« Home « Kết quả tìm kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm - Một số kinh nghiệm giúp học sinh viết bài văn nghị luận văn học lớp 9


Tóm tắt Xem thử

- Có thể nói kết quả học tập bộ môn Ngữ Văn được đánh giá qua bài viết của học sinh.
- Sau những tiết học Tiếng Việt cho học sinh vốn từ, cấu trúc câu đoạn văn, sự liên kết.
- Sau các tiết học Văn bản cho học sinh những hiểu biết giá trị tác phẩm, những nội dung phản ánh.
- Tất cả đều được vận dụng để viết bài văn hoàn chỉnh theo yêu cầu của kiểu bài.
- Nếu lớp 6 học sinh kể một câu chuyện hay tả cảnh, tả người.
- Lớp 7 các em đó bắt đầu làm quen với văn nghị luận, cứ thế yêu cầu ngày một cao hơn đối với học sinh ở lớp 9..
- Lớp 9, học sinh tiếp tục học kiểu bài nghị luận: Nghị luận xã hội – Nghị luận văn học.
- Nghị luận văn học là một kiểu bài khó so với văn nghị luận nói riêng và phân môn Tập làm văn nói chung.
- Kiểu bài này đòi hỏi học sinh phải có năng lực phân tích, đánh giá từ khái quát đến cụ thể, có sự hiểu biết về Xã hội, về Văn học, về Lịch sử.
- Nhưng đối với học sinh THCS đặc biệt là học sinh ở các tỉnh Tây Nguyên, học sinh trường tôi Trường THCS Nghĩa Hưng thì kĩ năng viết văn của các em còn nhiều hạn chế: Bài viết rời rạc, khô khan, dùng câu dùng từ chưa chính xác, bố cục chưa rõ ràng, lập luận chưa có sức thuyết phục, vốn từ nghèo nên diễn đạt lủng củng tối nghĩa, dài dòng, không thoát ý, mắc nhiều lỗi chính nhất là những em dân tộc Sê –đăng, Gia Rai....
- Vì vậy nên tôi đã chọn đề tài: MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC LỚP 9..
- Quá trình thực hiện một đề tài với hình thức Tổng kết kinh nghiệm:“Một số kinh nghiệm giúp học sinh viết bài văn nghị luận văn học lớp 9” phải cần có thời gian nghiên cứu, thực hiện, kết quả cụ thể do vậy người giáo viên phải có sự chuẩn bị ngay từ những năm học trước và năm học hiện tại.
- Tôi là giáo viên thâm niên, dạy lớp 9 nhiều năm liên tục nên tiến hành đề tài theo kinh nghiêm, sự học hỏi, sự vận dụng, so sánh đối tượng học sinh.
- Nhưng muốn thành công hay không cần nhiều yếu tố chất lượng học tập của học sinh, vai trò của giáo viên chủ nhiệm, cán sự lớp và sự quan tâm của phụ huynh học sinh đối với việc học tập của con em..
- Vậy vai trò của người giáo viên dạy môn Ngữ văn thì sao? Họ phải giúp cho học sinh nắm chắc những kiến thức cơ bản về văn nghị luận nói chung và nghị luận văn học nói riêng.
- Hai lớp 9 do tôi trực tiếp giảng dạy và đứng lớp gồm 56 em: một lớp 100% học sinh người dân tộc, một lớp 100 % học sinh người kinh thuộc địa bàn khá thuận lợi của huyện Chư Păh – Gia Lai.
- Những học sinh này rất ngại học môn Ngữ văn nhất là phân môn Tập làm văn.
- Bởi vì các học sinh có vốn từ yếu, thiếu, nhiều em còn ngại suy nghĩ, không chịu khó tham khảo sách báo nên để có một bài văn nội dung phong phú, lập luận chặt chẽ, sắc sảo thì quả là rất khó..
- Giáo viên.
- Học sinh.
- Rất nhiều học sinh ngoan ngoãn, có ý thức học hỏi và có sự cố gắng trong học tập..
- Nhiều năm liền đội ngũ học sinh giỏi môn Ngữ văn của trường dự thi cấp huyện, tỉnh đều đạt giải..
- Giáo viên:.
- Giáo viên còn khó trong việc giúp hầu hết học sinh thích học môn Ngữ văn..
- Chỉ có số học sinh kinh còn học sinh con em người dân tộc (như: Sê- đăng, Ja rai) ở các làng khác nhau, khác tiếng, phần lớn đời sống kinh tế còn hạn hẹp.
- Học sinh thường xuyên sử dụng tiếng dân tộc trong giao tiếp hàng ngày nên vốn ngôn ngữ phổ thông còn hạn chế, kĩ năng diễn đạt còn yếu..
- Trước thực tế về giáo viên, học sinh và dựa trên cơ sở thuận lợi, khắc phục khó khăn, tôi bước vào công việc:.
- 3.1/ Kiểm tra tình hình, thực trạng của học sinh bằng bài kiểm tra, khảo sát chất lượng đầu năm, cụ thể kết quả như sau:.
- 3.2/ Mục tiêu đề ra: Mục tiêu cần đạt của tôi là hướng dẫn học sinh viết được bài văn nghị luận văn học lớp 9 từ đạt yêu cầu đến một bài văn hay.
- Kinh nghiệm của nhiều năm giảng dạy cho tôi niềm tin để thực nghiệm cách làm của và đưa ra phương pháp hướng dẫn học sinh viết bài văn nghị luận văn học lớp 9 với mong muốn đưa chất lượng bộ môn đạt kết quả cao hơn..
- Để học sinh có kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học yêu cầu người giáo viên cần phải truyền thụ đúng, đầy đủ, chính xác để học sinh nắm vững kiến thức cơ bản về 2 kiểu bài: Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ trên cơ sở đó giáo viên tiếp tục hướng dẫn chi tiết cụ thể hơn cách khai thác chi tiết và phương thức diễn đạt cho học sinh để bài văn đạt kết quả tốt nhất..
- Đối tượng học sinh khác nhau, áp dụng thế nào với lớp 9A 100% người dân tộc Với, lớp 9B 100% học sinh người Kinh? Tất cả nhờ kĩ năng truyền thụ, luyện rèn tài nghệ của người thầy cô mà chính tôi phải phát huy.
- Qua từng tiết dạy Tập làm văn về nghị luận tôi phải giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản về khái niệm nghị luận văn học nói chung và nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
- Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ nói riêng..
- Học sinh hiểu và phân biệt được sự khác nhau của hai dạng bài trên để từ đó bước vào làm bài đúng, đạt hiệu quả..
- 3.3.2/ Hướng dẫn học sinh viết bài văn..
- Muốn học sinh viết bài văn nghị luận từ đạt yêu cầu đến hay tôi hướng dẫn học sinh chú ý các điều kiện sau:.
- Đối với kiểu bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần xác định yêu cầu cụ thể của đề bài là loại bài gì? (bàn về nhân vật trong tác phẩm (hoặc đoạn trích).
- Đối với kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần phải xác định phạm vi đối tượng mà đề yêu cầu (Nghị luận về một bài thơ hay một đoạn thơ).
- Hướng nghị luận (do đề quy định hay do người viết lựa chọn).
- VD: Khi làm bài văn nghị luận với đề: Cảm nhận bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải..
- Học sinh cần phải nắm rõ hoàn cảnh sáng tác bài thơ là: Năm 1978, cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Đây là điều khó nhất với học sinh hiểu nội dung trong giờ học văn bản ở phần.
- “Đọc- hiểu văn bản” nhưng nêu câu luận điểm cho bài văn thế nào cho đúng? Giáo viên cho ví dụ bài văn, bài thơ cụ thể luận điểm thứ nhất, luận điểm thứ hai...và hướng dẫn học sinh.
- Để có luận điểm rõ ràng phải đọc kĩ yêu cầu của đề bài, xác định giới hạn phạm vi yêu cầu của đề và trả lời các câu hỏi tìm ý: Điều nổi bật nhất để có thể làm rõ vấn đề là gì ? Điều đó được biểu hiện qua những chi tiết cụ thể nào?Có luận điểm rõ ràng, bài văn sạch sẽ mạch lạc, các ý trình bày không bị chồng chéo, lủng củng.
- Đối với bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần lần lượt nghị luận từng luận điểm thông qua việc phân tích các chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm (Trang phục, hình dáng cử chỉ, hành động.
- Đối với kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ quan trọng nhất biết phân tích sự sáng tạo độc đáo các chi tiết, ngôn ngữ hình ảnh giọng điệu, đặc biệt là các yếu tố nghệ thuật để làm rõ từng luận điểm cụ thể..
- Khi phân tích chỉ phân tích một vài chi tiết chính còn lại có thể phân tích lướt để đảm bảo bài văn vừa có chỉnh thể, vừa có trọng tâm, có điểm sáng, gây được ấn tượng..
- Đối với kiểu bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích.
- Trình tự phân tích khác trình tự kể chuyện của tác phẩm, trình tự phân tích là theo mạch lập luận lí giải của người nghị luận..
- Đối với kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần phân tích thẩm bình (cảm thụ) theo mạch cảm xúc của bài thơ, đoạn thơ....
- Biết kết hợp tốt các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong bài văn nghị luận văn học thì hiệu quả diễn đạt sẽ cao hơn, bài văn trở nên có hồn và hấp dẫn hơn..
- Có thể nói, phương pháp hướng dẫn để học sinh viết được một bài văn hay là vô cùng, những vấn đề cơ bản trên giáo viên giúp học sinh định hướng được cách làm để có đựơc những bài viết mạch lạc, rõ ràng với lập luận chặt chẽ nội dung cô đọng, xúc tích..
- Những tiết Tập làm văn, giáo viên phải giúp học sinh nắm bắt được yêu cầu về kiến thức, thực hành ở lớp, ở nhà.
- Học sinh phải đọc, tìm hiểu, lập dàn bài tất cả các đề bài ở các tiết: Cách làm bài.
- Cứ như vậy học sinh có sự chăm học, chăm luyện viết văn: Học văn là phải luyện, phải đọc, phải ôn như lời khuyên “Văn ôn, võ luyện”..
- Ngoài các tiết dạy Tập làm văn, tiết Tiếng Việt, Văn bản cũng có nhiều bài tập thuộc phần Luyện tập yêu cầu học sinh viết đoạn văn.
- Đây là những bài tập rất có ích cho việc luyện viết đoạn văn, sự kiên kết các đoạn văn để học sinh thành thạo kĩ năng viết đoạn đến bài văn hoàn chỉnh.
- Đặc biệt ở tiết học Văn bản đề bài tập đa dạng phục vụ cho sự cảm nhận của học sinh từ văn bản truyện, bài thơ.Tôi rât chú trọng, yêu cầu học sinh phải viết trên lớp, đọc, sửa các đối tượng: giỏi- khá- trung bình- yếu.
- Học sinh phải hoàn thiện ở nhà tiết sau kiểm tra, đánh giá mức độ tiến triển có hướng giúp đỡ..
- Cứ như vậy học sinh được luyện nhiều ở các tiết học văn sẽ giúp cho kĩ năng viết bài tốt dần lên..
- Chấm bài của giáo viên cũng là khâu quan trọng giúp học sinh tiến bộ trong luyện viết văn.
- Nhận xét, sữa lỗi đến lời phê cụ thể sẽ là động lực cho học sinh học, hành.
- Từ bài văn trước đến bài văn sau chắc chắn học sinh khó tái lỗi, viết tốt hơn..
- Tôi đã làm những điều ấy với mong muốn học sinh mình dạy ngày một thành thạo hơn trong viết bài văn hoàn chỉnh- bài văn nghị luận văn học lớp 9.
- Sẽ có những học sinh giỏi hơn khi các em ý thức việc học của mình: phải học, học chăm, học để có khả năng bước tiếp vào những lớp học cấp III..
- Đối với học sinh:.
- Viết bài văn ở nhà với các đề bài ở SGK..
- Biết rút kinh nghiệm từ những bài văn trước để những bài văn sau đạt kết quả cao hơn..
- Đối với giáo viên:.
- Người giáo viên cần phải có tâm huyết với nghề, hết lòng vì học sinh..
- Chuẩn bị bài chu đáo hệ thống câu hỏi rõ ràng, dễ hiểu, sát với mục tiêu của bài và phải phát huy được tính tích cực của học sinh..
- Khi sự phát triển của đất nước thời kì Công nghệ - Thông tin, dễ tạo cho con người có thói quen sao chép mà quên đi việc tự viết, ảnh hưởng không nhỏ đến học sinh.
- Một thực tế khác, lượng tài liệu như Bài văn mẫu, Sách học tốt, Nâng cao kiến thức.
- Nhưng là người thầy cô giáo phải giúp học sinh của mình học đúng nghĩa học phải đi đôi với hành, tự học, tự rèn.
- Với mong muốn rèn kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học lớp 9, tôi đã vận dụng kinh nghiệm bản thân, sự hỗ trợ của đồng nghiệp để thực hiện quá trình luyện viết bài văn hoàn chỉnh- văn nghị luận văn học lớp 9 cho các lớp dạy của mình.
- Tôi nghĩ nếu chúng ta giành nhiều thời gian cho việc dạy học, quan tâm hơn đến học sinh, quan tâm nhiều hơn đến học sinh người dân tộc thì sẽ có hiệu quả.
- Bởi địa bàn Nghĩa Hưng nói riêng cũng như địa bàn Chư Păh học sinh người dân tộc đòi hỏi ở chúng ta có những cách dạy, luyện phù hợp để chất lượng học môn Ngữ văn ngày một tốt hơn..
- Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi đã áp dụng qua những năm học để tôi có được Đề tài thuộc “Tổng kết kinh nghiệm” với tên gọi: “Một số kinh nghiệm giúp học sinh viết bài văn nghị luận văn học lớp 9”..
- Tôi có thêm kinh nghiệm, tự tin hơn trong việc hướng dẫn học sinh viết bài nghị luận văn học đạt kết quả cao hơn..
- 3.1/ Kiểm tra tình hình, thực trạng của học sinh bằng bài kiểm tra, khảo sát chất lượng đầu năm, cụ thể kết quả như sau