« Home « Kết quả tìm kiếm

Sở hữu về tư liệu sản xuất và nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Sở hữu về tư liệu sản xuất và nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
- Sở hữu tư liệu sản xuất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Trong quá trình sản xuất, con người phải quan hệ với tự nhiên, chiếm hữu những vật liệu sẵn có trong tự nhiên, biến những vật liệu đó thành những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của con người..
- Sở hữu là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ giữa người với người trong việc chiếm hữu của cải.
- Do đó sở hữu là phạm trù lịch sử, biến đổi cùng với sự biến đổi của các hình thái kinh tế – xã hội.
- Trong quan hệ sở hữu của cải vật chất thì quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất giữ vai trò quyết định..
- Hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất thể hiện đặc điểm cơ bản và quan trọng của một kiểu quan hệ giữa người với người trong chiếm hữu tư liệu sản xuất..
- Trong lịch sử, mỗi phương thức sản xuất có một loại hình (hình thức) sở hữu tư liệu sản xuất đặc trưng, chẳng hạn sở hữu phong kiến, sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa.
- Chung quy lại, trong lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội có hai loại hình sở hữu cơ bản về tư liệu sản xuất: sở hữu công cộng và sở hữu tư nhân.
- Bên cạnh hai loại hình đó là hình thức sở hữu hỗn hợp.
- Mỗi loại hình sở hữu tư liệu sản xuất có thể bao gồm một số hình thức sở hữu..
- Chẳng hạn loại hình sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất gồm có hình thức sở hữu cá thể, tiểu thủ và hình thức sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa..
- Sự xuất hiện của các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất do tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất quy định.
- Trong lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội, sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, từ chỗ phù hợp, thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, dần dần trở nên lỗi thời, cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất.
- Sự thay đổi sở hữu tư nhân bằng sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất mở đường cho sự phát triển hơn nữa của lực lượng sản xuất là tất yếu khách quan..
- Bởi vậy, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất chẳng những không cần phải xoá bỏ mà còn cần được tạo mọi điều kiện để phát triển.
- Nó là một hình thức sở hữu cơ bản trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta..
- Sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất vừa là phương tiện vừa là mục tiêu cần thực hiện trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội..
- Do đó, xây dựng sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất là tất yếu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
- Hơn nữa sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất còn là công cụ quan trọng định hướng nền kinh tế lên chủ nghĩa xã hội.
- Tuy nhiên, việc xây dựng sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất phải trải qua một thời kỳ lâu dài, từ thấp đến cao và luôn phải đặt trong mối liên hệ với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất..
- Chế độ sở hữu công cộng (công hữu) về tư liệu sản xuất chủ yếu từng bước được xác lập và chiếm ưu thế tuyệt đối khi chủ nghĩa xã hội được xây dựng xong về cơ bản”..
- Sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất, vì vậy, là hai hình thức sở hữu cơ bản trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta..
- Như vậy, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta tồn tại ba hình thức sở hữu cơ bản về tư liệu sản xuất, đó chính là ba chế độ sở hữu: toàn dân, tập thể và tư nhân..
- Nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
- a) Tính tất yếu khách quan và vai trò của nền kinh tế nhiều thành phần.
- Thành phần kinh tế là khu vực kinh tế, kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất.
- Thành phần kinh tế tồn tại ở những hình thức tổ chức kinh tế nhất định, trong đó căn cứ vào quan hệ sản xuất (mà hạt nhân là quan hệ sở hữu) nào thống trị để xác định từng thành phần kinh tế..
- Các thành phần kinh tế không tồn tại biệt lập mà có liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau tạo thành cơ cấu kinh tế thống nhất bao gồm nhiều thành phần kinh tế..
- Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là cơ cấu kinh tế trong đó các thành thành phần kinh tế cùng tồn tại và phát triển như một tổng thể, giữa chúng có quan hệ vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với nhau..
- Sự tồn tại cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là đặc trưng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và là tất yếu khách quan:.
- Một số thành phần kinh tế của phương thức sản xuất cũ (như kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân…) để lại, chúng đang có tác dụng đối với sự phát triển lực lượng sản xuất.
- một số thành phần kinh tế mới hình thành trong quá trình cải tạo quan hệ sản xuất cũ và xây dựng quan hệ sản xuất mới (như kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản nhà nước)..
