« Home « Kết quả tìm kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm - Một vài biện pháp rèn học sinh học yếu Toán lớp 1 tiến bộ


Tóm tắt Xem thử

- Tên sáng kiến: “Một vài biện pháp rèn học sinh học yếu toán lớp 1 tiến bộ”.
- Học sinh lớp Một đầu năm trẻ mới đến trường, trẻ rất bỡ ngỡ từ việc chuyển hoạt động chủ đạo từ chơi sang hoạt động học tập.
- Các em còn ham chơi.
- Đặc biệt là lần đầu tiên các em tiếp xúc với các bài toán, các em chưa biết gì về toán.
- Do đó việc học toán đối với các em là rất khó khăn..
- Học sinh đa số là con em thuộc địa bàn dân cư gần trường, dễ liên lạc và phối hợp cùng phụ huynh giáo dục con em..
- Được nhà trường tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất lẫn tinh thần cho lớp học 2 buổi/ ngày, dành riêng một phòng học tiện cho việc hướng dẫn, chỉ đạo học sinh hoạt động học tập..
- Học sinh được trang bị mỗi em 01 bộ đồ dùng học Toán..
- Do sự nhận thức của học sinh lớp Một không đồng đều.
- Phương pháp giảng dạy giáo viên chưa phù hợp, chưa quan tâm hết các đối tượng trong lớp chỉ chú trọng vào các học sinh khá giỏi.
- Nhằm giúp đỡ các em học sinh yếu vươn lên trong học tập.
- hạn chế tối thiểu tỉ lệ học sinh yếu.
- Rèn học sinh tính chăm chỉ, tự tin, cẩn thận ham hiểu biết và học sinh có hứng thú học toán..
- Chia sẻ với đồng nghiệp kinh nghiệm về phương pháp dạy phụ đạo học sinh học yếu toán..
- Lựa chọn phương pháp dạy học toán phù hợp với học sinh yếu qua từng dạng bài bằng nhiều hình thức khác nhau như: phương pháp trực quan sinh động,.
- Xây dựng động cơ học tập cho học sinh..
- Lập kế hoạch dạy phụ đạo giúp đỡ học sinh yếu..
- Đứng trước thực trạng như vậy, tôi đã nghiên cứu, tham khảo tài liệu, ghi chép những kinh nghiệm theo từng tiết dạy, trao đổi thảo luận với đồng nghiệp trong tổ, trong nhà trường cộng với một số kinh nghiệm trong quá trình dạy lớp 1 nhiều năm, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp để giúp các em học sinh lớp Một/1 đạt chuẩn kiến thức kĩ, kỹ năng của chương trình toán lớp 1 như sau:.
- Do là học sinh yếu nên việc hiểu và nhớ của các em còn chậm, mau quên.
- Vì thế trong giảng dạy giáo viên luôn tìm ra các phương pháp giảng dạy thích hợp, có trọng tâm, bằng phương pháp trực quan sinh động, giảng dạy vấn đáp, chơi trò chơi toán học, sử dụng máy chiếu … phối hợp đang xen nhau tạo hứng thú cho các em..
- Khi dạy các bài toán hình thành kiến thức mới giáo viên cho học sinh được trực tiếp sử dụng đồ dùng trực quan sẽ dễ lĩnh hội được kiến thức hơn..
- Để các em hiểu phép tính, giáo viên cho các em là tự làm việc với que tính tiếp thu bài tốt hơn.
- Dạy phép tính giáo viên không nên áp đặt kiến thức hay tự giáo viên thực hiện các thao tác mà phải dạy cho học sinh thực hiện thao tác thêm.
- Cho học sinh đếm và lấy 3 que tính (tức là vừa đếm vừa lấy từng que tính.
- sau đó tiếp tục cho học sinh đếm và lấy 4 que tính .
- Rồi hướng dẫn học sinh gộp hai nhóm que tính này thành một que tính.
- Cho học sinh đếm 3 que tính, rồi tiếp tục đếm lấy 4 que tính (không để tách riêng mà gộp luôn vào số đã lấy).
- Sau đó hướng dẫn học sinh đếm số que tính thu được và viết 7 (công việc này gọi là thao tác thêm).
- Dạy phép tính 7 – 4 = 3 thì ta cũng phải cho học sinh thực hiện các công việc sau: Đếm lấy 7 que tính .
- Học sinh dùng que tính hoặc hình tròn đếm xuôi, ngược.
- Sau đó học sinh đếm buông( không dùng đồ vật đếm).
- Từ đó học sinh nhìn vô dãy số sẽ nhận biết được thứ tự của số 6 trong dãy số .
- Được thực hành trên trực quan giúp các em khắc sâu kiến thức hơn..
- Qua các hình ảnh minh hoạ cho bài học này, tôi thấy bài học rất sinh động, học sinh hào hứng say mê kiến thức mới, nắm bài tốt hơn....
- Giáo viên cần dạy cho học sinh nắm chắc kiến thức từng bài, từng phần trong chương trình toán 1, tránh làm học sinh bị hỏng kiến thức..
- *Ví dụ: Nếu học sinh không thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 10 thì các em không học được phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100.
- Dạy học sinh nắm được bản chất các kiến thức toán học: Giáo viên kết hợp vừa giảng vừa luyện, phân tích chi tiết, cụ thể, giúp học sinh hiểu khái niệm không hình thức..
- Khi dạy học sinh làm tính cộng: 2 + 3 = 5.
- Bằng kinh nghiệm sống của trẻ, các em có thể trả lời ngay được kết quả là 5, song nếu chỉ nghĩ rằng học sinh chỉ học thuộc các phép tính làm đúng kết quả thôi thì chưa đủ mà người giáo viên cần làm cho học sinh hiểu cặn kẽ bản chất, ý nghĩa của phép cộng bằng các hình ảnh trực quan, động tác hoạt động của học sinh để từ đó rút ra “động tác gộp các nhóm đồ vật vào nhau chính là cơ sở của phép cộng hay nói cách khác đó chính là ý nghĩa của phép cộng.”.
- Giáo viên lấy các ví dụ trong thực tế, gần gũi với học sinh để giúp học sinh hứng thú học tập.
- Việc tổ chức trò chơi học tập đối với học sinh yếu là một trong những yêu cầu cần thiết nhằm khắc sâu kiến thức cho các em, giúp các em ham thích học toán..
- Sau khi thầy (cô) hô “bắt đầu”, các em phải nhặt các hình tròn có tổng bằng xếp các hình tròn đó quanh số 6 thành một bông hoa..
- Ai xếp đúng đầy đủ và nhanh nhất sẽ thắng (Giáo viên lưu ý học sinh:.
- Học sinh có học lực yếu kém thường hiểu chậm cái mới , quên nhanh cái vừa tiếp thu được, khó nhớ những gì có tính khái quát trừu tượng quan hệ logic.
- Các kiến thức cũ phải được giáo viên cũng cố lại nhiều lần khi có liên quan đến nội dung bài mới, giúp các em biết được mối liên hệ, biết phân biệt, biết được sự chuyển tiếp giữa các dạng nội dung với nhau.
- Chẳng hạn phải cho học sinh thấy rõ sự khác biệt của các dạng toán có mối liên quan với nhau.
- Ví dụ: Khi dạy “Phép trừ trong phạm vi 5” giáo viên giúp học sinh học thuộc các công thức cộng trong phạm vi 3, 4,5 và thấy được mối liên quan giữa toán cộng và trừ, phép trừ là phép ngược lại của phép cộng .
- Khi luyện tập nếu học sinh không tự nhận ra kiến thức đã học trong các dạng bài tập khác nhau thì giáo viên nên giúp học sinh bằng lời gợi ý hướng dẫn để học sinh nhớ lại kiến thức và cách làm, không vội làm thay cho học sinh..
- Khi dạy các số tròn chục, giáo viên gợi ý cho học sinh nắm chắc cấu tạo số rồi hướng dẫn học sinh là nét đặc biệt của các số tròn chục là hàng đơn vị luôn bằng 0.
- Từ nhận biết cơ bản này, học sinh sẽ áp dụng vào việc thực hiện phép cộng, trừ các số tròn chục một cách thuận lợi..
- Vì hàng đơn vị luôn bằng 0 nên học sinh chỉ cần nhẩm hoặc tính hàng chục thì sẽ ra kết quả của phép tính..
- Giúp học sinh thực hành luyện tập theo khả năng cần đạt của các em..
