« Home « Kết quả tìm kiếm

Sở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản theo pháp luật ở Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Sở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản theo pháp luật ở Việt Nam.
- Làm rõ cơ sở lý luận, khái niệm, đặc điểm và sự phân loại của quyền tài sản.
- đặc điểm của sở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản và nội dung điều chỉnh pháp luật đối với sở hữu chung của vợ, chồng đối với quyền tài sản.
- Phân tích, đánh giá các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về quyền tài sản, về sở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản và thực tiễn áp dụng các quy định đó.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về quyền tài sản và sở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản..
- Tài sản.
- Pháp luật Việt Nam.
- Quyền tài sản.
- Quan hệ vợ chồng là quan hệ rất đặc thù và nội dung của quan hệ giữa vợ và chồng bao gồm các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng..
- quan hệ hôn nhân hợp pháp giữa vợ chồng được xác lập sau sự kiện kết hôn) thì từ đó các quyền và nghĩa vụ tài sản giữa vợ và chồng mới phát sinh.
- Bên cạnh các quan hệ nhân thân thì quan hệ tài sản giữa vợ và chồng cũng là những quan hệ cơ bản và đặc biệt quan trọng đối với đời sống gia đình.
- Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng là các quan hệ được xác lập dựa trên đối tượng là tài sản.
- Do vậy chế độ tài sản của vợ chồng luôn được các nhà làm luật của tất cả các quốc gia trên thế giới quan tâm xây dựng như là một chế định cơ bản của luật HN&GĐ.
- “Chế độ tài sản của vợ chồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh về (sở hữu) tài sản của vợ chồng, bao gồm các quy định về căn cứ xác lập tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng;.
- các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản giữa vợ và chồng theo luật định” [6, trg.
- Việc quy định và thực hiện chế độ sở hữu chung của vợ chồng đối với tài sản ở nước ta trong những năm qua đã góp phần đảm bảo sự ổn định và bền vững của các quan hệ hôn nhân gia đình, đặc biệt là bảo đảm sự cân bằng về mặt lợi ích giữa vợ và chồng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phụ nữ.
- Pháp luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam hiện hành điều chỉnh về vấn đề tài sản chung của vợ chồng nhìn chung là khá đầy đủ và toàn diện, đã góp phần bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ, lợi ích chung của gia đình cũng như lợi ích của toàn xã hội tuy nhiên trên thực tế áp dụng pháp luật vẫn nảy sinh nhiều điểm bất cập.
- Còn nhiều vấn đề pháp luật chưa quy định thực sự rõ ràng dẫn đến việc các bên tham gia quan hệ liên quan đến tài sản chung của vợ, chồng cũng như các cơ quan có thẩm quyền gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản chung của vợ chồng..
- Trong các loại tài sản thuộc sở hữu chung của vợ, chồng có một loại tài sản đặc biệt, đóng vai trò quan trọng cũng như chiếm giá trị lớn trong khối tài sản chung đó chính là các quyền tài sản.
- Bản thân quyền tài sản là một loại tài sản có nhiều đặc điểm khác biệt so với các loại tài sản khác.
- Quyền tài sản là tài sản vô hình, con người không thể cảm nhận được sự tồn tại của nó bằng các giác quan như đối với các tài sản khác mà con người nhận thức được sự tồn tại của các quyền tài sản thông qua các quy định của pháp luật.
- Nhắc đến quyền tài sản là nhắc đến góc độ pháp lý của tài sản do đó các quyền tài sản phải được pháp luật ghi nhận và bảo vệ.
- Do tính chất vô hình của mình mà việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt của các chủ thể đối với quyền tài sản khá đặc biệt so với các loại tài sản khác.
- Đặc biệt trong quan hệ sở hữu chung của vợ chồng thì việc thực hiện quyền sở hữu của mỗi người đối với các quyền tài sản chung như thế nào cũng là một vấn đề rất phức tạp..
- Bên cạnh đó, hiện nay khi nền kinh tế và trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại và phát triển thì trong xã hội lại ngày càng xuất hiện nhiều loại tài sản mới có tính chất đặc thù như các quyền SHTT, các loại tài sản ảo trong các trò chơi trực tuyến (game online) v.v… Quyền SHTT là những quyền rất có ý nghĩa trong đời sống không chỉ vì giá trị rất lớn của nó đối với nền kinh tế mà còn còn vì những thành quả to lớn mà các đối tượng quyền SHTT mang lại đối với toàn xã hội.
- Trong các loại quyền tài sản thì quyền SHTT lại là một loại quyền tài sản đặc thù nên việc thực hiện quyền sở hữu chung của vợ, chồng trên các quyền tài sản là quyền SHTT cũng khá khác biệt so với các loại quyền tài sản khác.
- như tài sản ảo thì hiện nay pháp luật vẫn chưa có quy định cụ thể về việc ghi nhận, bảo vệ tài sản ảo nên chưa có cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền của người có tài sản ảo cũng như để giải quyết các tranh chấp liên quan..
- Một thực tế hiện nay đó các quy định của pháp luật hiện hành cụ thể là BLDS 2005 về tài sản và quyền sở hữu nói chung cũng như các quy định về quyền tài sản nói riêng vẫn còn nhiều bất cập.
- Ngay bản thân khái niệm quyền tài sản chưa được định nghĩa một cách rõ ràng và chính xác, trong luật chưa có sự phân loại các quyền tài sản và chưa nêu ra được bản chất của từng loại quyền tài sản.
- Do chưa phân loại được và chưa hiểu đúng bản chất của từng loại quyền tài sản nên các quy định về quyền tài sản trong BLDS 2005 vừa thiếu lại vừa không chính xác.
- Chính vì vậy, việc thực hiện quyền sở hữu đối với quyền tài sản còn trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn, làm phát sinh nhiều mâu thuẫn trong việc áp dụng pháp luật, do đó các tranh chấp liên quan đến quyền tài sản chưa được giải quyết một cách hợp lý.
- Điều này khiến cho việc thực hiện quyền sở hữu chung của vợ chồng đối với các loại quyền tài sản lại càng gặp nhiều khó khăn hơn..
- Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và hội nhập như hiện nay, quan hệ tài sản giữa vợ và chồng đang có nhiều thay đổi, sự thay đổi đó là cần thiết để tạo điều kiện cho vợ và chồng phát huy khả năng kinh doanh của mỗi người, đảm bảo nền tảng kinh tế cho cả gia đình cũng như sự phát triển kinh tế chung của toàn xã hội.
- Các quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành điều chỉnh về quan hệ tài sản giữa vợ, chồng đã tỏ ra có nhiều điểm không còn phù hợp với sự phát triển của kinh tế – xã hội ở nước ta, chính vì vậy việc nghiên cứu tìm ra những điểm bất cập của pháp luật và đề ra các giải pháp sửa đổi là rất cần thiết.
- Đồng thời càng ngày giá trị và vai trò của các quyền tài sản lại ngày càng được nâng cao hơn trong đời sống xã hội vì vậy yêu cầu hoàn thiện các quy định pháp luật về sở hữu chung của vợ, chồng đối với quyền tài sản đang đặt ra cấp thiết..
- Qua việc nghiên cứu các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về quyền tài sản và sở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản, tác giả mong muốn sẽ làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận về quyền tài sản và quan hệ sở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản.
- phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật từ đó chỉ ra những điểm hợp lý và những điểm còn bất cập của pháp luật Việt Nam hiện hành quy định về vấn đề này và từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật cũng như nâng cao tính hiệu quả của pháp luật trong việc điều chỉnh về quyền tài sản nói chung và sở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản nói riêng.
- Vì các lý do nêu trên, việc nghiên cứu đề tài "Sở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản theo pháp luật ở Việt Nam".
- Trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, vấn đề quan hệ tài sản giữa vợ và chồng đã được nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu, trong đó có thể kể đến các tài liệu sau đây: Luận văn thạc sỹ luật học chuyên ngành Luật dân sự khoá 11 của học viên Nguyễn Hiển Vinh tại Khoa Luật - ĐHQGHN “Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam”;.
- Luận văn thạc sỹ luật học chuyên ngành Luật dân sự khoá 10 của học viên Đinh Thị Mai Phương tại Khoa Luật - ĐHQGHN “Căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam”.
- các bài viết “Một số ý kiến về quyền sở hữu tài sản của vợ chồng.
- “Khái quát tài sản của vợ chồng trong pháp luật Hôn nhân và gia đình của một số nước trên thế giới.
- “Quan hệ về tài sản của vợ chồng trong hoạt động hợp tác sản xuất, kinh doanh theo pháp luật của cộng hoà Pháp.
