« Home « Kết quả tìm kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5


Tóm tắt Xem thử

- Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 5 Đặt vấn đề.
- Mục tiêu của giáo dục Tiểu học là hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kĩ năng cơ bản để các em có thể học tiếp lên các bậc học trên hoặc đi vào cuộc sống lao động..
- Môn Tiếng Việt ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh.
- Trong đó, Tập đọc là phân môn giữ vị trí hết sức quan trọng, không thể thiếu được.
- Nó là chìa khoá, là phương tiện để giúp học sinh Tiểu học tiếp xúc với kho tàng kiến thức vô tận của nhân loại.Những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hóa, khoa học, tư tưởng, tình cảm của các thế hệ trước và của cả người đương thời phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết.
- tạo ra điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời.
- Kĩ năng đọc phát triển cùng với kĩ năng hiểu nên phải hiểu nội dung bài tập đọc thì mới đọc đúng, đọc hay.
- Việc dạy đọc giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng cho các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lôgic cũng như biết tư duy có hình ảnh.
- Tập đọc với tư cách là một phân môn của môn Tiếng Việt ở Tiểu học tiếp tục những thành tựu dạy học mà Học vần đạt được, có nhiệm vụ hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh..
- Chính vì những lí do trên, thấy rõ tầm quan trọng của việc dạy tập đọc cho học sinh Tiểu học, với những kinh nghiệm đã tích lũy được, tôi mạnh dạn đưa ra “ Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5”..
- Góp phần hoàn thiện và cải tiến phương pháp dạy nhằm rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5..
- Nghiên cứu lý luận dạy môn Tiếng Việt nói chung và phân môn tập đọc nói riêng..
- Nghiên cứu lý luận dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm..
- Tìm hiểu thực tế dạy phân môn Tập đọc ở lớp 5..
- Từ đó đưa ra các biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5..
- Nội dung phân môn Tập đọc trong chương trình Tiểu học ở lớp 5..
- Học sinh lớp 5A2 và học sinh khối 5 của trường Tiểu học Nhân Chính..
- Cơ sở lí luận của việc dạy phân môn Tập đọc ở Tiểu học:.
- Tập đọc là một phân môn thực hành.
- Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh.
- Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kĩ năng cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của “đọc”: đọc đúng.
- đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm.
- Bốn kĩ năng này được hình thành trong hai hình thức đọc là đọc thành tiếng và đọc thầm..
- Với học sinh lớp 5:.
- Yêu cầu củng cố, phát triển kĩ năng đọc trơn, đọc thầm đẫ được hình thành ở các lớp dưới .
- khả năng đọc diễn cảm..
- Phát triển kĩ năng đọc hiểu lên mức cao hơn: nắm và vận dụng được một số khái niệm như đề tài, cốt truyện, nhân vật, tính cách.
- Một nhiệm vụ cũng rất quan trọng của dạy đọc là giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành thói quen làm việc với văn bản, làm việc với sách cho học sinh..
- Thông qua việc dạy đọc, phải làm cho học sinh thích đọc và thấy được rằng khả năng đọc là có lợi ích cho các em trong cả cuộc đời, phải làm cho học sinh thấy.
- Bên cạnh đó, qua tập đọc học sinh còn được làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn học, được phát triển ngôn ngữ, tư duy và giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ..
- Người giáo viên cần cho học sinh thấy được những điều này ngay từ khi các em bắt đầu học đọc và trong quá trình học để các em luôn luôn cố gắng, truyền cho các em sự say mê đọc sách là nhiệm vụ khó khăn đối với tất cả các giáo viên..
- Điều tra thực trạng kĩ năng đọc của học sinh:.
- Đọc đúng:.
- Đa số học sinh lớp 5 của khối có khả năng đọc đúng tốt.
- Tuy nhiên còn một số ít học sinh phát âm còn chưa chính xác hai phụ âm đầu l - n..
- Đọc diễn cảm:.
- Một số học sinh sau khi học xong lớp 4 đã có kĩ năng đọc hay tương đối tốt.
- Đây là lực lượng nòng cốt trong việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm.
- Có lớp, số học sinh đọc đúng nhiều nhưng số học sinh đọc diễn cảm chưa nhiều và còn có lớp số học sinh đọc diễn cảm nhiều nhưng số học sinh đọc chưa đúng còn nhiều..
- Như vậy, tôi nhận thấy chất lượng học phân môn Tập đọc của khối lớp 4 tương đối tốt, đây là thuận lợi cho việc phát triển rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm ở lớp 5..
- Nghiên cứu nội dung, chương trình sách giáo khoa dạy Tập đọc ở khối lớp 5:.
- Tiếp theo chương trình tập đọc lớp 1,2,3,4, phân môn Tập đọc ở lớp 5 được học mỗi tuần 2 tiết.
