« Home « Kết quả tìm kiếm

Sơ bộ phân tích các tác động của biển đổi khí hậu đến đa dạng sinh học và hệ sinh thái cửa sông Hồng


Tóm tắt Xem thử

- CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ HỆ SINH THÁI CỬA SÔNG HỒNG.
- Phân tích tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) đến đa dạng sinh học hệ sinh (HST) ở Việt Nam trước hết là các HST cửa sông, ven biển và trên cơ sở các kết quả phân tích này để đề xuất các biện pháp giảm thiểu và thích ứng đối với BĐKH là rất cần thiết..
- HST cửa sông Hồng đã được tác giả điều tra, nghiên cứu nhiều năm và gần đây lại có dịp đến điều tra/nghiên cứu để cập nhật số liệu (2009).
- Dựa vào các tài liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường về BĐKH ở nước ta, tác giả sẽ phân tích tác động của BĐKH đến HST cửa sông Hồng và đề xuất các biện pháp giảm thiểu và thích ứng với BĐKH..
- Phương pháp phân tích tiếp cận để viết báo cáo này trên cơ sở các điều tra nghiên cứu của cá nhân tác giả đối với HST cửa sông Hồng, khai thác các kết luận chung về mối quan hệ của BĐKH với đa dạng sinh học của Ban thư ký Công ước Đa dạng Sinh học vùng với các tài liệu về BĐKH ở Việt Nam của Bộ Tài nguyên và Môi trường..
- Các đặc trưng của BĐKH toàn cầu và các kịch bản về BĐKH ở Việt Nam liên quan đến hệ sinh thái và đa dạng sinh học.
- Các đặc trưng của biến đổi khí hậu toàn câu.
- l Các hiện tượng cực đoan về thời tiết, khí hậu diễn ra với cường độ, tần suất và độ bất thường thay đổi..
- Các sinh vật trên Trái đất đều phải thích nghi và tiến hóa, nhưng hiện nay sự biến đổi khí hậu có nguyên nhân là do hoạt động của con người, nhất là từ sau năm 1850 (bắt đầu thời kỳ công nghiệp) và lại xảy ra nhanh..
- Các kịch bản về biến đổi khí hậu ở Việt Nam và ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- Áp dụng phương pháp tính toán để xây dựng kịch bản BĐKH do thế giới hướng dẫn (Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu -IPCC) và sử dụng các dẫn liệu về khí hậu ở nước ta đã đo được trong thời gian qua.
- B2: trung bình và A2: cao về 3 yếu tố khí hậu chính là nhiệt độ (t 0 C), lượng mưa (P% thay đổi) và mức nước biển dâng (cm) cho Việt Nam từ nay đến năm 2100 với 3 mốc thời gian là và 2100 cho vùng đồng bằng Bắc Bộ nơi có hệ sinh thái cửa sông Hồng như sau (Bảng 1)..
- Đặc trưng hệ sinh thái, đa dạng sinh học cửa sông Hồng.
- Hệ sinh thái cửa sông Hồng hiện nay được hình thành cách đây khoảng 2.500 năm do hoạt động bồi lấp châu thổ, biến thoái và đắp đê lấn biển của cư dân đồng bằng sông Hồng.
- Hệ sinh thái cửa sông Hồng (trong báo cáo này) được giới hạn từ ngã ba sông Hồng - sông Trà Lý và cửa của 3 con sông nhánh đổ ta biển là Ba Lạt, Trà Lý, Ninh Cơ và cũng được giới hạn của 2 bờ đê ngăn nội đồng và bờ sông..
- Các đặc trưng về thủy văn, chất lượng nước, môi trường của hệ sinh thái cửa sông Hồng được tóm tắt như sau:.
- Hệ sinh thái cửa sông Hồng giữ vai trò rất quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học, bao gồm:.
- l Cấp nước, tiêu nước cho đồng bằng sông Hồng;.
- Yếu tố khí hậu .
- Các kịch bản về biến đổi khí hậu cho vùng đồng bằng Bắc Bộ.
- l Duy trì đa dạng sinh học - nơi sống của các sinh vật ở nước cũng như ở cạn liên quan: chim nước....
- Đa dạng sinh học, tài nguyên sinh vật của hệ sinh thái cửa sông Hồng rất đa dạng và phong phú.
- n Động vật đáy: Số lượng loài khoảng 150 loài, sự phân bố của các loài động vật đáy khác nhau tùy theo nền đáy, mức nước, có hay không có rừng ngập mặn, cây thủy sinh.
- n Thực vật có mạch: Số lượng loài khoảng 120 loài bao gồm các loài thuộc Dương xỉ, Hai lá mầm, Một lá mầm.
- Rừng ngập mặn phát triển chủ yếu ở vùng ven biển trước cửa sông.
- Phân bố ở sâu trong cửa sông ở 2 bờ hoặc trên các bãi giữa hoặc ven sông có tập đoàn các cây thủy sinh ưa nước ngọt.
- l Suốt đời ở cửa sông sinh trưởng, phát triển, kiếm ăn, sinh sản đều ở cửa sông..
- l Đại bộ phận vòng đời ở cửa sông nhưng khi sinh sản phải ngược lên hạ trung lưu hoặc ra biển..
- l Sống ở biển nhưng khi sinh sản lại vào vùng trung hạ lưu - lấy cửa sông là đường di cư..
- l Sống ở biển hoặc ở hạ trung lưu, kiếm ăn vào cửa sông..
- l Sống ở biển, vào cửa sông ven biển sinh sản..
- Theo thống kê chưa đầy đủ, hàng năm, ở 3 cửa sông sản lượng cá khai thác là: Ba Lạt 80 tấn, Ninh Cơ 60 tấn, Trà Lý 60 tấn.
- Các loài cá kinh tế khai thác là: cá Mòi, cá Lành Canh, cá Ngạnh, cá Chày đỏ mắt (cá Rói), cá Đối, cá Bống, cá Liệt.
- Trong số các loài cá gặp ở cửa sông Hồng có 11 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam.
- l Lưỡng cư, bò sát: số lượng lưỡng cư, bò sát gặp ở cửa sông Hồng không nhiều, chúng đều là các loài phổ biến ở đồng bằng sông Hồng.
- l Chim: số lượng loài chim đã gặp ở vùng cửa sông Hồng lên đến trên 100 loài.
- Đáng quan tâm là các loài chim nước, vào mùa đông vùng cửa sông Hồng có thể gặp nhiều đàn chim nước (chủ yếu là vịt trời, ngỗng trờ, giang, sếu.
- l Thú: số lượng loài thú ở cửa sông Hồng không nhiều, khoảng 15 loài, thuộc bộ Gặm nhấm có các loài chuột đồng, chuột nhà, chuột cống.
- Có thể gặp các loài cá Ông Sư vào kiếm ăn ở đây..
- Đa dạng sinh học/tài nguyên sinh vật của hệ sinh thái cửa sông Hồng đang bị suy thoái nhanh do các hoạt động kinh tế xã hội ở dòng chảy và ở lưu vực sông.
- Nếu so sánh về thành phần loài cá cũng như sản lượng khai thác ở cửa sông Hồng qua hai thời điểm năm 1964 và năm 2008 ta thấy đã có rất nhiều loài trước đây số lượng quần thể rất đông nay đã rất hiếm.
- Các loài cá di cư như cá Chày, cá Mòi trước đây cho sản lượng lớn.
- Trước đây, vào cuối mùa lũ ở các bãi ven cửa sông đánh bắt được rất nhiều cá con nhưng nay cũng không có.
- Tác động của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái cửa sông Hồng.
- Cơ sở khoa học giải thích tác động của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học/tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái ở nước.
- l Biến đổi khí hậu với đặc trưng chính là nhiệt độ trung bình tăng.
- l Lượng mưa tăng (trường hợp dự báo cho đồng bằng Bắc Bộ) sẽ kéo theo xói mòn tăng, tăng lượng phù sa cho các con sông, tăng lượng trầm tích cho các vực nước, bãi bồi ven biển, mở rộng diện tích, cửa sông bồi lắng,....
- l Do mực nước biển dâng làm cho các đặc trưng vật lý, hóa học nhất là hóa học của nước thay đổi (độ mặn, nước biển vào sâu hơn) và cũng từ đó ảnh hưởng đến đời sống của các thủy sinh vật: các loài ưa mặn, lợ phát triển, các loài nước ngọt phải lùi về sống ở trung hạ lưu.
- l Biến đổi khí hậu qua các cực đoan về thời tiết như bão, lũ, hạn.
- sẽ có tác động xấu thêm cho đa dạng sinh học/hệ sinh thái..
- l Một quy luật rất đáng lưu ý nữa là nếu như hệ sinh thái/đa dạng sinh học dự kiến đánh giá tác động của biến đổi khí hậu ở trạng thái bền vững thì tác động sẽ như trên nhưng nếu đang bị suy thoái, kém bền vững thì tác động xấu sẽ được nhân lên nữa..
- Dự báo các tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái cửa sông Hồng Với 3 kịch bản biến đổi khí hậu được dự tính cho Việt Nam nói chung và đồng bằng sông Hồng nói riêng của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có thể dự báo tác động của kịch bản xấu nhất (cao) như sau:.
- Môi trường - nơi sinh sống của các loài sinh vật.
- Có thể nói môi trường nước ở đây đã có những biến đổi lớn, bao gồm: nền nhiệt tăng, độ mặn tăng, mức nước biển tăng, lượng mưa tăng, cực đoan về thời tiết diễn ra bất thường và thường xuyên, hàm lượng CO 2 tăng.
- Có thể đánh giá hệ sinh thái cửa sông rất nhạy cảm với biến đổi khí hậu so với các hệ sinh thái khác..
- Quần xã sinh vật/đa dạng sinh học.
- Theo các quy luật về sinh thái học, tác động của các yếu tố môi trường lên sinh vật: nếu các biến đổi trên ra ngoài giới hạn chịu đựng (giới hạn sinh thái) thì loài đó sẽ chết, còn nếu chưa đến mức cực hại thì loài đó phải di chuyển sang các nơi ở khác có các yếu tố môi trường nằm trong giới hạn sinh thái..
- l Yếu tố nhiệt: Nhiệt độ sẽ làm cho các loài có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, vòng đời ngắn hơn, thời gian thành thục sớm hơn.
- Vận dụng quy luật này, ta thấy các loài vi tảo làm thức ăn cho các loài động vật sẽ tăng trưởng nhanh hơn và hậu quả là năng suất sinh học sơ cấp lớn hơn, năng suất sinh học thứ cấp cao hơn.
- Nền nhiệt độ đã ảnh hưởng đến sự phân bố của các sinh vật, các loài thích nghi với nền nhiệt độ cao sẽ phân bố ở vùng nhiệt đới phía Bắc, các loài thích nghi với nền nhiệt thấp, phân bố ở vùng ôn đới phía Bắc.
- Vận dụng quy luật này và tham khảo danh sách các loài cá có mặt ở cửa sông Hồng, các họ cá như họ cá Ngần, họ cá Lành Canh sẽ bị tác động xấu có thể sẽ không còn, chúng sẽ di chuyển lên phía Bắc, nơi có nhiệt độ thấp hơn..
- l Yếu tố độ mặn: Ở cửa sông Hồng, trong tất cả các sinh vật được kiểm kê ở trên đều có các loài ưa nước ngọt, loài ưa nước mặn, loài được sự giao động rộng về độ mặn.
- Chắc chắn ở hệ sinh thái này, độ mặn tăng sẽ tác động xấu đến các loài ưa nước ngọt, ngược lại các loài ưa nước mặn sẽ có tác động tốt.
- Vận dụng quy luật này và tham khảo danh sách các loài có mặt ở đây ta có thể dự báo các loài cá thuộc bộ cá Chép, cá Nheo sẽ giảm, ngược lại bộ Vược sẽ tăng.
- Có thể phân tích tác động xấu ở bậc phân loại cao là lớp lưỡng cư, lớp bò sát, các loài thuộc 2 bộ này đều sống ở các vùng nước ngọt nay sẽ không còn.
- Ta sẽ thấy có sự di chuyển của các loài ưa nước ngọt lùi sâu vào trong đất liền..
- l Mực nước biển tăng: nếu như các đê ngăn mặn ven biển và cửa sông Hồng được gia cố tăng độ cao, nước biển không xâm nhập trực tiếp vào nội đồng sẽ chỉ là gia tăng độ sâu của nước ở cửa sông..
- Các bãi ven bờ và ở giữa của cửa sông nay sẽ bị ngập sâu hơn và hậu quả là các loài thực vật thủy sinh ven bờ sẽ bị giảm do bị ngập, các loài cá chọn bão đẻ là các bụi thực vật thủy sinh sẽ bị tác động xấu, do các bụi thực vật thủy sinh giảm nên nơi trú ẩn, nơi kiếm ăn của các loài cá con cũng sẽ giảm..
- l Lượng mưa tăng: Lượng mưa tăng sẽ tăng cường độ xói mòn, bồi lấp cửa sông.
- Lượng mưa tăng sẽ tác động xấu đến các loài thực vật ngập mặn.
- l Hàm lượng CO 2 tăng: Hàm lượng CO 2 tăng sẽ có tác động tốt đến hoạt động quang hợp của các loài vi tảo, thực vật thủy sinh, cây rừng ngập mặn..
- Tóm lại, có thể kết luận ở đây là quần xã sinh vật/đa dạng sinh học sẽ có biến đổi lớn, biến đổi về cấu trúc thành phần loài.
- Biến đổi ở đây phải coi là sâu sắc.
- Hơn thế nữa, ta phải thấy quần xã sinh vật/đa dạng sinh học ở sông Hồng hiện đang bị suy thoái nhanh giới hạn thích nghi với biến đổi khí hậu (biến đổi môi trường) là rất kém..
- Đề xuất các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Hệ thống các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu nên được phân ra thành 3 nhóm:.
- l Nhóm 1: Giảm thiểu/ngăn chặn các thay đổi về các yếu tố môi trường liên quan đến biến đổi khí hậu.
- l Nhóm 2: Hạn chế các tác động xấu đến đa dạng sinh học, phát huy các tác động tốt đến đa dạng sinh học.
- Nâng cấp cơ sở hạ tầng cho vùng ven biển, cửa sông ven biển;.
- l Kiểm soát/tăng cường cơ sở hạ tầng các kênh mương, cống liên thông giữa cửa sông Hồng và các vực nước trong đê, đảm bảo cho các hoạt động tưới tiêu hiệu quả..
- l Bảo tồn thật tốt đa dạng sinh học/các loài quý hiếm hiện đang có mặt ở đây (có thể xây dựng ở đây:.
- l Không khai thác các loài thủy sinh trên đường di cư ra cửa sông, khai thác theo Luật Thủy sản;.
- l Nghiên cứu khoa học/giám sát môi trường, đa dạng sinh học/quy hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu/cảnh báo kịp thời các thiên tai;.
- l Phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa vùng cửa sông phù hợp với biến đổi khí hậu ở đây.
- Ví dụ, nông lâm ngư nghiệp cửa sông Hồng: đánh bắt thủy sản theo các đối tượng mới, nông nghiệp, lâm nghiệp ngoài đê ở mức nước sâu và mặn, chọn cây con nuôi trồng thích hợp;.
- Biến đổi khí hậu toàn cầu và biến đổi khí hậu ở Việt Nam, ở đồng bằng Bắc Bộ thể hiện qua sự biến đổi các thông số chính là nhiệt độ trung bình tăng, mức nước biển tăng, độ mặn ở cửa sông tăng, lượng mưa tăng ở cửa sông Hồng không đáng kể.
- Đa dạng sinh học/hệ sinh thái cửa sông Hồng có rất nhiều nét đặc trưng riêng về lịch sử hình thành, chế độ thủy văn, chất lượng nước, các yếu tố về môi trường khác, đặc trưng về đa dạng sinh học/hệ sinh thái và giá trị kinh tế xã hội khoa học hiện nay..
- Tác động của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học/hệ sinh thái cửa sông Hồng là rất rõ ràng.
- Nhưng có lẽ quan trọng nhất là toàn bộ quần xã sinh vật ở nước/hệ sinh thái cửa sông hiện nay đã chuyển sang một kiểu hệ sinh thái/đa dạng sinh học cửa sông sai khác rất lớn so với trước đây.
- Đã có một “nhiễu” lớn cho một số hệ sinh thái cửa sông..
- Cần thực hiện (chuẩn bị thực hiện) một hệ thống các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu để các “nhiễu” này không gây tác hại xấu đối với hệ sinh thái/đa dạng sinh học ở cửa sông Hồng..
- Hệ thống này gồm: giảm thiểu tác hại đối với đa dạng sinh học của biến đổi khí hậu, phát huy các tác động tốt có thể xảy ra đối với đa dạng sinh học, tăng cường đầu tư các hoạt động kinh tế - xã hội - văn hóa - khoa học để bảo tồn đa dạng sinh học cửa sông, đảm bảo cho đối phó và thích ứng đối với biến đổi khí hậu..
- Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu ở lưu vực sông Hương và chính sách thích nghi ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Báo cáo khoa học thuộc Chương trình hỗ trợ nghiên cứu khí hậu Hà Lan (NCAP)..
- Sinh thái học các hệ cửa sông Việt Nam.
- Các loài cá ở sông Hồng.
- Biến đổi khí hậu trái đất và giải pháp phát triển bền vững Việt Nam.
- Biến đổi khí hậu và các hệ sinh thái ven biển Việt Nam.
- Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, Hà Nội..
- Đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu