« Home « Kết quả tìm kiếm

SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA DẦU ĐẬU NÀNH VÀ MỠ CÁ ĐẾN TỈ LỆ TIÊU HÓA VÀ TĂNG TRỌNG CỦA BÒ VỖ BÉO


Tóm tắt Xem thử

- SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA DẦU ĐẬU NÀNH VÀ MỠ CÁ ĐẾN TỈ LỆ TIÊU HÓA VÀ TĂNG TRỌNG CỦA BÒ VỖ BÉO.
- Đề tài: “So sánh ảnh hưởng của dầu đậu nành và mỡ cá đến tỉ lệ tiêu hóa và tăng trọng của bò vỗ béo” được tiến hành tại trường Đại học Cần Thơ và thành phố Long Xuyên..
- Thí nghiệm 1 được tiến hành trên ba bò đực lai Sind bố trí theo thể thức hình vuông la tinh gồm 3 nghiệm thức và 3 giai đoạn, bò được nuôi bằng khẩu phần cơ bản là rơm, cỏ và có cho uống dầu đậu nành hoặc mỡ cá với liều 6ml/kg thể trọng vào đầu giai đọan thí nghiệm.
- Thí nghiệm 2 tiến hành trên 15 bò (136-143 kg) tại nông hộ trong 90 ngày với khẩu phần thí nghiệm giống thí nghiệm 1..
- Qua hai thí nghiệm cho thấy tỉ lệ tiêu hóa tăng ở nghiệm thức uống dầu đậu nành và mỡ cá.
- Bò ở nông hộ tăng trọng 14- 15% so với đối chứng, hệ số chuyển hóa thức ăn được cải thiện tốt hơn.
- mà đặc biệt là nguồn thức ăn.
- Bởi vì điểm hạn chế của các phụ phẩm như rơm là hàm lượng nitơ, béo thấp, carbohydrat và hàm lượng xơ cao, tỉ lệ tiêu hóa kém … do không cân đối dưỡng chất.
- Vì vậy cần có biện pháp làm tăng khả năng tiêu hoá của gia súc nhai lại đối với khẩu phần thức ăn nhiều xơ..
- Theo Seng Mom (2001) và Nguyen Xuan Trach (2004) dầu thực vật hạn chế và làm giảm số lượng protozoa dẫn đến làm tăng lượng vi khuẩn và tăng khả năng tiêu hoá xơ, tăng lượng ăn vào và cả tăng trọng.
- Tuy nhiên, ngoài dầu thực vật thì mỡ động vật có tác dụng như vậy hay không? Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “So sánh ảnh hưởng của dầu đậu nành và mỡ cá đến tỉ lệ tiêu hóa và tăng trọng của bò vỗ béo”..
- 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 2.1 Phương pháp bố trí các thí nghiệm.
- Thí nghiệm 1 được tiến hành tại trại chăn nuôi thực nghiệm Trường Đại Học Cần Thơ trên ba bò đực lai Sind được mổ lỗ dò dạ cỏ theo thiết kế hình vuông la tinh gồm 3 bò x 3 giai đoạn.
- Mỗi giai đoạn thí nghiệm gồm 40 ngày.
- nuôi thích nghi sau đó bò sẽ được uống dầu đậu nành hoặc mỡ cá với liều 6 ml/kg thể trọng.
- Để bò thí nghiệm có môi trường dạ cỏ như nhau trong 19 ngày nuôi thích nghi của mỗi giai đoạn bò được cho 200 ml dịch dạ cỏ/con/ngày của bò bình thường qua lỗ dò dạ cỏ.
- Các nghiệm thức thí nghiệm:.
- RC : 50% cỏ tươi và 50% rơm (tính trên VCK).
- RCDN: 50% cỏ tươi và 50% rơm (tính trên VCK), dầu nành RCMC: 50% cỏ tươi và 50% rơm (tính trên VCK), dầu cá.
- Thí nghiệm 2 được tiến hành trên 15 bò lai Sind khoảng 1 – 1,5 năm tuổi, có trọng lượng từ 136- 143 kg tại và hộ nông dân chăn nuôi bò ở xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
- Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức và 3 lần lập lại và cùng khẩu phần với thí nghiệm 1.
- Thời gian nuôi thí nghiệm là 90 ngày.
- Các chỉ tiêu theo dõi: Giá trị dinh dưỡng các loại thức ăn, tiêu tốn thức ăn, tỉ lệ tiêu hóa dưỡng chất của khẩu phần, tăng trọng của bò thí nghiệm và hệ số chuyển hóa thức ăn..
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Thí nghiệm 1.
- 3.1.1 Thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn trong thí nghiệm.
- Qua bảng 1 cho thấy hàm lượng vật chất khô trong rơm là: 91,71% cao hơn cỏ lông tây: 19,21% nhưng về lượng protein thô/vật chất khô thì cỏ lông tây là:.
- 65,07 và 15,52% cao hơn so với cỏ lông tây 31,54;.
- Bảng 1: Thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn trong thí nghiệm.
- Thức ăn DM Tính trên % vật chất khô (DM).
- DM: vật chất khô, CP: protein thô, NDF: xơ trung tính, ADF: xơ acid,Ash: tro.
- 3.1.2 Lượng vật chất khô và protein thô ăn vào của thí nghiệm.
- Lượng vật chất khô và protein thô ăn vào ở cả 3 khẩu phần và 3 giai đoạn khác nhau không có ý nghĩa thống kê.
- Tuy nhiên lượng vật chất khô và protein thô ăn vào đều tăng lên qua các giai đoạn (trừ nhóm đối chứng ở giai đoạn cuối).
- Đặc biệt là lượng vật chất khô và protein thô ăn vào ở 2 khẩu phần cho uống dầu nành và mỡ cá đều thấp hơn so với khẩu phần CR..
- Bảng 2: Lượng vật chất khô và protein thô ăn (kg/% trọng lượng cơ thể) của bò thí nghiệm.
- Lượng ăn.
- vào Giai đoạn Khẩu phần.
- Vật chất khô.
- Protein thô.
- RC :50% cỏ tươi và 50% rơm (tính trên VCK)..
- RCDN : 50% cỏ tươi và 50% rơm (tính trên VCK), dầu nành RCMC: 50% cỏ tươi và 50% rơm (tính trên VCK), dầu cá.
- Tuy nhiên ở 2 giai đoạn sau thì lượng vật chất khô và protein thô ăn vào ở 2 khẩu phần cho uống dầu đều tăng cao hơn so với khẩu phần đối chứng và cao nhất là ở khẩu phần cho uống dầu cá và thấp nhất vẫn là khẩu phần đối chứng.
- Sở dĩ lượng vật chất khô và protein thô ăn vào ở giai đoạn 1 của bò ở 2 khẩu phần bổ sung dầu thấp hơn so với khẩu phần đối chứng là do lượng thức ăn bò ăn vào giảm.
- Khi bò được cung cấp một lượng lớn năng lượng thì bò sẽ điều chỉnh bằng cách giảm lượng ăn vào (Lưu Hữu Mãnh et al.,1999).
- Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyen Thi Hong Nhan .
- 3.1.3 Tỉ lệ tiêu hóa vật chất khô và protein thô ăn vào của bò thí nghiệm.
- Tỉ lệ tiêu hóa vật chất khô giai đoạn 1-7 ngày khác nhau không có ý nghĩa thống kê giữa các khẩu phần.
- Tuy nhiên ở các giai đoạn 8-15 ngày và 16-21 ngày tỉ lệ tiêu hóa giữa các khẩu phần khác nhau có ý nghĩa thống kê, giữa nghiệm thức cho uống dầu và mỡ cá khác nhau không có ý nghĩa thống kê.
- Theo Sutton (1982), khi cho uống dầu sẽ có sự giảm protozoa và tăng số lượng vi khuẩn do đó làm tăng tỉ lệ tiêu hóa ở những khẩu phần nghèo năng lượng, thấp protein..
- Bảng 3: Tỉ lệ tiêu hóa vật chất khô và protein thô ăn vào của bò thí nghiệm.
- Tỉ lệ tiêu.
- Giai đoạn Khẩu phần.
- Theo Bird và Leng (1984a) cho thấy tỉ lệ tiêu hóa vật chất khô tăng lên có lẽ là sau khi cho uống dầu thì lượng protozoa đã chết đi làm cho mật độ nấm và vi khuẩn tăng lên, Kết quả này cũng phù hợp với kết quả thí nghiệm của Nguyen Thi Hong Nhan et al.
- Điều này chứng tỏ giữa dầu nành và dầu cá có tác dụng như nhau trong việc loại bỏ protozoa, tăng số lượng vi khẩn trong hệ vi sinh vật dạ cỏ từ đó làm tăng lượng ăn vào và tỉ lệ tiêu hóa thức ăn..
- 3.2 Thí nghiệm 2.
- 3.2.1 Lượng vật chất khô ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn vào của bò thí nghiệm ở nông hộ.
- Về lượng ăn vào hàng ngày của bò thí nghiệm qua các giai đoạn đều khác nhau có ý nghĩa thống kê.
- Ở giai đoạn 30 ngày đầu bò ở nghiệm thức uống dầu và mỡ cá bị stress nên lượng ăn vào thấp hơn so với đối chứng.
- Nhưng các giai đoạn sau đó, lượng rơm ăn vào của bò thí nghiệm tăng lên và khác nhau có ý nghĩa thống kê (P.
- 0,02) mà đặc biệt là ở những bò cho uống dầu tăng cao do bò sau đó đã hồi phục lại sức khỏe và lượng dầu trong cơ thể bò lúc này bắt đầu phát huy tác dụng loại protozoa, tăng số lượng vi khuẩn, đáng lưu ý là lượng VCK ăn vào trong 30 ngày đầu ở tất cả các nghiệm thức đều thấp hơn những ngày sau đó sự khác nhau này là do bò cho uống một lượng dầu khá lớn có thể con vật bị stress nên giảm lượng ăn vào, và kết quả này phù hợp với kết quả của Chaudhary và Srivastava (1995)..
- (2008), việc cho uống dầu có hiệu quả trong việc loại protozoa, cải thiện sự tiêu hóa xơ trong dạ cỏ vì vậy làm tăng khả năng tiêu hóa và ăn vào của rơm và cuối cùng là mức tăng trọng của bò.
- Theo Santra và Karim (2001) việc giảm protozoa không làm giảm mức ăn vào của cừu ở giai đoạn sớm của thí nghiệm.
- Bảng 4 Lượng vật chất khô ăn vào (kg/% trên trọng lượng cơ thể) và hệ số chuyển hóa thức ăn.
- Chỉ tiêu Khẩu phần.
- Vật chất khô ăn vào, kg.
- Hệ số chuyển hóa thức ăn.
- RC : 50% cỏ tươi và 50% rơm (tính trên VCK)..
- RCDN : 50% cỏ tươi và 50% rơm (tính trên VCK.
- dầu nành RCMC : 50% cỏ tươi và 50% rơm (tính trên VCK), dầu cá.
- Hệ số chuyển hóa thức ăn ăn vào của cừu giảm protozoa tốt hơn so với cừu có protozoa.
- Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Minh Hậu (2005) thì cần 7,39 kg vật chất khô cho 1 kg tăng trọng đối với khẩu phần cỏ và rơm có bổ sung thêm 10% cám.
- 6,88 kg vật chất khô cho khẩu phần cỏ bổ sung mật đường và urê (50g urê/100kg thể trọng).
- 7,21 kg vật chất khô cho khẩu phần cỏ và rơm có bổ sung urê (50g/100kg thể trọng) và tất cả đều cho uống dầu đều thấp hơn kết quả của thí nghiệm, Điều này được giải thích là do các khẩu phần trong thí nghiệm này ngoài việc cho uống dầu lúc bắt đầu thí nghiệm thì chỉ cho bò ăn khẩu phần có tỉ lệ xơ cao, thấp protein và nghèo năng lượng trong khi thí nghiệm của Nguyễn Minh Hậu (2005) có bổ sung thêm urê và mật đường làm cho hệ số chuyển hoá thức ăn thấp hơn cho 1 kg tăng trọng.
- Theo Bùi Văn Chính (1994), hệ số chuyển hóa thức ăn tính theo vật chất khô cho bò vỗ béo là khi nuôi bằng các khẩu phần sử dụng phụ phế phẩm nông nghiệp có bổ sung thức ăn giàu protein, thức ăn tinh.
