« Home « Kết quả tìm kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn luyện kỹ năng gõ mười ngón cho học sinh Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học


Tóm tắt Xem thử

- Rèn luyện kỹ năng gõ mười ngón cho học sinh 1.
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG GÕ PHÍM BẰNG 10 NGÓN TAY CHO HỌC SINH LỚP 3 TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG.
- Tin học là môn học mới được đưa vào nhà trường nên chương trình phải được xây dựng một cách tổng thể, bảo đảm tính nhất quán và liên thông giữa các cấp học, tránh chồng chéo..
- Giống như các môn học khác, việc xây dựng chương trình môn Tin học cần theo đúng quy trình và đảm bảo đầy đủ các thành tố (mục tiêu dạy học, nội dung và chuẩn cần đạt tới, phương pháp và phương tiện dạy học, cách thức đánh giá kết quả)..
- Tin học là môn học mang tính khoa học và công nghệ, tốc độ phát triển và thay đổi rất nhanh nên chương trình phải có tính cập nhật cao..
- học, cần coi trọng thực hành và phát triển kĩ năng, đặc biệt là đối với học sinh ở các bậc, cấp học dưới..
- Kết hợp chặt chẽ với các cơ sở tin học ngoài xã hội, các tổ chức kinh tế, các dự án về tin học, các phương tiện truyền thông đại chúng, tiếp tục phát huy vai trò chủ động, tích cực của các địa phơng, các trường để mở rộng khả năng đáp ứng nhu cầu về dạy và học tin học..
- Chấp nhận sự đầu tư ưu tiên so với các môn học khác trong việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên, trang bị các phương tiện cần thiết cho việc dạy học tin học..
- Ngày nay với sự phát triển nhảy vọt của khoa học công nghệ nói chung của ngành Tin học nói riêng, với những tính năng ưu việt, tin học là một phần không thể thiếu của nhiều ngành trong cuộc sống xây dựng và phát triển xã hội..
- Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên Ngành giáo dục đã đưa môn Tin học vào trong nhà trường và ngay từ bậc Tiểu học học sinh được tiếp xúc với môn Tin học để làm quen dần với lĩnh vực công nghệ thông tin và giúp cho đất nước tạo ra được những thế hệ công dân có đủ năng lực, khả năng để tiếp cận và phát huy hơn nữa những thành tựu đó..
- Tuy nhiên để học sinh cấp tiểu học nhận thức được vấn đề này thì mỗi người giáo viên chúng ta phải là người hướng dẫn, dìu dắt các em ngay từ những bước đầu chập chững bước vào thế giới của công nghệ thông tin và hơn ai hết đó chính là những giáo viên phụ trách giảng dạy bộ môn Tin học tại các trường tiểu học.
- Đa số học sinh thường không đặt đúng các ngón tay vào 8 phím xuất phát trên hàng phím cơ sở..
- Đối với học sinh tiểu học thì chiếc máy tính sẽ là công cụ học tập, giải trí và là người bạn đường luôn gắn bó trong suốt cuộc đời của các em.
- Một trong những kĩ năng cần rèn luyện là kĩ năng gõ bàn phím bằng mười ngón tay.
- Hiện nay, nhiều người không gõ được bàn phím bằng mười ngón tay nên tốc độ gõ chậm và rất mau mỏi các khớp ngón tay về lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe..
- Chúng ta không đồng nhất việc học tin học với khả năng gõ nhanh bằng mười ngón tay, nhưng việc học sinh gõ bằng mười ngón ngay từ buổi đầu làm quen với máy tính cũng rất quan trọng trong việc rèn luyện tư thế làm việc đúng đắn, khoa học..
- Trong chương trình Tin học bậc Tiểu học, phần luyện gõ bàn phím sẽ được học trong suốt ba năm học.
- Đây chỉ là phần đầu tiên, yêu cầu đối với học sinh mới ở mức nhận biết và bước đầu có ý thức cần luyện tập gõ phím bằng mười ngón tay.
- Qua quá trình giảng dạy và nghiên cứu, tôi chọn đề tài “một số biện pháp rèn kĩ năng gõ phím bằng 10 ngón tay cho học sinh lớp 3 trường tiểu học kim đồng” nhằm giúp các em có kĩ năng và luyện gõ tốt hơn..
- Chỉ nghiên cứu đối với học sinh khối lớp 3 trường Tiểu học Kim Đồng - Học sinh nắm được kĩ năng gõ phím để luyện gõ tốt hơn..
- Như chúng ta đã thấy được xã hội hiện nay là xã hội của tri thức, xã hội của tin học, Tin học là lĩnh vực mới, còn non trẻ nhưng nó đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước, được ứng dụng trong tất cả các lĩnh vực trong xã hội từ việc soạn thảo văn bản hay tính toán bằng bảng tính, thiết kế trong các văn phòng cho đến việc điều khiển các thiết bị phức tạp như tên lửa, vũ trụ, từ đáp ứng những nhu cầu của cá nhân đến việc kinh doanh và quản lí điều hành xã hội.
- Từ thực tế đó để đáp ứng được những yêu cầu của xã hội hiện nay thì đòi hỏi con người phải có những kiến thức và kĩ năng về tin học, vì vậy hiện nay, môn tin học đã và đang được đưa vào các cấp học, từ tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học.
- Với cấp học tiểu học thì học sinh được làm quen với các phần mềm đơn giản như: Phần mềm luyện sử dụng chuột Dost, Block, Stick, phần mềm luyện gõ văn bản Mario, Phần mềm soạn thảo văn bản Word, các phần mềm ứng dụng dùng để học toán, học tiếng anh, dọn dẹp nhà cửa,.
- Phấn đấu thực hiện các mục tiêu cụ thể của ngành là: Tổ chức tốt việc dạy và học tin học ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học nhằm phổ cập tin học trong nhà trường,.
- Đặt trưng của môn Tin học là khoa học gắn liền với công nghệ, do vậy một mặt trang bị cho học sinh kiến thức khoa học về Tin học, phát triển tư duy thuật toán, rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề, mặt khác phải chú trọng đến rèn luyện kĩ năng thực hành, ứng dụng, tạo mọi điều kiện để học sinh thực hành, nắm bắt và tiếp cận những công nghệ mới của Tin học phục vụ học tập và đời sống.
- Nội dung trong chương trình của môn Tin học hiện hành ở các trường phổ thông đã đáp ứng được những yêu cầu trên..
- Trong quan điểm xây dựng chương trình môn Tin học của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo cũng nêu rõ: Mỗi địa phương cần kết hợp chặt chẽ với các cơ sở Tin học ngoài xã hội, tiếp tục phát huy vai trò chủ động, tích cực của các địa phương, các trường để mở rộng khả năng đáp ứng nhu cầu về dạy và học Tin học.
- Bộ Giáo dục chấp nhận sự đầu tư ưu tiên so với các môn học khác trong việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên, trang bị các phương tiện cần thiết cho việc dạy và học Tin học..
- Nhà trường đã tạo điều kiện để học sinh có thể học từ khối 3, mua sắm máy móc và trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học môn Tin học..
- Được sự ủng hộ của các cấp uỷ - UBND – các ban nghành, phụ huynh học sinh toàn trường..
- này, nhà trường đã quan tâm nối mạng internet và mua tai phone phục vụ cho việc dạy và học môn Tin học..
- Giáo viên.
- Giáo viên được đào tạo những kiến thức cơ bản về Tin học để đáp ứng yêu cầu cho dạy và học môn Tin học trong bậc Tiểu học..
- Giáo viên nắm vững kiến thức, kĩ năng gõ phím bằng 10 ngón tay.
- Gõ phím thành thạo, nắm được các ưu điểm, khuyết điểm trong quá trình luyện gõ, dễ dàng giúp đỡ học sinh luyện tập và gõ tốt hơn..
- 4.1.3 Học sinh.
- Vì là môn học trực quan, sinh động, môn học khám phá những lĩnh vực mới nên học sinh rất hứng thú học..
- Trong phòng lại có hai lớp học nên không thể tránh khỏi tiếng ồn của lớp khác làm ảnh hưởng đến việc dạy và học môn Tin học..
- So với số lượng học sinh thì máy tính còn thiếu và thường xuyên bị hư hỏng chưa kịp thời sửa chữa..
- Môn Tin học còn mới trong chương trình bậc Tiểu học nên chương trình và sự phân phối chương trình bước đầu có sự thống nhất và đang hoàn chỉnh..
- Học sinh.
- Đa số các em học sinh chỉ được tiếp xúc với máy tính ở trường là chủ yếu, do đó sự tìm tòi và khám phá máy vi tính với các em còn hạn chế, nên việc học tập của học sinh vẫn còn mang tính chậm chạp..
- Khi dạy cho học sinh lớp 3 thực hành luyện gõ bàn phím bằng 10 ngón tay, tôi nhận thấy đa số các em thường không đặt tay đúng vị trí và không gõ đúng các ngón tay theo hướng dẫn của giáo viên mà các em thường chỉ dùng một ngón trỏ hoặc hai ngón tay trỏ của hai bàn tay để gõ.
- Qua trao đổi với các giáo viên dạy tin học ở những trường khác thì hiện tượng này cũng thường xuyên xảy ra..