- Các thành phần kinh tế cũ và các thành phần kinh tế mới tồn tại khách quan, có quan hệ với nhau cấu thành cơ cấu kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta..
- Nguyên nhân cơ bản của sự tồn tại cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, suy đến cùng, là do quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất quy định..
- Thời kỳ quá độ ở nước ta, do trình độ lực lượng sản xuất còn rất thấp, tồn tại ở nhiều thang bậc khác nhau, lại phân bố không đều giữa các ngành, vùng… nên tất yếu còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu tư liệu sản xuất, nhiều thành phần kinh tế..
- Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần không chỉ là một tất yếu khách quan, mà còn có vai trò to lớn vì:.
- Chính sự phù hợp này đến lượt nó, có tác dụng thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh tế trong các thành phần kinh tế và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân..
- Hai là: Nền kinh tế nhiều thành phần làm phong phú và đa dạng các chủ thể kinh tế, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hoá, tạo tiền đề đẩy mạnh cạnh tranh, khắc phục tình trạng độc quyền.
- Điều đó góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế của nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, phát triển các mặt của đời sống kinh tế xã hội..
- Ba là: Tạo điều kiện thực hiện và mở rộng các hình thức kinh tế quá độ, trong đó có hình thức kinh tế tư bản nhà nước.
- Bốn là: Phát triển mạnh các thành phần kinh tế và cùng với nó là các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh là một nội dung cơ bản của việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta..
- Năm là sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế đáp ứng được lợi ích kinh tế của các giai cấp, tầng lớp xã hội, có tác dụng khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, các tiềm năng của đất nước, như sức lao động,vốn, tài nguyên thiên nhiên, kinh nghiệm quản lý để tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
- b) Cơ cấu các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
- Trên cơ sở nguyên lý ba thành phần kinh tế chủ yếu mà V.I.Lênin đã chỉ ra trong thời kỳ quá độ (kinh tế xã hội chủ nghĩa, kinh tế của những người sản xuất hàng hóa nhỏ, kinh tế tư bản tư nhân), tuỳ hoàn cảnh cụ thể mà xác định cơ cấu thành phần của từng giai đoạn cho phù hợp..
- Qua thực tiễn của 20 năm đổi mới, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta đã xác định nền kinh tế nước ta có năm thành phần.
- Kinh tế nhà nước - Kinh tế tập thể.
- Kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân.
- Kinh tế tư bản nhà nước.
- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
- Kinh tế nhà nước:.
- Kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất.
- Kinh tế nhà nước bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng nhà nước, ngân sách nhà nước, các quỹ dự trữ quốc gia, các quỹ bảo hiểm nhà nước và các tài nguyên quốc gia, các tài sản khác thuộc sở hữu nhà nước có thể dựa vào vòng chu chuyển kinh tế..
- Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Một là: doanh nghiệp nhà nước giữ những vị trí then chốt ở những ngành, lĩnh vực kinh tế và địa bàn quan trọng của đất nước, các doanh nghiệp nhà nước đi đầu trong ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả kinh tế – xã hội và chấp hành pháp luật.
- Nó là đòn bẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và giải quyết các vấn đề xã hội..
- Hai là: kinh tế nhà nước là lực lượng vật chất quan trọng và công cụ để Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết, quản lý vĩ mô nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nó mở đường, hướng dẫn hỗ trợ và lôi cuốn các thành phần kinh tế khác cùng phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa..
- Ba là: Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân..
- Để phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước cần tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước với những nội dung chủ yếu sau:.
- Thúc đẩy việc hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh, tầm cỡ khu vực, có sự tham gia cổ phần của nhà nước, của tư nhân trong và ngoài nước, các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư… trong đó nhà nước giữ cổ phần chi phối..
- Kinh tế tập thể:.
- Kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, mà nòng cốt là hợp tác xã, dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể.
- Kinh tế tập thể lấy lợi ích kinh tế làm chính, bao gồm lợi ích của các thành viên và lợi ích tập thể, đồng thời coi trọng lợi ích xã hội của các thành viên, góp phần xoá đói, giảm nghèo.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế tập thể phải trên cơ sở quan điểm toàn diện, cả kinh tế – chính trị – xã hội, cả hiệu quả của tập thể và của các thành viên..
- Phát triển kinh tế tập thể theo phương châm tích cực, vững chắc, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, đi từ thấp đến cao, đạt hiệu quả thiết thực, vì sự phát triển của sản xuất..
