« Home « Kết quả tìm kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh


Tóm tắt Xem thử

- Giao tiếp là nhu cầu thiết yếu của con người, là hoạt động thường nhật xảy ra liên tục mọi lúc mọi nơi, là cầu nối giữa người nói với người nghe.
- Vì vậy cái đích cuối cùng cần đạt của một người học ngoại ngữ đó chính là giao tiếp..
- Đối với Việt Nam hiện nay – một đất nước đang trên đà phát triển và hội nhập với quốc tế, nhu cầu giao tiếp bằng tiếng Anh đòi hỏi ngày càng cao.
- Ngoài ra, trong công cuộc công nghiệp hóa-hiện đại hóa, ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng ngày càng khẳng định được tầm quan trọng của mình và được đẩy mạnh trong công tác giáo dục.
- Trong việc đào tạo ngôn ngữ này, học tiếng Anh giao tiếp được xem là một phương án giáo dục hiệu quả và quan trọng đối với mọi lứa tuổi, đặc biệt là học sinh, sinh viên vì đó là chiếc chìa khóa mở rộng tri thức sẽ giúp các em hoàn thành tốt hơn công việc của mình và mở cánh cửa thành công trong tương lai..
- Năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh là một trong những năng lực cơ bản cần được hình thành cho thế hệ trẻ Việt Nam, đặc biệt cần hình thành ngay từ lúc các em còn là học sinh ở trường phổ thông.
- Chính nhờ việc dạy và học tiếng Anh ở cấp THPT có sự tiếp nối kiến thức cơ bản từ THCS nên các em có thể thích ứng nhanh với tri thức mới, góp phần giúp học sinh mở rộng tầm nhìn, làm phong phú kinh nghiệm cuộc sống, phát huy năng lực tư duy và nâng cao sự hiểu biết về văn hóa, xã hội của các quốc gia, dân tộc trên thế giới cũng như hiểu biết sâu hơn về văn hóa và xã hội của chính dân tộc mình, đặt nền tảng cho việc tiếp tục học ở các cấp học cao hơn, học tập suốt đời và sự phát triển toàn diện của học sinh..
- Chính vì tầm quan trọng của tiếng Anh nói chung và kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh nói riêng mà tôi đã chọn chủ đề “Nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh” làm đề tài nghiên cứu của mình.
- Tầm quan trọng của tiếng Anh đang ngày càng được khẳng định.
- Ngày nay, tiếng Anh không còn chỉ dừng lại trong phạm vi một môn học mà đã dần trở thành công cụ giao tiếp hàng ngày của rất nhiều bạn trẻ.
- Tiếng Anh hiện nay đã trở thành thứ ngôn ngữ toàn cầu.
- Giữa hàng chục, hàng trăm thứ ngôn ngữ khác nhau, thế giới đã lựa chọn tiếng Anh như phương tiện để mọi người có thể hiểu được nhau.
- Theo số liệu từ Wikipedia, 53 quốc gia sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức.
- Các sự kiện quốc tế như Olympic, các tổ chức toàn cầu, các công ty đa quốc gia… cũng đều coi tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp thông dụng.
- Có thể nói, trên rất nhiều lĩnh vực, tiếng Anh đã chinh phục tuyệt đối..
- Ngoài ra, Tiếng Anh là một ngôn ngữ đẹp, gắn liền với nhiều nét văn hóa đặc sắc từ những quốc gia sử dụng nó.
- Vì vậy kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh rất quan trọng, rất đáng để chúng ta đầu tư thời gian và công sức.
- Ngày nay nhằm phục vụ chính sách mở cửa, đổi mới, hoà nhập với khu vực và thế giới, mục tiêu của việc dạy học ngoại ngữ là giao tiếp.
- Để học sinh giao tiếp tốt, giáo viên phải thay đổi cách dạy theo phương pháp giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- Phần lớn học sinh trung học phổ thông đều có vốn kiến thức ngữ pháp tương đối từ quá trình học tập ở bậc tiểu học và trung học cơ sở.
- Tuy nhiên, để giao tiếp thành công thì vốn kiến thức đó vẫn chưa đủ.
- Trên thực tế học sinh có thể nắm vững các quy tắc ngữ pháp nhưng việc sử dụng tiếng Anh thành thạo để giao tiếp thì còn rất khiêm tốn.
- các em học sinh còn rất e ngại sử dụng tiếng Anh trong các giao tiếp, đặc biệt là học sinh THPT- sản phẩm cao nhất của giáo dục phổ thông.
