« Home « Kết quả tìm kiếm

Sáng kiến kinh nghiệm - Sử dụng biện pháp nhân hóa trong làm văn miêu tả


Tóm tắt Xem thử

- Tiếng Việt là môn học chiếm vị trí quan trọng, ngoài cung cấp các kiến thức cơ bản về tiếng mẹ đẻ nhằm trang bị cho học sinh một hệ thống kĩ năng hoạt động giao tiếp bằng tiếng Việt, đồng thời môn học này còn bồi dưỡng năng lực tư duy cũng như lòng yêu tiếng Việt.
- Nhiều năm qua, việc bồi dưỡng kỹ năng làm bài Tập làm văn cho học sinh Tiểu học trong các nhà trường đang là mối quan tâm của nhiều giáo viên.
- Thông qua phân Tập làm văn nhằm rèn luyện cho học sinh các kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết để phục vụ cho việc học tập và giao tiếp.
- Cũng từ đó có thể trau dồi thái độ ứng xử có văn hoá, tinh thần trách nhiệm trong công việc, bồi dưỡng tình cảm lành mạnh, tình yêu tiếngViệt, tình yêu quê huơng đất nước, góp phần đặc biệt quan trọng trong việc hoàn thiện và nâng cao các kỹ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh Tiểu học..
- tức là chất lượng học sinh giỏi về môn Tiếng Việt còn rất hạn chế, đặc biệt là phân môn Tập làm văn , các em chưa được hướng dẫn quan sát cụ thể, tỉ mỉ nên các em chỉ tưởng tượng để viết bài.
- Xuất phát từ thực tế giảng dạy môn Tiếng việt mà đặc biệt là phân môn Tập làm văn lớp 4, bản thân tôi đã nghiên cứu, thử nghiệm việc hướng dẫn học sinh lớp 4 sử dụng biện pháp nhân hoá khi làm các bài văn miêu tả , nhằm mục đích nâng cao kĩ năng viết văn, giúp các em tự cảm nhận những điều mình quan sát để gửi gắm tình cảm của mình với đối tượng đang tả, giúp cho các em làm văn miêu tả phong phú hơn, sinh động hơn..
- Chính vì phân môn Tập làm văn có vai trò quan trọng như vậy mà tôi muốn đi sâu tìm hiểu một khía cạnh nhỏ nhằm bồi dưỡng kỹ năng cho học sinh lớp 4 về phân môn Tập làm văn đó là việc giúp học sinh sử dụng biện pháp nhân hoá trong viết văn miêu tả.
- Nhân hoá là một biện pháp tu từ rất quan trọng trong việc hình thành cho học sinh Tiểu học tình cảm gần gũi, yêu thích thế giới xung quanh .
- Nhân hoá góp phần nâng cánh ước mơ , phát triển năng lực cảm thụ và khả năng tư duy hình tượng cho học sinh..
- Công tác giảng dạy và quá trình thực hiện phạm vi nghiên cứu là học sinh lớp 4A, Trường TH Hoàng Hoa Thám, năm học 2012- 2013.
- Phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt trong quá trình dạy học tiếng mẹ đẻ vì tập làm văn nhằm thực hiện mục tiêu cuối cùng, quan trọng là dạy học sinh sử dụng ngôn ngữ tiếng việt để giao tiếp, tư duy, học tập..
- Thông qua môn tập làm văn, học sinh vận dụng và hoàn thiện một cách tổng hợp nhứng kiến thức, kĩ năng Tiếng Việt đã được học vào việc tạo nên những bài văn hay, giàu tính nghệ thuật.
- Văn miêu tả là loại văn có tác dụng rất lớn trong việc tái hiện đời sống, nó giúp học sinh hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát.
- THỰC TRẠNG CỦA VIỆC HƯỚNG DẪN HỌC SINH SỬ DỤNG BIỆN PHÁP NHÂN HÓA KHI VIẾT VĂN MIÊU TẢ..
- Qua thực tế giảng dạy và dự giờ của đồng nghiệp ở trường tiểu học Hoàng Hoa Thám tôi nhận thấy thực trạng của việc hướng dẫn học sinh sử dụng biện pháp nhân hoá vào việc làm bài văn miêu tả như sau:.
- Một số giáo viên còn chưa nắm vững về các biện pháp hướng dẫn học sinh viết văn miêu tả nói chung và sử dụng biện pháp nhân hoá trong viết văn miêu tả nói riêng.
- Phương pháp, cách thức dạy Tập làm văn ở lớp 4 đối với một số giáo viên còn lúng túng, đôi khi còn đơn điệu chưa phát huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh..
- Giáo viên chưa đào sâu suy nghĩ về các biện pháp để hướng dẫn cho học sinh viết văn một cách cố hiệu quả nhất.
