« Home « Kết quả tìm kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2


Tóm tắt Xem thử

- Phân môn này hình thành cho học sinh tri thức và kỹ năng chính tả, phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ ở dạng thức viết và hoạt động giao tiếp.
- Nếu môn tập viết là dạy cho học sinh biết viết tạo ra chữ thì môn chính tả giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả góp phần giúp các em đọc thông, viết thạo.
- Kỹ năng chính tả thực sự cần thiết đối với mọi người, không chỉ đối với học sinh lớp 1,2,3 nói riêng mà học sinh tiểu học nói chung khi đọc một văn bản để viết đúng chính tả, người đọc có cơ sở để hiểu đúng nội dung văn bản đó..
- Viết chính tả đúng còn giúp học sinh học tốt các phân môn khác, là cơ sở cho việc học tốt bộ môn Tiếng Việt ở tiểu học..
- Giáo viên hướng dẫn học sinh học chính tả qua các bài viết (tập chép, nghe viết).
- cường kỹ năng viết các văn bản học sinh có ý thức hơn khi viết văn bản trong thực tiễn ở một góc độ nào đó.
- Phân môn chính tả khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong việc giúp học sinh kỹ năng viết chữ nhưng do phân môn Chính tả là một phân môn đòi hỏi kỹ năng rèn chữ, viết đúng, viết đẹp cho học sinh cho nên giáo viên còn có những hạn chế trong việc tổ chức một tiết học sao cho đúng yêu cầu và đạt hiệu quả cao.
- Dưới cái nhìn của giáo viên, phân môn này đòi hỏi một lượng thời gian nhất định, một số giáo viên chưa coi trọng việc rèn chữ cho học sinh nên mới chỉ dừng lại ở góc độ đọc, viết, nhận xét mà chưa thật sự sát sao với học sinh, giáo viên có tâm lý ngại chấm chữa chính tả cho học sinh.
- Hơn nữa học sinh viết bài chính tả một cách vội vàng, không có chú ý đến việc rèn chữ, viết đúng các nét, độ cao trong một con chữ, khoảng cách giữa các chữ, các tiếng, cốt viết xong bài, không cho phân môn này là quan trọng.
- Tình hình này đã ít nhiều ảnh hưởng đến chữ viết của học sinh trong trường tiểu học hiện nay nhất là đối với các em học sinh ngay từ đầu cấp học cụ thể là học sinh khối 1, 2.
- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2”..
- Đề tài này tôi nghiên cứu kĩ năng viết chính tả của học sinh lớp 2B trường Tiểu học Trần Văn Ơn qua thực tế giảng dạy để tìm ra nguyên nhân và giải pháp phù hợp nhằm nâng cao kĩ năng viết đúng cho học sinh tiểu học..
- Mô tả thực trạng kĩ năng viết chính tả của học sinh lớp 2B trường Tiểu học Trần Văn Ơn..
- Rút ra kết luận và một số phương pháp để nâng cao hiệu quả việc rèn luyện kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh Tiểu học..
- Chia sẻ với đồng nghiệp một số kinh nghiệm trong việc rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2..
- Học sinh lớp 2B Trường Tiểu học Trần Văn Ơn.
- Đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi chỉ hướng vào việc rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2..
- Hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh là một vấn đề quan trọng.
- Do đó, học sinh cần phải có vốn sống, vốn hiểu biết nhiều về ngôn ngữ, giúp các em nhận thức vấn đề một cách có khoa học, sáng tạo, tiếp thu kiến thức nội dung bài học một cách dễ dàng.
- Ở đây, lao động của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là lao động sáng tạo không ngừng, sự sáng tạo đó đòi hỏi phải toàn diện: Sáng tạo trong soạn giảng, trong tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi, trong sinh hoạt tập thể và đặc biệt là trong các biện pháp giáo dục đạo đức và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh..
- Qua đó ta thấy được vai trò của chữ viết đặc biệt là rèn kĩ năng viết cho học sinh là một trong các mục tiêu chính của Bậc tiểu học.
- Việc rèn kĩ năng viết cho học sinh giúp cho học sinh nắm chắc quy tắc chính tả, học môn Tiếng việt.
- Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người ” đã thể hiện rõ tầm quan trọng của phân môn Chính tả cho học sinh trong chương trình tiểu học.
- Mặt khác, dạy chữ viết đúng chính tả còn bồi dưỡng cho học sinh một số đức tính và thái độ cần thiết trong công việc góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, chính xác, có óc thẩm mĩ, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm….
- Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, là một giáo viên làm công tác chủ nhiệm và giảng dạy nhiều năm với mong muốn cần phải làm gì để học sinh viết đúng chính tả tôi đã quyết định nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm.
- Vào đầu năm học khi nhận lớp có rất nhiều học sinh viết còn sai lỗi chính tả như viết sai dấu thanh, viết sai phụ âm đầu, viết sai phần vần, không viết hoa tên riêng,…chính là nguyên nhân dẫn đến vấn đề nghiên cứu "Rèn kỹ năng viết đúng, chính tả cho học sinh lớp 2” nhưng nguyên nhân lớn là giáo viên phải cho học sinh hiểu được: Vì sao phải viết đúng chính tả? Vì dù bài văn, bài toán có hay, có đúng đến đâu mà chữ viết sai chính tả, viết nguệch ngoạc, xấu không đọc được thì bài văn, bài toán đó không còn giá trị vì có ai đọc được nó đâu..
- Bên cạnh đó, học sinh trong lớp có cuộc sống còn khó khăn, cha mẹ các em chưa có ý thức về việc phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ nên không tạo điều kiện cho con cái học tập.
- Học sinh chưa có thời gian bồi dưỡng rèn luyện chữ viết, chưa chú trọng việc rèn chữ..
- Từ những nguyên nhân trên dẫn đến chữ viết của học sinh còn xấu, không đúng mẫu chữ quy định trong trường tiểu học, viết còn sai nhiều lỗi chính tả…..
- cho học sinh nên tôi chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp hữu hiệu cho quá trình “Rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2”..
- Bước 2 : Kết hợp luyện tập chính tả với việc rèn luyện cách phát âm, củng cố nghĩa từ, trau dồi về phát âm Tiếng Việt, góp phần phát triển một số thao tác tư duy (nhận xét, so sánh, liên tưởng, ghi nhớ…) cho học sinh..
- Bước 3 : Bồi dưỡng cho học sinh một số đức tính và thái độ cần thiết trong công việc như: tính cẩn thận, chính xác, có óc thẩm mỹ, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm,….
- Học sinh cần phải rèn chữ viết trong tất cả các phân môn song người giáo viên cần chú ý nhiều đến phân môn tập viết và chính tả.
- viên phải dạy theo đúng trình tự bài giảng, theo đúng các bước hướng dẫn học sinh viết bài thường xuyên, liên tục và kiên trì..
- Học sinh viết chính tả (Tập chép, nghe viết) với những bài thơ, đoạn văn dài trên 50 chữ, học sinh làm bài tập ở dạng điền âm, vần vào chỗ trống..
- Học sinh được viết đoạn bài có độ dài khoảng 50 chữ các hình thức luyện tập là : Tập chép (nhìn, viết) áp dụng trong nửa đầu học kì I.
- Ngoài ra học sinh lớp 2 còn được luyện tập chính tả âm vần luyện viết các từ có âm, vần dễ lẫn lộn.
- Do không nắm vững quy tắc của chữ quốc ngữ hoặc do ảnh hưởng của phát âm địa phương, học sinh thường viết thiếu dấu...Tóm lại để dạy tốt phân môn Chính tả giáo viên phải nắm chắc nội dung chương trình và mục tiêu của từng bài dạy để từ đó tìm ra phương pháp dạy phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng bài dạy..
- Trong bài Chính tả dạy lớp 2 ngay trong lời giới thiệu ban đầu đã chiếm được sự hứng thú học tập của học sinh.
- Nhất là thể loại thơ càng cần thiết để gây hứng thú cho học sinh.
- Sau khi giáo viên giới thiệu bài, giáo viên đọc hai khổ thơ sẽ viết rồi cho học sinh đọc đồng thanh một lượt.
- Giáo viên nêu câu hỏi để học sinh hiểu nội dung của bài viết..
- Giáo viên tiếp tục cho học sinh tìm hiểu cách trình bày khổ thơ.
- Hướng dẫn học sinh viết từ khó vào bảng con, kết hợp hướng dẫn học sinh nghe - viết..
