« Home « Kết quả tìm kiếm

SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA CÁ RÔ ĐẦU VUÔNG VÀ CÁ RÔ ĐỒNG TỰ NHIÊN (ANABAS TESTUDINEUS)


Tóm tắt Xem thử

- SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA CÁ RÔ ĐẦU VUÔNG VÀ CÁ RÔ ĐỒNG TỰ NHIÊN (Anabas testudineus).
- Cá rô đồng, Anabas testudineus, hình thái, phân loại loài.
- Cá rô đồng (Anabas testudineus) được báo cáo là loài duy nhất trong giống Anabas phân bố ở Việt Nam.
- Gần đây, xuất hiện một kiểu hình cá rô mới tăng trưởng nhanh, kích cỡ lớn hơn cá rô thường và được gọi là cá rô đầu vuông (ĐV).
- Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu đặc điểm phân loại cá rô ĐV dựa trên sự so sánh hình thái bên ngoài và bên trong giữa cá rô ĐV và cá rô tự nhiên thu ở các tỉnh khác nhau.
- Các chỉ tiêu đếm biến động trong những khoảng giống nhau giữa các dòng cá rô.
- Mười lăm trong tổng 17 chỉ tiêu đo được tính tỉ lệ so với chiều dài chuẩn hoặc chiều dài đầu của các dòng cá rô khác nhau rất có ý nghĩa (p<0,01).
- Cá rô ĐV khác biệt với cá rô tự nhiên rõ ràng nhất ở các tỉ lệ về hình dạng đầu, cỡ miệng, khoảng cách trước vi lưng và vi ngực.
- Ngoài ra, tỉ lệ chiều dài ruột/dài chuẩn của cá rô ĐV cao hơn có ý nghĩa so với cá rô tự nhiên (dao động trung bình giữa các quần thể từ 0,88-1,01).
- Kết quả nghiên cứu cho thấy sự khác biệt về hình thái giữa cá rô ĐV và cá rô tự nhiên có thể là sự đa dạng trong cùng một loài và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố..
- Giống cá rô Anabas là một trong những giống có mức độ tiến hóa thấp, thể hiện ở số lượng loài trong giống ít.
- Riêng loài cá rô đồng Anabas testudineus phân bố ở các nước Đông Nam Á, Ấn độ và phía Nam Trung Quốc (www.fishbase.org).
- Theo tài liệu phân loại trong và ngoài nước, giống cá rô ở Việt Nam chỉ có một loài (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993.
- Song gần đây, ở Hậu Giang xuất hiện kiểu hình cá rô có sức tăng trưởng nhanh, khối lượng cá thể trưởng thành lớn hơn nhiều so với cá rô đồng thường và có hình dạng đầu hơi vuông nên được gọi là cá rô đầu vuông (Phương Thanh, 2010).
- Từ thực tế đó, vấn đề về phân loại cá rô đầu vuông được nhiều người quan tâm..
- Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu về hệ thống phân loại cá rô đầu vuông thông qua việc so sánh đặc điểm hình thái bên ngoài và bên trong của cá rô đầu vuông và cá rô thường thu ở các vùng sinh thái khác nhau..
- Địa điểm thu cá rô đầu vuông là các ao nuôi ở Hậu Giang.
- Cá rô tự nhiên được thu ở Hậu Giang và 2 nơi khác cách xa về mặt địa lý, đồng thời ít chịu ảnh hưởng của nghề nuôi, gồm Rừng U Minh Hạ - Cà Mau và vừơn quốc gia Tràm Chim, Tam Nông - Đồng Tháp..
- Phương pháp thu và số lượng mẫu: Cá rô tự nhiên được thu từ những vườn tràm của nông hộ.
- Ngoài ra, tỉ lệ chiều dài ruột (Li)/chiều dài chuẩn (SL) cũng được xác định nhằm tìm hiểu sự khác nhau về đặc điểm dinh dưỡng của cá rô đầu vuông và cá rô tự nhiên..
- Sự khác biệt về tỉ lệ các số đo giữa các dòng cá được so sánh bằng phương pháp ANOVA một nhân tố và phép thử DUNCAN.
- 3.1 So sánh một số chỉ tiêu hình thái bên ngoài của các dòng cá rô.
- Kích cỡ của cá rô tự nhiên thu được ở các nơi có khoảng dao động lớn, khối lượng và chiều dài cá rô Cà Mau từ 2,2-127,7g và 5,0-18,2 cm.
- tương ứng cá rô Đồng Tháp là 4,9-96,2 g và 6,7-17,8 cm;.
- cá rô Hậu Giang có kích cỡ 2,2-70,6 g và 5,0- 17,5 cm.
- Cá rô đầu vuông trong điều kiện nuôi 3- 10 tháng tuổi có khối lượng dao động từ 11,6- 343 g và chiều dài từ 8,1-25,3 cm..
- 3.1.1 Một số chỉ tiêu đếm.
- Trong các chỉ tiêu đếm, chỉ tiêu số tia vi bụng của mỗi cá thể của các dòng cá rô đều có 1 tia cứng và 5 tia mềm.
