« Home « Kết quả tìm kiếm

Sinh khối rừng tràm Vườn Quốc gia U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang


Tóm tắt Xem thử

- SINH KHỐI RỪNG TRÀM VƯỜN QUỐC GIA U MINH THƯỢNG, TỈNH KIÊN GIANG.
- Cây tràm Melaleuca cajuputi là loài cây phổ biến ở Vườn Quốc gia U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang.
- Rừng tràm vừa cho giá trị về mặt xã hội, vừa có giá trị về môi trường.
- Nghiên cứu sinh khối trên mặt đất của cây tràm được thực hiện ở tràm nhỏ hơn 10 tuổi và tràm lớn hơn 10 tuổi.
- Đường kính trung bình của cây tràm nhỏ hơn 10 tuổi là 4,56 cm và cây tràm lớn hơn 10 tuổi là 5,48 cm.
- Chiều cao của cây có xu hướng tăng khi tuổi cây tràm tăng.
- Sinh khối của cây tràm phụ thuộc vào các bộ phận của cây và tuổi cây.
- Sinh khối cao nhất là ở phần thân (61,3% đối với cây tràm nhỏ hơn 10 tuổi và 76,8% đối với cây tràm lớn hơn 10 tuổi), kế đến là sinh khối ở phần cành, nhánh (đối với cây tràm nhỏ hơn 10 tuổi là 21,6% và đối với cây tràm lớn hơn 10 tuổi là 12,6%) và lá (17,1% đối với cây tràm nhỏ hơn 10 tuổi và 10,6% đối với cây tràm lớn hơn 10 tuổi).
- Các số liệu cho thấy có mối quan hệ giữa sinh khối cây tràm với đường kính và chiều cao của cây.
- Tổng sinh khối trên mặt đất của rừng tràm nhỏ hơn 10 tuổi là 65,63 tấn/ha nhỏ hơn tổng sinh khối ở rừng tràm lớn hơn 10 tuổi có giá trị là 89,98 tấn/ha..
- Việc đánh giá sinh khối cây rừng có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý, sử dụng rừng.
- Vì vậy, các chỉ tiêu về đường kính và mật độ có sự khác biệt dẫn đến sự khác biệt về tổng sinh khối tươi của rừng tràm.
- Đường kính thân cây là chỉ tiêu có quan hệ với các bộ phận sinh khối và nó cũng là chỉ tiêu rất dễ đo đạc nên thường được đo để tính toán.
- Nhiều tác giả đã ước lượng tăng trưởng tổng sinh khối thông qua quan hệ với đường kính và chiều cao thân cây.
- Sinh khối là đơn vị đánh giá năng suất của lâm phần.
- Mặt khác, để có được số liệu về hấp thu cacbon, khả năng và động thái quá trình hấp thu cacbon của rừng, người ta phải tính từ sinh khối của rừng (Ritson and Sochacki, 2003).
- Ý nghĩa của việc nghiên cứu sinh khối là dựa vào những ước lượng về sinh khối và những tỷ lệ phát triển của chúng là cơ sở cho việc ước lượng tổng suất sản xuất sơ cấp thuần trong những nghiên cứu về sinh thái, cho việc đánh giá sự sinh lợi từ những sản phẩm kinh tế của rừng và xây dựng những phương pháp lâm sinh hoàn hảo hơn”..
- Trong đó, cây Tràm (Melaleuca cajuputi) là loài được trồng khá phổ biến ở Việt Nam, hệ sinh thái rừng tràm là một đặc trưng của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, giữ vai trò quan trọng trong điều hòa khí hậu, hấp thụ CO 2 và cung cấp O 2 cho môi trường..
- “Sinh khối của rừng Tràm tại vườn Quốc gia U Minh Thượng” được thực hiện..
- 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại rừng tràm ở 4 tiểu khu và 60) của Vườn quốc gia U Minh Thượng trên nền đất than bùn theo 2 cấp độ tuổi nhỏ hơn 10 tuổi (tiểu khu 47, 60) và lớn hơn 10 tuổi (tiểu khu 48, 50).
- Sinh khối tươi: Chọn 01 cây đại diện trong ô tiêu chuẩn, chặt hạ sát gốc với vị trí chặt cách mặt đất 5 – 10 (cm).
- Sau đó phân các bộ phận trên mặt đất của cây tràm thành các phần riêng biệt và cân sinh khối tươi các thành phần với độ chính xác 50 gram..
