« Home « Kết quả tìm kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp dạy học theo nhóm môn Thể dục lớp 5


Tóm tắt Xem thử

- Một số biện pháp dạy học theo nhóm môn thể dục lớp 5.
- Thời gian tổ chức thực hiện: Từ ngày.
- Qua nhiều năm áp dụng biện pháp này trong giảng dạy môn thể dục, việc học của học sinh có chuyển biến rỏ rệt, các em ngày càng có ý thức trong việc học, các em hiểu biết được lợi ích của học môn thể dục.
- Biện pháp này được áp dụng thành công trong giờ học thể dục là nhờ sự góp ý xây dựng của bạn đồng nghiệp và hơn hết là sự giúp đở góp ý xây dựng tận tình của Ban Giám Hiệu trường.
- Góp phần cùng nhà trường trong việc rèn luyện thể lực, nâng cao thể chất giúp cho các em phát triển toàn diện.
- Vì vậy tôi chọn “biện pháp dạy học theo nhóm môn thể dục lớp 5”..
- Nội dung biện pháp 1.Vai trò của giáo viên..
- Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn thể dục chúng ta đều có quan điểm muốn truyền thụ được kiến thức cơ bản có hiệu quả vì vậy việc tổ chức dạy – học theo nhóm có vai trò rất quan trọng..
- học nói chung và chương trình thể dục lớp 5 nói riêng, không những giáo viên phải nắm vững nội dung chương trình mà còn phải năng động, sáng tạo để vận dụng linh hoạt những phương pháp, hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao hiệu quả dạy học cho học sinh..
- Những năm vừa qua đổi mới phương pháp dạy học theo chuẩn kiến thức, kỷ năng môn thể dục trong nhà trường, trên cơ sở phát huy các mặt tích cực của học sinh để nâng cao chất lượng dạy học từ đó nâng cao hiệu quả giáo dục..
- Trong quá trình dạy học nói chung và dạy môn thể dục nói riêng thì người giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn hoạt động của học sinh, mọi học sinh đều hoạt động và học tập để hiểu biết về kinh nghiệm và chiếm lĩnh tri thức, biết vận dụng các tri thức đó trong thực hành ôn luyện.
- Từ đó tạo cho học sinh tự giác, tích cực và chủ động trong luyện tập, không rập khuôn máy móc, biết tự đánh giá kết quả học tập của mình, đặc biệt là giúp học sinh có niềm tin, niềm vui trong học tập..
- Đồng thời tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng lực sở trường của mình, biết ứng dụng kiến thức mới trong học tập thể dục vào đời sống hàng ngày..
- Đổi mới phương pháp dạy học theo chuẩn kiến thức, kỷ năng môn thể dục ở tiểu học không những loại bỏ phương pháp dạy học truyền thống mà còn phải vận dụng một cách hợp lí mặt tích cực của phương pháp dạy học củ để tổ chức cho học sinh hoạt động học tập theo kiểu mới, tạo điều kiện cho từng em học sinh được tham gia tập luyện, từ đó tiếp thu kĩ thuật mới và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo vận động..
- Định hướng đổi mới phương pháp dạy học thể dục trong nhà trường là dạy học dựa vào các hoạt động học tập tích cực, tự giác luyện tập, chủ động sáng tạo của từng học sinh..
- Trong giờ học hình thức tổ chức một giờ học còn đơn điệu, nghèo nàn, giáo viên còn xem nhẹ hình thức lên lớp, chưa biến hoá nội dung, hình thức luyện tập để gây hứng thú cho học sinh luyện tập..
- Giáo viên chưa thực sự chú ý đến chất lượng học sinh, sở dĩ như vậy là do mỗi đồng chí giáo viên chưa thấy hết ý nghĩa tác dụng của môn thể dục đối với học sinh, trong khi đó giáo viên vẫn dạy theo phương pháp truyền thống, giáo viên lên lớp chỉ chú ý đến phần nội dung chứ chưa chú ý vào phần tổ chức hoạt động dạy – học cho học sinh, do đó học sinh luôn bị lệ thuộc vào giáo viên..
- Vai trò của học sinh:.
- Học sinh tiểu học nói chung, có khuynh hướng ghi nhớ một cách máy móc, chưa có khả năng phân tích tự giác.
- Để hình thành kĩ năng học tập theo nhóm cho các em là một vấn đề người giáo viên cần nên làm..
- Trong giảng dạy thể dục thể thao, do tư duy của các em vẫn còn mang tính chất hình ảnh cụ thể, các em sẽ tiếp thu dễ dàng và nhanh chóng hơn đối với các khái niệm có kèm theo minh họa (hình ảnh trực quan).
- Do vậy, khi giảng dạy ngoài việc phân tích - giảng giải kĩ thuật động tác, nhất thiết giáo viên phải chú ý đến hình thức tổ chức dạy học theo nhóm cho các em..
- cho các em lòng say mê và sáng tạo trong các hoạt động..
- Cùng với việc đổi mới nội dung, chương trình theo chuẩn kiến thức kỷ năng từ những năm học trước, phân môn thể dục là môn học được thay đổi nhiều về nội dung chương trình và cấu trúc sách giáo viên, vì nó được xây dựng theo hướng tích cực, tránh sự trùng lặp, giảm thời lượng học tập, tăng tính tích cực hoá hoạt động cho học sinh..
- Ở các khối 1, đã thực hiện đổi mới nội dung chương trình và biện pháp dạy học.
- Những điểm mới về nội dung chương trình theo chuẩn kiến thức kỹ năng đã có tác dụng rất tích cực đến quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh..
- Qua các buổi chuyên đề giáo viên hướng dẫn cách xây dựng thiết kế bài học theo hướng mới phân chia hoạt động cụ thể, rõ ràng, có chỉ dẫn các biện pháp dạy học theo từng chủ đề..
- Học sinh luôn say mê, học hỏi, luôn có như cầu được hoạt động do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, thời kỳ này trẻ rất hiếu động..
- Trong trường tiểu học Tân Hồng hiện nay, mặc dù thời gian biểu cũng như phân lượng thời gian số tiết cho các môn học rất rõ ràng nhưng ở môn thể dục nhiều khi vẫn mang tính chất là môn phụ.
- rất nhiều nên phân môn thể dục chưa được thực sự coi trọng..
- Giáo viên còn thiếu kinh nghiệm với cách thức tổ chức hoạt động tích cực cho học sinh lĩnh hội kiến thức.
- Hoặc có tổ chức thì còn lúng túng, mất thời gian, còn qua loa, đại khái.
- theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh trong phân môn thể dục là vấn đề nóng bỏng, bức xúc, cần thiết giúp học sinh chủ động trong các hoạt động, tự chiếm lĩnh, tự tìm kiếm kiến thức mới tốt hơn, trở thành những người năng động, sáng tạo, làm bước đà để học sinh thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội.
- Những vấn đề trăn trở và tồn tại trên là động lực thúc đẩy tôi nghiên cứu thực tế giảng dạy, tìm tòi tham khảo sách báo, tạp chí, chuyên san, để bắt tay vào xây dựng biện pháp: Tổ chức dạy - học theo nhóm nhằm nâng cao chất lượng dạy - học môn thể dục lớp 5..
- Biện pháp cụ thể.
- Để góp phần thực hiện thành công và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, việc đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp có vai trò, vị trí rất quan trọng..
- Xuất phát từ đặc điểm đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình mà biện pháp giảng dạy cũng được thay đổi hướng “tích cực hoá học sinh”..
- Nhằm nâng cao chất lượng giờ học thể dục tiểu học, việc đổi mới phương pháp giảng dạy cần thực hiện đồng bộ ở cách thức tổ chức một giờ học làm sao cho đạt kết quả tối ưu nhất, để học sinh đạt được hiệu quả tối ưu cho một giờ học cần chú ý đến những vấn đề sau đây:.
- Các hình thức tổ chức tập luyện trước đây..
- Nghiên cứu mục tiêu, yêu cầu và đặc điểm nội dung chương trình thể dục trước đây, nhất là căn cứ vào đặc điểm phân phối chương trình (do Bộ Giáo dục và đào tạo quy định), trong mỗi tiết học thể dục trước đây thông thường chỉ thực hiện giảng dạy 1 nội dung, do đó việc sử dụng các hình thức tập luyện mang đặc điểm sau:.
- nhiều thời gian trong 1 giờ học thể dục..