- Kinh tế tư nhân:.
- Kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất..
- Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân.
- Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng trong thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế.
- “Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế”..
- hướng, quản lý sự phát triển của kinh tế tư nhân theo pháp luật, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế..
- Thành phần kinh tế tư nhân bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân..
- Kinh tế cá thể, tiểu chủ:.
- Kinh tế cá thể, tiểu chủ dựa trên hình thức tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất.
- Sự khác nhau giữa kinh tế cá thể và kinh tế tiểu chủ ở chỗ: trong kinh tế cá thể nguồn thu nhập hoàn toàn dựa vào lao động và vốn của bản thân và gia đình, còn trong kinh tế tiểu chủ, tuy nguồn thu nhập vẫn chủ yếu dựa vào lao động và vốn của bản thân và gia đình, nhưng có thuê lao động..
- Ở nước ta do trình độ lực lượng sản xuất còn thấp, kinh tế cá thể, tiểu chủ có vị trí quan trọng, lâu dài trong nhiều ngành nghề và ở khắp các địa bàn cả nước..
- Vì vậy, một mặt, cần tạo điều kiện để kinh tế cá thể, tiểu chủ phát triển.
- mặt khác, cần hướng dẫn nó dần dần vào kinh tế tập thể một cách tự nguyện, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp hoặc phát triển lớn hơn..
- Kinh tế tư bản tư nhân:.
- Kinh tế tư bản tư nhân dựa trên hình thức sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và bóc lột lao động làm thuê.
- Kinh tế tư bản tư nhân rất năng động, nhạy bén với kinh tế thị trường, do đó sẽ có những đóng góp không nhỏ vào quá trình tăng trưởng kinh tế của đất nước, tuy nhiên, kinh tế tư bản tư nhân có tính tự phát rất cao..
- Vì vậy, một mặt, nhà nước tạo tâm lý xã hội và môi trường trong kinh doanh thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp của tư nhân (trong đó có các doanh nghiệp tư bản tư nhân) phát triển không hạn chế trong mọi ngành nghề, lĩnh vực, kể cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh quan trọng của nền kinh tế mà pháp luật không cấm.
- Mặt khác, tiếp tục hoàn thiện và tăng cường quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân, trong đó có kinh tế tư nhân tư bản tư nhân.
- Xét về lâu dài có thể hướng kinh tế tư bản tư nhân đi vào kinh tế tư bản nhà nước dưới những hình thức khác nhau..
- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài:.
- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội của nước ta thông qua bổ sung nguồn vốn đầu tư, chuyển giao và phát triển công nghệ, nâng cao năng lực quản lý, tạo việc làm.
- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài góp phần rất lớn vào tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam..
- c) Mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế và định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế nhiều thành phần.
- Các thành phần kinh tế không tồn tại độc lập mà đan xen vào nhau, tác động qua lại với nhau, mỗi thành phần kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất và biểu hiện lợi ích của một giai cấp, tầng lớp xã hội nhất định.
- Các thành phần kinh tế vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau..
- Tính thống nhất biểu hiện ở chỗ các thành phần kinh tế đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nằm trong hệ thống phân công xã hội có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau cả “đầu vào” và “đầu ra”.
- Các thành phần kinh tế đều hoạt động trong một môi trường thống nhất, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh..
- Mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tế biểu hiện ở xu hướng vận động khác nhau, mang bản chất kinh tế khác nhau, biểu hiện lợi ích kinh tế khác nhau..
- Ngoài ra, ngay trong nội bộ mỗi thành phần kinh tế cũng có mâu thuẫn do sự vi phạm hợp đồng, vì lợi ích cục bộ, chiếm dụng vốn của nhau, vi phạm bản quyền sở hữu phát minh, nhãn mác, giành thị trường, v.v..
- Những mâu thuẫn của nền kinh tế nhiều thành phần chỉ được giải quyết dần dần trong quá trình xã hội hóa sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa..
- Xã hội hóa sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa chính là làm cho nền kinh tế nhiều thành phần phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
- Để định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế nhiều thành phần chúng ta cần phải:.
- Làm cho kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và nó cùng với kinh tế tập thể dần dần trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế..
- Khuyến khích và tạo điều kiện để các thành phần kinh tế khai thác tối đa các nguồn lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân..
- Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu.
- kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển.