ra lớp học, sân trường.
- Giáo dục học sinh có ý thức giữ gìn bàn ghế trong lớp sạch sẽ, không dẫm chân, vẽ bậy lên tường, lên bàn ghế.
- Đó là những việc làm cần thiết hằng ngày của các em để bảo vệ của công, bảo vệ môi trường trong lành giúp cho các em có sức khoẻ tốt để học tập và rèn luyện..
- Xây dựng thói quen tốt hằng ngày trở thành kĩ năng:.
- Vì thế, tôi đã rèn cho các em những hành động nhỏ để các em tự biết chăm sóc bản thân như:.
- Xây dựng nề nếp giữ vệ sinh cá nhân:.
- Hằng ngày, tôi thường xuyên nhắc nhở các em tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo mỗi ngày đến trường, quần áo đi học về đến nhà phải thay quần áo mặc ở nhà và móc quần áo đúng nơi quy định.
- Để rèn học sinh giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ tôi cần có sự giúp đỡ của từng phụ huynh học sinh..
- Xây dựng nề nếp giữ vở sạch, viết chữ đẹp:.
- Vì vậy mà tôi phải thường xuyên xây dựng kế hoạch giữ vở sạch, rèn chữ viết cho học sinh mọi lúc, mọi nơi như: viết đúng, viết đẹp, giữ gìn vở không quăn mép.
- Bên cạnh đó ở góc lớp tôi treo mẫu chữ viết để các em quan sát viết đúng mẫu chữ..
- Từ cơ sở thực tế và những vấn đề cần thiết đã nêu để xây dựng cho học sinh lớp 1 có nề nếp học tập tốt.
- Tôi nhận thấy rằng giáo viên phải kết hợp với cha mẹ học sinh kiên trì và thường xuyên uốn nắn, nghiêm túc thực hiện tốt yêu cầu do giáo viên đưa ra khi hướng dẫn cho các em..
- Để thực hiện được những mục tiêu mà bản thân đưa ra tôi nhận thấy mỗi giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh và bản thân mỗi học sinh phải làm tốt nhiệm vụ của mình..
- Đối với giáo viên chủ nhiệm:.
- Muốn quản lí giáo dục toàn diện một lớp học, người giáo viên chủ nhiệm phải làm tất cả những công việc để phối hợp, tổ chức tốt việc khai thác tiềm năng trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh một lớp học..
- Giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện việc điều tra nắm vững đối tượng giáo dục là từng học sinh và những đặc điểm của một tập thể lớp học..
- Phải xây dựng kế hoạch thực hiện các mặt giáo dục toàn diện..
- Giáo viên cần tổ chức cho các em vui chơi trong quá trình học tập và xây dựng “những đôi bạn cùng tiến” để các em hăng hái hơn trong các hoạt động ở lớp.
- Muốn xây dựng tốt phong trào “đôi bạn cùng tiến” điều đầu tiên người giáo viên phải biết cách bố trí lớp học..
- Trong lớp có 15 bàn chia thành 3 dãy tôi bố trí cho học sinh ngồi bàn hai em xen kẽ giữa nam và nữ, cứ một em khá ngồi gần một em trung bình hoặc một em giỏi ngồi gần một em tiếp thu bài chậm.
- làm như vậy trong quá trình học tập, các em kèm cặp lẫn nhau, bắt chước từng nét chữ của nhau, luyện đọc cùng nhau, nhất là trong việc thảo luận nhóm các em biết thảo luận gợi mở cho nhau để đạt kết quả tốt..
- Như chúng ta đã biết tâm lí của học sinh Tiểu học rất thích được khen, được động viên nên tôi thường cho học sinh thi đua trong học tập thông qua hình thức tổ chức dạy học..
- Ví dụ: Trong giờ học vần, khi ghép vần, tiếng vào bảng cài, tôi cho các em thi đua 3 tổ xem tổ nào nhanh hơn.
- Chắc chắn tổ nào cũng muốn được tuyên dương nên các em sẽ cố gắng trong học tập, thao tác nhanh nhẹn..
- Hay đến phần đọc từ ứng dụng tôi cho các em đại diện các tổ lên thi đua tìm tiếng mới trong bài và từ mới ngoài bài học..
