« Home « Kết quả tìm kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm - Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5- 6 tuổi


Tóm tắt Xem thử

- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN KHÁNH SƠN TRƯỜNG MẦM NON 1/6.
- BIỆN PHÁP GIÁO DỤC LỄ GIÁO CHO TRẺ 5- 6 TUỔI..
- Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, chịu trách nhiệm chăm sóc - giáo dục trẻ từ 0 - 6 tuổi.
- Nếu không làm tốt việc chăm sóc - giáo dục trẻ trong những năm này thì việc giáo dục lại hết sức khó khăn, phức tạp.
- Vì vậy, Nghị quyết TW2, khoá VIII của Đảng cộng sản Việt Nam về "Định hướng chiến lược giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đề ra mục tiêu giáo dục Mầm non phải trang bị cho trẻ những gì tốt nhất kể cả về mặt vật chất và tinh thần một cách toàn diện”..
- Đứng trước tình hình đổi mới của đất nước, cùng với sự phát triển không ngừng của nền giáo dục nước nhà, đứng trước thời kỳ hội nhập kinh tế, đất nước đang trên đường mở cửa những ảnh hưởng không nhỏ của nền nhiều nền văn hóa khác nhau..
- Trong thời đại hiện nay, tiếp thu nhiều nền văn hoá khác nhau nên đâu đó vẫn còn nhiều câu chuyện thương tâm về đạo đức, lễ giáo của con người, việc mà tôi và các bạn đã nghe và thấy trên thông tin đại chúng, trong cuộc sống hằng ngày..
- Như chúng ta đã biết, giáo dục lễ giáo cho trẻ là một phần quan trọng trong nội dung giáo dục trẻ, đó là khâu đầu tiên hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của.
- Vấn đề giáo dục lễ giáo không phải là vấn đề mới, trước đây và hiện nay chúng ta vẫn làm nhưng làm thế nào để giáo dục lễ giáo có hiệu quả.
- Điều đặc biệt hơn nữa là đối với trẻ mầm non đặc điểm của trẻ là dễ nhớ, mau quên và tính hay bắt chước cho nên việc giáo dục lễ giáo cần được sớm thực hiện và thường xuyên rèn luyện như các cụ xưa có câu “Dạy con từ thuở còn thơ…”..
- Bên cạnh đó, vì mục tiêu giảm tỷ lệ sinh con nên số con trong mỗi gia đình ít đi, thì trẻ ngày càng được nuông chiều thái quá, trẻ muốn gì được nấy…, đây cũng là vấn đề không nhỏ ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề giáo dục lễ giáo cho trẻ.
- Một số phụ huynh chưa hiểu tầm quan trọng của giáo dục lễ giáo cho con em ở lứa tuổi mầm non, nên thường khoán trắng cho giáo viên..
- Là giáo viên mầm non tôi thấy việc giáo dục lễ giáo cho trẻ luôn được chú trọng và đặt lên hàng đầu.
- Vậy làm thế nào? Và bằng cách nào?… để vệc giáo dục lễ giáo cho trẻ mang lại hiệu quả cao.
- Trăn trở với mục tiêu chung của ngành giáo dục, vấn đề cấp bách của toàn xã hội là người giáo viên mầm non tôi không thể không suy nghĩ và nhận thấy rằng việc giáo dục lễ giáo cho trẻ hiện nay đang là vấn đề bức xúc, là việc làm cần thiết có vai trò to lớn trong việc giáo dục trẻ không riêng bậc học mầm non mà còn nhiều bậc học khác..
- Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5- 6 tuổi” để góp một phần nhỏ bé của mình vào việc giáo dục lễ giáo cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo nhằm góp phần hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ..
- Trong năm học này tôi quyết tâm thực hiện nhiệm vụ năm học của ngành phát động và luôn lấy mục tiêu giáo dục lễ giáo cho trẻ là nhiệm vụ hàng đầu trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, để góp một phần nhỏ bé của mình vào quá trình hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ theo mục tiêu của ngành, của toàn xã hội..
- Được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường cùng với chuyên môn trong công tác chăm sóc- giáo dục trẻ..
- Giáo viên luôn có nhiệt huyết, yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác chăm sóc- giáo dục trẻ..
- Trong lớp có không ít những cháu là con em người địa phương nên nhận thức của trẻ còn hạn chế, phụ huynh ít quan tâm đến vấn đề học tập của con cái đặc biệt là vấn đề giáo dục lễ giáo..
- Bên cạnh đó, những bộn bề lo toan cho công việc, cho đời sống kinh tế của mỗi gia đình nên việc chú trọng, quan tâm giáo dục cho con cái ngày càng hạn chế, bị lãng quên, đặc biệt là vấn đề giáo dục lễ giáo..
- Giáo dục lễ giáo nói chung là giáo dục cách ăn nói lễ phép, có thưa, có gởi, chào hỏi, dạ vâng, cảm ơn, xin lỗi.
- Qua tìm tòi, nghiên cứu tôi đã tìm ra một số “Biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5- 6 tuổi” như sau:.
- Giáo dục lễ giáo thông qua các môn học:.
- Như chúng ta đã biết, ở trường mầm non không có giờ đạo đức riêng, mà thông qua sử dụng hình thức tích hợp, lồng ghép với nội dung bài dạy của các lĩnh vực để dạy và hướng trẻ tới cảm xúc, tình cảm, hành vi lễ giáo.
- Đó là, trẻ được tham gia vào nhiều hoạt động như: Hát- múa, đọc thơ, kể chuyện, làm quen môi trường xung quanh, toán, chữ cái… Chính vì vậy, lồng ghép nội dung giáo dục lễ giáo vào các hoạt động có nhiều ưu thế nhằm hình thành cho trẻ những thói quen, hành vi lễ phép, có văn hoá…..
- cô lồng ghép giáo dục lễ giáo cho trẻ.
- Qua đó cô đã giáo dục trẻ cách nói năng lễ phép…..
- Đồng thời, qua lợi ích của cây xanh cô giáo dục cháu yêu thiên, không ngắt hoa, bẽ cành, mà phải biết bảo vệ chăm sóc cây xanh để cây cho ta nhiều lợi ích..
- Đối với hoạt động phát triển thể chất cô giáo dục trẻ siêng năng tập thể dục đều đặn, thường xuyên giúp cơ thể khoẻ mạnh, rèn luyện tính kiên nhẫn, trong lúc tập giáo dục trẻ không chen lấn, xô đẩy nhau… qua đó giáo dục trẻ có thói quen tốt trong cuộc sống hằng ngày giáo dục trẻ ăn, ngủ đúng giờ,…..
- Bên cạnh đó thì việc giáo dục trẻ tình yêu thương, kính trọng đối với ông bà, cha mẹ, anh chị, biết nhường nhịn em bé… qua hoạt động tạo hình "Vẽ người thân trong gia đình".
- Qua đó giáo dục trẻ tình yêu thương, biết kính trên nhường dưới….
- Cô giáo dục trẻ lòng thật thà, chăm lo lao động, dạy cháu yêu cái thiện, ghét cái ác, hình thành cho trẻ lòng nhân ái đối với mọi người xung quanh..
- Thông qua việc giáo dục lễ giáo cho trẻ qua các môn học trẻ cũng được học rất nhiều điều hay, tuy đây chỉ là những việc làm rất đơn giản nhưng nó cũng đã góp một phần nhỏ vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ sau này..
- Giáo dục lễ giáo thông qua hoạt động vui chơi:.
- Trong giờ vui chơi trẻ được thực hành, trải nghiệm nhiều vai chơi khác nhau trong cuộc sống của người lớn, tôi tiến hành lồng giáo dục lễ giáo vào hoạt động vui chơi, qua hoạt động này trẻ được giao tiếp, đối thoại những câu chào hỏi lễ phép, biết cảm ơn, xin lỗi, trao nhận bằng hai tay….
- Khi tổ chức cho trẻ tham gia vào hoạt động vui chơi cụ thể là trẻ đóng vai y tá - bác sĩ.
- chơi mẹ- con…cô theo dõi trẻ chơi và hướng dẫn trẻ chơi, hướng dẫn trẻ cách giao tiếp để qua đó giáo dục trẻ biết chào hỏi, xưng hô, ứng xử phù hợp với mọi người xung quanh…..
- Bên cạnh đó, khi trẻ chơi ở góc bán hàng thì cô giáo dục trẻ biết mời chào, nói lời cảm ơn đối với khách hàng, khi trao và nhận thì phải cầm bằng hai tay.
- Thông qua hoạt động này giáo dục trẻ biết thể hiện các mối quan hệ trong xã hội, những hành vi giao tiếp, cách ứng xử, xưng hô với mọi người….
- Giáo dục lễ giáo ở mọi lúc mọi nơi:.
- Giáo dục lễ giáo cho trẻ mọi lúc mọi nơi đây là biện pháp cũng hết sức quan trọng góp phần vào việc hình thành nhân cách cho trẻ.
- Chính vì vậy, ở mọi lúc mọi nơi, bất cứ khi nào và lúc nào cô cũng lồng ghép được nội dung giáo dục lễ giáo cho trẻ, cô luôn nhắc nhỡ và giáo dục trẻ thường xuyên để hình thành thói quen “Lễ giáo” cho trẻ.
- Vì thói quen tức là những hành vi được tự động hóa, được lặp đi lặp lại nhiều lần và gắn liền với nhu cầu, lúc đó, trẻ thực hiện các hành vi lễ giáo một cách tự nhiên..
- Hằng ngày, tôi thường tập cho trẻ có thói quen giữ vệ sinh môi trường: không vứt rác bừa bãi, không vẽ bậy lên tường… và thường xuyên cho trẻ vệ sinh cá nhân: vệ sinh thân thể, rửa tay, chân sạch sẽ, quần áo sạch sẽ- gọn gàng.
- Nhà con có em không? Con sẽ làm gì nếu em đòi đồ chơi của con? Từ đó cô có thể kể chuyện có nội dung về gia đình cho trẻ nghe, để qua đó giáo dục trẻ lòng nhân ái đối với mọi người..
- Trong giờ chơi tự do, hay giờ lao động, hoạt động ngoài trời nếu cháu làm việc gì sai đối với bạn, với cô thì tôi giáo dục trẻ biết xin lỗi cô, xin lỗi bạn.
- Trong lúc dạo chơi giáo dục trẻ không ngắt hoa, bẽ cành…..
- Cũng như thông qua hoạt động ngoài trời, hướng dẫn trẻ “Tham quan vườn cây ăn quả”.
- Cô giáo dục trẻ kính trọng, yêu quý những người lao động…..
- Trong giờ ăn, cô giáo dục trẻ trước khi ăn phải mời cô, khi ăn phải từ tốn, ăn chậm rãi, trong khi ăn không được nói chuyện, khi ho phải che miệng, không làm rơi cơm, khi làm rơi thì phải nhặt bỏ vào đĩa đựng cơm rơi,… Do đó khi tổ chức giờ ăn cô chuẩn bị đầy đủ đĩa đựng cơm rơi, khăn lau tay.
- Qua đó giáo dục trẻ có những thói quen, hành vi văn minh trong ăn uống..
- Như vậy giáo dục lễ giáo mọi lúc mọi nơi giúp trẻ “Nói lời hay làm việc tốt”, hình thành một số thói quen, hành vi văn minh trong cuộc sống hằng ngày..
- Góc tuyên truyền của lớp không thể thiếu mục giáo dục lễ giáo cho trẻ, đây là biện pháp rất hữu hiệu đối với chuyên đề lễ giáo bởi lẽ trẻ lứa tuổi này tư duy trực quan hình ảnh là chủ yếu.
- Bên cạnh đó thông qua góc tuyên truyền phụ huynh biết được kế hoạch chăm sóc- giáo dục của lớp để có hướng nhắc nhỡ và rèn thêm cho trẻ để giúp trẻ nhớ lâu hơn..
- Ở góc này tôi sưu tầm những tranh ảnh có nội dung giáo dục lễ giáo dán vào cho trẻ xem, hoặc có thể là một bài thơ, bài hát có nội dung phù hợp.
- Thời gian rảnh tôi cho trẻ đến xem, trò chuyện và đàm thoại với trẻ về những hình ảnh đó để qua đó giáo dục trẻ những hành vi văn minh..
- Đây là những hình ảnh nhằm tuyên truyền đến phụ huynh để cùng giáo dục trẻ biết chào hỏi lễ phép, chơi ngoan cùng bạn, biết khi ngáp- ho phải che miệng, chơi xong biết cất dọn đồ chơi, không ngồi gần khi xem ti vi…..
- Bên cạnh đó, tôi gợi ý cho trẻ về nhà sưu tầm những hình ảnh về lễ giáo để dán vào góc tuyên truyền, điều này sẽ giúp trẻ nhận biết được hành vi đúng sai để trẻ học tập và giúp trẻ luôn tích cực hơn trong hoạt động này..
- Vì thông qua hoạt động này cũng góp phần vào việc giáo dục lễ giáo cho trẻ..
- Tôi hướng dẫn, gợi ý cho trẻ tự lau chùi kệ đồ chơi, xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp vào từng góc riêng tạo cảm giác thích thú ở trẻ luôn mong muốn được làm, được giúp cô.
- Qua đó giáo dục trẻ ý thức tự giác trong công việc..
- Đặc biệt là góc thiên nhiên trẻ được cùng cô trồng nhiều cây xanh và mỗi tuần, mỗi ngày cô có kế hoạch cho trẻ tự mình chăm sóc cây xanh theo tổ, nhóm: tưới cây, nhổ cỏ, cắt tỉa lá úa… giáo dục trẻ biết yêu cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp.
- Qua hoạt động này khơi gợi ở trẻ tình yêu thiên nhiên, yêu lao động, tạo cho trẻ cảm giác gần gũi với thiên nhiên.
- Để tạo cảnh quan sân trường, tạo cho trường luôn có một môi trường xanh- sạch- đẹp trong các giờ hoạt động ngoài trời tôi thường cho trẻ nhặt rác, nhổ cỏ các bồn hoa để tạo môi trường thêm sạch đẹp hơn.
- Giáo dục lễ giáo không thể tách rời khỏi gia đình vì giáo dục tình yêu là nội dung cơ bản của giáo dục lòng nhân ái cho trẻ.
- Cùng với mục tiêu xã hội hoá giáo dục thì phụ huynh có vai trò không nhỏ trong việc giáo dục trẻ.
- Trong buổi họp mặt đầu năm tôi mạnh dạn trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của giáo dục lễ giáo đối với trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi vì đây là lứa tuổi trẻ bắt chước rất nhanh, nhất là trong thời kỳ hội nhập của nước ta tiếp nhận nhiều nền văn hoá và một số phim ảnh, trò chơi giải trí không lành mạnh… đã ảnh hưởng một phần không nhỏ về hành vi văn hóa của trẻ.
- Để phụ huynh nhận thức được ý nghĩa của vấn đề trên và cùng nhà trường giáo dục trẻ thì việc phối hợp với phụ huynh trong công tác giáo dục trẻ là vấn đề rất cần thiết.
- Giáo viên luôn trò chuyện, tuyên truyền với phụ huynh về các nội dung giáo dục lễ giáo để phụ huynh phối hợp rèn và dạy trẻ tại gia đình..
- Phụ huynh ở đây phần đông làm nghề nông nên họ ít quan tâm đến con cái mình, qua các cuộc họp phụ huynh hoặc những buổi truyền thông tôi luôn phổ biến và tuyên truyền cách nuôi dạy con theo khoa học và cách giáo dục lễ giáo phù hợp đối với trẻ..
- Tuyên truyền cho phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục lễ giáo đối với trẻ.
- Để từ đó phụ huynh dành thời gian chăm sóc con cái, quan tâm đến con cái nhiều hơn và cùng với nhà trường nuôi dạy và giáo dục trẻ tốt hơn.
- Qua thời gian, trẻ lớp tôi tiến bộ rõ rệt như: xưng hô lễ phép, lịch sự trong giao tiếp nhờ sự giáo dục bằng phương châm.
- Chính vì thế tôi cũng tuyên truyền đến phụ huynh nên cho trẻ xem những phim ảnh mang tính giáo dục cao và phù hợp với lứa luổi của trẻ để qua đó trẻ học được những cái hay, cái đúng… giúp trẻ dần hoàn thiện và phát triển nhân cách của mình..
- Cô giáo là người mẹ thứ hai của trẻ, muốn giáo dục cho trẻ phát triển toàn diện thì cô giáo là người đóng vai trò hết sức quan trọng, cô luôn là tấm gương sáng để trẻ noi theo..
- Đối với trẻ, tuyệt đối không la mắng, quát nạt trẻ làm trẻ phải sợ hãi, xưng hô dịu dàng bằng cô và cháu, tạo cho trẻ cảm giác an toàn , tin tưởng ở cô.