- Tất nhiên vì nhiều lý do khách quan và chủ quan khác nhau nhưng đây là vấn đề trăn trở của rất nhiều thầy cô giáo dạy tiếng Anh ở bậc học này và của các nhà quản lý giáo dục trên toàn đất nước Việt Nam.
- Học sinh THPT giao tiếp bằng Tiếng Anh tốt là tiền đề quan trọng cho hoạt động giao lưu, trao đổi và tiếp cận các cơ hội thành công trong giai đoạn phát triển tiếp theo..
- Ngoài ra, để có thể tiếp cận tri thức thế giới, trước hết là phải giỏi ngoại ngữ nhằm nuôi dưỡng hiểu biết ngang tầm thời đại, mỗi người cần phải thông thạo ít nhất là một ngoại ngữ, thành thạo chứ không phải hiểu biết sơ sài, chủ yếu chỉ nhằm ứng phó, lấy điểm trung bình để “qua ải” tại các kỳ thi như đa số suy nghĩ của học sinh hiện nay.
- Do nhận thức sai lệnh về mục đích học tiếng Anh của một bộ phận không nhỏ học sinh nên có một thực tế là kỹ năng giao tiếp trong lớp học cũng như trong các tình huống thực tế ngoài xã hội của các em học sinh còn rất hạn chế đòi hỏi giáo viên phải nỗ lực tìm ra những phương pháp thích hợp với đối tượng học sinh của mình giúp các em ngày càng tự tin hơn trong giao tiếp cũng như có thể giao tiếp ngày một tốt hơn..
- Nhằm giúp học sinh nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh, trước hết giáo viên cần nắm rõ những khó khăn của học sinh mình là gì từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp.
- Sau đây là một số khó khăn tôi tìm hiểu được qua khảo sát học sinh.
- Chủ đề một số bài dạy còn chưa gần gũi và có phần gây nhàm chán đối với học sinh.
- Nhiều hoạt động còn chưa phù hợp với trình độ cụ thể của học sinh..
- Cơ hội nói Tiếng Anh còn hạn chế.
- Học sinh có thói quen viết ra giấy mà không nói..
- Một số học sinh giỏi hơn lại nói nhiều hơn những học sinh khác yếu hơn..
- Học sinh sợ mắc lỗi trong qúa trình nói( sợ không phát âm đúng từ nào đó, sợ nói sai câu,.
- Học sinh có thể không hiểu sẽ làm gì trong các hoạt động nói..
- Vì vậy khi dạy từ vựng bên cạnh ngữ nghĩa của từ, giáo viên cần chú trọng việc phát âm tiếng Anh chuẩn.
- Có nhiều phương pháp dạy từ vựng hiệu quả nhưng tôi không đi sâu vào kỹ năng dạy từ vựng mà chỉ đề cập đến những cách kiểm tra từ vựng hiệu quả giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp như.
- Giáo viên cần lưu ý để chắc chắn học sinh nắm vững được một từ nào đó, giáo viên cần kiểm tra đánh giá cả cách đọc và ngữ nghĩa..
- Ví dụ học từ “end” phải học trong nhóm từ “in the end” hoặc “at the end”, học “interested” phải nhớ cụm “be interested in” thì lúc đó học sinh mới biết cách đặt câu cho đúng..
- Ban đầu học sinh có thể lúng túng và thiếu tự nhiên nhưng theo thời gian, các em sẽ sử dụng từ đó thành thạo hơn.
- Nguyên tắc trong giao tiếp là phải phản xạ nhanh, trả lời ngay.
- Vì vậy việc thuộc mẫu câu có thể giúp giao tiếp tiếng Anh lưu loát hơn bởi chúng ta không mất thời gian suy nghĩ đến việc ráp từ.
- Giáo viên có thể phân loại thành những mẫu câu sau:.
- Dẫn nhập vào bài bằng cách hỏi những câu hỏi thực tế về các em với những nội dung liên quan đến bài học bằng những câu hỏi YES-NO đơn giản cũng có thể giúp các em phấn khởi hơn khi bước vào bài học mới cũng như giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp.
- Ví dụ trong Unit 4- tiếng Anh 12 – tiết Listening có thể dẫn nhập như sau:.
- Việc tạo ra những đoạn hội thoại đơn giản giúp các em dễ nhớ, dễ thuộc, dễ áp dụng vào thực tế vì vậy giáo viên cần thiết kế một số bài tập sao cho có tính liên hệ thực tế cao để đem lại hiệu quả giảng dạy cao nhất..
- Ví dụ : Ở sách Tiếng Anh sách tiếng Anh 10, chủ đề của tiết dạy bài 2 là nói về hoạt động ở trường, giáo viên có thể thiết kế một đoạn hội thoại đơn giản như sau:.
- Đối với những học sinh ở những lớp cơ bản các em không thể tự tạo ra những đoạn hội thoại của riêng mình để giao tiếp.
- Vì vậy giáo viên cần cung cấp những đoạn hội thoại mẫu giúp các em làm quen dần..
- Ở sách Tiếng Anh sách tiếng Anh 12, chủ đề của tiết dạy bài 5 là hỏi và trả lời về thủ tục để được học tại một trường đại học ở Việt Nam.
- Sau khi dạy một số từ mới và một số mẫu ngữ liệu mới cần thiết cho học sinh luyện tập, giáo viên có thể dẫn dắt vào chủ đề của bài như sau:.
- Để giúp học sinh khắc sâu các mẫu câu trên, giáo viên có thể cho các em luyện tập như sau:.
- Giáo viên luyện tập với một vài học sinh khá, giỏi ( thực hiện bằng cách đóng vai, chú ý đổi vai.
- Giáo viên tiến hành cho học sinh luyện tập theo cặp vài ba lần..
- Giáo viên kiểm tra một vài cặp..
- Giáo viên tiến hành xoá lần lượt trong mỗi câu hội thoại một số từ, cụm từ (thông thường là những từ chủ chốt của đoạn hội thoại.
- Tiến hành cho học sinh luyện theo cặp tập đoạn hội thoại trên vài ba lần..
- Giáo viên tiếp tục kiểm tra một vài cặp..
- Giáo viên tiến hành xoá lần lượt hết toàn bộ đoạn hội thoại..
- Đối với những lớp cơ bản các em chưa thuộc được toàn bộ đoạn hội thoại , giáo viên có thể kiểm tra lại một vài cặp luyện tập đoạn hội thoại với nhiều từ và cụm từ bị lược bỏ như sau:.
- Giáo viên cho học sinh luyện tập nhưng lúc này học sinh phải làm việc dựa vào trí nhớ và cuối cùng là thuộc lòng bài hội thoại.
- Lúc này giáo viên tiến hành kiểm tra lại học sinh theo cặp.
- Hoạt động tiếp theo ( follow-up activities ) có thể là cho học sinh làm việc theo nhóm và tóm tắt lại tiến trình làm thủ tục thi vào một trường đại học của Việt Nam..
- Để tiết kiệm thời gian ghi bản trên lớp và cũng để giúp các em có cơ sở dựa vào tạo nên cuộc hội thoại của mình, giáo viên có thể sử dụng handouts.
- Trong tất cả các tiết học giáo viên đều có thể sử dụng handouts, điều này đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo trước khi lên lớp..
- Ví dụ trong Tiếng Anh 12-Unit 13) tiết 2 ( speaking ) -task 2 Hoạt động này là hỏi về thời gian các kỷ lục đã được thiết lập tại Sea Games 22.
- Sau khi ôn lại một số từ mới về các môn thể thao và một số mẫu ngữ liệu mới cần thiết cho học sinh luyện tập, giáo viên phân phát handouts cho học sinh hướng dẫn và dẫn dắt vào chủ đề của hoạt động..
- Học sinh tiến hành luyện tập theo cặp các mẫu câu sau..
- Giáo viên tiến hành xoá lần lượt trong mỗi câu hội thoại một số từ, cụm từ ( thông thường là những từ chủ chốt của đoạn hội thoại.
- Tăng cường cơ hội giao tiếp bằng Tiếng Anh cho học sinh..
- Chúng ta không thể giao tiếp mà không có đối tác hoặc không mang mục đích gì.
- Điều này không thể xảy ra đối với một hoạt động giao tiếp thông thường.
- Đối với môn Tiếng Anh, cơ hội giao tiếp cần phải được mở rộng, thoát ra khỏi phạm vi tiết dạy nói cơ bản..
- Tuy nhiên ở địa bàn miền núi như Bắc Trà My, môi trường giao tiếp bằng tiếng Anh ngoài lớp học hay việc giao tiếp với người nước ngoài là điều hầu như không thể, vì vậy giáo viên chỉ có thể phân cặp, phân nhóm yêu cầu các em luyện tập thêm.
- Ngoài ra giáo viên còn có thể phối hợp với tổ Ngoại ngữ của mình tổ chức hoạt động ngoại khóa như “Hùng biện tiếng Anh” “Kể chuyện tiếng Anh” “câu lạc bộ tiếng Anh”…hoặc động viên khuyến khích các em tích cực xem truyền hình, video, nghe đài, đọc báo chí tiếng Anh hoặc tập nghe và hát các bài hát tiếng Anh….
- Chắc chắn những hoạt động này sẽ giúp các em nâng cao được kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh của mình..
- Sau đây là một trong số những nội dung đã được thực hiện trong chương trình “câu lạc bộ tiếng Anh” mà chúng tôi đã sử dụng..
- Để giúp cho những lần đầu tiên tổ chức thành công và tạo tiền đề tốt cho những chương trình sau, giáo viên nên chọn ra 40 em học sinh xuất sắc nhất cũng như yêu thích nói tiếng Anh trong toàn trường tham gia vào chương trình.
- Một số đề tài có thể sử dụng trong phần hùng biện.
- Luyện tập tiếng Anh mỗi ngày..
- Luyện tập tiếng Anh mỗi ngày là yếu tố quan trọng nhất để có thể giao tiếp tiếng Anh lưu loát.
- Vì chú trọng đến giao tiếp nên mỗi cá nhân phải luyện cách phát âm tiếng Anh sao cho chuẩn.
- Để giúp học sinh có thói quen giao tiếp hằng ngày bằng tiếng Anh, chính bản thân giáo viên phải có thói quen giao tiếp bằng tiếng Anh khi lên lớp.
- Ngày nay với sự tiến bộ của công nghệ thông tin, hầu như giáo viên nào cũng có những chiếc điện thoại di động hoặc máy quay phim có thể quay được những đoạn video clips mẫu về một số đoạn hội thoại do chính các em học sinh thức hiện trước giờ học sau đó trình chiếu cho cả lớp xem trong giờ luyện nói của mình để tăng thêm phần thú vị cho bài học..
- Sau một thời gian dạy thực nghiệm tôi thấy được chất lượng và hiệu quả của giờ dạy môn Tiếng Anh của mình tăng lên rõ rệt .
- Học sinh được chuyển sang thực hành rất sinh động, giờ học sôi nổi, không khí học tập không còn buồn tẻ như trước kia.
- Học sinh hào hứng trong học tập và kiến thức được khắc sâu hơn.
- 223 học sinh.
- Trang bị cho học sinh một khả năng Tiếng Anh giao tiếp tốt là một vấn đề cấp thiết đối với giáo dục trung học hiện nay.
- Học sinh có khả năng giao tiếp Tiếng Anh tốt, trước hết đòi hỏi học sinh phải qua một quá trình tiếp thu chủ động, có động cơ đúng, thái độ học tập nghiêm túc và phương pháp phù hợp.
- Khả năng giao tiếp Tiếng Anh chính là thước đo năng lực Tiếng Anh đang cần được nhìn nhận một cách khách quan hơn.Trong thực tiễn giảng dạy bộ môn tại một trường THPT với đa số là học sinh năng lực trung bình, để học sinh giao tiếp được bằng Tiếng Anh trong những tình huống nhất định là điều không dễ.
- Tuy nhiên, với những giải pháp tích cực được áp dụng một cách linh hoạt và có hệ thống đã mang lại những giá trị nhất định trong việc nâng cao khả năng giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh.
- Song song với hoạt động giao tiếp, cần thiết phải trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản như: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.
- Trên đây là một số giải pháp đã dược tôi vận dụng trong quá trình giảng day bộ môn Tiếng Anh tại đơn vị.
- Kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh cần được rèn luyện và đánh giá trong suốt quá trình học tập của học sinh trong một năm học, thậm chí cả bậc học , nó đòi hỏi sự nỗ lực và kiên trì vì vậy giáo viên nên khích lệ các em có ý kiến hay, tích cực thảo luận nhóm và tích cực trả lời những câu hỏi gợi mở của giáo viên bằng cách ghi điểm cộng vào cột kiểm tra miệng (KTTX) theo chỉ đạo của Sở Giáo Dục và đào tạo..
- So với các kỹ năng khác, kỹ năng giao tiếp có lẽ là tiến bộ chậm nhất.
- Vì thế trong thời gian tới tất cả giáo viên chúng ta phải tiếp tục học tập phương pháp và biết vận dụng phù hợp vào bài dạy với từng lớp từng đối tượng học sinh.
- Nguyễn Thùy Minh-Lương Quỳnh Trang – Thiết kế bài giảng Tiếng Anh NXB Hà Nội 2007..
- Lưu Hoằng Trí – Tổng ôn tập các chuyên đề tiếng Anh – NXB Đại học quốc gia Hà Nội 2012.