- Như vậy trong một tiết học nếu giáo viên biết vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học cũng như hình thức dạy học thì không khí lớp học sẽ sôi nổi hơn và đạt kết quả cao hơn..
- Hay trong thực tế giáo viên phải tạo môi trường học tập cởi mở không khí vui tươi, thân thiện:.
- Là giáo viên chủ nhiệm và giảng dạy tôi nhận thấy điều này rất rõ qua học sinh của mình..
- Những học sinh khá giỏi thường có tâm lí rất tự tin trước các bạn và cô giáo.
- Các em có thể mạnh dạn trình bày ý kiến của mình trước cô giáo và các bạn trong lớp.
- Còn phần đa các em học sinh có học lực chậm hơn thường mang tâm lí tự ti trước các bạn.
- Nhưng tôi đã vận dụng linh hoạt các phương pháp lên lớp, nghệ thuật sư phạm để khích lệ, động viên các em như: các em cứ phát biểu tự do, nếu chưa đúng hoặc chưa đủ thì cô cùng các bạn sửa sai hoặc bổ sung thêm, cô không phê bình đâu.
- Qua câu khích lệ đó, tôi thấy hầu hết học sinh đều tự tin dơ tay phát biểu xây dựng bài.
- Như vậy đối với học sinh lớp 1 tuyên dương đúng lúc, kịp thời giúp các em tự tin càng hứng thú trong học tập..
- Đối với học sinh:.
- Trong giờ học các em phải ngồi đúng tư thế, sử dụng sách vở đúng môn học.
- Khi thực hành ghép vần, tiếng vào bảng cài hay làm bài tập vào bảng con, tất cả những hoạt động đó giáo viên đều ghi kí hiệu đã quy định bên lề bảng, học sinh quan sát để thực hiện đúng yêu cầu..
- Đối với giáo viên bộ môn:.
- Ngoài cô giáo chủ nhiệm lớp, các em còn được học các thầy, cô giáo bộ môn như: Âm nhạc, Thể dục, Anh văn, Mĩ thuật.
- Là lớp học 9 buổi / tuần do đó, giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn để cùng rèn nề nếp học tập cho học sinh từ tư thế ngồi, cách cầm bút, cách phát biểu cũng như ý thức giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập, học bài cũ và xem trước bài mới,….
- Đối với phụ huynh học sinh:.
- Bản thân tôi đã xây dựng các quy định cụ thể để phụ huynh thực hiện đúng yêu cầu sau:.
- Chuẩn bị, sách vở, đồ dùng học tập đầy đủ..
- Chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho con theo thời khoá biểu..
- Thường xuyên trao đổi cùng giáo viên chủ nhiệm kịp thời nhắc nhở, đôn đốc học sinh nề nếp học tập ở lớp cũng như ở nhà..
- Tôi thấy học sinh lớp 1A do tôi chủ nhiệm đã tiến bộ rõ rệt về nề nếp học tập cũng như chất lượng học tập.
- Tất cả các em đều thực hiện tốt nề nếp như:.
- Đa số các em đi học đều, đúng giờ..
- Có ý thức học tập tốt ở lớp cũng như ở nhà - Biết ngồi học đúng tư thế..
- Thực hiện tốt nề nếp xếp hàng ra vào lớp và thể dục đầu giờ..
- Biết đoàn kết giúp đỡ bạn trong học tập..
- Xếp loại HS có nề nếp tốt HS có nề nếp chưa tốt.
- Như vậy việc rèn nề nếp học tập cho học sinh qua từng giờ, từng ngày, từng tuần, từng tháng và qua học kì I đạt được kết quả như sau:.
- Kết quả kiểm tra nề nếp của Đội hàng tuần trong học kì II đa số xếp thứ nhất..
- Như vậy, với mong muốn nâng cao chất lượng giáo dục học sinh một cách toàn diện, theo chủ trương xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực” và xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ II.
- Mục đích không chỉ hình thành trong các em về kiến thức mà hơn hết là hình thành trong các em những hành vi nề nếp tốt, các kĩ năng, kĩ năng sống.
- Để các em phát triển thành những con người hoàn thiện về cả nhân cách và trí tuệ.