« Home « Kết quả tìm kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi Văn lớp 4, 5 đạt hiệu quả Sáng kiến kinh nghiệm lớp 5


Tóm tắt Xem thử

- I/ Tên đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN LỚP 4, LỚP 5 ĐẠT HIỆU QUẢ II/ Đặt vấn đề.
- Bồi dưỡng học sinh giỏi là việc làm hết sức cần thiết và có tầm quan trọng..
- Bởi lẽ nó giúp đào tạo con người học sinh trở thành “hiền tài” cho đất nước.
- Nói như hiện nay, “chiến lược con người” có mục tiêu là “ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” thì Bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ cấp thiết, phù hợp xu thế thời đại..
- Việc Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 4, lớp 5 từ trước đến nay được trường tiểu học Đoàn Trị tiến hành hằng năm ( kể từ ngày thành lập trường đến nay), nhưng kết quả đạt được thì chưa như mong muốn.
- Chính vì vậy mà chúng tôi từ thực tiễn bồi dưỡng văn lớp 4, lớp 5 nhiều năm qua, đã nảy ra ý định đúc kết lại một số biện pháp nên viết đề tài: “Một số biện pháp giúp bồi dưỡng học sinh giỏi văn lớp4, lớp 5 đạt hiệu quả”, mong góp một phần nhỏ vào hướng đi chung cùng trường Đoàn Trị trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi..
- Do vậy, người giáo viên tiểu học cần phải làm cho năng khiếu của học sinh tiểu học phát triển.
- Mà muốn cho các em trở thành giỏi văn thì phải nắm rõ cơ sở tâm lí học sinh tiểu học, đó là đặc điểm nhận thức của học sinh (bao gồm sự chú ý, trí nhớ, tưởng tượng và tư duy), để có cơ sở vận dụng các phương pháp, biện pháp làm cho các em chiếm lĩnh được kiến thức văn học.
- Cũng bài tập đó, cũng là lời giảng đó nhưng đặt vào đúng tâm lí, không làm học sinh bị ức chế thì rõ ràng các em tiếp thu nhanh và tốt hơn.
- Môn văn đòi hỏi tư duy hình tượng cao, hiển nhiên để khỏi bị “thui chột”, “tàn lụi” óc tưởng tượng của các em học sinh lớp 4,5 ta cần phải “chăm sóc” thật là chu đáo bằng nhiều hình thức bài tập phong phú, lời giảng kết hợp với điệu bộ, nét mặt và cảm xúc biểu hiện qua nội dung của bài văn bằng giọng đọc truyền cảm, làm sao khơi gợi trong các em cảm xúc chân thật chứ không phải nói theo, làm theo như một robot..
- Được vậy, cái ấn tượng của thầy cô để lại trong các em không phai mờ.
- Để khơi gợi cảm xúc ấy, đòi hỏi chúng ta lại phải hiểu rõ đặc điểm nhân cách của học sinh.
- Nhân cách học sinh tiểu học hình thành qua nhận thức, năng lực học tập và tình cảm.
- Bởi vậy ta cần kích hoạt được để các em luôn luôn say mê với câu hỏi “tại sao.
- Đặc điểm thứ hai là năng lực học tập, đó là tổ hợp các thuộc tính tâm lí của học sinh đáp ứng được yêu cầu của hoạt động học đảm bảo cho hoạt động đó diễn ra có kết quả.
- Đặc điểm thứ ba là tình cảm của học sinh tiểu học mà chúng ta phải luôn luôn hiểu biết và xây dựng nuôi dưỡng thông qua cách giảng giải, cách biểu hiện, cách đọc truyền cảm của thầy cô trước bài văn, bài thơ.
- Tình cảm của học sinh là thái độ cảm xúc đối với sự vật, hiện tượng có liên quan tới sự thỏa mãn hay với nhu cầu, động cơ của học sinh.
- Biết khơi nguồn cho rung cảm ở học sinh là điều kiện thành công trong dạy văn, bởi lẽ nó sẽ làm cho học sinh nảy nở các loại tình cảm có sẵn trong các em như tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ, tình cảm thẩm mĩ, tình cảm hoạt động.
- Và đây chính là điều cốt lõi để các em thành người..
- Cơ sở tâm lí chắc chắn là mỗi giáo viên đều được trang bị nhưng không mấy ai “đào sâu, xới kĩ” để làm cơ sở xây dựng một kế hoạch bài dạy nhằm chăm sóc, nuôi dưỡng các học sinh có năng khiếu phát triển thành giỏi văn.
- Thực tế khi dạy Tập đọc, giáo viên chúng ta chưa truyền được ngọn lửa vào tâm hồn các em thông qua cách đọc diễn cảm như nhà văn Marquez đã nói, mà chúng ta còn cứng nhắc, rập khuôn, gò mình theo một hướng có sẵn, thậm chí từ khó đọc cũng không dám lấy thực tế từ học sinh.
