« Home « Kết quả tìm kiếm

SKKN Vận Dụng Dạy Học Tích Hợp Trong Chủ Đề Hô Hấp Sinh Học 8


Tóm tắt Xem thử

- VẬN DỤNG DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG CHỦ ĐỀ “HÔ HẤP” NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY BỘ MÔN.
- Đã từ lâu ngành giáo dục chúng ta dạy học theo những phương pháp truyền thống, mỗi môn học có phương pháp riêng, và dạy học các môn gần như độc lập nhau.
- Vì thế việc liên hệ kiến thức thực tế giữa môn học này với các môn học khác đối với học sinh rất khó khăn và chưa có sự gắn kết kiến thức trong quá trình học tập.
- Bên cạnh đó việc xây dựng kế hoạch dạy học theo chủ để tích hợp là một trong những nội dung trọng tâm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng với đó trong những năm qua phòng GD&.
- ĐT huyện CưMgar cũng tổ chức nhiều cuộc thi viết bài theo chủ đề tích hợp và liên môn dành cho giáo viên và học sinh và cũng từ đó việc dạy học theo chủ đề tích hợp trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học ở trường trung học..
- Tích hợp trong phương pháp dạy học tích cực giúp nâng cao năng lực người học, giúp đào tạo những con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại..
- Vận dụng dạy học tích hợp trong chủ đề.
- Hô hấp ” nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Sinh học 8..
- Giữa các bộ môn khoa học tự nhiên có quan hệ với nhau: Giữa Toán- Lý- Hóa, giữa Lý-Hóa-Sinh, kiến thức của các môn có thể bổ sung, hỗ trợ cho nhau, hoặc giữa bộ môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội như Hóa- Sinh- Địa- Văn học, Giáo dục công dân...Vì vậy vận dụng dạy học tích hợp không chỉ giúp cho học sinh nắm được nội dung kiến thức tổng thể mà còn biết cách phối hợp nhịp nhàng giữa chúng để nhìn nhận và giải quyết các vấn đề xảy ra trong thực tiễn một cách tốt nhất..
- Việc thực hiện tích hợp trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển những năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc các môn học, các mặt giáo dục được thực hiện riêng rẽ.
- Học sinh lớp 8 trường THCS Phan Đình Phùng.
- Với đề tài này tôi chỉ áp dụng đối với chương hô hấp trong chương trình Sinh học 8.
- Việc tổ chức dạy học có thể sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau.
- Xây dựng kế hoạch dạy học theo chủ để tích hợp là một trong những nội dung trọng tâm của Bộ Giáo dục và Đào tạo và đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học ở trường trung học.
- Với việc vận dụng dạy tích hợp, người thầy không chỉ đơn thuần là truyền thụ kiến thức mà giữ vai trò điều hành các hoạt động của các lớp học, tức là có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập, giúp các em tự tìm kiếm thông tin theo chủ đề có tính chất khái quát và chuyên sâu.
- tích cực, chủ động thu nhận kiến thức để có thể vận dụng vào thực tiễn..
- Theo hướng tích hợp, nhiều nước trên thế giới nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng sẽ đưa vào trường trung học các môn học như: Khoa học tự nhiên (tích hợp Lý, Hóa, Sinh), khoa học xã hội (tích hợp: Văn, Sử, Địa), Hoạt động giáo dục (Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục)…Điều này cho thấy việc dạy học tích hợp các môn sẽ giúp cho học sinh dễ vận dụng kiến thức vào thực tiễn vì những vấn đề nảy sinh trong đời sống, sản xuất không chỉ liên quan với một lĩnh vực tri thức nào đó mà thường đòi hỏi vận dụng tổng hợp các tri thức thuộc các môn học khác nhau để giải quyết..
- Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học..
- Tích hợp trong nhà trường sẽ giúp học sinh học tập thông minh và vận dụng sáng tạo kiến thức, kĩ năng và phương pháp của khối lượng tri thức toàn diện, hài hòa và hợp lí trong giải quyết các tình huống khác nhau và mới mẻ trong cuộc sống hiện đại..