- Thông qua 62 bài tập đọc thuộc các loại hình văn bản nghệ thuật, báo chí, khoa học, trong đó có 46 bài văn xuôi ( 4 bài là trích đoạn kịch), 18 bài thơ ( có 4 bài ca dao ngắn được dạy trong cùng một tiết), phân môn Tập đọc ở lớp 5 tiếp tục củng cố, nâng cao kĩ năng đọc trơn, đọc thầm, tiếp tục rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm là kĩ năng bắt đầu được rèn luyện từ lớp 4..
- Qua phần hướng dẫn sư phạm cuối mỗi bài tập đọc ( bao gồm các mục giải nghĩa từ, câu hỏi), phân môn Tập đọc còn giúp học sinh nâng cao kĩ năng đọc - hiểu văn bản, cụ thể là:.
- Cùng với các phân môn Kể chuyện, Tập làm văn, phân môn Tập đọc còn xây dựng cho học sinh thói quen tìm đọc sách ở thư viện, dùng sách công cụ (từ điển, sổ tay từ ngữ, ngữ pháp) và ghi chép những thông tin cần thiết khi đọc..
- Chương trình Tập đọc lớp 5 hướng đến đạt được chuẩn về kĩ năng đọc như sau:.
- Bước đầu biết đánh giá nhân vật, chi tiết, ngôn ngữ trong các bài tập đọc có giá trị văn chương..
- Kĩ năng phụ trợ:.
- Các biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh:.
- Trước khi đến tiết tập đọc, bao giờ học sinh cũng soạn bài trước ở nhà.
- Các em cần đọc thầm nhiều lượt để tìm hiểu nội dung và cách đọc..
- Tôi luôn tạo cho các em tư thế tốt khi đọc.
- Khi cô giáo gọi đọc, học sinh phải bình tĩnh, tự tin, không hấp tấp đọc ngay, cố gắng đọc to, đọc rõ ràng.
- phát biểu trong lớp là hai hình thức giao tiếp trước đám đông đầu tiên của học sinh nên giáo viên luôn động viên để các em tự tin .
- Giáo viên luôn giúp cho các em hiểu rằng các em đọc không chỉ cho mình cô giáo nghe mà để cho tất cả các bạn cùng nghe nên cần đọc đủ lớn cho tất cả mọi người nghe rõ.
- Để luyện cho học sinh đọc quá nhỏ.
- “lí nhí”, giáo viên cần tập cho các em đọc chừng nào bạn ở xa nhất nghe thấy mới thôi.
- Tôi cố gắng tạo điều kiện để cho học sinh đứng lên bảng để đối diện với các bạn, tư thế đứng đọc vừa đàng hoàng, tự tin, vừa thoải mái, sách phải được mở rộng và cầm bằng hai tay..
- Luyện đọc đúng:.
- Ở địa bàn Nhân Chính, phần lớn các em đã đọc đúng, chỉ có số ít các em còn nhầm l/n do chưa chú ý phát âm.
- Các em học sinh lớp 5 đã có kinh nghiệm đọc ngắt nghỉ ở các lớp trước nên giáo viên chỉ cần củng cố, hệ thống lại.
- Đồng thời giúp các em dựa vào nghĩa và quan hệ ngữ pháp để xác định cách ngắt nhịp đúng trong từng câu, từng bài.
- Phần này, đòi hỏi giáo viên phải hướng dẫn tỉ mỉ và rèn luyện thường xuyên cho học sinh: cho học sinh tự phát hiện cách ngắt hơi, tập giải thích vì sao cách ngắt hơi như vậy là phù hợp, sau đó kiểm tra với phần đọc của giáo viên.
- Dần dần, theo thói quen, các em có thể tự làm được tương đối tốt..
- TV5, tập 1), các em cần đọc rõ giọng người dẫn chuyện, giọng Hùng, Quý và Nam.
- Hay trong bài “Người gác rừng tí hon” (TV5, tập 1), giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc đúngnhững câu dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật:.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm chủ tốc độ đọc bằng cách đọc mẫu để học sinh theo tốc độ đã định.
- Giáo viên điều chỉnh tốc độ đọc bằng cách giữ nhịp đọc.
- Quan trọng là giáo viên đọc mẫu chuẩn về tốc độ thì học sinh theo đó để rèn luyện..
- Do đó, dạy đọc thầm chính là dạy đọc có ý thức, đọc hiểu: kết quả đọc thầm phải giúp học sinh hiểu nghĩa của từ, cụm từ, câu, đoạn, bài, tức là tất cả những gì được đọc.
- Giáo viên cần có biện pháp giúp học sinh hiểu bài đọc.
- Việc chọn từ nào để giải thích phụ thuộc nhiều vào đối tượng học sinh.
- Giáo viên phải đọc nhiều, tập giải nghĩa nhiều để có “vốn”, có hiểu biết về từ để giải thích cho phù hợp, đồng thời phải chuẩn bị để sẵn sàng giải đáp cho học sinh về bất cứ từ nào trong bài mà em yêu cầu..