- Tăng cường sử dụng hình thức tập luyện lần lượt (phù hợp nội dung 1 tiết học) để giáo viên có điều kiện quan sát, đánh giá và sửa chữa động tác sai cho từng học sinh..
- Hình thức tập luyện theo nhóm rất ít được sử dụng do không có kế hoạch bồi dưỡng cán sự thể dục thể thao và giáo viên chưa tin tưởng vào năng lực tiềm tàng của học sinh..
- Hình thức tập luyện cá nhân hầu như chưa được quan tâm tới..
- Các hình thức tổ chức tập luyện theo yêu cầu đổi mới..
- Để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy thì cách thức sử dụng các hình thức tập luyện cũng phải thay đổi.
- Sử dụng hình thức tập luyện đồng loạt là điều cần thiết, nhưng trong một giờ học chỉ sử dụng một số lần nhất định khi cần thiết để chiếm ít thời gian trong một giờ học thể dục..
- Hạn chế sử dụng hình thức tập luyện lần lượt (nhất là với từng học sinh) để tạo điều kiện nâng cao khối lượng vận động của học sinh trong giờ học..
- Tăng cường sử dụng hình thức tập luyện theo nhóm nhằm nâng cao vai trò cán sự thể dục thể thao và tạo tình huống cho học sinh tự quản..
- Hình thức tập luyện cá nhân cũng cần được quan tâm sử dụng khi cần thiết..
- Đổi mới biện pháp, cách tổ chức giờ học..
- pháp giảng dạy cũng được thay đổi theo hướng “tích cực hoá học sinh”.
- a) Về đổi mới biện pháp giảng dạy..
- Không giảng giải, phân tích nhiều, không làm mẫu nhiều lần tốn thời gian, ảnh hưởng đến việc tập luyện của học sinh, nhằm giành nhiều thời gian cho tổ chức tập luyện, vui chơi..
- Biện pháp tập luyện hoàn chỉnh và lặp lại được ưu tiên sử dụng trong giảng dạy động tác..
- Sử dụng các biện pháp trò chơi, thi đấu vào giờ học để tăng hứng thú tập luyện cho học sinh..
- Để học sinh tham gia vào đánh giá..
- Những nơi có điều kiện nên tổ chức dạy theo nhóm sức khoẻ (học sinh tập theo ý thích)..
- b) Về đổi mới cách tổ chức giờ học..
- Về hình thức tổ chức giờ học trước đây cũng như hiện nay, chúng ta có các hình thức cơ bản sau: Tập luyện đồng loạt.
- Tập luyện lần lượt.
- Tập luyện theo nhóm (tổ).
- Tập luyện cá nhân..
- Biện pháp phân nhóm, chia tổ cho học sinh tập luyện.
- tạo cơ hội cho học sinh tự quản được sử dụng phổ biến, tạo tình huống cho học sinh tham gia tổ chức, điều khiển, nhận xét và đánh giá sửa sai cho nhau..
- Việc chia nhóm - tổ tập luyện có ảnh hưởng đáng kể tới sự thay đổi lượng vận động và mật độ của giờ học..
- Trong tình hình thực tế hiện nay điều kiện sân tập- dụng cụ tập luyện thể dục thể thao thì còn thiếu thốn.
- do đó, cần phân lớp thành nhiều nhóm - tổ tập luyện..
- Giáo viên bao quát và giúp đỡ cho học sinh được tốt hơn.
- Thực hiện nội dung giảng dạy động tác thể dục thể thao phù hợp với học sinh (nhiều nội dung trong một giờ học).
- Nâng cao được trình độ và khả năng tổ chức của giáo viên, đồng thời phát huy được tính tự giác - tích cực của học sinh..
- Tạo điều kiện cho học sinh có thể tiến hành tổ chức tập luyện ngoài giờ - Khi chia nhóm - tổ tập luyện cần căn cứ vào những yếu tố sau đây:.
- Khả năng của giáo viên (về tổ chức- quản lý.
- Đặc điểm của học sinh (số lượng, nam- nữ, trình độ sức khoẻ, trình độ chuyên môn...).
- Việc chia nhóm - tổ tập luyện cần đảm bảo một số điều kiện sau đây:.
- Đảm bảo điều kiện thuận lợi cho các em tổ chức tập luyện ngoại khoá (chỗ ở gần nhau)..
- Lựa chọn đội ngũ cán sự thể dục thể thao có năng lực và có uy tín.
- Giáo viên phải có chương trình, kế hoạch và nội dung cụ thể để tổ chức bồi dưỡng cán sự thể dục thể thao..
- Lớp học được phân thành một số nhóm, dưới sự chỉ đạo thống nhất của giáo viên, các nhóm tập luyện theo yêu cầu, nội dung và trật tự đã được quy định trước..
- Ưu điểm: Giáo viên dễ theo dõi và quản lý việc tập luyện của học sinh, thuận tiện cho việc sắp xếp nội dung và lượng vận động..
- Nhược điểm: Yêu cầu sân tập - dụng cụ phục vụ cho tập luyện phải đầy đủ theo số lượng nhóm - tổ tập luyện..
- Lớp học được phân thành một số nhóm, mỗi nhóm tập luyện theo một nội dung khác nhau, sau một thời gian quy định, các nhóm chuyển đổi (nội dung, vị trí) cho nhau..
- Có nhiều phương án tập luyện theo hình thức nhóm chuyển đổi.
- Ưu điểm: Khắc phục được hiện tượng thiếu thốn sân tập - dụng cụ phục vụ tập luyện thể dục thể thao hiện nay, có thể bồi dưỡng và rèn luyện năng lực độc lập, giúp đỡ nhau trong tập luyện..
- Nhược điểm: Giáo viên khó chỉ đạo toàn diện, việc sắp xếp nội dung và thời gian tập luyện có khó khan..
- Biện pháp dạy học theo nhóm hợp tác theo nhóm là hình thức giảng dạy đặt học sinh vào môi trường học tập tích cực, trong đó học sinh được tổ chức thành.
- kĩ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác..
- Thông qua hoạt động nhóm, các em có thể cùng tập với nhau những công việc mà một mình không thể tự làm được trong một thời gian nhất định.
- Đối với cấp tiểu học, việc rèn cho các em các kỹ năng học hợp tác nhóm là hết sức cần thiết, tạo điều kiện để các em có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, góp phần vào việc nâng cao chất lượng, giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh..
- Sau mỗi tiết dạy giáo viên cần rút kinh nghiệm bổ sung những thiếu sót để tiết sau được hoàn thiện hơn..
- Trong giờ học thể dục, học sinh thể hiện được tính tích cực, tính tự giác, luyện tập sôi nổi, hào hứng khi tham gia thi đua các bài tập thể dục, các em tập rất nhiệt tình, tính đồng đội của học sinh cũng được nâng lên..
- Với các biện pháp nêu trên, tôi đã giải quyết được một số nhược điểm của học sinh.
- Đánh giá môn thể dục trước khi áp dụng của lớp 5A.
- Sau thời gian áp dụng phương pháp trên chúng tôi thấy rất thuận tiện trong thực tế nội dung tiết học đa số các em có tiến bộ nhiều trong môn học, cụ thể là học sinh rất ham thích luyện tập, thường trông đến tiết học thể dục, chất lượng tăng lên rõ rệt hơn..
- Áp dụng các biện pháp trên vào giảng dạy tại Trường Tiểu học Tân Hồng..
- Trên đây là một số biện pháp dạy học nhóm môn thể dục ở lớp 5, những biện pháp có hiệu quả để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn thể dục ở trường mà tôi đã áp dụng nhiều khối lớp.
- Trên đây là một số suy nghĩ và việc làm cụ thể tôi đã áp dụng, đã rút ra được những bài học cho bản thân trong qua trình giảng dạy để nâng cao chất lượng môn thể dục..
- Vì vậy mỗi giáo viên chúng ta không ngừng trao dồi kiến thức, tự hoàn thiện mình, luôn trăn trở tìm ra những biện pháp soạn giảng thích hợp, khắc phục những khó khăn để đưa chất lượng TDTT ngày càng phát triển.
- Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy tốt và học tốt môn thể dục ở trường tiểu học” tuy rằng đã hoàn thành nhưng không thể tránh khỏi hạn chế thiếu sót, mong Ban lãnh đạo, Ban giám khảo cùng các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến bổ sung để tôi có thêm biện pháp mới hay hơn, sát thực hơn với thực tiễn địa..
- năm 2020 Giáo viên thể dục