- Sinh khối khô: Sau khi cân xác định khối lượng sinh khối tươi, thu mẫu từng bộ phận (thân, cành, lá) với mỗi loại 1 kg đem về phòng thí nghiệm phân tích mẫu sinh khối khô..
- Wdi là khối lượng mẫu khô của thân, cành, lá cây tràm sau khi sấy ở 105 o C..
- Wfi là khối lượng mẫu tươi thân, cành, lá cây tràm trước khi sấy..
- Sinh khối rừng tràm = Tổng sinh khối cây tràm x Mật độ x Diện tích rừng.
- 2.2.2 Phương pháp phân tích mẫu sinh khối khô Mẫu từng bộ phận (thân, cành, lá) với mỗi loại 1 kg được đem về phòng thí nghiệm phân tích..
- Tiến hành cắt nhỏ mẫu cần phân tích sau đó sấy khô ở 105 o C đến khối lượng không đổi, thời gian sấy khô từ 24 đến 48 giờ tùy theo bộ phận của cây tràm.
- Sau đó cân lại để xác định hệ số giữa sinh khối khô và sinh khối tươi..
- Dùng phần mềm Microsoft Excel 2007 tổng hợp toàn bộ số liệu về sinh khối (tươi và khô) của.
- từng cây tràm thành biểu tương ứng theo từng độ tuổi của sinh khối rừng tràm trên nền đất than bùn..
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Kết quả khảo sát các chỉ tiêu sinh trưởng của rừng tràm.
- Kết quả phân tích các chỉ tiêu sinh trưởng của rừng tràm trên nền đất than bùn về đường kính ngang ngực, chiều cao vút ngọn và mật độ trong các tiểu khu được thể hiện ở Bảng 1..
- Bảng 1: Các chỉ tiêu sinh trưởng của cây tràm.
- Tuổi Tiểu khu D 1_3 (cm) H(m) Mật độ.
- 10 tuổi TK a a ab.
- 10 tuổi TK b b ab.
- Ghi chú: Trung bình ± Độ lệch chuẩn D 1_3 : Trung bình đường kính ngang ngực H: Trung bình chiều cao vút ngọn.
- khác biệt rõ ràng về đường kính và chiều cao giữa các ô tràm lớn hơn 10 tuổi và nhỏ hơn 10 tuổi, cụ thể như sau:.
- 3.1.1 Mật độ.
- Mật độ trung bình ở hai tiểu khu nhỏ hơn 10 tuổi (tiểu khu 47 và tiểu khu 60) khoảng 0,7 cây/m 2 lớn hơn ở hai tiểu khu lớn hơn 10 tuổi (48 và tiểu khu 50) khoảng 0,61 cây/m 2.
- Theo Qui phạm thiết kế kinh doanh rừng thì rừng tràm nếu mật độ dưới 1.000 cây/ha được xem là thưa và mật độ tràm từ cây/ha được xem là trung bình, mật độ tràm lớn hơn 2.000 cây/ha được xem là dày.
- Với số liệu trên thì rừng tràm Vườn quốc gia U Minh Thượng tại các ô thí.
- 3.1.2 Đường kính ngang ngực D 1_3 (cm) Trung bình đường kính ngang ngực của tràm nhỏ hơn 10 tuổi dao động từ khoảng 4,52 cm đến 4,59 cm, giá trị này nhỏ hơn đường kính tràm khu vực lớn hơn 10 tuổi (khoảng 5,44 cm đến 5,52 cm) và đường kính trung bình của 2 độ tuổi khác nhau có ý nghĩa.
- Nếu tuổi cây tràm càng cao thì đường kính có xu hướng gia tăng.
- Điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Lê Minh Lộc (2005), đường kính ngang ngực tăng theo độ tuổi của cây..
- 3.1.3 Chiều cao vút ngọn H (m).
- Chiều cao vút ngọn của tràm nhỏ hơn 10 tuổi dao động từ khoảng 4,80 m đến 4,84 m.
- Giá trị này nhỏ hơn đường kính tràm khu vực lớn hơn 10 tuổi (khoảng 5,46 m đến 5,49 m) và khác nhau có ý nghĩa.
- Theo kết quả tính toán các chỉ tiêu sinh trưởng của rừng tràm ở hai độ tuổi trên nền đất than bùn, kết quả cho thấy trung bình đường kính ngang ngực và trung bình chiều cao vút ngọn tỉ lệ thuận với tuổi rừng, nhưng mật độ rừng sẽ tỉ lệ nghịch với tuổi rừng, ở rừng nhỏ hơn 10 tuổi mật độ cây lớn hơn ở rừng lớn hơn 10 tuổi..
- Tanit Nuyim (2003) cũng nghiên cứu cây tràm trên đất than bùn ở Thái Lan khi tràm từ 10 - 14 năm tuổi sẽ có chiều cao vút ngọn từ 8,5 – 10 m và mật độ cây sẽ giảm từ 83% xuống còn 41%.
- Cây tràm ở các ô thí nghiệm U Minh Thượng có số tuổi cây tương đương nhưng do mật độ cây còn rất dày nên cây phát triển chậm về đường kính (khoảng 5,5.
- 3.2 Sinh khối các thành phần trên mặt đất của cây tràm.
- Kết quả phân tích sinh khối các thành phần trên mặt đất của cây tràm bao gồm sinh khố tươi và khô của thân, cành và lá được thể hiện ở Bảng 2..
- Bảng 2: Sinh khối các thành phần trên mặt đất của cây tràm.
- Tuổi Sinh khối tươi (kg/cây) Sinh khối khô (kg/cây).
- phần trăm sinh khối khô so với sinh khối tươi tương ứng.
- SKTt: Sinh khối tươi thân, SKTc: Sinh khối tươi cành, SKTl: Sinh khối tươi lá SKKt: Sinh khối khô thân, SKKc: Sinh khối khô cành, SKKl: Sinh khối khô lá.
- Sinh khối cây tràm tập trung phần lớn là ở thân cây, tràm có tuổi càng cao có xu hướng cho sinh khối càng lớn.
- Kết quả này cũng phù hợp với những nhận xét của nhiều tác giả khác trong nghiên cứu về sản lượng và sinh khối của các loài cây gỗ ở Việt Nam và thế giới (Vũ Tiến Hinh, 2003.
- Sinh khối cây tràm sẽ tăng dần theo tuổi rừng, do quá trình sinh trưởng và phát triển đường kính, chiều cao thân cây luôn tăng dần theo thời gian..
- Do đó, tỉ lệ sinh khối các thành phần trên mặt đất của cây tràm phụ thuộc rất nhiều vào tuổi cây rừng..
- Theo Lâm Bỉnh Lợi và Nguyễn Văn Thôn (1972), cây tràm tăng trưởng nhanh trong 10 năm đầu, giai đoạn này cũng là giai đoạn rừng còn non, sự trao đổi nước và chất dinh dưỡng trong cây diễn ra nhanh do rừng đang sinh trưởng và phát triển mạnh, do đó hệ số khô/tươi của rừng nhỏ hơn 10 tuổi nhỏ hơn của rừng lớn hơn 10 tuổi, làm cho.
- thành phần phần trăm sinh khối khô so với sinh khối tươi tương ứng cũng nhỏ hơn..
- Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy thành phần phần trăm của sinh khối thân khô so với sinh khối thân tươi lớn hơn sinh khối hai thành phần còn lại là lá và cành ở cả hai độ tuổi tràm.
- Do thân là cơ quan làm chức năng dự trữ dinh dưỡng và dẫn truyền nước, muối khoáng đi đến các bộ phận để nuôi cây, còn lá là cơ quan vận chuyển chất hữu cơ và là cơ quan thoát hơi nước chủ yếu của cây thông qua các khí khổng, do đó hàm lượng nước ở thân và lá cao hơn so với cành làm cho thành phần phần trăm sinh khối khô so với sinh khối tươi của cành lớn hơn của thân và lá..
- 3.3 Sinh khối cây tràm.
- Sinh khối tươi và khô của cây tràm sau khi cân, phân tích mẫu và tính toán cho thấy kết quả có sự khác biệt giữa tràm lớn hơn 10 tuổi và tràm nhỏ hơn 10 tuổi..
- Kết quả tính toán sinh khối của cây tràm theo mẫu trên nền đất than bùn được thể hiện ở Bảng 3..
- Bảng 3: Sinh khối tươi và khô của cây tràm.
- 10 tuổi Tiểu khu a a 45%.
- 10 tuổi Tiểu khu b b 50%.
- là phần trăm sinh khối khô so với sinh khối tươi tương ứng.
- Kết quả ở Bảng 3 cho thấy: sinh khối tươi trung bình của cây tràm có giá trị cao nhất ở tiểu khu 48 (13,81 kg/cây) và thấp nhất ở tiểu khu 60 (9,06 kg/cây).
- Sự khác biệt này có thể là do sinh khối phụ thuộc rất nhiều vào giá trị đường kính và chiều cao của cây, ở các ô tràm nhỏ hơn 10 tuổi đều có đường kính và chiều cao thấp hơn giá trị đường kính và chiều cao của tràm lớn hơn 10 tuổi.
- (2001), sinh khối sẽ gia tăng theo lượng tăng đường kính ngang ngực và trong đó sinh khối các thành phần gỗ chiếm 83 đến 96%.
- tổng sinh khối (Van et al., 2002).
- (2013) cũng có kết quả nghiên cứu về cây tràm Melaleuca cajuputi trên đất than bùn ở Central Kalimantan, Indonesia.
- Khi cây có đường kính 4 cm sẽ cho sinh khối tươi khoảng 9 kg.
- liệu này cũng gần với kết quả của mẫu tràm nhỏ hơn 10 tuổi trong thí nghiệm (tiểu khu 47 đường kính cây 4,52 cm có sinh khối tươi là 9,72 kg/cây)..
- Xét về thành phần phần trăm sinh khối khô so với sinh khối tươi tương ứng thì tổng sinh khối khô ở cây nhỏ hơn 10 tuổi chiếm trung bình khoảng 46,5% tổng sinh khối tươi.
- Số liệu này nhỏ hơn số liệu thu được ở cây tràm lớn hơn 10 tuổi chiếm khoảng 49% tổng sinh khối tươi tương ứng..
- 3.4 Sinh khối rừng tràm.
- Tổng sinh khối của cả rừng tràm được tính dựa trên tổng sinh khối tươi, tổng sinh khối khô, mật độ và diện tích rừng tràm (diện tích nhỏ hơn 10 tuổi:.
- Bảng 4: Ước tính tổng sinh khối của rừng tràm.
- Tuổi Tổng sinh khối tươi (tấn) Tổng sinh khối khô (tấn).
- Nhỏ hơn tấn/ha tấn/ha).
- Rừng tràm trên nền đất than bùn của Vườn quốc gia U Minh Thượng tại thời điểm nghiên cứu có thể cung cấp 75,74 tấn/ha tổng sinh khối tươi, tương đương 35,99 tấn/ha tổng sinh khối khô..
- Nhìn chung, trên cùng một đơn vị diện tích, rừng tràm có độ tuổi lớn hơn 10 tuổi sẽ có tổng sinh khối lớn hơn so với rừng tràm có độ tuổi nhỏ hơn 10 tuổi..
- Rừng tràm ở U Minh Thượng có mật độ rất dày, tràm ở độ tuổi nhỏ hơn 10 có mật độ cây là 0,7 cây/m 2 lớn hơn rừng có độ tuổi lớn hơn 10 là 0,6 cây/m 2 .
- Ngược lại, đường kính và chiều cao của rừng tràm nhỏ hơn 10 tuổi lần lượt là 4,56 cm và 4,82 m nhỏ hơn so với rừng lớn hơn 10 tuổi là 5,48 cm và 5,46 m..
- Tổng sinh khối tươi tỉ lệ với đường kính ngang ngực và chiều cao vút ngọn.
- Tổng sinh khối tươi và tổng sinh khối khô có mối quan hệ chặt chẽ với nhau qua hệ số khô/tươi..
- Hệ số khô/tươi ở rừng nhỏ hơn 10 tuổi là 0,47 nhỏ hơn rừng lớn hơn 10 tuổi là 0,49..
- Sinh khối các thành phần trên mặt đất cao nhất ở thân giảm dần ở cành và lá.
- Sinh khối thân tăng nhưng sinh khối cành và lá có xu hướng giảm khi tuổi rừng tăng.
- Tổng sinh khối của rừng tràm đạt được là 75,74 tấn/ha..
- Phương pháp đánh giá nhanh sinh khối và ảnh hường của độ sâu ngập lên sinh khối rừng tràm (Melaleuca cajuputi) trên nền đất than bùn và đất phèn khu vực U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau..
- Những vấn đề về quản lý hệ sinh thái đất ngập nước và quản lý cháy ở vùng rừng tràm U Minh Hạ..
- Xây dựng mô hình dự đoán sinh khối rừng tràm (Melaleuca cajuputi) ở khu vực Tây Nam Bộ.