« Home « Kết quả tìm kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm - Một số đặc điểm và phương pháp dạy học văn miêu tả cho học sinh lớp 4


Tóm tắt Xem thử

- MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4.
- Tác giả: Đặng Huyền Anh Giáo viên: Cơ bản.
- I- Một số đặc điểm và phương pháp dạy văn miêu tả 4.
- 1- Quan sát trong văn miêu tả 4.
- 2- Cảm xúc của người viết trong văn miêu tả 6.
- 3- Ngôn ngữ trong văn miêu tả 6.
- Những kĩ năng cẩn rèn luyện cho học sinh khi viết văn miêu tả 8.
- III- Dàn ý một số bài văn miêu tả cho học sinh lớp 4 9.
- Văn miêu tả là một trong những thể loại văn rất quen thuộc và phổ biến trong cuộc sống cũng như trong các tác phẩm văn học.
- Với đặc trưng của mình, những bài văn miêu tả làm cho tâm hồn, trí tuệ người đọc thêm phong phú, giúp ta cảm nhận được văn học và cuộc sống một cách tinh tế hơn, sâu sắc hơn..
- Chính vì thế, văn miêu tả được đưa vào nhà trường từ rất lâu và ngay từ bậc Tiểu học.
- Đề tài của văn miêu tả với các em là những gì gần gũi, thân quen với thế giới trẻ thơ, các em có thể quan sát được một cách dễ dàng, cụ thể như: chiếc cặp, cái bàn, những vườn cây ăn quả mình yêu thích, những con vật nuôi trong nhà.
- Với học sinh lớp 4, chủ yếu là các em viết được một bài văn miêu tả ngắn..
- Tuy nhiên đối với học sinh Tiểu học, việc học và làm văn miêu tả còn nhiểu hạn chế.
- Đặc biệt với học sinh lớp 4, các em chuyển từ giai đoạn viết một đoạn văn (lớp 2, 3) sang viết một bài văn nên gặp không ít những khó khăn.
- Trong cùng một lớp, trình độ học sinh không đồng đều.
- Có nhiều học sinh có khả năng quan sát, cảm thụ văn học rất tốt, nhưng cũng còn không ít học sinh khả năng diễn đạt chưa tốt.
- Các em cũng quan sát nhưng không biết viết ra những gì mình đã quan sát được..
- Đầu năm, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học văn miêu tả ở học sinh lớp 4 (54 học sinh)..
- Qua bảng tổng kết trên cho thấy chất lượng học văn miêu tả của học sinh còn thấp, nhiều học sinh còn ở mức trung bình và yếu..
- Đó chính là lí do tôi chọn đề tài : Một số đặc điểm và phương pháp dạy học văn miêu tả cho học sinh lớp 4..
- Dạy tốt phân môn này sẽ đáp ừng được kĩ năng viết của học sinh: viết đúng và hay.
- Việc học các bài văn miêu tả sẽ giúp các em có tâm hồn, trí tuệ phong phú hơn, giúp các em cảm nhận được sự vật xung quanh tinh tế và sâu sắc hơn.
- Do đó, việc hướng dẫn các em cách làm văn miêu tả có ý nghĩa to lớn..
- MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY VĂN MIÊU TẢ.
- Trước hết cần phải hiểu rõ miêu tả là làm cho đối tượng mà ta đã từng nghe, từng thấy.
- Từ việc nắm chắc thế nào là miêu tả, giáo viên cần giúp học sinh phân biệt được miêu tả trong văn chương và miêu tả trong khoa học.
- Ví dụ trong bài văn miêu tả con mèo, học sinh có viết: "Con mèo nhà em dài 30 cm, nặng khoảng 12 kg, chân nó dài khoảng 10 cm, lông nó màu vàng nhạt....".
- Giáo viên cần nói rõ cho học sinh biết đây chưa phải là cách miêu tả trong văn học.
- Miêu tả trong văn học không cần sự chính xác, tỉ mỉ đến như vậy.
- Giáo viên có thể đọc cho học sinh một số đoạn văn miêu tả về con mèo để học sinh thấy được sự khác nhau đó..
- Quan sát trong văn miêu tả:.
- Bước đầu tiên để làm văn miêu tả là giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cách quan sát..
- Trong văn miêu tả, quan sát có một vai trò rất quan trọng.
- Nếu không có quan sát thì vốn hiểu biết và trí tưởng tượng của học sinh rất khó phát triển.
- Văn miêu tả gắn chặt với tâm hồn, cũng như với óc quan sát tinh tế của con người.
- Chính những kết quả quan sát đã đem lại cho học sinh những cảm nhận về sự vật hiện tượng cần miêu tả.
- Chẳng hạn, nếu học sinh chưa từng nhìn thấy cây chuối thì học sinh sẽ không thể miêu tả về cây và cũng không có ấn tượng hay nhận thức gì về cây chuối..
- Khi dạy học sinh quan sát, giáo viên cần nhấn mạnh rằng bất kì sự tưởng tượng dù phong phú đến đâu cũng đều bắt nguồn từ thực tế, gắn với đời sống thực tế.
- Và muốn có sự hiểu biết thực tế thì cần phải quan sát.
- Những câu văn, bài văn miêu tả hay, có hồn và sinh động là những câu văn, bài văn của người biết quan sát, có tài quan sát và chịu khó quan sát.
- Mỗi một nhà văn muốn viết được những bài văn miêu tả hay cần phải có sự quan sát trải nghiệm thực tế thì mới có thể viết được lên những câu văn hay, sinh động mà mỗi khi đọc, người đọc dường như tưởng tượng ra được cả sự vật đó.
- Từ những hiểu biết về quan sát như vậy, khi dạy học sinh về văn miêu tả, giáo viên cần dạy các em cách quan sát..
- a) Quan sát:.
- Giáo viên cần hướng dẫn các em hiểu rằng:.
- Giáo viên cần hướng cho các em làm quen và sử dụng tốt các từ ngữ có tính chất "công cụ".
- trong hoạt động quan sát: hình vẻ, dáng điệu....
- b) Quan sát phải gắn liền với so sánh và tưởng tượng:.
- Đối với văn miêu tả, tưởng tượng có vai trò đặc biệt quan trọng.
- Văn miêu tả nhằm giúp người đọc hình dung ra sự vật, sự việc một cách sinh động, cụ thể.
- Nhờ có liên tưởng, so sánh mà văn miêu tả khơi gợi được trí tưởng tượng, óc sáng tạo của người đọc..
- Do đó, khi hướng dẫn học sinh quan sát, giáo viên cần hướng dẫn học sinh phát hiện ra những nét giống nhau giữa các sự vật hiện tượng.
- Hay nói cách khác, khi quan sát, học sinh phải hình dung được trong đầu xem hình ảnh mình vừa quan sát được giống với những hình ảnh nào mà mình đã biết..
- Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh quan sát cây bàng, giáo viên có thể đặt ra hệ thống câu hỏi giúp học sinh liên tưởng và so sánh:.
- Với hệ thống câu hỏi như trên, học sinh không những viết ra những điều mình quan sát được mà còn có thể viết ra những câu văn giàu hình ảnh..
- Ngoài ra, giáo viên còn có thể đọc cho học sinh nghe những đoạn văn, đoạn thơ có nhiều hình ảnh so sánh và liên tưởng hay..
- Chính vì vậy, khi dạy văn miêu tả cho học sinh, giáo viên cần chú ý hướng dẫn các em sử dụng các hình ảnh so sánh, nhân hóa.
- Muốn được như vậy, giáo viên phải hướng dẫn các em quan sát thật kĩ những sự vật mà mình muốn miêu tả, từ đó các em có sự so sánh, liên tưởng xem các hình ảnh đó giống với cái gì để viết được những câu văn hay và sinh động..
- Dưới đây là một đoạn văn mà học sinh đã quan sát, miêu tả rất kĩ về cây đào.
- Có thể nói liên tưởng và tưởng tượng có vai trò đặc biệt quan trong trong khi viết văn miêu tả..
- Giáo viên phải giúp học sinh hiểu rằng tưởng tượng phải dựa trên thực tế, không có nghĩa là nghĩ vu vơ và không có cơ sở thực tế.
- Để học sinh biết cách liên tưởng đúng, giáo viên phải giúp học sinh tập quan sát, tìm hiểu thực tế một cách có ý thức, có thói quen, có phương pháp.
- Cảm xúc của người viết trong văn miêu tả:.
- Văn miêu tả muốn hay thì không chỉ có cái tài quan sát, thể hiện bằng các từ ngữ, hình ảnh của người viết mà còn cần phải có tình cảm của người viết lồng vào đó.
- tình cảm thì dù có miêu tả phong phú và mới mẻ đến đâu thì bài văn cũng không thể gây được xúc động trong lòng người đọc..
- Giáo viên phải luôn chú ý, nhắc nhở các em xen lẫn tình cảm, cảm xúc của mình vào từng câu văn..
- Ngôn ngữ trong văn miêu tả:.
- Muốn miêu tả được đúng, được hay thì phải giàu từ ngữ.
- Dù cho sự vật chúng ta cần miêu tả có ở ngay trước mắt nhưng để viết được và miêu tả được nó không phải là dễ.
- Viết văn miêu tả tả đôi khi cùng giống như một người họa sĩ đang vẽ tranh.
- Dù mẫu vật đang ở ngay trước mặt nhưng để miêu tả được hết cái hồn, cái thần của mẫu vật không phải là việc dễ dàng.
- Phải miêu tả như thế nào để toát ra được hết cái linh hồn và sắc thái riêng của mỗi sự vật mà khi đọc, người đọc có thể cảm nhận được điều đó..
- Làm thế nào để học sinh có thể viết ra được những cái mà mình đã quan sát? Để làm được điều này, giáo viên cần cung cấp cho học sinh một vốn từ ngữ gợi hình ảnh, phong phú và đa dạng.
- Về ngữ pháp và cách diễn đạt, tiếng Việt cũng rất giàu khả năng miêu tả.
- Vì vậy muốn viết được những câu văn miêu tả hay, giáo viên cần chú ý dạy và sửa lỗi ngữ pháp và cách diễn đạt cho các em.
- Giáo viên có thể sửa lỗi diễn đạt và dùng từ cho học sinh vào tiết trả bài..
- Ngoài ra trong văn miêu tả cũng rất hay sử dụng các biện pháp tu từ như nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ.
- Với các biện pháp tu từ này, sự vật và con người có thể có nhiều điểm giống nhau trong cách miêu tả.
- Do đó, giáo viên cần hướng dẫn học sinh sử dụng những biện pháp tu từ để bài văn miêu tả thêm sinh động..
- NHỮNG KĨ NĂNG CẦN RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH KHI VIẾT VĂN MIÊU TẢ:.
- Khi học văn miêu tả cần tìm hiểu yêu cầu của đề.
- Đề thường cho biết rõ đối tượng cần miêu tả (tả đồ vật con vật hay cây cối) trong phạm vi cụ thể.
- Ví dụ: Giáo viên không thể ra đề ".
- Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, giáo viên cần yêu cầu các em gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng của đề bài, các em cần xác định rõ mình sẽ tả cái gì, tả như thế nào?....
- DÀN Ý MỘT SỐ BÀI VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4:.
- a) Mở bài: Giới thiệu đồ vật cần miêu tả b) Thân bài.
- Học sinh học tập làm văn tốt hơn, mạnh dạn, tự tin, có phương pháp học sáng tạo, học sinh có hứng thú học tập..
- Chất lượng học văn miêu tả có chuyển biến rõ rệt.
- Số học sinh làm bài đạt điểm khá, giỏi tăng, học sinh đạt điểm yếu giảm đi rõ rệt..
- Thống kê chất lượng học văn miêu tả của học sinh (54 học sinh).
- Đứng trước vai trò, vị trí và tầm quan trọng của phân môn Tập làm văn ở Tiếu học, tôi thấy việc giáo viên nắm vững các dặc điểm của văn miêu tả để dạy cho học sinh là hết sức cần thiết..
- Phải nắm vững được các đặc điểm của văn miêu tả thì giáo viên mới tìm ra được các phương pháp dạy học thích hợp để truyền đạt tới học sinh.
- Có như vậy các em mới hình thành được cho mình kĩ năng viết văn miêu tả.
- Học tốt được văn miêu tả các em sẽ cảm nhận được thế giới xung quanh một cách rõ nét và sâu sắc hơn.
- Văn miêu tả ở lớp 4 sẽ là tiền đề cho các em học tiếp các dạng văn miêu tả ở các lớp cao hơn..
- Đối với bản thân, trong mỗi giờ dạy học văn miêu tả, tôi thấy mình đã tạo được sự say mê, hứng thú trong học sinh.
- Để học sinh có thể viết văn miêu tả được tốt hơn cần:.
- Trang bị các phương tiện dạy học, tư liệu, tài liệu tham khảo hướng dẫn cho giáo viên và học sinh..
- MỘT SỐ DÀN BÀI VÀ BÀI TẬP LÀM VĂN CỦA HỌC SINH 1.
- Văn miêu tả trong nhà trường phổ thông - Đỗ Ngọc Thống (Chủ biên), Phạm Minh Diệu 3