- Để hiểu và nhớ những gì được đọc, giáo viên hướng dẫn học sinh không phải xem tất cả các từ đều quan trọng như nhau mà cần sàng lọc để giữ lại những từ “chìa khóa”, những nhóm từ mang ý nghĩa cơ bản.
- Giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc để tìm những hình ảnh, từ ngữ để nói về nơi sông chảy ra biển, đặc biệt ở đây là từ ‘‘cửa’’ được dùng với nghĩa chuyển, giúp học sinh thấy được với lối chơi chữ độc đáo, tác giả đã làm nổi bật lối ví von để người đọc có cảm giác cửa sông rất gần gũi, thân quen, cửa sông giống như một cái cửa của dòng sông, mở ra để sông đi vào lòng biển lớn..
- Cần chú ý đến việc hướng dẫn học sinh phát hiện ra những câu quan trọng của bài, những câu nêu ý chung của bài, học sinh cần nắm được các hình ảnh, chi tiết nghệ thuật tiêu biểu nhất.
- Trong lúc đó thì các cháu học sinh đang yên giấc ngủ ngon:.
- Giáo viên cần phân tích cho các em thấy hình ảnh người chiến sĩ công an đi tuần gian khổ và hình ảnh giấc ngủ bình yên của học sinh là hai hình ảnh đối lập nhau được tác giả đặt cạnh nhau nhằm ca ngợi người chiến sĩ tận tụy, quên mình vì hạnh phúc của trẻ thơ..
- Việc giúp học sinh tiếp nhận được vẻ đẹp của ngôn từ, vẻ đẹp của cách nói văn chương, hướng dẫn các em phát hiện những tín hiệu nghệ thuật và đánh giá được giá trị của chúng trong việc biểu đạt nội dung, biểu hiện bằng những từ gợi tả, gợi cảm, giúp làm nên vẻ đẹp riêng của từng bài tập đọc..
- Luyện đọc diễn cảm:.
- Để đọc diễn cảm, học sinh phải làm chủ được chỗ ngắt giọng, ở đây muốn nói đến ngắt giọng biểu cảm, làm chủ được tốc độ (độ nhanh, chậm, chỗ ngân hay là việc giãn nhịp đọc), làm chủ được cường độ giọng (đọc to hay nhỏ, nhấn giọng hay không) và làm chủ ngữ điệu (độ cao của giọng đọc, lên giọng hay hạ giọng)..
- Trong các bài văn, bài thơ, các em còn có thể chọn cách ngắt nhịp theo ý mà em hiểu, em thích, em cảm nhận là đẹp theo cách của riêng mình..
- ngược lại điều này phải là tiếp nhận tự nhiên của học sinh đưa ra sau khi hiểu nội dung sâu sắc của bài đọc và biết cách diễn đạt thích hợp dưới sự hướng dẫn của thầy..
- Để hình thành kĩ năng đọc diễn cảm cần thực hiện các bài tập sau:.
- Chỗ nào trong cách đọc của cô làm học sinh thích..
- Đàm thoại cho học sinh hiểu ý đồ tác giả, thảo luận vì sao đọc như vậy.
- Từng bước các em đã đọc hay hơn trông thấy vì thật sự các em đọc bằng cảm nhận của tâm hồn mình, đọc bằng cảm xúc của chính mình.
- Dễ nhận thấy trong từng ánh mắt, từng nét mặt hân hoan của trò trong giờ tập đọc.
- Học sinh yêu văn học hơn, qua học tập đọc, các em được tăng thêm vốn từ, vốn hiểu biết, học tập cách diễn đạt sinh động của các tác giả, do đó các em tự tin hơn khi nói và viết.
- Toàn khối nhất trí cùng nhau thực hiện, kết quả học tập của các em trong các lớp đó cũng có sự tiến bộ.
- Nhìn vào bảng thống kê ta thấy số em học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm ở lớp tăng nhiều.
- Qua thực tế giảng dạy phân môn Tập đọc lớp 5 nói riêng và môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học nói chung, tôi nhận thấy để học sinh học tốt người giáo viên phải:.
- Xác định đúng mục tiêu dạy học của bộ môn, trọng tâm của từng bài và chuẩn kiến thức kĩ năng mà học sinh phải đạt được.
- Phải chú ý đến lỗi mà học sinh hay mắc để sửa cho các em..
- Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, luôn suy nghĩ tìm ra những cách thức dạy phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi và khả năng nhận thức của các em..
- Cần tổ chức các chuyên đề về hướng dẫn học sinh đọc tốt trong phân môn Tập đọc.
- Cung cấp thêm tài liệu cho giáo viên về phương pháp dạy Tập đọc có hiệu quả..
- Nhà trường và khối tổ chức các chuyên đề để giáo viên rút kinh nghiệm và học tập..
- Với giáo viên:.
- Trên đây là những việc tôi đã làm và đạt được kết quả khi thực hiện một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5