- Chính vì vậy, nên khi hứa điều gì với trẻ là tôi thực hiện đúng lời hứa, không làm cho trẻ mất lòng tin.
- Cô thực sự là tấm gương sáng cho trẻ noi theo..
- Cuối mỗi ngày, mỗi tuần tôi thường tổ chức cho trẻ nêu gương.
- Qua sự việc đó giáo dục trẻ “Nhặt được của rơi trả lại người đánh mất”.
- Đối với trẻ lứa tuổi này cô không chỉ nói nêu gương, khen bạn này tốt bạn này xấu mà cô phải cho trẻ thực hiện hành động bằng cách lên cắm cờ bé ngoan, và cả lớp vỗ tay tuyên dương như vậy mới khơi gợi ở trẻ ý thích và mong muốn được làm việc tốt để được cắm cờ như bạn và điều này đã đem lại hiệu quả rất cao..
- Từ những biện pháp tôi tìm tòi nghiên cứu và thực hiện, chất lượng giáo dục lễ giáo ở trẻ tăng lên rõ rệt, đó là điều làm tôi phấn khởi, giúp tôi càng yêu nghề hơn, giúp tôi càng có nghị lực trong công tác..
- Bản thân tôi được trao đổi kiến thức và kinh nghiệm dạy trẻ và giáo dục lễ giáo qua các môn học, các hoạt động,… được phụ huynh và các đồng nghiệp quý mến và tin yêu hơn..
- Đây là những tiền đề cơ bản nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ..
- Tôi nhận thấy và rút ra bài học kinh nghiệm về giáo dục lễ giáo cho trẻ như sau:.
- Giáo dục lễ giáo cho trẻ không chỉ thể hiện trong giờ học mà còn được thể hiện ở tất cả các hoạt động.
- Do đó, chúng ta cần phải lồng ghép linh hoạt nội dung giáo dục lễ giáo vào các hoạt động để giáo dục trẻ..
- Bản thân cô giáo phải luôn tìm tòi sáng tạo, sưu tầm tranh ảnh, thơ ca, hò vè để góc lễ giáo của bé ngày càng phong phú hơn, và thay đổi theo từng chủ điểm để tạo sự mới lạ hấp dẫn trẻ..
- Cô giáo phải phối hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc và giáo dục lễ giáo cho trẻ.
- Cô giáo phải thật sự là tấm gương sáng để trẻ noi theo, luôn giàu tình yêu thương, luôn thận trọng trong mọi hành vi của mình, thân thiện yêu thương để tạo tâm lý thoải mái cho trẻ thực hiện tốt mọi hành vi cũng như hoạt động giao tiếp, nhằm giúp trẻ từng bước hình thành và phát triển nhân cách cho mình.
- Bên cạnh đó môi trường và cảnh quan sư phạm cũng góp phần hình thành cho trẻ những hành vi văn minh để dần dần hoàn thiện nhân cách tốt đẹp của truyền thống con người Việt Nam phù hợp với mọi chuẩn mực đạo đức xã hội một cách tự nguyện..
- Điều đặc biệt nữa là giáo dục lễ giáo cho trẻ phải có tính kiên trì, bền bỉ và phải được thực hiện thường xuyên, lặp đi lặp lại nhiều lần để hình thành thói quen cho trẻ, dần dần trở thành bản năng, giúp trẻ thực hiện lễ giáo một cách tự nhiên mà không cần nhắc nhỡ..
- Việc giáo dục lễ giáo cho trẻ 5- 6 tuổi là vô cùng quan trọng phải chăng góp phần cốt lõi cho việc giáo dục con người.
- Vậy, ngay từ bây giờ tôi và các bạn hãy làm tốt công tác giáo dục lễ giáo cho trẻ góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ..
- Cô giáo phải chuẩn bị nhiều nội dung, hình ảnh về lễ giáo để trẻ tri giác hằng ngày..
- Trang bị ở góc thư viện nhiều câu chuyện về lễ giáo có hình ảnh minh hoạ..
- Góc âm nhạc có những bài hát về lễ giáo phù hợp..
- Về phía nhà trường: Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên về nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non.
- Trên đây là một số “Biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5- 6 tuổi”