- Khi giảng dạy giáo viên chú ý theo dõi học sinh yếu, kém, khuyến khích các em học tập tích cực phát biểu ý kiến.
- Đối với mục tiêu quan trọng cơ bản của tiết học, giáo viên thường xuyên gọi các em yếu thực hành nhiều hơn.
- Có thể chẻ nhỏ bài tập hoặc cho thêm nhiều bài tập trắc nghiệm với mức độ yêu cầu vừa sức với các em, giúp các em khắc phục tính ngại khó, giúp các em hiểu bài, chỉ rõ những kiến thức quan trọng cần khắc sâu, cần nhớ kỷ..
- Kích thích động viên đúng lúc khi các em có tiến bộ hay đạt được một số kết quả.
- Đồng thời phân tích chỉ cho các em chỗ sai nếu có, phê phán đúng mức thái độ lơ là khi học, tránh nói chạm lòng tự ái học sinh..
- Điều quan trọng cần nói đến nữa là giáo viên cần tạo không khí cởi mở, tạo tình cảm thân thiện, gần gũi, tránh sự nặng nề, tạo áp lực cho các em để các em cảm thấy thích học, để dần dần thay đổi về “chất”..
- Sau mỗi tuần học cần có 1 bài kiểm tra những kiến thức đã học để nắm sự tiến bộ phát hiện kịp thời những kiến thức các em chưa nắm được để có sự điều chỉnh phù hợp với kế hoạch phụ đạo học sinh..
- b) Xây dựng động cơ học tập cho học sinh:.
- đã dùng hệ thống câu hỏi gợi mở để giúp HS hiểu rõ đầu bài, nắm được cái gì đã cho, cái gì cần tìm, tạo điều kiện cho các em vượt qua..
- *Ví dụ: Muốn học sinh hiểu và có thể giải được bài toán thì điều quan trọng đầu tiên là phải giúp các em đọc và hiểu được nội dung bài toán.
- Giáo viên cần tổ chức cho các em đọc kỹ đề toán, hiểu rõ một số từ khoá quan trọng như “thêm, và, tất cả.
- Để học sinh dễ hiểu đề bài, giáo viên cần gạch chân các từ ngữ chính trong đề bài.
- Trước tiên giáo viên nên giúp học sinh tóm tắt đề toán bằng cách đàm thoại “Bài toán cho gì? Hỏi gì?”.
- và dựa vào câu trả lời của học sinh để viết tóm tắt, sau đó cho học sinh dựa vào tóm tắt để nêu lại đề toán.
- Đây là cách rất tốt để giúp học sinh phân tích đề toán..
- Giáo viên hướng dẫn:.
- Tới đây giáo viên gợi ý để học sinh nêu tiếp “9 này là 9 con gà”, nên ta viết “con gà” vào trong dấu ngoặc đơn con gà).Tuy nhiên đối với những học sinh yếu thường thì các em nhìn tranh ở sách giáo khoa để đếm ra kết quả mà không phải là do tính toán.
- Sau khi học sinh đã xác định được phép tính giáo viên hướng dẫn học sinh đặt câu lời giải:.
- Gia tăng số lượng bài tập cùng thể loại và mức độ: Để hiểu một kiến thức, rèn một kĩ năng nào đó, HS kém cần giải những bài tập cùng thể loại và cùng mức độ với số lượng nhiều hơn so với các em khá giỏi và trung bình.
- Sử dụng những bài tập vừa sức, chủ yếu là cho HS giải các bài tập thuộc dạng cơ bản, tránh ra thêm cho các em những dạng bài tập mới có tính chất mở rộng, nâng cao kiến thức..
- Hơn nữa, có thể nói rằng đó là nguyên nhân của tình trạng yếu kém đối với một bộ phận khá đông trong những học sinh diện này.
- Vì vậy, một trong những biện pháp khắc phục tình trạng HS yếu kém là giúp đỡ các em về phương pháp học tập tốt..
- Với HS yếu kém tôi thường xuyên hướng dẫn nhắc nhở các em từ những cách thức học toán sơ đẳng như: nắm được kiến thức lí thuyết mới làm bài tập, đọc kĩ đầu bài trước khi làm, vẽ hình hợăc vẽ sơ đồ phải sáng sủa, viết nháp rõ ràng,.
- phải kiểm tra lại đáp số và biết thử lại… Chẳng hạn như: Khi học sinh làm toán đặt tính rồi tính.
- Học sinh phải biết đặt tính cột dọc, viết các số từ trên xuống dưới sao cho các số phải thẳng cột ghi dấu.
- Đối tượng học sinh yếu cũng sẽ gặp vấn đề về chữ viết.
- Vì vậy, việc giáo dục những học sinh này rèn chữ, giữ vở cũng vô cùng cần thiết.
- Nếu chữ viết, chữ số rõ ràng, ngay ngắn, đúng độ cao, khoảng cách thì học sinh dễ nhìn và làm bài được tốt hơn, giúp các em được tính cẩn thận, chịu khó.
- Vì thế, học sinh yếu càng cần đến việc rèn chữ, giữ vở hơn nhưng đối tượng học sinh khác..
- Thường xuyên nhắc nhở các em tránh làm việc riêng trong giờ học..
- Bên cạnh đó, tôi cũng thường xuyên nhắc nhở các em một số kinh nghiệm làm bài khi thi như sau:.
- Thứ nhất được phát đề thi, các em nhất thiết phải đọc qua một lượt tất cả các bài tập trong đề để phân loại các câu hỏi, xác định được những bài nào dễ, bài nào khó.
- c) Lập kế hoạch dạy học và phụ đạo giúp đỡ học sinh..
- Vào những ngày đầu năm học, giáo viên theo dõi từng học sinh trong quá trình học tập và dựa vào kết quả khảo sát phát hiện ra những em học yếu toán.
- hiểu lý do học yếu từng em, sau đó liên hệ với gia đình học sinh đề ra kế hoạch phụ đạo phù hợp.
- Cụ thể tôi lập danh sách tất cả những học sinh yếu và tổ chức cho các em học phụ đạo, mỗi ngày 15 phút - 20 phút trước và sau giờ học.
- Tôi ôn lại những kiến thức cũ có liên quan đến nội dung những bài học sẽ học tiếp theo và đồng thời cho các em thực hành lại những kiến thức dã học ở tuần qua bằng cách cho những bài tập vừa sức với học sinh.
- Dấu bé” tôi dạy cho học sinh nắm vững về thứ tự các số nhằm giúp các em dễ thực hiện khi so sánh các số với nhau..
- Ngoài thời gian phụ đạo trên GV còn sử dụng buổi học thứ 2 để ôn luyện lại kiến thức cho các em..
- Sau buổi học phụ đạo, giáo viên có kế hoạch kiểm tra trên giấy để nắm mức độ tiến bộ của các em, tuyên dương các em học có tiến bộ trước lớp nhằm động viên kích thích các em ham học và học tốt hơn dù đó là những tiến bộ nhỏ.
- Giáo viên tổ chức học sinh giỏi kèm học sinh yếu, phụ đạo học sinh yếu trong giờ tự học, tự ôn tập ở trong lớp những kiến thức để các em nắm vững hơn..
- Giáo viên thường xuyên liên hệ với phụ huynh của các em học yếu để báo cáo tình hình học tập của các em học yếu.
- Kết hợp phụ huynh động viên, đôn đốc, nhắc nhở giúp các em đạt kết quả tốt hơn.
- Học sinh được đánh giá chính xác kết quả học tập, các em biết vận dụng thành thạo các kiến thức đã học vào việc vận dụng làm bài tập một cách thuận lợi, vững chắc..
- Luyện tập cho học sinh có thói quen học tập tốt biết suy nghĩ, quan sát, lập luận để học sinh phát huy trí thông minh, óc sáng tạo, khả năng phân tích, tổng hợp, tư duy độc lập và thông qua việc thảo luận, tranh luận mà học sinh phát triển khả năng nói lưu loát, biết lí luận chặt chẽ khi giải toán..
- Học sinh biết vận dụng các kiến thức đơn lẻ để giải các bài toán tổng hợp nhiều kiến thức..
- Tạo không khí sôi nổi, niềm say mê hứng thú cho học sinh bằng các bài toán sinh động, hấp dẫn thực sự biến giờ học, lớp học luôn là không gian toán học cho học sinh..
- Học sinh yếu của lớp có sự tiến bộ một cách rõ rệt, đưa chất lượng học tập của các em nâng dần không có học sinh yếu.