« Home « Kết quả tìm kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng môn Tiếng Anh cho học sinh tiểu học thông qua việc dạy từ vựng


Tóm tắt Xem thử

- “Nâng cao chất lượng môn Tiếng Anh cho học sinh tiểu học thông qua việc dạy từ vựng”.
- Bộ môn Tiếng Anh cũng góp phần rất lớn vào phát triển trí tuệ và năng lực tư duy, sự hiểu biết xã hội của học sinh..
- Vị trí của môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học:.
- Bậc tiểu học là bậc học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển tri thức và nhân cách học sinh.
- Môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học cũng như những môn học khác cung cấp những tri thức ban đầu và những nhận thức về việc sử dụng ngôn ngữ nước ngoài..
- Môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học là một môn học độc lập, chiếm khá nhiều thời gian trong chương trình học của học sinh.
- các bậc phụ huynh chưa quan tâm và dành ít thời gian để kèm cặp và giúp đỡ các con về kiến thức của môn Tiếng Anh và là môn học khó đối với học sinh..
- Vì vậy, Tiếng Anh là môn học ngôn ngữ giao tiếp chung và được xem là ngôn ngữ quốc tế.
- Ở Việt Nam, nhiều năm nay môn Tiếng Anh đã được đưa vào học ở chương trình học của bậc tiểu học, nên cần phải có từ ngữ đơn giản, gần gũi, phù hợp với hoạt động nhận thức của học sinh..
- Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học.
- Ở lứa tuổi tiểu học cơ thể của học sinh đang trong thời kỳ phát triển hay nói cụ thể là các hệ cơ quan chưa hoàn thiện.
- Vì thế, sức dẻo dai của cơ thể còn thấp nên các em không thể làm lâu một cử động đơn điệu, dễ nhàm chán làm cho các em học sinh không tập trung được và không muốn học..
- Học sinh tiểu học rất hào hứng và thích tiếp xúc với một sự vật, một hiện tượng nào đó, nhất là những hình ảnh gây cảm xúc mạnh..
- Học sinh tiểu học thường hiếu động, ham hiểu biết cái mới, xong các em lại chóng chán.
- dưỡng tri thức văn hoá và rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Anh.
- Các mặt nội dung này liên quan chặt chẽ với nhau, để thông qua hoạt động dạy học bằng nhiều hình thức tạo cho mỗi học sinh một kỹ năng giao tiếp tốt bằng Tiếng Anh, giao tiếp tốt thông qua các chủ điểm của từng bài học.
- Qua dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về nội dung và các phương pháp để vận dụng trong giờ dạy tiếng Anh ở bậc tiểu học..
- Để góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh tiểu học theo phương hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu.
- Tạo hứng thú học tập môn Tiếng Anh cho học sinh, một môn học được coi là khó khăn thì việc đưa ra các hoạt động để vận dụng các từ Tiếng Anh đã học vào trong gờ học, nhằm mục đích để các em không chán nản môn học, có cảm giác học mà chơi, chơi mà học.
- Trong xu thế hội nhập của nước ta và chương trình giáo dục tiểu học hiện nay, môn Tiếng Anh cùng với các môn học khác trong trường tiểu học có những.
- Muốn học sinh tiểu học học tốt môn Tiếng Anh thì mỗi người giáo viên dạy môn Tiếng Anh không phải chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu sẵn có trong sách giáo khoa, trong sách hướng dẫn và sách thiết kế bài giảng một cách rập khuôn, máy móc làm cho học sinh học tập một cách thụ động.
- Nếu chỉ dạy học như vậy thì việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không có hiệu quả.
- Chính vì vậy, môn Tiếng Anh nói chung và mônTiếng Anh ở bậc tiểu học nói riêng cũng cần phải có những đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm..
- Khi chúng ta đưa ra được nhiều hình thức hoạt động trong giờ học Tiếng Anh một cách thường xuyên, khoa học thì chắc chắn chất lượng dạy học môn Tiếng Anh sẽ ngày càng nâng cao.
- Chính vì những lý do trên mà tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Nâng cao chất lượng môn Tiếng Anh cho học sinh tiểu học thông qua việc dạy từ vựng”.
- Sáng kiến này xuất phát từ việc học sinh chưa say mê, hứng thú trong giờ học tiếng Anh.