- Đối với học sinh:.
- Học sinh không hứng thú với phân môn Tập làm văn, các em ngại học hoặc học một cách đối phó vì các em ít được quan sát thực tế khi miêu tả..
- Bởi vậy, thực tế bài làm của học sinh nhiều câu văn còn mang tính chất sao chép, cứng nhắc, chưa thực tế, không mang tính phát hiện của bản thân.
- Chẳng hạn có học sinh tả: “Cây nhãn này do ông em trồng từ mười năm trước.
- Mặt khác hầu như các bài văn của học sinh làm chỉ mang tính chất liệt kê sự vật chứ chưa mang tính chất miêu tả, thậm chí các em còn dựa nhiều vào những bài văn mẫu có trong các sách tham khảo..
- Đứng trước thực trạng trên, là giáo viên chủ nhiệm lớp 4A, tôi thật sự băn khoăn và đặt ra nhiệm vụ là làm thế nào để học sinh ứng dụng những điều đã học về biện pháp nhân hóa trong bài văn ? Làm thế nào để học sinh viết được một văn miêu tả hay? Chính vì thế mà tôi chọn đề tài: Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh viết văn miêu tả sử dụng biện pháp nhân hóa..
- Phương pháp đàm thoại, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp với học sinh lớp 4A..
- Tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu có liên quan đến việc dạy học sinh sử dụng biện pháp nhân hóa khi viết văn miêu tả, trao đổi với đồng nghiệp với học sinh và tự tìm ra những kinh nghiệm hay phù hợp để giảng dạy cho học sinh..
- Ngay từ đầu năm, tôi đã tiến hành điều tra khảo sát chất luợng môn tập làm văn của học sinh trong lớp mình phụ trách..
- Trước thực tế dạy học đó, để đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực nhằm đem lại hiệu quả cao trong tiết dạy Tập làm văn bản thân tôi đã nghiên cứu kỹ chương trình Tập làm văn lớp 4, tìm tòi và thử nghiệm đổi mới phương pháp dạy dạy học, mạnh dạn đưa các biện pháp tu từ đặc biệt là biện pháp nhân hoá để hướng dẫn học sinh làm bài văn với mục đích để học sinh có kĩ năng làm bài văn được tốt hơn..
- Để hướng dẫn học sinh sử dụng biện pháp nhân hoá khi viết văn miêu tả tôi đã tiến hành giúp học sinh làm rõ các vấn đề sau:.
- Thế nào là văn miêu tả?.
- Để hiểu về văn miêu tả trước hết tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu rõ thế nào là văn miêu tả? Văn miêu tả vẽ ra các sự vật, sự việc, hiện tượng, con.
- Biện pháp nhân hoá là gì?.
- Cơ sở của việc xác định biện pháp nhân hoá:.
- Vì vậy tôi sẽ dựa vào các cấp độ sử dụng biện pháp này để phân loại, hướng dẫn học sinh cách sử dụng biện pháp nhân hoá khi viết văn nhằm để đạt mục đích đó là..
- Nhân hoá giúp học sinh biết thể hiện tình cảm một cách tế nhị, tinh tế..
- Cơ sở để xác định cách hướng dẫn học sinh sử dụng biện pháp pháp nhân hoá khi viết văn miêu tả:.
- khi khuyến khích học sinh sử dụng biện pháp nhân hoá bản thân tôi đã giúp học sinh những điểm sau:.
- Phát triển tư duy độc lập sáng tạo, khả năng suy ngẫm, óc phê phán và tính độc đáo của học sinh..
- Học sinh có khả năng vận dụng những hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân vào quá trình học tập một cách tích cực..
- Phát triển những kĩ năng, kĩ xảo của hoạt động học tập và nhận thức cho học sinh..
- Các biện pháp thực hiện hướng dẫn học sinh sử dụng biện pháp pháp nhân hoá khi viết văn miêu tả:.
- Dạy học sinh lớp 4 sử dụng biện pháp nhân hoá để trong viết văn nhằm mục đích nâng cao chất lượng học tập cho học sinh bậc tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng xuất phát từ thực tiễn của quá trình dạy học nhằm mặt hạn chế mặt tiêu cực và phát huy mặt tích cực của các cách dạy học trước đây và hiện nay.
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sản sinh các văn bản nói và viết (kĩ năng phân tích đề, kĩ năng tìm ý, lập dàn ý.
- Bên cạnh đó củng cố và hoàn thiện các kĩ năng mà học sinh đã học ở các phân môn khác như kĩ năng dùng từ đặt câu, sử dụng dấu câu, viết đúng chính tả….
- Biện pháp 2: Nắm vững các kiểu bài văn miêu tả ở tiểu học.
- Khi dạy học, tôi đặt ra mục tiêu hàng đầu là giúp học sinh nắm chắc từng kiểu bài văn miêu tả và tuỳ thuộc vào từng kiểu bài để hướng dẫn học sinh sử dụng biện pháp nhân hoá cho hợp lí, đặc biệt là lấy ví dụ minh hoạ bằng cách sử dụng những đoạn thơ, đoạn văn mang tính chất điển hình để cho học sinh tham khảo..
- Để tả cho sinh động người ta thường hay sử dụng biện pháp nhân hoá.
- Dựa vào điểm này, tôi đã hướng dẫn học sinh dùng đại từ hay từ xưng hô: Anh, Chị, chú, cô nàng, anh chàng,… khi đứng trước ngôi thứ ba, hoặc dùng các địa từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất (“Tớ là chiếc xe lu”) để tả.
- Tuy nhiên, cần hướng dẫn học sinh sử dụng biện pháp nhân hoá đúng chỗ, nếu không có thể làm cho việc tả đồ vật mất tính chân thực.
- Khi miêu tả cây cối, người ta hay dùng biện pháp so sánh, nhân hoá… Khi dạy kiểu bài này, ngoài việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu kĩ nội dung của các đoạn văn mẫu trong sách giáo khoa tôi còn lấy thêm nhiều ví dụ về việc sử dụng biện pháp nhân hoá khi miêu tả cây cối trong các đoạn văn đoạn thơ ở ngoài để làm ví dụ.
- Bởi sự đặc dụng của biện pháp nhân hoá trong miêu tả con vật, nên khi dạy kiểu bài này tôi đã hướng cho học sinh dùng cách gọi người để gọi vật..
- Với cách hướng dẫn này tôi nhận thấy học sinh rất thích thú khi làm bài văn tả con vật, qua đó các em tìm ra được những chi tiết riêng, đặc sắc của con vật vì với cách giọ này các em cảm thấy con vật trở nên gần gũi, quen thộc đối với chính bản thân mình..
- Cũng như đối với các kiểu bài văn trên, khi dạy kiểu bài văn này, tôi cũng giúp học sinh thấy được cái hay của biện pháp nhân hoá khi dùng để tả cảnh..
- Từ nhưng câu thơ này, giáo viên gợi ý cho học sinh về cách sử dụng biện pháp nhân hoá khi tả vật, đồ vật, tả cảnh để bài văn được sinh động, hấp dẫn người đọc...
- Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh quan sát.
- Đây là biện pháp quan trọng, vì nếu giáo viên biết cách hướng dẫn tốt thì sẽ gây được nhiều hứng thú và sự tưởng tượng cho học sinh.
- Hướng dẫn học sinh trình tự quan sát: Nên để cho học sinh tự tìm cho mình một trình tự quan sát, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, dẫn dắt các em để các em tìm ra được những điểm mới lạ, riêng biệt và phát hiện ra những điểm giống nhau giữa người và đối tượng mình đang miêu tả..
- Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh tả cây bàng theo trình tự thời gian từ mùa đông sang mùa xuân, tôi hướng dẫn học sinh liên tưởng đến giấc ngủ của con người..
- Dù quan sát theo trình tự nào thì tôi cũng dừng lại ở bộ phận chủ yếu, trọng tâm để hướng dẫn học sinh quan sát một cách kĩ lưỡng.
- Biện pháp quan trọng trong khi hướng dẫn học sinh quan sát là giáo viên cần phải chuẩn bị hệ thông câu hỏi gợi ý để dẫn dắt các em vào việc sử dụng biện pháp nhân hoá khi miêu tả.
- Đối với học sinh yếu chưa biết cách quan sát giáo viên cần có sự hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ một vài lần..
- Biện pháp 4: Hướng dẫn học sinh sử dụng các giác quan để quan sát Đây là thao tác quan trọng nhất có tính quyết định về nhiều mặt.
- Đó là mặt mạnh cũng là mặt yếu của học sinh chúng ta phải lư uý các em dùng thêm giác quan khác để quan sát như khứu giác, xúc giác, thính giác, vị giác.
- Thực tế khi làm bài văn học sinh thường chỉ sử dụng 1 giác quan (thị giác) để miêu tả.
- Bởi vậy, một trong những biện pháp quan trọng để giúp các em làm văn hay hơn , đặc biệt là đưa được biện pháp nhân hoá vào trong quá trình miêu tả khi sử dụng nhiều giác quan là một việc làm không thể thiếu trong dạy học tập làm văn cho học sinh tiểu học..
- Ví dụ: Khi tả cây hoa cần nhắc học sinh tả cả bông hoa và mùi thơm của bông hoa đó..
- Để làm bài văn viết trung thực, kích thích trí tưởng tượng của học sinh phải cho học sinh quan sát trực tiếp cảnh, vật.
- Tổ chức cho học sinh quan sát ngay tại địa điểm có cảnh, vật, đồ vật cần quan sát..
- Tổ chức cho học sinh quan sát trực tiếp đồ vật, cảnh vật ngay tại lớp..
- Học sinh phải tự làm việc, tự ghi chép lại là chính, cần dành thời gian tối đa cho việc này..
- Về mặt tổ chức lớp học, học sinh có thể không ngồi yên một chỗ mà cần đư ợc động đậy, nghiêng ngó, thậm chí rồi khỏi chỗ để có một vị trí quan sát thích hợp, học sinh có thể thì thầm trao đổi với nhau, miễn không làm ồn và ảnh hưởng tới bạn khác..
- Biện pháp 6: Hướng dẫn học sinh tích luỹ các từ ngữ miêu tả và lựa chọn những từ ngữ miêu tả.
- Tạo điều kiện cho học sinh tích luỹ vốn từ ngữ miêu tả.
- giáo viên có thể đặt câu thêm câu hỏi để hỏi học sinh..
- Những từ ngữ nào thể hiện biện pháp miêu tả đó?.
- Qua một năm thực hiện các biện pháp nêu trên về phương pháp giảng dạy tập làm văn cho học sinh lớp 4 tôi đã thu được những kết quả sau:.
- b) Về phía học sinh:.
- Học sinh đã hứng thú và yêu thích phân môn tập làm văn.
- Cụ thể sau khi thực nghiệm, tôi đã tiến hành điều tra kết quả học tập của học sinh.
- Với viêc dạy học sinh cách sử dụng biên pháp nhân hoá trong viết văn miêu tại lớp 4A trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám kết quả thu được như sau:.
- Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng hướng dẫn học sinh lớp 5 sử dụng biệp pháp nhân hoá khi viết văn miêu tả.
- Nhiệm vụ quan trong bậc nhất của người giáo viên tiểu học là phải nắm vững đối tượng học sinh, hiểu rõ trình độ và năng lực, hoàn cảnh và sở thích của từng em cũng như tâm sinh lí lứa tuổi học sinh.
- Phân loại được học sinh, người giáo viên mới có thể áp dụng những pháp dạy học phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh, với từng cá thể học sinh..
- Giáo viên cần biết cách phối hợp hoạt động học tập với các hoạt động ngoài giờ lên lớp để tiết kiệm thời gian học tập, đồng thời qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp học sinh được quan sát, được thực tế với cảnh, vật để các em tìm ra cái mới trong miêu tả hoặc vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học, tạo điều kiện cho học sinh quan sát những đối tượng miêu tả không có ở địa phương để mở rộng hiểu biết cho các em..
- Việc hướng dẫn học sinh vận dụng biện pháp nhân hóa khi viết văn miêu tả đã có tác dụng tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả của bài văn miêu tả .
- Học sinh tiếp thu và viết văn một cách say mê, hứng thú.
- Kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa của các em đã được nâng cao, bài văn miêu tả của học sinh sẽ sinh động, hấp dẫn, giàu hình ảnh..
- Sưu tầm nghiên cứu các kinh nghiệm dạy học trên các tập chí, tài liệu bồi dưỡng giáo viên về kiến thức, nghiệp vụ, nắm tình hình điều kiện địa phương, trường lớp và hoàn cảnh học tập của học sinh..
- Lựa chọn phương pháp cụ thể và phương tiện dạy học, các biện pháp sẽ thực hiện từng khâu từng đối tượng học sinh..
- Tạo được không khí sẵn sàng học tập ở chỗ học sinh nắm chắc bài cũ, chuẩn bị tốt sách giáo khoa và đồ dùng học tập.
- Tập thể học sinh tự giác, tôn trọng nội quy, nề nếp và làm việc tốt.
- Học sinh trong trạng thái khoẻ mạnh, tỉnh táo..
- Tạo mối quan hệ tốt giáo viên và học sinh thể hiện ở chỗ:.
- Học sinh lễ phép, chăm chỉ và tích cực trong học tập..
- Có động viên khuyến khích, biểu dương kịp thời các tiến bộ, cố gắng của học sinh.
- Nhưng phải nghiêm khắc đối với học sinh lười biếng, vô trách nhiệm.
- Có như vậy học sinh mới hứng thú học tập và tiếp thu bài giảng một cách tốt nhất..
- Về học sinh.
- Học sinh có thói quen tự giác học tập, không chờ phụ huynh nhắc nhở..
- Trên đây là kinh nghiệm dạy học sinh vận dụng biện pháp nhân hóa khi làm văn miêu tả