- Từ đây có thể kết luận bò cho uống dầu nành hoặc mỡ cá thì cần ít lượng VCK cho 1 kg tăng trọng hơn so với bò đối chứng..
- Tóm lại, cho uống dầu giúp bò gia tăng lượng rơm ăn vào và có sự tương quan giữa mức dầu với lượng ăn vào của bò..
- 3.2.2 Sự thay đổi về trọng lượng của bò thí nghiệm.
- Kết quả tăng trọng của bò thí nghiệm được trình bày ở Bảng 5 cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tăng trọng hàng ngày của toàn thí nghiệm giữa nghiệm.
- thức RC so với hai nghiệm thức RCDN và RCMC (P<0,05).
- So với kết quả nghiên cứu của Seng Mom et al.
- (2001) thì tăng trọng hàng ngày của bò là 302 g/con/ngày khi cho bò ăn khẩu phần cơ bản là rơm và lá khoai mì và cho bò uống 5 ml dầu/kg thể trọng.
- Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Tâm (1999) khi nuôi bò với khẩu phần rơm phun 4% urê và 50% cỏ cho tăng trọng 366 g/con/ngày thấp hơn kết quả ở nghiệm thức RCDN và RCMC và kết quả của Đoàn Hữu Lực (1997) với khẩu phần 50% cỏ và 50% rơm-urê, tăng trọng trung bình của bò lai sind là 440 g/con/ngày..
- Bảng 5: Tăng trọng của bò nuôi thì nghiệm.
- Đầu thí nghiệm .
- Cuối thí nghiệm .
- dầu nành RCMC: 50% cỏ tươi và 50% rơm (tính trên VCK), dầu cá.
- Tuy nhiên, cả ba mức tăng trọng trung bình của bò trong thí nghiệm này đều thấp hơn so với kết quả thí nghiệm của Nguyễn Minh Hậu (2005) tương ứng từ 520 đến 660 g/con/ngày, vì ngoài việc cho uống dầu thì thí nghiệm nầy còn bổ sung thêm một số loại thức ăn khác có giá trị dinh dưỡng như mật đường, urê hay cám..
- Những loại thức ăn này kích thích bò ăn ngon miệng và ăn nhiều hơn do mật đường đã cung cấp một lượng lớn cơ chất cho vi sinh vật lên men kết hợp với bổ sung urê một cách liên tục làm tăng sự phát triển của vi sinh vật dạ cỏ nên làm cho tốc độ tăng trọng của gia súc tốt hơn là cho uống dầu một lần và chỉ cho ăn đơn thuần khẩu phần rơm và cỏ như trong thí nghiệm này.
- Từ những kết quả trên cho thấy sự ảnh hưởng của dầu đậu nành và mở cá đều mang lại hiệu quả tốt cho tăng trọng..
- Có thể cho uống 6 ml dầu đậu nành hoặc mỡ cá / kg thể trọng làm tăng lượng ăn, tăng tỉ lệ tiêu hóa thức ăn và mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt thông qua việc tăng trọng của bò..
- Có thể phổ biến kỹ thuật cho bò uống dầu đậu nành hoặc mỡ cá cho bò vào đầu giai đoạn vỗ béo..
- Bùi Văn Chính, Lê Viết Ly, Nguyễn Hữu Tào, Phạm Văn Thìn (1994) Nghiên cứu chế biến tảng urê - rỉ mật làm thức ăn bổ sung cho gia súc nhai lại, Công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
- Đoàn Hữu Lực (1999), Thực hiện biện pháp lai sind và chế biến thức ăn thô để cải tiến năng suất đàn bò tại địa phương tỉnh An Giang, Luận án thạc sĩ..
- Nguyen Thi Hong Nhan., Nguyen Van Hon., Nguyen Trong Ngu.
- Nguyễn Minh Hậu, 2005, Ảnh hưởng của dầu đậu nành trên tăng trọng của bò thịt lai Sind nuôi bằng cỏ, rơm, mật đường có bổ sung urê và cám, LVTN, ĐHCT,.
- Nguyễn Thị Thanh Tâm (1999), Nuôi bò thịt bằng nguồn thức ăn sẵn có trong mùa khô tại xã Mỹ Hoà Hưng-Thành Phố Long Xuyên - An Giang, LVTN, Đại Học Cần Thơ.