- Bởi do Tiếng Anh là một ngôn ngữ nước ngoài, không phải tiếng mẹ đẻ.
- Hơn thế, qua kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm cho thấy học sinh thường hay có cử chỉ sợ sệt và hành động chán học Tiếng Anh..
- Đối tượng điều tra, khảo sát, thực nghiệm: Học sinh lớp 3A3 và 4A3 năm học của trường tôi..
- Giáo viên tiếng Anh của trường và một số học sinh..
- Để làm tốt được bốn kỹ năng này đòi hỏi học sinh phải nắm được vốn từ vựng và các cấu trúc câu được học.
- Với câu hỏi được đặt ra là học sinh của mình ghi nhớ được vốn từ vựng và cấu trúc câu được bao nhiêu? Câu hỏi này chắc chắn giáo viên nào cũng đặt ra và tìm tòi nghiên cứu câu trả lời cho phù hợp và mục đích cuối cùng của người dạy và người học là tiến tới sử dụng được càng nhiều kiến thức được học của môn học vào thực hành các kỹ năng..
- Trước khi đưa các biện pháp vào trong chương trình dạy thực nghiệm với lớp 3A3 và lớp 4A3 tôi tiến hành khảo sát chất lượng ban đầu của học sinh làm căn cứ đối chứng.
- Sau khi học xong hết bài 2 “What’s your name?” tôi đã chọn 2 lớp 3 với tổng 83 học sinh để làm bài khảo sát như sau..
- Căn cứ vào kết quả khảo sát, tôi thấy: Nhiều học sinh không có hứng thú học vì đặc thù của môn học khó, tuy có được làm quen với tiếng Anh ở các lớp 1, 2 nhưng việc làm wuen đó mục đích là giúp các em bước đầu làm quen với một lượng nhỏ kiến thức còn với việc học ở lớp 3 thì đòi hỏi lượng kiến thức cần ghi nhớ và vận dụng nhiều hơn nên các em thấy khó khăn hơn.
- Qua quá trình theo dõi khảo sát lấy ý kiến của 78 học sinh về việc thích học hay không thích học môn Tiếng Anh và lí do tại sao.
- Từ kết quả khảo sát trên và qua quá trình tìm hiểu học sinh tôi đã suy nghĩ, tìm hiểu và quyết định đưa nhiều phương pháp thử nghiệm đan xen vào việc giảng dạy..
- Nâng cao chất lượng môn Tiếng Anh cho học sinh tiểu học thông qua việc dạy từ vựng..
- Thiết kế các hoạt động trong giờ học Tiếng Anh:.
- Tổ chức hoạt động học tập để dạy môn Tiếng Anh nói chung và môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học nói riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết học cụ thể đưa các hoạt động cho phù hợp.
- Xong muốn tổ chức được hoạt động trong việc dạy môn Tiếng Anh cho hiệu quả cao thì mỗi giáo viên Tiếng Anh phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, cặn kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau.
- Hoạt động phải gây được hứng thú và niềm say mê học tập đối với học sinh..
- Đối với loại từ này giáo viên cần đầu tư thời gian để giới thiệu và cho học sinh luyện tập nhiều hơn..
- Đối với từ chủ động ta chỉ cho học sinh biết chữ viết và định nghĩa như từ điển thì chưa đủ, để cho học sinh biết cách dùng chúng trong giao tiếp, giáo viên cần cho học sinh biết cách phát âm, không chỉ từ riêng lẻ, mà còn biết phát âm đúng những từ đó trong chuỗi lời nói, đặc biệt là biết nghĩa của từ..
- Số lượng từ cần dạy trong bài tuỳ thuộc vào nội dung bài và trình độ của học sinh.
- Từ đó có khó so với trình độ học sinh không.
- Nếu từ đó cần thiết cho việc hiểu văn bản và phù hợp với trình độ của học sinh, thì nó thuộc nhóm từ tích cực, do đó cần phải dạy cho học sinh..
- Nếu từ đó cần thiết cho việc hiểu văn bản nhưng khó so với trình độ của học sinh, thì nó không thuộc nhóm từ tích cực, do đó nên giải thích rồi cho học sinh hiểu nghĩa từ đó ngay..
- Nếu từ đó không cần thiết cho việc hiểu văn bản và cũng không khó lắm thì nên khuyến khích học sinh đoán..
- 1.Visual (nhìn): cho học sinh nhìn tranh ảnh, vẽ phác họa cho các em nhìn, giúp giáo viên ngữ nghĩa hoá từ một cách nhanh chóng..
- Ví dụ: Với danh từ Nam and Hoa- chỉ vào hai học sinh để giới thiệu tên của các bạn / chỉ vào giáo viên và nói tên.....
- Big – chỉ vào bạn học sinh to lớn hơn hoặc vật to hơn.....
- Small – chỉ vào học sinh nhỏ.
- Giáo viên đưa ra cho học sinh tình huống: “Khi bạn đến trường bạn gặp thầy, cô giáo hoặc các bạn thì đầu tiên bạn làm gì.
- từ đó học sinh sẽ đoán là chào thầy cô giáo và các ban.
- Giáo viên dùng những từ tương đương trong tiếng Việt để giảng nghĩa từ trong tiếng Anh.
- Giáo viên chỉ sử dụng thủ thuật này khi không còn cách nào khác, thủ thuật này thường được dùng để dạy từ trừu tượng, hoặc để giải quyết một số lượng từ nhiều nhưng thời gian không cho phép, Giáo viên gợi ý học sinh tự dịch từ đó..
- Để giới thiệu từ mới, giáo viên dạy cho học sinh theo bốn kỹ năng nghe – nói – đọc – viết..
- Nghe: Giáo viên đọc mẫu, học sinh lắng nghe..
- Nói: Giáo viên đọc từ, học sinh đọc lại..
- Đọc: Giáo viên viết từ lên bảng, học sinh đọc từ bằng mắt, bằng miệng..
- Viết: Học sinh viết từ vào tập..
- Giáo viên thường xuyên kiểm tra từ vựng vào đầu giờ bằng cách cho các em viết từ vào bảng con và giơ lên, với cách này giáo viên có thể quan sát được toàn bộ học sinh ở lớp, bắt buộc các em phải học bài và nên nhớ cho học sinh vận dụng từ vào trong mẫu câu, với những tình huống thực tế giúp các em nhớ từ lâu hơn, giao tiếp tốt và mang lại hiệu quả cao..
- Để học sinh tiếp thu bài tốt đòi hỏi khi dạy từ mới, giáo viên cần phải lựa chọn các phương pháp cho phù hợp, chúng ta cần chọn cách nào ngắn nhất, nhanh nhất, mang lại hiệu quả cao nhất, là sau khi học xong từ vựng thì các em đọc được, viết được và biết cách đưa vào các tình huống thực tế..
- Bước này sẽ quyết định sự thành công của tiết học, nó sẽ gợi mở cho học sinh liên tưởng đến những từ sắp học qua chủ điểm vừa mới được giới thiệu..
- Hãy giúp cho học sinh của bạn có một thói quen học từ mới một cách tốt nhất:.
- Bước 1: “nghe”, bạn cho học sinh nghe từ mới bằng cách đọc mẫu hoặc mở băng đĩa cho học sinh nghe..
- Bước 2: “nói”, sau khi học sinh đã nghe được ba lần bạn mới yêu cầu học sinh nhắc lại.
- Khi cho học sinh nhắc lại, bạn cần chú ý cho cả lớp nhắc lại trước, sau đó mới gọi cá nhân..
- Bước 3: “đọc”, bạn viết từ đó lên bảng và cho học sinh nhìn vào đó để đọc..
- Cho học sinh đọc cả lớp, rồi đọc cá nhân và sửa lỗi cho học sinh tới một chừng mực mà bạn cho là đạt yêu cầu..
- Bước 4: “viết”, sau khi học sinh đã đọc từ đó một cách chính xác rồi bạn mới yêu cầu học sinh viết từ đó vào vở..
- Bước 5: bạn hỏi xem có học sinh nào biết nghĩa của từ đó không và yêu cầu một học sinh lên bảng viết nghĩa của từ đó bằng tiếng Việt..
- Bước 6: đánh trọng âm từ: phát âm lại từ và yêu cầu học sinh nhận diện âm tiết có trọng âm và đánh dấu..
- Bước 7: cho câu mẫu và yêu cầu học sinh xác định từ loại của từ mới học..
- Các thủ thuật kiểm tra và củng cố sẽ khuyến khích học sinh học tập tích cực và hiệu quả hơn.
- Hướng dẫn học sinh học từ vựng ở nhà:.
- Để phát huy tốt tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập, thì chúng ta cần tổ chức quá trình dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học, trong quá trình dạy và học, giáo viên chỉ là người truyền tải kiến thức đến học sinh, học sinh muốn lĩnh hội tốt những kiến thức đó, thì các em phải tự học bằng chính các hoạt động của mình..
- Cho nên ngay từ đầu từ năm học, giáo viên cần hướng dẫn học sinh xây dựng hoạt động học tập ở nhà..
- Sau một thời gian dạy thực nghiệm “Nâng cao chất lượng môn Tiếng Anh cho học sinh tiểu học thông qua việc dạy từ vựng” Tôi thấy được chất lượng và hiệu quả của giờ dạy môn Tiếng Anh của mình tăng lên rõ rệt.
- Học sinh được chuyển sang thực hành rất sinh động, giờ học sôi nổi, không khí học tập không còn.
- Học sinh hào hứng trong học tập và kiến thức được khắc sâu hơn..
- Kết quả dạy thực nghiệm còn được đánh giá qua thăm dò hứng thú học tập của học sinh..
- Kết quả sau khi áp dụng lồng ghép các trò chơi vào tiết dạy môn Tiếng Anh tính đến tháng 3 năm 2020..
- Cuối tiết học tôi thấy rằng nhiều học sinh không những nắm được kiến thức bài học mà còn nhớ được kiến thức của bài học đó.
- Tạo cho các em lòng yêu thích bộ môn Tiếng Anh..
- Mỗi loại hình hoạt động có nhiều tác dụng trong các giờ học của học sinh tiểu học, tạo ra không khí vui tươi, hồn nhiên, sinh động trong giờ học.
- Nó còn kích thích được trí tưởng tượng, tò mò, ham hiểu biết ở học sinh.
- Việc tổ chức các hoạt động phù hợp trong các giờ học Tiếng Anh là rất cần thiết.
- Do vậy, người giáo viên cần có kỹ năng tổ chức, hướng dẫn các em hoạt động thật hợp lý và đồng bộ, phát huy được tối đa vai trò của học sinh..
- Khi tổ chức các hoạt động học tập nói chung và dạy từ vựng Tiếng Anh ở bậc tiểu học nói riêng, chúng ta cần phải dựa vào nội dung bài học, vào điều kiện cơ sở vật chất của trường mà lựa chọn hoặc thiết kế hoạt động cho phù hợp..
- Do vậy, tôi đã trao đổi với các bạn đồng nghiệp và tìm tòi nghiên cứu tìm những phương pháp mới để dạy cho học sinh tiểu học và đã đề ra 3 mục tiêu cơ bản là.
- Thứ nhất: Giúp học sinh hiểu và ghi nhớ kiến thức một cách dễ hiểu và nhanh nhất..
- Thứ hai: Tạo hứng thú cho học sinh hứng thú học tập và tập trung thật cao độ trong giờ học..
- Thứ ba: Học sinh học một cách chủ động, sáng tạo và có cơ hội thực hành nhiều, thường xuyên..
- Khi dạy từ vựng tiếng Anh cho học sinh tiểu học là dạy cho các em bước đầu làm quen với việc sử dụng một ngôn ngữ mới.
- Ngoài việc kết hợp tổ chức các hoạt động đan xen trong các tiết học thì việc đổi mới phương pháp dạy học và việc khuyến khích, động viên, khen ngợi học sinh là việc làm rất cần thiết để thúc đẩy việc tự giác học tập cho học sinh..
- Người giáo viên phải luôn tạo ra môi trường vui vẻ và phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong các giờ học..
- Trên đây là một số ý kiến nhỏ của tôi về việc nâng cao chất lượng môn Tiếng Anh cho học sinh tiểu học thông qua việc dạy từ vựng trong giờ học Tiếng Anh ở các khối lớp năm học 2019-2020 và đạt kết quả chuyển biến rõ rệt.
- Đề tài này có thể áp dụng có hiệu quả và hết sức hữu hiệu với tất cả các học sinh có học Tiếng Anh trong các trường tiểu học và có thể nhân rộng ra tất cả các khối lớp học Tiếng Anh ở bậc học khác.