- Đã từ lâu việc dạy và học các môn học riêng rẽ như một lối mòn trong suy nghĩ và hoạt động của giáo viên cũng như học sinh ở trường THCS.
- Chính vì thế kiến thức giữa các môn học gần như rời rạc nhau, không có sự gắn kết với nhau nên khi vận dụng chúng vào thực tiển các em rất lúng túng, hoạt động khó khăn và không hiệu quả.
- Trước những yêu cầu của cuộc sống hiện đại đòi hỏi mỗi chúng ta phải biết vận dụng kiến thức một cách linh hoạt và nhuần nhuyễn, mà yêu cầu đó hiện nay hầu như các em chưa đáp ứng được.
- Vì thế tôi đã mạnh dạng nghiên cứu và vận dụng đề tài Vận dụng dạy học tích hợp trong chủ đề.
- Hô hấp ” nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Sinh học 8 ở trường THCS Phan Đình phùng..
- Thời gian đầu vận dụng phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp, bản thân tôi cũng gặp một số khó khăn nhất định nhưng tôi đã từng bước khắc phục dần và cũng đã gặt hái được những kết quả nhất định: Học sinh rất thích thú, đam mê học tập, nhất là những chủ đề liên quan đến những vấn đề về đời sống, thực tiễn như quá trình hô hấp ở người, quá trình quang hợp của cây xanh, cháy rừng, ô nhiễm môi trường, các nguyên nhân và hậu quả của việc ô nhiễm bầu không khí,… Không những thế mà học sinh còn xâu chuỗi, liên kết được các kiến thức thành một hệ thống nhất từ đó hình thành và phát huy những kỹ năng giải quyết vấn đề cho học sinh, giáo dục cho học sinh những kỹ năng sống bổ ích..
- Dạy chủ đề “ Hô hấp ” trong thời gian là 2 tiết.
- Trong quá trình dạy, giáo viên đã vận dụng tích hợp kiến thức:.
- Môn Toán học, Hóa học, Công nghệ nhằm làm rõ hơn cho kiến thức của bộ môn Sinh học về hô hấp và giáo dục cho học sinh kỹ năng sống như: Khi nấu nướng bằng củi, chúng ta không nên dùng củi ướt, vì khi đốt củi ướt thiếu ô xi nên tạo ra rất nhiều khí cacbon ôxit và đặc biệt không dùng miệng để thổi lửa vì khi đó vô tình ta đã hít khí cacbon ôxit vào trong phổi làm cho ta bị ngạt và khi đứng lên sẽ bị chóng mặt và xay xẩm.
- Hoặc là khi ăn uống không được cười đùa vì như thế thức ăn sẽ lọt vào đường hô hấp và gây nguy hiểm.....
- Tích hợp các kiến thức của môn Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân, Thể dục giáo dục cho học sinh những kỹ năng sống : Giáo dục cho học sinh phải biết tự rèn luyện bằng cách chọn cho mình một hoạt động và phương pháp luyện tập thể dục thể thao phù hợp để có được một hệ hô hấp khỏe mạnh, từ đó học tập tốt, lao động tốt.
- Đồng thời phê phán những hành vi gây hại đường hô hấp cho chính bản thân và những người xung quanh..
- Ngoài ra còn giáo dục cho học sinh những kĩ năng cơ bản để bảo vệ và rèn luyện cơ thể nói chung và bảo vệ hệ hô hấp nói riêng.
- Từ đó, giúp học sinh hình thói quen sống khoa học để bảo vệ sức khỏe là vốn quý nhất của con người..
- Để thực hiện tốt việc dạy học theo chủ đề tích hợp trong bộ môn Sinh học 8, đầu tiên bản thân sẽ không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, tăng cường nghiên cứu kiến thức các môn học khác có liên quan tích hợp vào chủ đề đang dạy, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn với các đồng nghiệp thuộc các bộ môn có liên quan để trao đồi thêm kiến thức nhằm giúp cho tiết học hấp dẫn, sinh động và giúp học sinh nắm được cốt lõi của vấn đề.
- Tiếp theo biên soạn giáo án và giảng dạy theo chủ đề tích hợp..
- Kiến thức:.
- Trình bày được khái niệm hô hấp và vai trò của hô hấp đối với cơ thể sống..
- Xác định được các cơ quan hô hấp ở người và chức năng của chúng..
- Trình bày được tác hại của các tác nhân gây ô nhiễm không khí đối với hệ hô hấp..
- Đề ra các biện pháp luyện tập để có một hệ hô hấp khỏe mạnh và tích cực hành động ngăn ngừa các tác nhân gây ô nhiễm không khí..
- Học sinh cần đạt kĩ năng vận dụng các kiến thức sau:.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học và vận dụng kiến thức các môn học vào thực tiển một các linh hoạt..
- Kĩ năng tự bảo vệ hệ hô hấp trong sinh hoạt hàng ngày, khi thời tiết thay đổi..
- Phương pháp- Kĩ thuật dạy học:.
- Phương tiện dạy học:.
- Tranh ảnh các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp..
- Tranh ảnh các bệnh liên quan đến đường hô hấp..
- Sơ đồ tư duy hệ thống hóa kiến thức..
- *Học sinh:.
- Tìm hiểu các bệnh về hô hấp.
- Tìm hiểu những kiến thức các môn học có liên quan.
- Tiến trình dạy học thực hiện tích hợp vào chủ đề như sau:.
- kiểm tra trong quá trình dạy học).
- Nhờ đâu mà máu lấy được khí O2 để cung cấp cho các hoạt động của tế bào? Đó là nhờ hệ hô hấp đã lấy O2 từ không khí rồi chuyển vào máu đến cho các tế bào.
- Vậy hệ hô hấp có cấu tạo như thế nào mà đảm nhiệm được chức năng đó, chúng ta tìm hiểu trong chủ đề hôm nay: “Hô hấp”..
- Chủ đề : HÔ HẤP..
- Hoạt động 1: Hô hấp và các cơ quan hô hấp.
- GV chiếu đoạn phim minh họa về hô hấp- Học sinh quan sát..
- GV hỏi: Hô hấp là gì? (Kèm các hình ảnh minh họa)-HS trả lời cá nhân..
- GV: chốt đáp án hô hấp là quá trình cung cấp O2 cho các tế bào và loại CO2 ra khỏi cơ thể..
- GV hỏi: Vậy hệ hô hấp có vai trò gì.
- GV: Hãy viết sơ đồ cụ thể để giải thích vai trò của hô hấp..
- HS: Vận dụng kiến thức hóa học để viết sơ đồ.
- GV: Qua tranh mà các em vừa hoàn thành hãy cho biết hệ hô hấp gồm những cơ quan nào và chức năng của mỗi cơ quan.
- GV: Chốt đáp án, hệ hô hấp gồm hai phần là đường dẫn khí và hai lá phổi..
- Hoạt động 2: Vệ sinh hô hấp.
- GV hỏi: Vì sao chúng ta phải giữ vệ sinh hệ hô hấp.
- GV: Hãy kể một số bệnh liên quan đến đường hô hấp..
- GV Cho HS quan sát các hình ảnh về bệnh liên quan đến đường hô hấp..
- GV: Cho HS xem một số hình ảnh về các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp và hỏi hệ hô hấp bị tổn hại do những tác nhân nào.
- HS dựa vào kiến thức hóa học để trả lời.
- HS: Bằng kiến thức hóa học viết các phản ứng:.
- Ngoài ra GV còn giáo dục thêm cho HS khi ăn uống không được đùa giỡn vì nếu đùa giỡn thì thức ăn sẽ lọt vào đường hô hấp gây nguy hiểm, đặc biệt là đối với em bé..
- GV: Khói thuốc lá có tác hại rất lớn đối với hệ hô hấp của chúng ta.
- HS: trả lời theo kiến thức môn văn học..
- GV: Các tác nhân trên gây ra những tổn thương nào cho hệ hô hấp? HS trả lời cá nhân.
- Vậy để hạn chế các hoạt động tạo ra các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp cũng như sức khỏe của con người nhà nước ta đã đề ra những biện pháp gì? HS trả lời cá nhân.
- GV: Vậy các tác nhân trên đã làm cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, từ đó gây nên những tác hại cho hệ hô hấp.
- GV yêu cầu học sinh liên hệ thực tế tại đia phương, toàn dân thực hiện chiến dịch nào góp phần bảo vệ môi trường.
- GV giáo dục HS cần lao động lớp học, nhà ở của mình sạch sẽ để đảm bảo cho mình có một hệ hô hấp khỏe mạnh, tích cực trồng và bảo vệ cây xanh.Vì bảo vệ môi trường, bảo vệ cây xanh là bảo vệ lá phổi xanh của trái đất cũng chính là bảo vệ lá phổi của chúng ta..
- GV: Hãy đề ra biện pháp tập luyện để có hệ hô hấp khỏe mạnh.
- Giải thích vì sao khi thở sâu và giảm số nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp bằng cách cho HS giải bài tập: Một người thở ra là 18 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào là 400ml không khí.
- HS dựa vào kiến thức toán học để giải..
- Vậy thở sâu và giảm nhịp thở sẽ tăng hiệu quả hô hấp..
- GV mở rộng giáo dục ý thức cho HS: Vậy bài tập thể dục giữa giờ rất quan trọng, không chỉ tốt cho hệ hô hấp mà còn tốt cho cả cơ thể.
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm vẽ sơ đồ tư duy trên giấy A3.
- Để kiểm tra, đánh giá kết quả tiếp thu kiến thức bài học của học sinh, GV tổ chức trò chơi « Hộp màu bí ẩn.
- Nêu các cơ quan trong hệ hô hấp 6: Vận dụng.
- Nghiên cứu bài 23: “Thực hành: Hô hấp nhân tạo”.
- Qua thực hiện dạy học tích hợp vào chủ đề “Hô hấp”, tôi đã đạt được những kết quả khả quan như sau:.
- Tiết học diễn ra rất nhẹ nhàng, thú vị, sinh động, hấp dẫn, học sinh học tập rất tích cực, học sinh nắm và khắc sâu được kiến thức ngay tại lớp, không chỉ kiến thức môn Sinh học mà học sinh còn biết cách vận dụng, tổng hợp các kiến thức của các môn học khác: Toán, Hóa, Lý, Giáo dục công dân, Lịch sử, Thể dục.
- Vận dụng dạy học tích hợp đã giúp hình thành và phát huy kỹ năng, tư duy cho học sinh trong quá trình phân tích, tổng hợp, giải quyết những vấn đề được đặt ra, đồng thời giáo dục được cho học sinh những kỹ năng sống rất bổ ích.
- Dạy học sinh sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể.
- Thay vì tham nhồi nhét học sinh nhiều kiến thức lý thuyết đủ loại, dạy học tích hợp chú trọng tập dượt cho học sinh vận dụng các kiến thức kĩ năng học được vào các tình huống thực tế, có ích cho cuộc sống sau này làm công dân, làm người lao động, làm cha mẹ, có năng lực sống tự lập..
- Kết quả đối chứng: Qua giảng dạy và cho học sinh làm bài kiểm tra đánh giá năng lực sau khi thực hiện xong chủ đề.
- Qua việc vận dụng dạy học tích hợp vào giảng dạy chủ đề: “Hô hấp” môn Sinh học 8, chúng tôi nhận thấy đã đạt được những kết quả tích cực, cụ thể như sau:.
- Đối với học sinh: Vận dụng dạy học tích hợp vào chủ đề “Hô hấp” có tính thực tiễn cao nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh, tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn..
- Đối với giáo viên: Dạy học theo các chủ đề tích hợp không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp.
- Thế hệ giáo viên tương lai sẽ được đào tạo về dạy học tích hợp ngay trong quá trình đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm..
- Chủ tịch Hội đồng khoa học ngành Giáo dục huyện CưMgar