« Home « Kết quả tìm kiếm

Sinh trưởng và năng suất của hàu Crassostrea belcheri có nguồn gốc khác nhau được nuôi trong ao tôm quảng canh tại tỉnh Cà Mau


Tóm tắt Xem thử

- CÓ NGUỒN GỐC KHÁC NHAU ĐƯỢC NUÔI TRONG AO TÔM QUẢNG CANH TẠI TỈNH CÀ MAU.
- Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống, năng suất và cảm quan chất lượng của hàu có nguồn gốc giống từ ba tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và Cà Mau.
- Hàu được nuôi trong đầm tôm quảng canh tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.
- Sau 7 tháng nuôi, tỷ lệ sống của hàu giống Cà Mau cao hơn tỷ lệ sống của hàu Bến Tre và Trà Vinh, nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05).
- Tốc độ tăng trưởng về chiều dài và khối lượng, năng suất hàu thu được cũng có sự khác biệt giữa các nguồn giống khác nhau (p<0,05), trong đó hàu giống Cà Mau đạt năng suất cao nhất (20,84 kg/m 2.
- Kết quả nghiên cứu này cho thấy hàu có nguồn gốc giống từ tỉnh Bến Tre và Trà Vinh có thể nuôi thương phẩm trong ao tôm quảng canh tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau mặc dù các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất không tốt bằng giống thu tại địa phương..
- Các đối tượng động vật thân mềm có giá trị kinh tế như nghêu, sò huyết và hàu đang được sản xuất giống và nuôi đại trà ở các bãi bồi, cửa sông ở các tỉnh ven biển như Quảng Ninh, Bình Thuận, Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu và Cà Mau.
- Hàu là loài thân mềm hai mảnh vỏ phân bố ở vùng triều, thức ăn của hàu là phiêu sinh thực vật và mùn bã hữu cơ.
- Ngô Thị Thu Thảo và Trần Tuấn Phong (2012a, b), nuôi hàu kết hợp tôm thẻ chân trắng hoặc nghiên cứu ảnh hưởng của việc giảm độ mặn đến cả hai đối tượng này trong điều kiện nuôi kết hợp cho thấy việc giảm độ mặn theo thời gian nuôi không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của hàu.
- Loan (2018) cũng cho thấy việc nuôi hàu có nguồn giống từ các tỉnh khác nhau là hoàn toàn khả thi trong kênh dẫn rừng ngập mặn tỉnh Cà Mau.
- Nghề nuôi hàu ở Cà Mau đã bắt đầu phát triển trong những năm gần đây, nhưng nguồn giống vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, năng suất và sản lượng không ổn định.
- Thêm vào đó, tại Cà Mau chưa có các nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng, tỷ lệ sống và năng suất của hàu trong các mô hình nuôi khác nhau.
- Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống, năng suất của loài hàu bản địa Crassostrea belcheri có nguồn giống từ Bến Tre, Trà Vinh và Cà Mau được nuôi trong ao tôm quảng canh.
- Kết quả của nghiên cứu là cơ sở cho việc xác định khả năng nuôi hàu trong ao tôm quảng canh từ các nguồn giống khác nhau, góp phần xây dựng mô hình nuôi, đồng thời xác định khả năng tiếp nhận con giống từ các địa phương có hoạt động thu hàu phục vụ cho nghề nuôi hàu thương phẩm đang phát triển tại Cà Mau..
- Hàu giống Crassostrea belcheri có chiều dài vỏ khoảng 8-9 cm, sau khi được thu mua tại tại tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và Cà Mau được chuyển về huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau để nuôi dưỡng khoảng 15 ngày sau đó tiến hành nuôi thử nghiệm.
- Hàu giống từ tỉnh Bến Tre được thu từ giá thể thu giống là các tấm lợp xi-măng, hàu giống từ Trà Vinh và Cà Mau được thu từ tự nhiên trên các loại giá thể khác nhau là vách cống xi-măng, gốc cây đước hoặc các loại giá thể khác..
- Hình 1: Giàn nuôi hàu được đặt trong ao tôm quảng canh.
- giống Crassostrea belcheri được thu từ tỉnh Trà Vinh, Bến Tre và Cà Mau.
- Thời gian nuôi hàu được thực hiện trong 7 tháng (từ tháng 4 đến tháng 11 năm 2017)..
- 2.3.2 Xác định tốc độ tăng trưởng của hàu nuôi.
- Chiều dài, chiều rộng và khối lượng cá thể hàu được đo 30 ngày/lần nhằm xác định tăng trưởng về kích thước và khối lượng của hàu nuôi.
- Khối lượng của hàu được cân bằng cân điện tử có độ chính xác là 0,01 g..
- Tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài (SGR L ) được tính theo công thức:.
- Trong đó: SGR L là tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài (%/ngày).
- Tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng (SGR w ) được tính theo công thức:.
- Trong đó: SGR w là tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng (%/ngày).
- W 1 : Khối lượng hàu ở thời điểm t 1 (g).
- W 2 : Khối lượng hàu ở thời điểm t 2 (g);.
- 2.3.3 Xác định tỷ lệ sống và năng suất của hàu nuôi.
- Số lượng hàu trong mỗi ô được kiểm tra 30 ngày/lần bằng cách loại bỏ những cá thể hàu chết (mở vỏ và không thể khép chặt lại).Tỷ lệ sống của hàu được xác định theo công thức sau:.
- Trong đó: SR là tỷ lệ sống của hàu.
- Khối lượng thịt tươi sau đó được thấm khô, cân và đem sấy ở 60 o C trong tủ sấy trong thời gian từ 24-48 giờ để xác định tỷ lệ nước trong thịt hàu..
- 3 KẾT QUẢ.
- 3.1 Các yếu tố môi trường trong ao tôm quảng canh.
- Sự biến động lớn của nhiệt độ và độ mặn có thể là nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng chậm và giảm tỷ lệ sống của hàu nuôi trong thời gian thực hiện nghiên cứu..
- Biến động của giá trị pH và độ kiềm trong thời gian thí nghiệm, có thể không gây ảnh hưởng đến sinh trưởng của hàu, tuy nhiên biến động của độ trong có thể ảnh hưởng đến hiệu quả lọc thức ăn của hàu vì liên quan đến hàm lượng vật chất hữu cơ trong thủy vực..
- Độ mặn.
- 3.2 Tốc độ tăng trưởng của hàu theo thời gian nuôi trong đầm tôm quảng canh.
- Trong thời gian nuôi, tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài của hàu giống Cà Mau tăng cao ở giai đoạn đầu sau đó giảm dần.
- Kết quả Bảng 2 cho thấy hàu giống Bến Tre và Trà Vinh có tốc độ tăng trưởng về chiều dài đạt thấp hơn hàu Cà Mau (p<0,05).
- Tốc độ tăng trưởng chiều dài của hàu giảm từ ngày 121 đến 210 của quá trình nuôi có thể do.
- Tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng của hàu Cà Mau đạt cao nhất ở giai đoạn 60 ngày đầu (0,48%/ngày) và luôn duy trì ở mức cao hơn so với các nguồn hàu giống khác (Bảng 2).
- Kết quả cho thấy cả 3 giống hàu từ Bến Tre, Trà Vinh và Cà Mau đều có tốc độ tăng trưởng về khối lượng cao ở hai tháng đầu tiên và sau đó giảm dần theo quá trình nuôi..
- Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài và khối lượng của hàu nuôi trong ao tôm quảng canh.
- Bến Tre Trà Vinh Cà Mau.
- Tăng trưởng tương đối về chiều dài (%/ngày).
- Tăng trưởng tương đối về khối lượng (%/ngày).
- lượng của hàu giống Cà Mau đạt cao nhất (120,96 mm.
- belcheri nuôi trong đầm tôm quảng canh có tốc độ tăng trưởng nhanh cả về kích thước và khối lượng..
- Bảng 3: Chiều dài, chiều rộng và khối lượng của hàu theo thời gian nuôi trong ao tôm quảng canh.
- Khối lượng (g a a a.
- Khối lượng (g b a c.
- Các giá trị trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) 3.3 Tỷ lệ sống và năng suất của hàu nuôi.
- trong đầm tôm quảng canh.
- Tỷ lệ sống của hàu trong 60 ngày đầu tương đối đồng đều, sau đó giảm dần trong suốt quá trình nuôi..
- Đặc biệt, tỷ lệ sống giảm mạnh từ giai đoạn 90 ngày.
- Kết thúc thời gian nuôi 210 ngày, tỷ lệ sống trung bình của hàu giống Cà Mau đạt 87,30%, cao hơn hàu Bến Tre (86,98%) và hàu Trà Vinh (79,36%) nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05)..
- Bảng 4: Tỷ lệ sống và năng suất hàu nuôi trong ao tôm.
- Tỷ lệ sống.
- Các giá trị trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) Trong quá trình nuôi, tỷ lệ sống của hàu bắt đầu.
- Ngoài ra, có thể do ảnh hưởng của mùa vụ cải tạo các đầm tôm nên nguồn nước cấp vào đầm tôm có độ đục rất cao (số liệu Bảng 1) ảnh hưởng đến hiệu quả lọc thức ăn và hoạt động hô hấp của hàu nuôi..
- Năng suất hàu thu được cũng có sự khác biệt giữa các nguồn giống khác nhau (p<0,05), trong đó hàu giống Cà Mau đạt năng suất cao nhất (20,84 kg/m 2.
- 3.4 Đánh giá chất lượng sản phẩm hàu nuôi trong đầm tôm quảng canh.
- Kết quả phân tích thành phần sinh hóa cho thấy hàu giống từ các nguồn gốc khác nhau có tỷ lệ.
- Kết quả đánh giá cảm quan về chất lượng của hàu nuôi trong ao tôm quảng canh cho thấy hàu không có sự khác biệt về hình dạng bên ngoài của sản phẩm hàu từ các nguồn giống khác nhau (p>0,05).
- Tỷ lệ sản phẩm hàu có hình dạng vỏ bên ngoài đẹp được đánh giá với tỷ lệ cao hơn sau thời gian nuôi..
- Mức độ ngon của thịt hàu tươi được đánh giá cao ở cả ba loài hàu Bến Tre, Trà Vinh và Cà Mau và sự khác biệt không ý nghĩa giữa ba nguồn giống khác nhau (p>0,05).
- Nhìn chung, sau 210 ngày nuôi, tỷ lệ thịt hàu tươi được đánh giá ở mức độ hấp dẫn (ngon) tỷ lệ thuận với tỷ lệ thịt hàu có màu trắng khi mở vỏ..
- Bến Tre Trà Vinh Cà Mau Bến Tre Trà Vinh Cà Mau Thành phần sinh hóa.
- khối lượng khô).
- Hình 2: Hình dạng vỏ bên ngoài và sau khi tách vỏ của hàu nuôi trong ao tôm quảng canh: (A) Hàu từ Bến Tre.
- (C) Hàu từ Cà Mau.
- (1994), ấu trùng hàu Crassostrea rhizophorae phát triển nhanh nhất và có tỷ lệ sống cao nhất ở nhiệt độ 28 o C.
- Lê Minh Viễn và Phạm Cao Vinh (2007) cho rằng hàu có thể sinh trưởng ở nhiệt độ 24-34 o C và độ mặn trong khoảng 12-35‰, tuy nhiên việc thay đổi độ mặn đột ngột trong thời gian ngắn có thể gây ra những bất lợi cho hoạt động điều hòa áp suất thẩm thấu và lọc thức ăn của hàu nuôi.
- Ngoài ra, khi nhiệt độ tăng cao có thể làm giảm tốc độ lọc thức ăn của hàu.
- Bayne and Newell (1983) cho rằng tốc độ sinh trưởng của hàu thường phụ thuộc vào hàm lượng chlorophyll-a có trong thủy vực.
- Tuy nhiên, hàu là loài hai mảnh vỏ ăn lọc, do đó bên cạnh phiêu sinh thực vật, các nguồn thức ăn khác như mùn bã hữu cơ, vi sinh vật cỡ nhỏ, đặc biệt là vi khuẩn cũng đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của hàu..
- Sau 7 tháng nuôi, hàu giống thu từ ba tỉnh khác nhau nuôi trong ao tôm quảng canh đều sinh trưởng và phát triển tốt, đạt tỷ lệ sống và năng suất cao hơn so với một số nghiên cứu trước đây.
- Kết quả nghiên cứu này cho thấy hàu nuôi thương phẩm trong đầm tôm quảng canh có tốc độ tăng trưởng về khối lượng nhanh hơn so với chiều dài.
- Lopes et al., 2013) đều cho kết quả tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng của hàu nhanh hơn so với tăng trưởng chiều dài.
- Một đặc điểm nổi bật của hàu vùng nhiệt đới là sinh trưởng rất nhanh trong 6-12 tháng đầu tiên, sau đó chậm dần.
- Khối lượng và năng suất của hàu nuôi với các nguồn giống khác nhau có sự khác biệt rõ ràng, trong đó hàu giống Cà Mau có khối lượng lúc thu hoạch và năng suất cao hơn so với hàu giống từ Bến Tre và Trà Vinh.