- Nghe viết giáo viên chưa chú ý đến đối tượng học sinh còn chậm nên các em trình bày bài thơ chưa đúng, các em viết còn chưa đúng độ cao các con chữ..
- Còn về phía học sinh vẫn bộc lộ những hạn chế trong nhận thức như : Các em chưa nắm rõ quy tắc viết chính tả, các em nói và phát âm chưa đúng nên dẫn đến viết sai..
- Bên cạnh thư thế ngồi viết, ta cần chú ý đến cách cầm bút, cách để vở của học sinh.
- Trước tình hình học sinh còn sai nhiều lỗi chính tả của học sinh trong lớp, tôi đã áp dụng một số biện pháp như sau:.
- Luyện kĩ năng nghe, viết: Giáo viên phải đọc rõ ràng, phát âm thật chuẩn để học sinh phối hợp các thao tác như nghe (Giáo viên đọc), viết (Học sinh thao tác), nhìn (Chữ đã viết)… có như vậy học sinh mới viết đúng chính tả được..
- Luyện đọc, luyện phát âm: Muốn học sinh viết chính tả đúng phải chú trọng đến khâu luyện đọc nhiều lần, không những chỉ ở phân môn tập đọc mà còn ở các môn khác nữa, phải kiên trì sửa lỗi cho từng em..
- Vì có đọc thông thì viết mới thạo mà học sinh đọc còn chậm và sai nhiều thì dẫn đến viết chính tả cũng sai.
- Bên cạnh đó, giáo viên cần hướng dẫn học sinh học theo nhóm để các em tự phát hiện ra lỗi và chỉnh sửa cho nhau..
- Giải nghĩa từ: Vì học sinh phát âm chưa đúng nên dẫn đến hiểu nghĩa từ sai, viết sai vì vậy giáo viên cần cho học sinh nắm rõ nghĩa của từ để viết cho đúng:.
- Ví dụ: Đọc “ sửa chữa” nhưng lại viết là “sữa chữa”, cho nên cần cho học sinh hiểu được.
- Phân tích so sánh: Những tiếng dễ lẫn lộn tôi nhấn mạnh những điểm khác nhau để học sinh nhớ..
- Ví dụ: Khi viết tiếng “tre” học sinh dễ lẫn lộn với tiếng ‘che”, giáo viên yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo hai tiếng này:.
- Học sinh sẽ thấy sự khác nhau giữa tiếng “tre” có âm đầu là “tr” và tiếng “che”.
- Từ đó, học sinh ghi nhớ cách phát âm cho đúng.
- Biện pháp này giúp cho học sinh ghi nhớ các âm đọc lên thì giống nhau nhưng khi viết thì khác nhau.
- Do đặc trưng của phân môn chính tả, đặc điểm về trình độ nhận thức của học sinh Tiểu học mà giáo viên cần tìm tòi mọi biện pháp, hình thức tổ chức học tập nhằm đạt hiệu quả cao.
- Ngoài ra, tôi đưa ra một số hoạt động cơ bản theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học phân môn chính tả như sau:.
- Hoạt động bằng tổ chức các trò chơi học tập cho học sinh:.
- Giáo viên xác định trò chơi phù hợp với nội dung bài học, đảm bảo khả năng thực hiện của học sinh..
- Học sinh tập dượt trò chơi theo cá nhân (tổ nhóm).
- Học sinh thực hiện trò chơi + Học sinh nhận xét, đánh giá + Học sinh góp ý, khen ngợi.
- Có thể tổ chức các trò chơi sau: Trò chơi câu đố: Học sinh có thể trả lời câu đố của giáo viên hay của các bạn nêu ra và ghi câu giải đố vào bảng con thì xem ai giải đố đúng, viết đẹp đúng chính tả..
- Nếu ở từng bài giáo viên có chuẩn bị phiếu bài tập, các phương tiện cần thiết phục vụ cho trò chơi như: Bảng phụ, băng giấy…thì hiệu quả học tập sẽ cao hơn, giúp học sinh nhớ lâu hơn về quy tắc viết chính tả, từ đó mà không mắc lỗi chính tả..
- Giáo viên soạn bài trên tinh thần hướng dẫn học sinh làm việc trên phiếu học tập.
- Giáo viên có thể dự kiến thời điểm hướng dẫn học sinh làm bài tập trên lớp một cách linh hoạt sáng tạo..
- Giúp học sinh nắm vững yêu cầu, thực hiện tốt yêu cầu bài tập..
- Học sinh có thể đổi phiếu để tự kiểm tra đánh giá lẫn nhau rồi báo cáo kết quả trước lớp..
- Tóm lại phiếu học tập là phương tiện giúp học sinh đổi mới học tập theo tinh thần chủ động, tích cực rèn chữ viết và nắm vững quy tắc viết chính tả..
- Hướng dẫn theo nhóm: dạy học theo nhóm là hình thức được sử dung xen kẽ trong tiết học, có tác dụng thay đổi vị thế của học sinh trong lớp.
- Từ vị thế nghe- viết (nhìn viết, nhớ viết) trở thành vị trí tích cực chủ động, thảo luận, thống nhất và học sinh tự chủ động chiếm lĩnh kiến thức trong học tập.
- *Hướng dẫn học sinh chuẩn bị viết chính tả..
- Giáo viên đọc đoạn bài viết chính tả cần viết giúp học sinh nắm vững nội dung chính tả của bài viết..
- Hướng dẫn học sinh nhận xét những hình tượng chính tả trong bài (Những chữ nào viết hoa? Vì sao phải viết hoa? Chữ đầu dòng viết như thế nào?…).
- Đọc bài chính tả cho học sinh viết:.
- Đọc cho học sinh nghe- viết từng câu ngắn hay cụm từ..
- Đọc toàn bài học sinh soát chính tả..
- *Chấm, chữa bài chính tả:.
- Nêu hướng khắc phục cho cả lớp, đặc biệt khen những em viết đẹp, đúng mẫu cỡ chữ, dành thời gian khác để học sinh khác quan sát và học tập..
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả âm, vần - Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập..
- Giúp học sinh chữa một số bài tập làm mẫu..
- Cho học sinh làm bài vào bảng con, vào vở, giáo viên nhận xét, hướng dẫn học sinh viết đúng, viết đẹp..
- Ta biết rằng, trong quá trình dạy học, học sinh là nhân tố quan trọng nhất..
- Giáo viên cần tổ chức quá trình dạy học sao cho để chính học sinh tự tìm ra kiến thức mới, soạn bài theo tinh thần đổi mới phương pháp.
- Phương pháp dạy học mới tạo điều kiện tối đa để học sinh chiếm lĩnh kiến thức và đặc biệt gây hứng thú học tập.
- Từ đó kích thích rèn chữ cho học sinh ngay từ khi bắt đầu cầm bút tập viết và điều chắc chắn là chữ viết của các em sẽ ngày càng được cải thiện và đẹp hơn..
- Để học sinh có chữ viết đẹp, chuẩn mực thì đòi hỏi mẫu chữ của giáo viên cũng phải đẹp và chuẩn mực từ điểm đặt bút đến điểm kết thúc của một con chữ hay một chữ kể cả cách nối nét trong một con chữ và khoảng cách giữa chữ này đến chữ kia..
- Song song trong quá trình học sinh viết, giáo viên phải quan sát, theo dõi, uốn nắn cho những em viết chưa đúng hoặc ngồi sai tư thế..
- Khi viết học sinh lưu ý từng nét, từng con chữ, từng chữ và cách viết như thế nào là đúng, đẹp theo sự hướng dẫn của giáo viên..
- Ngoài ra giáo viên còn phải dùng thêm các phương pháp nêu gương, cho học sinh xem mẫu những bài viết đẹp và khích lệ cho các em trước lớp khi có tiến bộ..
- Nhà trường tạo điều kiện, cơ sở vật chất như bàn ghế đúng theo kích cỡ với học sinh tiểu học, phòng học có đủ ánh sáng, thoáng mát, sạch, đẹp,….
- Đối với môn Tập đọc ( phần luyện đọc từ khó) cần phân tích kĩ để học sinh đọc đúng, từ đó viết đúng..
- Lên lớp cần có đồ dùng trực quan, phối hợp nhiều phương pháp để rèn luyện kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh..
- Giáo viên cần phải có tâm huyết với nghề, yêu thương và giúp đỡ học sinh trong học tập..
- Cần kết hợp chặt chẽ với nhà trường để cùng giáo dục các em, thường xuyên kiểm tra việc viết bài của học sinh.
- Đối với học sinh:.
- Nhớ các mẹo để viết đúng chính tả.