- Vậy nguyên nhân từ đâu mà học sinh thường chỉ dùng hai ngón tay trỏ để gõ phím?.
- Qua kinh nghiệm giảng dạy môn Tin học những năm qua tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và nhận thấy những hạn chế nêu trên là do một trong những nguyên nhân sau đây:.
- Các em không nhớ được vị trí các kí tự trên bàn phím do đó sẽ rất khó khăn khi luyện gõ bàn phím..
- Mức độ thao tác Số học sinh Tỷ lệ.
- Về phía học sinh.
- Các em phải học thuộc và nhớ được vị trí của các kí tự trên từng hàng phím và toàn bàn phím (những phím đã được học) vì có thuộc và nhớ được vị trí các kí tự trên bàn phím thì mới có thể luyện gõ bằng 10 ngón tay một cách dễ dàng..
- Về phía giáo viên.
- Phải thường xuyên nhắc nhở học sinh cách đặt tay đúng vị trí và phải luyện gõ đúng 10 ngón tay theo quy tắc đã được học.
- Làm cho học sinh thấy được việc gõ bang phím bằng 10 ngón tay giúp chúng ta gõ phím được nhanh hơn và chính xác hơn, tiết kiệm được thời gian và công sức của em trong khi gõ..
- Ngoài ra giáo viên cần nhấn mạnh và định hướng cho học sinh hiểu rằng việc tập luyện gõ chính xác bằng 10 ngón tay là một công việc được kéo dài trong suốt thời gian học phổ thông và ngay cả sau này khi làm việc với máy tính trong suốt cuộc đời của mình.
- Mục đích cuối cùng là sau khi tốt nghiệp bậc phổ thông, các em ra trường sẽ có một kĩ năng gõ bàn phím tốt..
- Giáo viên phải quan tâm đến từng đối tượng học sinh, nhất là những học sinh yếu, những học sinh còn lúng túng trong việc đặt tay lên bàn phím sao cho đúng..
- Sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị có sẵn, các phần mềm hỗ trợ phục vụ công tác giảng dạy môn Tin học để làm sinh động cho tiết dạy..
- Nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi để tìm ra những giải pháp mới kích thích được sự đam mê, hứng thú của học sinh đối với môn Tin học..
- Muốn có giờ dạy đạt hiệu quả cao, bản thân mỗi giáo viên dạy bộ môn Tin học phải tự nhận thức được cần phải có kế hoạch bồi dưỡng Tin học cho bản thân bằng cách tự tìm tòi, tham khảo các tài liệu có liên quan và có thể học hỏi từ đồng nghiệp trong trường cũng như các giáo viên dạy Tin học ở trường bạn..
- Trong chương trình của môn Tin học lớp 3 (quyển 1) học sinh luyện gõ bàn phím với phần mềm Mario.
- Nội dung chương luyện gõ bàn phím bằng 10 ngón được học trong 10 tiết, gồm 6 tiết luyện gõ..
- Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy: Trong các bài học này học sinh có thể luyện tập gõ bàn phím với phần mềm Mario và cho học sinh làm quen với phần mềm TYPER SHARK sau khi đã nắm được lý thuyết gõ phím.
- Vì lúc này học sinh đã có thể quen với cách đặt tay lên bàn phím..
- Các em sẽ tập gõ các phím trên hàng cơ sở.
- Ôn luyện gõ bàn phím ở hàng phím cơ sở: Lessons  Home Row Only.
- Ở bài này giáo viên sẽ hướng dẫn thật kĩ cho học sinh về cách đặt các ngón tay đúng vào 8 phím xuất phát A S D F J K L .
- Các em phải hiểu được rằng cần học và luyện gõ 10 ngón trong suốt quá trình làm việc với máy tính..
- Bài 2: Tập gõ các phím ở hàng trên: Học sinh biết được vị trí và cách gõ các phím ở hàng trên..
- Bài 3: Tập gõ các phím ở hàng dưới: Học sinh biết được vị trí và cách gõ các phím ở hàng dưới..
- Bài 4: Tập gõ các phím ở hàng số: Ở bài này giáo viên không nên yêu cầu học sinh phải thực hiện thành thạo toàn bộ kiến thức của bài học.
- Giáo viên chú ý phân biệt hai khu vực trên bàn phím chứa các số cần gõ của bài học và chủ yếu cho học sinh luyện tập gõ các phím nằm trên hàng phím số trong khu vực chính của bàn phím..
- Trong các tiết thực hành, tôi lồng ghép cho học sinh tìm hiểu thêm về phần mềm TYPER SHARK, đây là phần mềm Game vừa mang tính giải trí vừa giúp các em luyện gõ bàn phím bằng 10 ngón hiệu quả..
- Học sinh nháy chuột vào dòng chữ Click here to continue để tiến hành chọn lựa bài luyện gõ..
- Học sinh có ba lựa chọn để luyện gõ bàn phím..
- TYPING TUOR: Luyện gõ bàn phím theo từng bài.
- Hình 2: TYPER SHARK có một bàn phím hỗ trợ trực tiếp trên màn hình - TYPER SHARK mang tính chất vừa chơi vừa học.
- Trên mình những con cá có tên khác nhau, học sinh sẽ gõ chính xác tên của chú cá gần mình nhất nếu gõ đúng chú cá sẽ biến mất, cứ lần lượt như vậy khi bắt hết cá.
- Kết quả đánh giá khả năng luyện gõ của học sinh thể hiện ngay trên bài luyện của mình:.
- Giáo viên cần xác định mục tiêu của bài học: Kiến thức trọng tâm, kĩ năng cần đát và thái độ tình cảm của học sinh..
- Trong khi thực hành, giáo viên nêu vấn đề, yêu cầu và nội dung thực hành, hướng dẫn các kĩ năng, thao tác trong bài thực hành, thao tác mẫu cho học sinh quan sát.
- Tổ chức hướng dẫn các nhóm thực hành, gợi mở, khuyến khích học sinh tích cực hoạt động..
- Chỉ rõ những kĩ năng, thao tác dành cho từng đối tượng học sinh.
- Luôn có ý thức trách nhiệm trợ giúp, tránh can thiệp sâu làm hạn chế khả năng độc lập sáng tạo của học sinh..
- Giáo viên có thể kiểm tra hiệu quả làm việc của các nhóm bằng cách chỉ định 1 học sinh trong nhóm thực hiện lại các thao tác đã thực hành.
- Nếu học sinh.
- Thực hiện những giải pháp như nêu trên cùng với việc ứng dụng phần mềm TYPER SHARK vào giảng dạy để giúp học sinh lớp 3 luyện gõ bàn phím bằng 10 ngón, tôi nhận thấy học sinh rất hứng thú và ham thích luyện gõ bàn phím với phần mềm này..
- Đây là phần mềm mới đối với các em do đó đã kích thích được sự tò mò, khám phá, thi đua với các bạn, muốn thể hiện mình trong việc chinh phục lũ cá mập hung dữ vì thế đã tạo được sự hứng thú hơn cho học sinh khi luyện gõ bàn phím bằng 10 ngón..
- Với phần mềm này khi luyện gõ đòi hỏi các em phải thao tác thật nhanh, các em còn cần phải gõ chính xác nhưng nếu muốn gõ nhanh và chính xác thì bắt buộc học sinh phải đặt các ngón tay đúng vị trí và gõ cả 10 đầu ngón tay.
- Như vậy học sinh sẽ dần bỏ được thói quen chỉ dùng một hoặc hai ngón tay trỏ để gõ phím..
- Kết quả thực hiện của học sinh như sau:.
- Hình 4: Học sinh nhìn vào màn hình để gõ.
- Vì quá trình luyện gõ bàn phím bằng 10 ngón tay cần trải qua trong suốt quá trình từ lớp 3 đến lớp 5, sang chương trình trung học cơ sở vẫn tiếp tục luyện gõ nên từ bảng kết quả trên cho một số biện pháp rèn kĩ năng gõ phím bằng 10 ngón tay cho học sinh lớp 3 đã trình bày ở trên các em không những nắm vững kiến thức mà còn thấy các em học tập phấn khởi hơn, tiếp thu bài nhanh hơn, có chất lượng thực sự..
- Học sinh hiểu được tầm quan trọng của cách đặt đúng các ngón tay trên bàn phím.
- Sử dụng phần mềm để luyện tập gõ phím bằng mười ngón tay..
- Luyện tập các kĩ năng đặt ngón tay đúng vị trí tại hàng phím cơ sở.
- Học sinh có thái độ nghiêm túc khi luyện tập gõ bàn phím, gõ phím đúng theo ngón tay quy định, ngồi và nhìn đúng tư thế..
- Nhằm giúp cho công tác dạy và học ngày càng thu được kết quả tốt, tôi rất mong các ban ngành, các cấp lãnh đạo không ngừng quan tâm tạo điều kiện hơn nữa cho ngành giáo dục nói chung và bộ môn Tin học nói riêng..
- Bồi dưỡng thêm kiến thức tin học và ngoại ngữ..
- Trên đây là một số biện pháp rèn kĩ năng gõ phím bằng 10 ngón tay cho học sinh lớp 3, tuy bản thân đã rất tích cực nghiên cứu tìm tòi song vẫn còn có những hạn chế nhất định.
- Tài liệu tham khảo học tập tin học – Huỳnh Kim Sen – NXBGD – 2010