- một trong những nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện nhất về quan hệ tài sản giữa vợ, chồng đó là Luận án tiến sĩ luật học của nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Cừ “Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam” năm 2005 và sau đó tác giả này cũng đã.
- phát hành cuốn sách chuyên khảo: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam - TS.
- Tuy nhiên trong các nghiên cứu nói trên về quan hệ sở hữu tài sản giữa vợ, chồng thì chưa nghiên cứu nào đặt vấn đề này trong bối cảnh Việt Nam đang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế cũng như sự thay đổi đáng kể trong quan hệ sản xuất của kinh tế thị trường khiến cho quan hệ sở hữu tài sản giữa vợ và chồng cũng có những sự thay đổi đáng kể.
- Tuy nhiên pháp luật Việt Nam điều chỉnh về quan hệ sở hữu tài sản của vợ chồng vẫn chưa có sự thay đổi phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế.
- Vì vậy việc nghiên cứu để làm rõ cả vấn đề lý luận và thực tiễn để có những quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản giữa vợ, chồng cho phù hợp với sự phát triển kinh tế của đất nước ta như hiện nay là rất cần thiết..
- Các vấn đề liên quan đến quyền tài sản cũng đã được nhiều tác giả nghiên cứu đề cập đến trong các tài liệu chuyên sâu khác nhau, cụ thể là: “Quyền tài sản - một loại tài sản theo pháp luật Dân sự Việt Nam.
- bài viết “Tổng quan về Luật tài sản”.
- bài viết “Cần xây dựng lại khái niệm Quyền tài sản trong Luật dân sự” và “Một số vấn đề về quyền tài sản và hướng hoàn thiện” của TS.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Tài sản trong pháp luật dân sự Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Đại học Luật Hà Nội v.v… Tuy nhiên, có thể nói cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu cụ thể về quan hệ sở hữu chung giữa vợ, chồng đối với quyền tài sản, một loại tài sản đặc biệt trong thực tiễn..
- Trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cùng với nhu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền, vấn đề về quyền tài sản và sở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản cần được làm sáng tỏ hơn về mặt lý luận và thực tiễn, làm cơ sở cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền tài sản nói chung và sở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản nói riêng, đáp ứng yêu cầu hoàn thiện pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân..
- Mục đích: Làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận về quyền tài sản và sở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản.
- phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành điều chỉnh về vấn đề này, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về quyền tài sản và quan hệ sở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản trong hệ thống pháp luật Việt Nam..
- đặc điểm của sở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản và nội dung điều chỉnh pháp luật đối với sở hữu chung của vợ, chồng đối với quyền tài sản..
- Phân tích, đánh giá các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về quyền tài sản, về sở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản và thực tiễn áp dụng các quy định đó..
- Luận văn tập trung nghiên cứu về quyền tài sản và sở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Quyền tài sản được nghiên cứu trong luận văn là một đối tượng của quyền sở hữu..
- Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu sâu về sắc về sở hữu chung của vợ chồng đối với một loại tài sản đặc biệt đó là quyền tài sản..
- Luận văn đã đưa ra được khái niệm, đặc điểm và phân loại quyền tài sản.
- chỉ ra và phân tích được các đặc điểm và nội dung của quan hệ sở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản..
- Luận văn đã phân tích, làm rõ các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về quyền tài sản và sở hữu chung của vợ, chồng đối với quyền tài sản, chỉ ra những điểm tiến bộ so với các quy định trước đây và những điểm còn bất cập.
- Luận văn cũng đưa ra những đánh giá, nhận định khách quan về thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về quyền tài sản và sở hữu chung của vợ, chồng đối với quyền tài sản và chỉ rõ những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của chúng..
- Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đưa ra được những kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền tài sản và sở hữu chung của vợ chồng đối với tài sản nói chung và đối với quyền tài sản nói riêng..
- Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền tài sản và sở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản nói riêng, từ đó góp phần nâng cao vai trò và hiệu quả của pháp luật đối với đời sống xã hội..
- Chương 1: Khái quát một số vấn đề lý luận về sở hữu chung của vợ, chồng đối với quyền tài sản và vấn đề điều chỉnh pháp luật.
- Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về sở hữu chung của vợ, chồng đối với quyền tài sản – Những bất cập và hướng hoàn thiện.
- Nguyễn Hồng Anh, “Phần vốn góp trong công ty có tư cách pháp nhân – tiếp cận từ góc độ luật tài sản” http://www.facebook.com/note.php?note_id .
- Nguyễn Văn Cừ (2008), Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội..
- Ngô Huy Cương (2006), Bài giảng Luật tài sản dùng cho cao học, Hà Nội.
- Ngô Huy Cương (2003), “Tổng quan về Luật tài sản”, Tạp chí Kinh tế - Luật, http://www.vnu.edu.vn.
- Ngô Huy Cương (2010), “Ý tưởng về chế định quyền hưởng dụng trong Bộ luật Dân sự tương lai của Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số chuyên đề về sửa đổi BLDS phần liên quan đến quyền sở hữu tài sản và hợp đồng, tr.
- Nguyễn Ngọc Điện (2001), “Một số vấn đề về quyền tài sản và hướng hoàn thiện.
- Nguyễn Ngọc Điện (2005), “Cần xây dựng lại khái niệm "Quyền tài sản".
- Nguyễn Ngọc Điện (2010), “Lợi ích của việc xây dựng chế định vật quyền đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật tài sản”– Tạp chí Dân chủ và pháp luật số chuyên đề về sửa đổi BLDS phần liên quan đến quyền sở hữu tài sản và hợp đồng, tr.
- Nguyễn Ngọc Điện (2000), Bình luận khoa học về tài sản trong luật dân sự Việt Nam, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh..
- Đoàn Thị Phương Diệp (2008), “Nguyên tắc suy đoán tài sản chung trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam và Luật Dân sự Pháp”, http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com .
- Nguyễn Hồng Hải (2008), “Khái quát tài sản của vợ chồng trong pháp luật hôn nhân.
- Nguyễn Hồng Hải (2003), “Bàn thêm về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành”, Tạp chí luật học, (5)..
- Hà Thị Mai Hiên (2010), Tài sản và quyền sở hữu của công dân ở Việt Nam, NXB CAND, Hà Nội..
- Bùi Minh Hồng, "Quan hệ về tài sản của vợ chồng trong hoạt động hợp tác sản xuất, kinh doanh theo pháp luật của cộng hòa Pháp", http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com .
- Bùi Minh Hồng, “Chế độ tài sản theo thoả thuận của vợ chồng liên hệ từ pháp luật.
- nước ngoài đến pháp luật Việt Nam”.
- Bùi Minh Hồng, “Chế độ tài sản theo thoả thuận trong pháp luật Cộng hoà Pháp và pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (11), tr.
- Nguyễn Thị Lan, “Một số ý kiến về quyền sở hữu tài sản của vợ chồng”, http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com .
- Nguyễn Phương Lan Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân", Tạp chí luật học, (22)..
- Lê Mỹ, “Chưa thể công nhận tài sản ảo trong game online”, http://tintuc.xalo.vn Chua_the_cong_nhan_tai_san_ao_trong_game_onl ine.html.
- Phạm Duy Nghĩa (2002), “Quyền tài sản trong cải cách kinh tế : quan niệm, một vài bài học nước ngoài và kiến nghị.
- Nhà pháp luật Việt - Pháp (2005), Bộ luật dân sự Pháp, Nxb Tư pháp, Hà Nội..
- Nguyễn Minh Oanh (2009), “Các loại tài sản trong luật dân sự Việt Nam.
- Trần Thị Mai Phước (2004), “Vấn đề xác định và đăng ký tài sản của vợ, chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
- Nguyễn Văn Phương (2002), “Sổ tiết kiệm: tài sản chung hay tài sản riêng”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (1)..
- Phùng Trung Tập (2006), “Quyền tài sản: Đặc điểm và các loại quyền tài sản.
- Đề tài NCKH cấp trường “Tài sản trong pháp luật dân sự Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn.
- Tổng thuật nội dung các chuyên đề nghiên cứu – Đề tài NCKH cấp trường “Tài sản trong pháp luật dân sự Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn.
- Đoàn Văn Trường (2006), “Những tiêu chí để nhận dạng một tài sản vô hình.
- Nguyễn Thị Hồng Vân, “Quyền được mua căn hộ tái định cư giá ưu đãi có là quyền tài sản.
- Nguyễn Thị Thu Vân (2009), “Từ tài sản ảo trong trò chơi trực tuyến, suy nghĩ về quyền sở hữu trong Bộ luật Dân sự”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số chuyên đề về sửa đổi BLDS phần liên quan đến quyền sở hữu tài sản và hợp đồng, tr