« Home « Kết quả tìm kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 làm tốt bài văn miêu tả Sáng kiến kinh nghiệm dành


Tóm tắt Xem thử

- MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4 VIẾT TỐT BÀI VĂN MIÊU TẢ..
- Qua thực tế, nhiều năm giảng dạy lớp 4, tôi hiếm khi phát hiện thấy học sinh giỏi môn Văn.
- Tại sao học sinh giỏi tập làm văn lại hạn chế nhiều như vậy, trong khi Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của chúng ta, các em lúc chưa tròn một tuổi đã biết nói, năm, sáu tuổi đã biết đọc, đã biết viết Tiếng Việt ? Chúng ta tự hào Tiếng Việt ta phong phú, giàu hình ảnh, đa dạng về nghĩa, có sức biểu cảm sâu sắc.
- Nhưng một thực tế lại rất buồn vì học sinh giỏi Tiếng Việt nói chung, phân môn Tập làm văn nói riêng còn quá khiêm tốn.
- Khi chấm bài Tập làm văn, tôi thấy đa số học sinh đã biến các bài văn miêu tả thành văn kể, liệt kê một cách khô khan, nghèo nàn về từ, diễn đạt ý rườm rà, tối nghĩa.
- Phần lớn các em dùng lời hướng dẫn của giáo viên để viết bài văn của mình một cách rập khuôn, máy móc..
- Là một giáo viên đứng lớp nhiều năm, tôi rất băn khoăn và trăn trở: Làm thế nào để giúp các em học sinh lớp 4 học tốt phân môn Tập làm văn nhất là văn miêu tả con vật ? Với những lí do trên nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài.
- Phương pháp dạy của giáo viên còn rập khuôn, thiếu sự dẫn dắt gợi mở cho học sinh, chưa kích thích được sự sáng tạo tìm tòi, chưa chọn từ ngữ, hình ảnh, ý của học sinh..
- Giáo viên khi lên lớp còn truyền đạt “chay”, thiếu tranh ảnh, vật thật để hổ trợ cho các em trong quá trình làm văn miêu tả..
- Giáo viên chưa hướng dẫn được cho học sinh tìm ra phương pháp làm văn miêu tả thành công, bên cạnh năng lực quan sát còn cần sự liên tưởng, tưởng tượng và vận dụng năng lực của bản thân vào bài viết..
- Một số giáo viên khi lên lớp chưa phát huy hết tính tự chủ đó là chưa biết thay đổi đề bài cho phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình để học sinh dễ hiểu và cảm nhận một cách thực tế hơn..
- Việc chấm và sửa bài cho các em của một số giáo viên còn chung chung, chưa sửa ý, câu hay cách dùng từ đặt câu,việc vận dụng các biện pháp nghệ thuật vào bài văn của học sinh nhằm phát huy cho học sinh khi học, làm tập làm văn..
- Do khả năng tư duy của học sinh Tiểu học còn dừng lại ở mức độ tư duy đơn giản trực quan, chất lượng cảm thụ văn học của học sinh chưa đồng đều dẫn đến chất lượng làm văn chưa cao dẫn đến khi viết văn còn gặp không ít khó khăn..
- Khả năng quan sát miêu tả còn sơ sài, học sinh chưa biết sử dụng các giác quan để quan sát, quan sát chưa theo một trình tự, thấy đâu tả đó..
- Học sinh dùng từ đặt câu chưa hay, chưa biết lựa chọn từ ngữ thích hợp, vốn từ ngữ còn quá nghèo nàn, dùng từ địa phương nhiều, diễn đạt ý văn mà như nói chuyện bình thường..
- Một số học sinh trung bình, yếu viết câu chưa thành thạo nên diễn đạt chưa mạch lạc, các ý trong bài văn còn nhiều hạn chế..
- CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY TẬP LÀM VĂN CHO HỌC SINH..
- Để nâng cao chất lượng làm văn cho học sinh lớp 4, đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì và bền bỉ vì đây là một công việc rất khó khăn..
- Tuỳ theo nội dung yêu cầu của mỗi bài học và đối tượng học sinh mà bản thân tôi đã áp dụng linh hoạt nhóm các biện pháp, hoặc một biện pháp chủ đạo và kết hợp một số biện pháp hỗ trợ khác..
- ụ thể như khi dạy học sinh lớp viết b i văn mi u tả con vật, bản thân tôi đã chú trọng các biện pháp sau:.
- Vậy mà vốn từ của các em rất ít..
- Để viết được bài văn, đoạn văn hay, học sinh không chỉ cần có cảm xúc, cảm nghĩ tinh tế mà còn phải tích luỹ vốn từ phong phú, tạo câu linh hoạt và đa dạng.
- và miêu tả hành động của Dế Mèn như : xòe a ra, đạ a phách,...Thông qua bài tập đọc trên, học sinh đã tích lũy được một số vốn từ miêu tà về ngoại hình và hành động con vật..
- Hay, khi dạy bài kể chuyện “ Con vịt xấu xí” tôi cho học sinh thấy được một số từ, cụm từ miêu tả như: Qu ỏ, y u.
- Giáo viên cần lưu ý cho học sinh bộc lộ tình cảm, thái độ của mình đối với con vật yêu hay ghét, gắn bó hay không gắn bó.
- Để bài viết có sức biểu đạt gần gũi hơn, học sinh cần biết liên hệ bản thân mình đã làm gì để chăm sóc con vật.
- Bồi dưỡng vốn sống cho học sinh.
- Hiện nay, trong trường học, chúng ta dạy tập làm văn nói chung và bồi dưỡng năng khiếu viết văn cho học sinh nói riêng thường thiên về các kĩ thuật làm bài mà không cung cấp các chất liệu sống, cái tạo nội dung bài viết.
- Còn học sinh thì gắng đọc thật nhiều bài văn làm mẫu, thậm chí còn có em bê y nguyên bài văn của người khác vào bài của mình, thì được xem là bài viết khá, nghĩa là giỏi chép văn..
- Khi thấy một em học sinh ngồi trước một số đề văn mà không viết được, thầy cô giáo thường cho rằng các em không nắm vững lý thuyết viết thể văn nọ, thể văn kia mà không hiểu rằng các em không có hứng thú viết vì đã không tạo ra được quan hệ thân thiết giữa bản thân và đề bài - đối tượng miêu tả, ...nghĩa là các em không có nội dung, không có gì để nói, để viết..
- Với đề bài này chắc chắn rằng nhiều học sinh không thể viết được.
- Bởi vì trong thực tế nhiều học sinh chưa từng được trực tiếp đi tham quan vườn bách thú, nếu như bắt các em áp dụng kiến thức lí thuyết để làm bài thì chắc chắn rằng nhiều em sẽ khó viết thành bài văn theo đúng yêu cầu..
- Nguyên nhân của tình trạng không có gì để viết là do học sinh thiếu hụt vốn sống vốn cảm xúc.
- Ngoài ra giáo viên cần xây dựng cho học sinh có hứng thú và thói quen đọc sách..
- Phải làm cho học sinh thích đọc và thấy được rằng khả năng đọc là có ích cho các em suốt cả cuộc đời, thấy được đó là một trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển, sách báo sẽ giúp học sinh có vốn từ ngữ phong phú,vốn sống, tầm nhìn, hiểu biết rộng hơn, giúp các em có khả năng phát triển sức sáng tạo....như người xưa nói ".
- Định hướng cho học sinh lựa chọn sách báo để đọc, đọc nhiều không có nghĩa là đọc một cách không chọn lọc.
- Để tăng cường việc tích cực học tập cho các em trong phân môn Tập làm văn đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị tốt, đặc biệt là về việc thu thập từ theo chủ.
- uối tuần tôi tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả mình thu thập được bằng nhiều hình thức như: trò chơi, hái hoa học tập,....
- Sau đó tổng kết số bông hoa, chọn học sinh có nhiều bông hoa học tốt để khen vào tiết sinh hoạt lớp cuối tuần..
- Bồi dưỡng cho các em cách d ng từ, đ c bi t là cách d ng từ gợi âm thanh và từ gợi hình ảnh trong văn miêu tả con vật..
- Từ các chi tiết quan sát được, học sinh cũng chưa biết chọn lọc từ ngữ gợi hình, gợi cảm để vận dụng vào bài viết một cách linh hoạt, sáng tạo.
- Mục đích của kiểu bài này không chỉ đơn thuần yêu cầu học sinh xác định được từ gợi âm thanh, gợi hình ảnh mà qua đó giúp các em thấy được giá trị, tác dụng của các từ tượng thanh, tượng hình trong văn miêu tả, qua đoạn văn này các em học được cách miêu tả đối với dạng đề tả con vật..
- Ngoài ra còn giúp các em biết phân chia từ gợi âm thanh, gợi hình ảnh phù hợp với từng con vật.
- Giúp các em biết sử dụng từ đúng và hay:.
- Để viết được đoạn văn, bài văn miêu tả hay, các em cần có vốn từ và biết cách sử dụng từ đúng lúc, đúng chỗ, biết dựa vào từ để tạo ra cái mới, cái riêng, cái độc đáo trong bài mình viết.
- Chính vì vậy mà các em phải dùng từ đúng và dùng từ.
- Giúp các em viết câu đúng và biết viết câu hay:.
- Để giúp các em biết viết câu văn có hình ảnh, sử dụng biện pháp tu từ, tôi cho học sinh làm dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh, nhân hoá trong đoạn thơ, bài thơ..
- (Trích b i Đ n g mới nở - Sách Tiếng Việt 2) Y u cầu học sinh chỉ ra h nh ảnh so sánh trong đoạn thơ tr n.
- Học sinh sẽ tự tìm ra các câu thơ có hình ảnh như: “Bác giun đ o đất suốt ng y”.
- họ hàng - kéo ra;...học sinh thấy cái hay của bài thơ ở chỗ, một mặt nhận ra cảnh “đám ma” với tất cả các nghi lễ, một mặt nhận ra đặc điểm sinh động của từng loài kiến.
- Lưu ý: Giáo viên cho học sinh thấy rõ biện pháp nhân hoá không chỉ làm cho câu văn giàu hình ảnh hơn, hay hơn mà nhờ biện pháp nhân hoá các con vật tạo nên gân gũi với con người, trở thành một người bạn tốt của chúng ta..
- Giúp học sinh nhận ra cái hay của các câu thơ, bài thơ, câu văn, đoạn văn hay những tác phẩm văn xuôi.
- Qua đó học sinh học được cách nhân hóa, so sánh và cách quan sát, biết liên tưởng sự vật này với sự vật khác, biết vận dụng, chọn lọc những gì qua sát được để viết các câu văn có hình ảnh, làm cho đoạn văn hay hơn..
- Hướng dẫn học sinh kĩ năng quan sát...
- Ở một bài văn miêu tả chủ yếu các em phải sử dụng ba giác quan cần thiết là thị giác (mắt nhìn), thính giác (tai nghe) và xúc giác (tay sờ).
- dạy cho học sinh quan sát chính là dạy cách sử dụng các giác quan để tìm ra các đặc điểm của sự vật và biết lựa chọn chi tiết đặc điểm riêng của con vật để quan sát.
- Giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm ra các đặc điểm tiêu biểu của con vật mình định tả, để phân biết nó với các con vật khác giúp bài văn thêm sinh động hấp dẫn và độc đáo..
- Ngoài ra khi dạy văn miêu tả giáo viên cần định hướng cho học sinh cách quan sát và quan sát có phương pháp:.
- Khi học sinh trình bày kết quả quan sát, nên hướng các em trả lời bằng nhiều chi tiết cụ thể và sử dụng ngôn ngữ chính xác, gợi hình.
- Sau đó giúp các em biết lựa chọn, sắp xếp các chi tiết miêu tả quan sát được cho lôgíc..
- Để viết được những câu văn đó học sinh phải quan sát đối tượng một cách tinh tế.
- V vậy, sử bản đồ tư duy huyđộng tối đa tiềm năng bộ não, giúp học sinh học tập một cách tích cực, đó chính l biện pháp đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả..
- Học sinh hiểu b i, nhớ lâu, vận dụng tốt.
- Đặc biệt sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học kiến thức mới, giúp học sinh học tập một cách chủ động, tích cực và huy động được tất cả học sinh tham gia xây dựng bài một cách hào hứng.
- Cách học này còn phát phát triển được năng lực riêng của từng học sinh không chỉ về trí tuệ mà còn có kĩ năng diễn đạt, hệ thống hoá kiến thức hay huy động những điều đã học trước đó để chọn lọc các ý để ghi chép, vận dụng kiến thức được lọc qua sách vở vào cuộc sống.
- Vận dụng bản đồ tư duy trong dạy học sẽ dần hình thành cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc có cách nhìn vấn đề có hệ thống, khoa học.
- Sử dụng bản đồ tư duy (mạng ý nghĩa ) là cách thức giáo viên tổ chức cho học sinh suy nghĩ, diễn đạt một cách chủ động và sáng tạo trong dạy Tập làm văn.
- Phương pháp này hướng đến việc cụ thể hoá tối đa hoạt động viết và nói của học sinh sao cho sản phẩm làm văn của mỗi em vừa đảm bảo được chuẩn mực cơ bản cả một thể loại văn bản vừa thể hiện được bản sắc cái tôi của mỗi em, trên cơ sở khai thác kinh nghiệm và hiểu biết của các em, cũng như những ý tưởng v ng n từ m các m đã chiếm lĩnh được qua b i “tập đọc – kể chuyện”, “luy n từ v câu” v “Tập l m văn”.
- Để giúp các em vận dụng tốt vốn kiến thức mà mình đã được trang bị thì bản thân tôi đã sử dụng cách dạy trong tiết “Viết bài văn miêu tả” là: sử dụng bản đồ tư duy (mạng ý nghĩa), kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực, cụ thể là:.
- Học sinh định h nh cụ thể đối tượng cần mi u tả trong trí đồng thời viết đối tượng ấy( con g /là gì?, ở đâu, lúc nào.
- Vì vậy để viết được bài văn miêu tả thì học sinh phải sử dụng hồi ức, vận dụng những hiểu biết, nhận xét cảm xúc đã có trong quá khứ về đối tượng miêu tả.
- Bên cạch đó, giáo viên cũng cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng học hỏi thu thập thông tin từ các tài liệu tham khảo, các bài văn mẫu .
- Hướng dẫn học sinh đánh số thứ tự cho các ý t m được sao cho các ý đó có thể phát triển phù hợp với bố cục, nội dung bài văn miêu tả..
- ọi học sinh xem lại các ý trong mạng và đánh số thứ tự..
- ọi vài học sinh lên thể hiện mạng ý nghĩa của mình đã tìm được trước lớp,để cả lớp có thể theo dõi việc làm mẫu của bạn, vài em học sinh nhận xét.
- Hoạt động 4: Học sinh diễn đạt các ý trong mạng ý nghĩa thành bài..
- Hướng dẫn các em diễn đạt mỗi một từ ngữ xoay quanh mạng thành ít nhất một câu.
- Ở sơ đồ tư duy, cần lưu ý cho học sinh những chỗ có thể so sánh hay dùng từ ngữ độc đáo thì có thể ghi chú..
- Đối với học sinh lớp Bốn việc sửa chữa và tự nhận xét bài cho nhau là việc làm rất khó khăn, ít em tự thực hiện được.
- Trong mỗi giờ Tập làm văn, nhất là văn viết, tôi hết sức chú trọng việc tập cho học sinh biết tự cân nhắc, trau chuốt câu văn, ý văn cho phù hợp.
- Khi các em.
- Hoạt động 6: Dựa vào bài viết nháp đã sửa, học sinh viết bài vào vở cho hoàn chỉnh..
- Từ chỗ học sinh chưa viết được những bài văn gãy gọn, mạch lạc, các em đã xây dựng được những bài văn hay, câu văn giàu hình ảnh, đạt bài khá, bài giỏi ngày càng nhiều.
- Tôi cũng xin đưa ra những bài văn điển hình của các học sinh lớp tôi..
- Khuyến khích học sinh học tập cách diễn đạt của những bạn có bài viết tốt..
- Với những biện pháp như đã trình bày ở trên đã giúp cho cả giáo viên và học sinh tự tin, chủ động hơn trong các tiết học tập làm văn (văn miêu tả).
- Học sinh không còn lúng túng trong việc lập dàn ý cho mỗi bài văn.
- việc viết một đoạn văn, hay bài văn của các em trở nên dễ dàng hơn.
- Các em đã biết miêu tả một số đặc điểm của một sự vật cụ thể theo yêu cầu, biết viết câu văn đúng ngữ pháp, rõ ý.
- Bản thân tôi đã rút ra nhiều kinh nghiệm và khẳng định đây là hình thức dạy học làm chuyển hoá quá trình học tập của học sinh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tìm ý: quan sát bằng nhiều giác quan:.
- mắt, mũi, tay, tai… qua đó học sinh phát hiện, khám phá đầy đủ các đặc điểm của sự vật, làm cho chúng hiện ra đầy đủ, rõ ràng tránh được những bài văn miêu tả chung chung mờ nhạt..
- Khi hướng dẫn học sinh quan sát cần gợi mở, dẫn dắt theo một trình tự hợp lý, để học sinh tự mình quan sát, tự mình cảm nhận tính chất muôn hình muôn vẻ của sự vật.
- Đây là điều kiện chủ yếu làm nền tảng giúp cho bài viết trở nên chân thật, tự nhiên và đây cũng là cơ sở cho sự phát huy trí tưởng tượng và năng lực sáng tạo của học sinh (sáng tạo trong cách nhìn, cách nghĩ, cách diễn đạt nội dung…)..
- ảnh trong văn miêu tả cụ thể, từng vùng, từng miền khác nhau mà giáo viên lựa chọn tranh ảnh cho phù hợp để cho các em quan sát tốt hơn..
- Tích luỹ và lựa chọn vốn từ ngữ khi miêu tả cũng là biện pháp không kém phần quan trọng giúp cho học sinh nhớ lại một từ ngữ, một hình ảnh, biết lựa chọn từ ngữ hay, thích hợp, phong phú vào bài văn để thêm phần hấp dẫn..
- Bởi vậy, dạy tập làm văn giáo viên không chỉ dựa vào sách giáo khoa mà còn cần đến những tư liệu tham khảo để mở rộng hiểu biết về nội dung phương pháp và vốn từ ngữ trong từng văn cảnh để cung cấp gợi ý cho học sinh.
- Trên đây là bài học mà bản thân tôi đã rút ra trong quá trình nghiên cứu và trải nghiệm trong các năm học bản thân tôi dạy học sinh lớp 4.
- Tôi sẽ đ m kinh nghiệm này tiếp tục áp dụng để giảng dạy phân môn Tập làm văn ở các năm sau với mong muốn lớn nhất của tôi là giúp học sinh học tốt môn Tập