- Việc thu gom giống hàu bám trên giá thể từ Trà Vinh và Bến Tre vận chuyển về Cà Mau có thể đã có ảnh hưởng nhất định đến tình trạng sức khỏe của hàu giống.
- Hơn nữa, có thể do điều kiện môi trường tại Cà Mau (ví dụ độ mặn, nhiệt độ và độ trong của môi trường ao nuôi) đã có những thay đổi so với điều kiện môi trường tại địa điểm thu giống hàu tại Bến Tre và Trà Vinh dẫn đến khả năng thích ứng của hàu kém, sinh trưởng chậm hơn và năng suất tương đối thấp hơn.
- Điều này cho thấy người nuôi hàu tại Cà Mau cần ưu tiên sử dụng nguồn giống tại địa phương cho việc nuôi thương phẩm, tuy nhiên khi nguồn giống khan hiếm có thể sử dụng hàu giống từ Bến Tre và Trà Vinh để nuôi, mặc dù kích thước hàu khi thu hoạch và năng suất có thể thấp hơn nhưng vẫn đạt yêu cầu..
- Tỷ lệ sống của hàu trong nghiên cứu này đạt cao hơn so với một số nghiên cứu trước đây về nuôi thương phẩm hàu.
- Theo nghiên cứu của Chávez- Villalba et al., (2005), tỷ lệ sống của hàu C..
- Lavinas et al., (2008), tỷ lệ sống của hàu C.
- gigas nuôi ở Arraial do Cado là 64-69% và Piyathilaka et al., (2012) tỷ lệ sống của hàu C.
- Sau 210 ngày nuôi, tỷ lệ hàu được đánh giá có hình dạng vỏ đẹp tăng lên và tỷ lệ hàu có hình dạng vỏ xấu giảm xuống ở cả 3 nguồn hàu giống.
- Kết quả phân tích thành phần sinh hóa của hàu có nguồn giống từ Bến Tre, Trà Vinh và Cà Mau tương đương với kết quả của Ngô Thị Thu Thảo và Phạm Thị Hồng Diễm (2010), trong đó các tác giả ghi nhận thành phần sinh hóa của thịt hàu thu từ rừng ngập mặn tỉnh Cà Mau không biến động đáng kể theo các tháng trong năm, với tỷ lệ chất đạm từ 51-59%, chất bột đường từ 21-31% và chất béo từ 6-9%.
- Ngô Thị Thu Thảo và Trần Cẩm Loan (2018) nuôi hàu Crassostrea belcheri với các nguồn giống khác nhau (BếnTre, Trà Vinh và Cà Mau) trong kênh dẫn rừng ngập mặn tỉnh Cà Mau đạt tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và năng suất đều cao hơn trong nghiên cứu này.
- Hàm lượng oxy biến động lớn đồng thời với biến động của nhiệt độ và độ mặn trong ao tôm có thể là nguyên nhân hạn chế sinh trưởng và giảm tỷ lệ sống của hàu khi so sánh với các điều kiện tương tự trong kênh dẫn.
- Nghiên cứu tỷ lệ hàu nuôi phù hợp và khoảng cách đặt giàn nuôi hàu trong ao tôm là vấn đề cần được nghiên cứu nếu muốn tối ưu hóa mô hình nuôi kết hợp này trong tương lai..
- quảng canh ở Cà Mau cho thấy tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài, khối lượng và năng suất của hàu giống Cà Mau đạt cao nhất (p<0,05), tuy nhiên tỷ lệ sống không có sự khác biệt giữa các nguồn hàu giống khác nhau..
- Hàu Crassostrea belcheri có nguồn gốc từ Trà Vinh, Bến Tre có thể nuôi trong đầm tôm quảng canh tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau..
- Nuôi thử nghiệm hàu với các mật độ và tỷ lệ diện tích giàn nuôi khác nhau để tìm ra phương pháp nuôi hàu kết hợp trong ao tôm có hiệu quả nhất..
- Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn đến tốc độ lọc tảo, chỉ số độ béo và tỷ lệ sống của nghêu (Meretrix lyrata).Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 23b: 265-271..
- Chu kì sinh sản và biến động thành phần sinh hóa của hàu (Crassostrea sp.) phân bố tại rừng ngập mặn tỉnh Cà Mau.
- Nuôi thương phẩm hàu Crassostrea belcheri có nguồn giống khác nhau trong kênh dẫn rừng ngập mặn tỉnh Cà Mau.Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam