« Home « Kết quả tìm kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm - Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp


Tóm tắt Xem thử

- Học sinh tiểu học như một tờ giấy trắng dễ vẽ nên một bức tranh đẹp nhưng cũng dễ bị vấy bẩn..
- Chính vì thế, là một giáo viên dạy tiểu học công việc không đơn giản chút nào.
- Chúng ta không đơn thuần chỉ là dạy học, truyền đạt kiến thức từ sách vở đến học sinh mà chúng ta phải giáo dục, uốn nắn đạo đức, rèn cho các em từng hành vi đạo đức đơn giản nhất, để từ đó giúp các em hình thành một nhân cách, phẩm chất tốt đẹp.
- Điều này quả là không dễ, bởi lẽ một lớp học với 32 học sinh là 32 tính cách, tâm lý, đạo đức khác nhau.
- Để làm được điều này, đòi hỏi người giáo viên phải có những cách giáo dục khác nhau phù hợp với từng đối tượng.
- Công tác chủ nhiệm lớp là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết mà ngay từ đầu năm học, mỗi giáo viên phải tự lập cho mình một kế hoạch chủ nhiệm thật cụ thể nhằm giáo dục học sinh mình phát triển tốt cả về kiến thức, kỹ năng lẫn phẩm chất đạo đức.
- Công tác chủ nhiệm lớp là một nội dung về chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên tiểu học.
- Công tác chủ nhiệm quyết định chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh.
- Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc giảng dạy các bộ môn và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh.
- Đặc biệt trong nhà trường tiểu học, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng.
- Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lý điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh.
- Học sinh lớp 1 là lứa tuổi mà chúng ta tưởng dễ dạy hóa ra lại khó vì đây là lứa tuổi chuyển giao giữa giai đoạn ở hoạt động vui chơi sang giai đoạn học tập chính thức của bậc tiểu học.
- đức theo những khuôn khổ , giáo huấn của nhà trường với tâm lý thoải mái, thích thú hơn là bị ép buộc ? Muốn làm được điều này, công tác chủ nhiệm lớp là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà giáo viên cần phải thực hiện..
- Mỗi giáo viên cần có những biện pháp cụ thể riêng, những cách làm việc riêng và luôn có sự đổi mới, có những biện pháp tích cực để tạo sự mới mẻ, ham thích đối với học sinh nhằm thúc đẩy các em thực hiện tốt những yêu cầu mà giáo viên đưa ra..
- Học sinh tích cực rèn luyện, thực hiện tốt các mặt đạo đức theo tấm gương Hồ Chí Minh.
- Học sinh hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động học tập, phong trào,.
- Học sinh có tiến bộ trong học tập cũng như rèn luyện đạo đức..
- Học sinh biết thương yêu, thân thiện với nhau..
- Như chúng ta đã biết, hầu hết các giáo viên tiểu học đều làm công tác chủ nhiệm lớp, từ trước đến nay chưa sách vở tài liệu nào định nghĩa rõ thế nào là công tác chủ nhiệm và qua quá trình làm công tác này chúng ta tạm quy định với nhau: Công tác chủ nhiệm lớp là hệ thống những kế hoạch, những biện pháp mà người giáo viên đã đưa ra nhằm tổ chức hướng dẫn học sinh thực hiện tốt những nhiệm vụ của mình do nhà trường, Đoàn, Đội, Hội đưa ra..
- Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn tồn tại một số giáo viên có thể là thiếu kinh nghiệm hoặc sử dụng phương pháp giáo dục thiếu linh hoạt, hoặc quá trình thực hiện thiếu liên tục và thiếu sự nhiệt tình nên chất lượng giáo dục ở từng lớp có sự chênh lệch rõ rệt, đâu đó vần còn một số học sinh chất lượng văn hoá và đạo đức chưa cao..
- Gia đình học sinh chủ yếu làm nghề biển , làm rẫy hoặc đi làm thuê nên thường gặp khó khăn về kinh tế.
- 1/ Khảo sát đối tượng học sinh để đưa ra phương pháp giáo dục phù hợp:.
- a/ Khảo sát đối tượng thông qua hồ sơ học bạ, qua giáo viên chủ nhiệm cũ, qua học sinh trong lớp hoặc qua phụ huynh..
- Học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn..
- Học sinh khuyết tật..
- Học sinh cá biệt về đạo đức..
- Học sinh yếu..
- Học sinh có những năng lực đặc biệt..
- a/ Đối với những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn.
- Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên động viên giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần.
- Kêu gọi học sinh cả lớp có tinh thần đoàn kết giúp bạn vượt khó.
- Tính ưu việt của việc làm này là vừa khắc phục được khó khăn lại vừa giáo dục được lòng nhân ái cho học sinh và tranh thủ được sự hỗ trợ của nhà trường của hội phụ huynh học sinh..
- b/ Đối với những học sinh khuyết tật:.
- Giáo viên chủ nhiệm cần dành tình cảm ưu ái hơn.
- Chú ý cách bố trí chỗ ngồi phù hợp, cách đặt câu hỏi gợi mở khi tìm hiểu bài và sự đòi hỏi yêu cầu về nội dung bài học sẽ khác hơn so với học sinh bình thường.
- c/ Đối với học sinh cá biệt về đạo đức:.
- Dùng phương pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc đối với học sinh nhưng không cứng nhắc.
- d/ Đối với học sinh học yếu:.
- Giáo viên lập kế hoạch giúp đỡ đối tượng bằng những việc cụ thể như sau:.
- Đưa ra những câu hỏi từ dễ đến khó để học sinh có thể trả lời được nhằm tạo hứng thú và củng cố niềm tin ở các em..
- Tổ chức cho học sinh học theo nhóm để học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém tiến bộ..
- Gặp gỡ phụ huynh học sinh trao đổi về tình hình học tập, cũng như sự tiến bộ của con em để phụ huynh giúp đỡ thêm việc học ở nhà cho các em..
- e/ Đối với những học sinh có năng lực đặc biệt:.
- Điều quan trọng là phát hiện những năng lực đặc biệt ở học sinh về văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, hội hoạ….
- Trong giờ sinh hoạt Chủ nhiệm, cần tạo cho các em tâm thế thoải mái, không gây sức ép nặng nề đối với học sinh bằng những lời trách phạt, phê bình mà giáo viên tập cho các em biết phê và tự phê.
- Trong mỗi tiết sinh hoạt Chủ nhiệm, giáo viên cho học sinh tự nhận xét ưu, khuyết điểm bằng nhiều hình thức khác nhau như: Cán bộ lớp nhận xét, cá nhân tự nhận xét.
- Bên cạnh đó, giáo viên cũng tạo điều kiện cho học sinh bày tỏ những suy nghĩ của mình qua một tuần học: những điều em thích, những điều em chưa thích, mong muốn của em.
- Qua đó, giáo viên nắm được tâm tư, nguyện vọng của từng học sinh mà có những biện pháp giáo dục phù hợp..
- Cũng trong tiết sinh hoạt Chủ nhiệm, giáo viên đưa ra những yêu cầu, nội dung về rèn luyện đạo đức, học tập rồi tổ chức cho học sinh thảo luận lập kế hoạch hành động cụ thể.
- Giáo viên nhận xét và chọn những hành động thiết thực để các em thực hiện.
- Sau mỗi tuần, hoặc thời gian quy định, giáo viên cho học sinh tự nhận định, đánh giá lại những việc đã làm được và chưa làm được so với kế hoạch , từ đó rút kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn..
- Ví dụ: Học sinh thảo luận lập kế hoạch hành động thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy: ĐOÀN KẾT TỐT – KỈ LUẬT TỐT.
- Học sinh đã đưa ra một số hoạt động như sau:.
- nêu những tấm gương tốt cho học sinh noi theo..
- Ngoài ra, trong giờ sinh hoạt Chủ nhiệm, giáo viên cũng lồng ghép giáo dục, rèn luyện học sinh một số hành vi đạo đức..
- 4/ Hướng học sinh đến những hoạt động đoàn kết, quan tâm, giúp đỡ nhau.
- Ngay từ những ngày đầu năm học, giáo viên tổ chức các hoạt động cho học sinh giao lưu, tìm hiểu về nhau.
- Dần dần sau đó, giáo viên cho các em tự đi tìm hiểu, chia sẻ với nhau.
- Ngoài ra, giáo viên còn tạo cho học sinh biết đối xử thân thiện, hòa nhã với nhau, xưng hô lịch sự, biết dùng lời hay ý đẹp để nói với nhau..
- Ví dụ: Uốn nắn học sinh thay đổi cách xưng hô “ông – bà” sang xưng hô “mình – bạn”,.
- Trong những giờ học đạo đức, tiết sinh hoạt Chủ nhiệm, ...giáo viên kể cho các học sinh nghe những câu chuyện về những tấm gương vượt khó học giỏi, con ngoan trò giỏi, những người bạn tốt nhằm giáo dục các em về cách ứng xử, giao tiếp trong cuộc sống..
- Qua câu chuyện giáo viên giáo dục học sinh về ý chí vươn lên, vượt khó trong cuộc sống..
- Học sinh còn được học về sự hiếu thảo, cách cư xử với cha mẹ ngay từ khi còn nhỏ..
- Tặng phiếu khen thưởng cho học sinh nửa tháng/ 1 lần về các mặt học tập, đạo đức, phong trào, thực hiện nội quy, rèn chữ- giữ vở…để tạo hứng thú, tinh thần tích cực thi đua đối với học sinh..
- Mà giáo viên cần có sự thay đổi thường xuyên về nội dung phiếu, về tiêu chí cần đạt được , về cách khen thưởng đối với từng loại phiếu.
- Có như thế mới kích thích được sự hứng thú, tiến bộ ở học sinh...
- Ví dụ: Đối với phiếu khen tặng “ XẾP HÀNG TỐT” giáo viên thực hiện như sau:.
- 2 tuần đầu/ tháng 8: học sinh cần thực hiện tốt mục tiêu: xếp hàng nhanh chóng, ngay ngắn..
- 2 tuần sau/ tháng 8: học sinh phải thực hiện tốt các nội dung:.
- o Tháng 09 học sinh phải thực hiện tốt các nội dung trên cùng với việc thực hiện tốt trật tự An Toàn Giao Thông giờ ra về..
- Nếu sau đó giáo viên thấy học sinh đều đã thực hiện tốt vấn đề này rồi thì có thể không sử dụng loại phiếu này nữa mà thay bằng loại phiếu có nội dung khác mà học sinh lớp mình còn hạn chế..
- Ví dụ: Để đạt phiếu khen thưởng về học tập, học sinh phải thực hiện tốt các mục tiêu sau:.
- Tháng 10: ngoài những mục tiêu cần đạt như ở tháng 09 thì học sinh còn phải đạt yêu cầu về điểm bài thi >.
- Thời gian đầu của Học kỳ I, giáo viên theo dõi, dán phiếu khen thưởng cho học sinh 2 tuần/ 1 lần, sau đó giáo viên phát cho học sinh dán.
- Để nhận được phần thưởng học sinh cần đạt trên 14 phiếu cho tổng hai đợt khen thưởng trong tháng đó..
- Sang Học kỳ II, giáo viên cho học sinh tự đánh giá các hoạt động của bản thân sau đó các thành viên trong Tổ sẽ cho ý kiến.
- Giáo viên kết hợp với việc đánh giá của cô để phát phiếu.
- khen thưởng cho học sinh.
- Để nhận được phần thưởng, giáo viên sẽ cho các tổ thảo luận, chọn ra các học sinh thực hiện tốt các mặt hoạt động, các học sinh có tiến bộ để khen thưởng..
- Cứ mỗi tháng, giáo viên sẽ tổng kết phát thưởng 1 lần.
- Ngoài ra giáo viên cũng cần khuyến khích, tạo điều kiện để các em tham gia các hoạt động phong trào, vui chơi của nhà trường trong các giờ sinh hoạt ngoài giờ .
- Hướng dẫn học sinh cùng thực hiện trang trí lớp học tích cực, thân thiện: học sinh sẽ trình bày các sản phẩm học tập của các em, ghi những bài học cần nhớ, sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến các kiến thức được học.
- Ngoài ra giáo viên cũng cần khuyến khích, tạo điều kiện để các em tham gia các hoạt động phong trào, vui chơi của nhà trường.
- Đối với phụ huynh: Giáo viên chủ nhiệm phải biết vận động, động viên phụ huynh cùng với phụ huynh bàn bạc một số giải pháp nhằm giúp con học tốt, giáo dục đạo đức ở gia đình, thu.
- Cùng chi hội phụ huynh của lớp thăm hỏi học sinh đau ốm kịp thời, học sinh gặp khó khăn thường xuyên để có hướng giúp đỡ.
- Bám sát kế hoạch hội đồng đội, phối hợp với tổng phụ trách và các lớp trong khối, trong trường tạo ra các sân chơi bổ ích thiết thực cho học sinh..
- Cùng tham gia lao động và hướng dẫn học sinh trong các buổi lao động..
- Học sinh: hứng thú học tập, các em có nhiều tiến bộ rõ rệt trong học tập cũng như rèn luyện đạo đức.
- Các em thi đua nhau thực hiện tốt các hoạt động mà giáo viên đưa ra..
- Phụ huynh: tin tưởng, yên tâm đối với việc dạy bảo của giáo viên.
- Bên cạnh đó, phụ huynh cũng thường xuyên theo dõi được việc học hành, đạo đức của con em và có nhiều sự hỗ trợ đối với giáo viên.
- thấy các em hăng hái thi đua học tốt, tích cực hoạt động phong trào tôi thực sự thấy hạnh phúc, thấy vui cùng niềm vui của các em và sự phấn khởi của phụ huynh học sinh .
- Nó đòi hỏi lòng nhiệt tâm, sự cần mẫn, kiên trì của mỗi giáo viên.
- Để đạt được kết quả như mong muốn, giáo viên cần phải thực hiện những yêu cầu sau:.
- Nắm chắc Sơ yếu lý lịch của học sinh..
- Hiểu rõ tâm sinh lý, tính cách của từng học sinh  có những biện pháp giáo dục cụ thể, thích hợp..
- Luôn có sự đổi mới trong các hình thức rèn luyện, thi đua, giáo dục  tạo hứng thú, mới mẻ đối với học sinh..
- Thật sự xem mỗi học sinh là một đứa con của mình để từ đó giáo dục bằng tất cả tấm lòng, tình thương yêu và tinh thần trách nhiệm.
- Với những kinh nghiệm này, tôi thiết nghĩ nó có thể áp dụng với bất cứ giáo viên nào, đối tượng học sinh nào bởi nó không khó thực hiện mà chỉ cần có lòng say mê, sự quyết tâm của giáo viên thì chắc chắn chúng ta sẽ thành công..
- Cấp lãnh đạo nhà trường nên tổ chức các hội thảo về công tác chủ nhiệm để giáo viên học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.