- Bởi vậy nên không giúp cho học sinh cảm nhận được một cách tự nhiên cái hay cái đẹp của bài văn em học, dần dần các em chai cứng coi học văn như một nghĩa vụ mà không có cái hứng thu coi nó như một quyền lợi.
- Cái túi thì học sinh.
- Tuy có nhiều thời gian cho loại văn này nhưng hạn chế thì cả học sinh và giáo viên vẫn còn tồn tại..
- chúng ta chưa chỉ ra được ở bài viết các em hạn chế này.
- Vậy nên, cả ba đặc điểm đều có ảnh hưởng, bởi thế kết quả bài văn miêu tả của các em không đạt yêu cầu cao..
- Để đạt hiệu quả trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi văn Tiểu học nói chung và bồi dưỡng học sinh giỏi văn lớp 4,5 nói riêng đòi hỏi một quá trình lâu dài về phía Nhà trường, đồng thời người giáo viên phải có năng lực, nhiệt tình và yêu mến trẻ.
- Việc bồi dưỡng đòi hỏi người giáo viên phải có nghệ thuật, thủ thuật lên lớp, luôn luôn tạo không khí thoải mái, gây sức hấp dẫn ở học sinh qua các tiết học.
- Có như vậy học sinh mới dễ dàng đáp lại đòi hỏi của thầy cô bằng sự quyết tâm học tập tốt, say mê làm bài..
- 1/Biện pháp 1: Phát hiện học sinh có năng khiếu văn.
- Học sinh có năng khiếu cũng như hạt giống tốt, do vậy chọn học sinh có năng khiếu là khâu đầu tiên.
- đồng thời các em nhớ nhiều chuyện kể, thuộc nhiều bài thơ hơn các em khác..
- Khi chấm bài của các em, ta thấy bài của các em có năng khiếu thường có nhiều ý hay, chân thực, có sáng tạo, có cá tính.
- Mà làm được bài như thế là do các em biết rung cảm, nhạy bén trước hiện thực.
- Phát hiện trong bài làm của các em có năng khiếu văn thường thể hiện khả năng quan sát tinh vi, giàu trí tưởng tượng và tư duy hình tượng.
- Sau khi phát hiện học sinh có năng khiếu, vấn đề đặt ra là: Bồi dưỡng cái gì ? Bồi dưỡng như thế nào ? Chúng tôi xin nêu tiếp biện pháp..
- 2/ Biện pháp 2: Làm giàu vốn từ ngữ cho các em.
- a) Mặc dù học sinh có năng khiếu văn có vốn từ khá phong phú nhưng không phải như vậy mà ta bỏ hoang mảnh đất này mà không khai phá (nghĩa là không cần làm giàu thêm vốn từ ngữ cho các em).
- Chúng ta cần giúp cho các em phát triển vốn từ, nhất là những từ tượng hình, tượng thanh, từ chỉ màu sắc rất cần thiết trong văn miêu tả..
- -Trong lớp học, giáo viên cho học sinh tìm các từ có khái niệm đẹp.
- Tương tự như vậy, ta có thể gợi cho học sinh tìm từ qua rất nhiều đề tài nhỏ mà các em gặp hằng ngày.
- Ví dụ đang học văn tả người, chúng ta cho học sinh tìm từ nói về khuôn mặt, con mắt, mái tóc, giọng nói, dáng đi,… như thế giúp cho các em ngày càng giàu vốn từ..
- Về mặt làm giàu vốn từ này có nhiều loại bài tập (xin xem phụ lục) mà giáo viên chúng ta phải rèn luyện và cung cấp thường xuyên cho các em như:.
- Vậy tiếp theo là rèn luyện học sinh viết câu văn đạt mục đích như: câu văn sáng sủa, ngắn gọn, biết dùng tốt các dấu ngắt câu..
- Kế hoạch bài dạy cần đưa vào một số bài tập rèn luyện (Chú ý phân tích và đặt ra một số tình huống các em có thể mắc phải, nhằm đúc kết kinh nghiệm và có hướng chữa bài linh hoạt giúp các em hiểu thấu đáo hơn), có như thế học sinh mới nắm chắc và thực hành viết câu tốt..
- Giáo viên đọc hoặc viết lên bảng bài tập để học sinh tự ghi dấu câu..
- Đòi hỏi học sinh phải giải thích nếu đánh dấu câu vào vị trí đó thì câu hoặc ngữ đó nói lên được ý gì, có bị khiên cưỡng không,…Có thể chọn đoạn văn trong SGK lớp 4,5 – nên chọn đoạn văn có nhiều loại dạng ngắt câu khác nhau để bài tập được đa dạng..
- Bước thứ nhất cho học sinh phát hiện chỗ sai, sai về mặt nào, bước thứ hai tập chữa lại theo ý của em, sau đó giáo viên gợi ý chung về cách đúng nhất..
- Học sinh có thể chia ra như sau: Hôm nay là ngày khai giảng.
- Vậy tập gộp câu và chia câu đòi hỏi tư duy cao ở HS và GV cũng phải chuẩn bị các câu văn trong đoạn văn cho các em làm bài tập rất công phu, tốn nhiều thời gian suy nghĩ..
- b) Bạn Thủy với ý thức của người học sinh mới..
- như thế nào ?(Bộ phận vị ngữ) Nêu được: Bạn Thủy với ý thức của người học sinh mới đã nhiệt tình giúp đỡ bạn bè.
- Từ phát hiện, luyện viết câu, biết sử dụng dấu phẩy dấu chấm, các em làm được bài tập sắp xếp các từ cho trước thành nhiều dạng câu dễ dàng..
- Còn sắp xếp được thêm nữa hay không tùy theo mức độ và thời gian dành cho các em, và qua bài tập kiểu này chúng ta nhận thấy các em có hứng thú sáng tạo nhiều câu văn..
- Học sinh hiểu được đây là một câu có đầy đủ thành phần chính chủ ngữ và vị ngữ.
- Đòi hỏi các em tư duy cao, các em phải giữ nguyên cái ý trời nắng đẹp nhưng phải diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau..
- Các em có thể làm:.
- Đây là bài tập khó đòi hỏi nhiều công sức của giáo viên và cần có nhiều nỗ lực của học sinh..
- Trước hết đưa ra hai câu để đối chiếu và học sinh cần chỉ được câu nào có sự sinh động (gợi tả, gợi cảm, vừa gợi tả vừa gợi cảm).
- Tiếp theo cho học sinh tìm từ thay thế vào từ có trong câu nhưng chưa gợi lên sự sinh động.
- Sau dần chúng ta đưa ra câu văn, đoạn văn để cho các em chữa thành sinh động.
- Quen rồi, ta cho các em viết câu văn, đoạn văn sinh động..
- Qua các bài tập đọc, học thuộc lòng, chính tả, tập làm văn và sách đọc thêm, chúng ta nên cho các em thu thập những ý hay, những hình ảnh đẹp vào sổ tay văn học.
- Cần giúp cho các em có thói quen hễ thấy câu văn câu thơ nào hay, thấy rung cảm thì ghi ngay vào sổ..
- Như vậy, trong sách Tiếng Việt lớp 4,5 có rất nhiều hình ảnh văn học không thể bỏ qua, giáo viên chúng ta cần giúp các em nhìn thấy và cùng rung cảm trong quá trình học với sách..
- Ở tiểu học giáo dục thẩm mĩ chủ yếu là giáo dục cho học sinh rung cảm với cái đẹp ( cái đẹp trong thiên nhiên và cái đẹp trong xã hội).
- Khi dạy tập đọc, kể chuyện giáo viên phải gợi ý, hướng dẫn để bản thân học sinh tự khám phá ra cái hay cái đẹp mà lúc đầu các em chưa thấy.
- Chú ý quyết không nên cảm thụ hộ rồi áp đặt cho các em..
- Khi hướng dẫn học sinh quan sát để làm văn miêu tả, tường thuật giáo viên cũng phải dẫn dắt để học sinh tự khám phá ra các nét đẹp, các nét tiêu biểu và tạo cho bản thân có rung động thẩm mĩ thì bài văn mới hay, mới thể hiện bản sắc riêng của mình..
- Đối với kiểu “Bài tập phát hiện ý” bao gồm nhiều khía cạnh mà các em cần nắm vững như:.
- Kiểu bài tập này là một hình thức rất tốt để học sinh cảm thụ văn học.
- Học sinh tập hợp thành từng nhóm nhỏ, nêu hết những câu hỏi có thể khi đọc một đoạn văn thơ.
- Đối với yêu cầu bài trên, học sinh có thể nêu các câu hỏi như:.
- Cũng có thể các câu hỏi của các em nêu còn vụng về, thậm chí ngây ngô, nhưng chúng ta cần khuyến khích, tránh cười chế giễu làm cho các em nhụt chí.
- a) Khi làm văn miêu tả và tường thuật, nếu học sinh không quan sát mà chỉ ngồi tưởng tượng ra thì dù trí tưởng tượng phong phú đến đâu, bài văn vẫn nghèo ý.
- Học sinh tiểu học chưa có thói quen quan sát toàn diện một đối tượng nếu không có sự hướng dẫn của giáo viên.
- Bởi vậy, muốn cho các em làm văn tốt người giáo viên phải tích cức hướng dẫn các em quan sát một cách toàn diện..
- Giáo viên cho học sinh xác định đối tượng quan sát và hướng dẫn học sinh quan sát bằng nhiều hình thức như hướng dẫn quan sát trực tiếp hoặc gợi ý cho học sinh tự quan sát.
- Khi gợi ý cho học sinh quan sát, chúng ta phải tập cho học sinh có thói quen quan sát bằng nhiều giác quan.
- Ví dụ: Tả một cảnh gặt lúa, học sinh thường chỉ nêu được những hình ảnh và màu sắc do mắt nhìn thấy như bầu trời xanh, lúa chín vàng, nón trắng.
- Hướng dẫn cho học sinh tìm được ý rồi, còn phải tìm được từ thật chính xác để diễn tả ý đó.
- Coi trọng việc bồi dưỡng kĩ năng quan sát, tìm ý nhất định sẽ giúp học sinh phát huy trí tưởng tượng, óc sáng tạo…và chắc chắn bài văn của các em làm sẽ đạt hiệu quả..
- a) Nếu chúng ta chỉ chú ý đến luyện văn, luyện kĩ thuật làm bài mà coi nhẹ việc trau dồi tình cảm, mĩ cảm cho học sinh thì dù cho ta có nhiệt tình, có thủ thuật rèn luyện chăng nữa nhưng sự tiến bộ của học sinh vẫn chậm chạp.
- Việc trau dồi tình cảm, mĩ cảm cho học sinh đòi hỏi một quá trình lâu dài và có sự hợp đồng chặt chẽ của nhiều môn, nhiều môi trường.
- Cũng tiến hành giáo dục tình cảm, mĩ cảm cho học sinh qua môn tập làm văn.
- Bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và học sinh giỏi văn lớp 4, lớp 5 nói riêng ở trường tiểu học Đoàn Trị là một quá trình lâu dài không phải một sớm một chiều.
- Điều chúng tôi nhận thấy ở đây là các biện pháp đưa đến con đường đi đúng hướng cho kế hoạch dạy học của bản thân của người giáo viên dạy bồi dưỡng, tạo cho học sinh nắm chắc được kiến thức văn học cơ bản và đồng thời phong phú thêm cho tâm hồn.
- Thực nghiệm cho thấy, khi sử dụng các biện pháp nghiên cứu trong đề tài để dạy, các em học sinh càng về sau càng tiến bộ hơn nhiều so với các em khi chưa áp dụng đề tài.
- Mặc dù kết quả học sinh giỏi trường tiểu học Đoàn Trị đạt được hết sức khiêm tốn nhưng chúng tôi cũng mạnh dạn nói rằng cái vốn quý là các em có một nền móng vững chắc trong tâm hồn qua các biện pháp bồi dưỡng văn trên;.
- Thực tế một số em học sinh khi đi học ở các trường khác vẫn không phụ công sức dạy dỗ của thầy cô ở trường Đoàn Trị, đó là các em vẫn giữ vững ngôi vị học tốt, là học sinh giỏi và chắc hẳn cái hạt giống ấy sẽ tồn tại mãi ở mai sau..
- Điều cốt lõi chúng tôi muốn nói là các biện pháp chắc chắn khơi gợi trong lòng học sinh sự rung cảm trước cái đẹp cái hay của văn học cũng như cuộc sống..
- Phát huy năng lực và sở trường, phải yêu nghề, gần gũi, thân thiện học sinh, tâm huyết với công việc bồi dưỡng học sinh giỏi..
- Giáo viên khơi gợi niềm say mê, hứng thú của học sinh đối với môn văn, đốt cháy lên trong lòng các em ngọn lửa tình cảm và mĩ cảm đối với văn học..
- Học sinh phải yêu thích học văn, có ý thức và thái độ đúng đắn trong học tập..
- Phát hiện học sinh có năng khiếu văn.
- Làm giàu vốn từ ngữ cho các em.
- Qua thực tế cho thấy việc áp dụng các biện pháp này vào việc bồi dưỡng học sinh giỏi văn lớp 4, lớp 5 có đạt hiệu quả rõ rệt.
- Các em học sinh viết văn tốt hơn trước, dùng câu văn có hình ảnh và nhất là trong bài văn các em biết thể hiện cảm xúc trước vấn đề đặt ra trong đề bài.
- Khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện đề tài là thời gian bồi dưỡng có hạn chế, việc học sinh dành thời gian cho môn văn chưa nhiều..
- Cũng có thể lựa chọn một số biện pháp trong đề tài áp dụng cho học sinh lớp 1,2,3 cơ bản cách tiến hành còn phần kiến thức thì linh hoạt giáo viên sửa đổi nhẹ hơn trên cơ sở các dạng bài tập của đề tài.