- Các chỉ tiêu đếm khác có sự biến động giữa các cá thể trong cùng một dòng với.
- Ít biến động nhất giữa các cá thể trong cùng một dòng và giữa các dòng là số lượng đốt sống, cá rô Cà Mau có 26-28 đốt, phổ biến nhất là 27 đốt chiếm 82%, n=30), cá rô Đồng Tháp (n=30) có 28 đốt và đầu vuông có 26-29 đốt, phổ biến là 28 đốt (82%, n=60).
- Ngược lại, số gai trên xương nắp mang có khoảng biến động lớn nhất và không có giá trị phổ biến rõ ràng của mỗi dòng cá, do đó, không thể dùng chỉ tiêu này trong phân loại cá rô..
- Bảng 1: Khoảng biến động (KBĐ), giá trị xuất hiện nhiều nhất (GTXHNN), tần số xuất hiện (TSXH), trung bình (TB ± ĐLC) của một số chỉ tiêu đếm giữa các dòng cá rô đồng.
- Nhìn chung khoảng biến động của các chỉ tiêu đếm của các dòng cá rô trong nghiên cứu này phù hợp với báo cáo của Mai Đình Yên (1992), Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993)..
- Tuy nhiên, giá trị trung bình của số lượng vẩy và các tia vi (trừ vi bụng) khác biệt với kết quả nghiên cứu của Biswas và Shah (2009) trên cá rô địa phương và cá rô dòng Thái ở Bangladesh..
- Biến động của các chỉ tiêu hình thái đếm của các dòng cá rô trong nghiên cứu này có thể là sự đa dạng tự nhiên của một loài.
- Ví dụ, số tia mềm vi lưng của cá rô phi vằn (Tilapia nilotica) có h Tave, 1986), cá hồi vân có h Leary et al., 1985 trích bởi Tave, 1993).
- Trong nghiên cứu này, số lượng đốt sống của các dòng cá rô tự nhiên tương đương với cá đầu vuông và ít thay đổi giữa các cá thể trong cùng một dòng, phù hợp với các nghiên cứu trên về tính tương đối ổn định của chỉ tiêu này trong cùng một loài..
- Như vậy, sự biến động của các chỉ tiêu đếm của các dòng cá rô chứng tỏ các chỉ tiêu này thay đổi theo điều kiện môi trường và có sự khác biệt giữa các cá thể trong cùng một môi trường.
- Sự giống nhau về các khoảng biến động và giá trị xuất hiện nhiều nhất giữa cá rô đầu vuông và cá rô tự nhiên chứng tỏ chúng có thể cùng một loài..
- 3.1.2 Một số chỉ tiêu đo hình thái bên ngoài So sánh tỉ lệ số đo hình thái bên ngoài giữa cá rô đầu vuông và cá rô tự nhiên cho thấy chúng giống nhau ở hai chỉ tiêu chiều cao cuống đuôi so với dài chuẩn và chiều dài hàm trên (HCP) so với hàm dưới.
- Các chỉ tiêu còn lại có sự khác biệt rất có ý nghĩa (p<0,01) giữa các dòng cá (Bảng 2)..
- Khác biệt rõ ràng giữa cá rô đầu vuông và cá rô tự nhiên là các chỉ tiêu ở phần đầu.
- “cá rô đầu vuông”, chiều dài đầu so với dài chuẩn (HL/SL) của chúng ngắn hơn, trong khi rộng đầu và cao đầu sau mắt so với chiều dài đầu lớn hơn các dòng cá tự nhiên.
- Khoảng cách hai mắt của cá đầu vuông lớn hơn nhưng đường kính mắt (so với chiều dài đầu) nhỏ hơn có ý nghĩa so với cá rô tự nhiên.
- Ngoài ra, các chỉ tiêu về kích cỡ miệng như chiều dài hàm trên, hàm dưới, độ rộng miệng của cá đầu vuông lớn hơn cá rô đồng tự nhiên..
- Về phần thân, cá rô đầu vuông không thể hiện rõ những điểm khác biệt so với các dòng cá tự nhiên, chỉ có cao thân đo tại vị trí gốc vi hậu môn (BD2) của cá rô đầu vuông lớn hơn và chiều dài cuống đuôi nhỏ hơn cá tự nhiên.
- Đối với cá rô tự nhiên, cá thu ở các vùng khác nhau giống nhau ở một số tỉ lệ số đo so với dài chuẩn như chiều cao cuống đuôi, cao đầu sau mắt, chiều dài hàm trên, hàm dưới và độ rộng miệng (Bảng 2).
- Hay nói cách khác, các chỉ tiêu này biến động không đáng kể giữa các dòng cá rô.
- ĐLC) tỉ lệ các số đo của các dòng cá rô đồng.
- Chỉ tiêu Cà Mau.
- Điều này nói lên mức độ đa dạng về tỉ lệ các số đo của cá rô trong cùng một môi trường sống..
- Tỉ lệ chiều dài đầu/dài chuẩn (HL/SL) trung bình của các dòng cá tự nhiên trong nghiên cứu này là 34,0%.
- Tỉ lệ này ở cá tự nhiên cũng lớn hơn so với 2 dòng cá rô đồng ở Bangladesh, HL/SL của cá rô có nguồn gốc ở Thái Lan được di nhập vào Bangladesh và cá bản địa tương ứng là 32,1%.
- Như vậy, tỉ lệ HL/SL của cá rô đầu vuông (32,6%) gần giống với cá rô đồng ở một số nghiên cứu trên (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993.
- Tỉ lệ cao thân so với dài chuẩn của cá rô đầu vuông và cá rô tự nhiên.
- Điều này thể hiện rõ qua hệ số phương trình chiều dài-khối lượng (số liệu chưa công bố), trong đó, cá rô Cà Mau có hệ số b (trung bình:.
- 2,67-2,82) nhưng khác biệt không có ý nghĩa so với cá rô đầu vuông (trung bình: 2,88.
- 3.1.3 Mối quan hệ giữa các tỉ lệ số đo hình thái và khối lượng của cá rô.
- Giả thiết này đã được kiểm chứng trên các tỉ lệ số đo quan trọng thể hiện sự khác biệt giữa các dòng cá rô tự nhiên (Xem mục 3.1.2).
- Xu hướng tương tự cũng thể hiện ở cá rô đầu vuông.
- Như vậy, khi cá rô càng lớn, dài đầu có xu hướng ngắn lại trong khi rộng đầu/dài đầu có xu.
- Điều này có thể một phần giải thích sự khác biệt về các chỉ đo giữa cá rô đầu vuông và tự nhiên là do cá rô đầu vuông có kích thước to hơn..
- Hình 1: Mối quan hệ giữa khối lượng cơ thể (WT) và tỉ lệ cao thân/dài chuẩn (trái), dài đầu/dài chuẩn (giữa) và rộng đầu/dài đầu (phải) của các dòng cá rô tự nhiên.
- Sự khác biệt về hình thái đầu giữa các dòng cá rô cũng có thể do điều kiện môi trường sống, đặc biệt là yếu tố dinh dưỡng.
- Cá rô đầu vuông sống trong môi trường nhân tạo, được cung cấp thức ăn nhưng ở điều kiện nuôi mật độ cao có thể mức độ cạnh tranh sẽ cao hơn so với cá tự nhiên..
- 3.1.4 Sự biến động của các chỉ tiêu đo hình thái bên ngoài của cá rô tự nhiên theo thời gian.
- Các tỉ lệ số đo của cá rô tự nhiên không những thay đổi theo khối lượng cơ thể, môi trường phân bố mà còn thay đổi theo thời gian (Tháng thu mẫu).
- 3.2 Tỉ lệ dài ruột so với dài chuẩn.
- Tỉ lệ chiều dài ruột/dài chuẩn (Li/SL) khác biệt rất có ý nghĩa giữa các dòng cá (p<0,01) và khác biệt rõ nhất là giữa cá đầu vuông và nhóm cá tự nhiên (Hình 2).
- Hình 2: Tỉ lệ dài ruột so với dài chuẩn (Li/SL) của các dòng cá rô.
- Tỉ lệ Li/SL còn thay đổi theo kích cỡ, giới tính, thời gian thu mẫu (đối với cá rô tự nhiên) hoặc theo ao nuôi (đối với cá rô đầu vuông) và sự thay đổi Li/SL theo các yếu tố này khác nhau tùy dòng (Tương tác giữa từng yếu tố với dòng là rất có ý nghĩa, p <0,01).
- So sánh tỉ lệ Li/SL giữa hai giới của từng dòng cá cho thấy Li/SL khác biệt không có ý nghĩa giữa cá đực và cá cái ở cá rô đầu.
- Ở tất cả các dòng cá, tỉ lệ Li/SL của cá cái và đực đều nhỏ hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với giai đoạn cá nhỏ chưa phân biệt được đực và cái (Bảng 3)..
- Bảng 3: Tỉ lệ dài ruột so với dài chuẩn theo giới tính của các dòng cá rô.
- Cá đầu vuông.
- Kết quả nghiên cứu trên cá rô đồng tương tự như cá trê phi, cá nhỏ có Li/SL lớn hơn so với cá trưởng thành.
- Theo Dương Nhựt Long (2006), cá rô đồng lúc nhỏ ăn thiên về thực vật bao gồm chất hữu cơ, tảo, phiêu sinh động vật...khi lớn cá ăn tạp thiên về động vật, thức ăn của chúng thường là các loài động vật không xương sống ở trong nước, côn trùng, sâu rầy, mùn bã hữu cơ, nhóm thực vật có hạt.
- Tỉ lệ Li/SL của cá đầu vuông lớn hơn rất nhiều so với 3 dòng cá được thu ngoài tự nhiên.
- Sự khác biệt về Li/SL giữa các dòng cá rô có thể là do đặc điểm thích nghi của cá với các môi trường sống khác nhau, tương tự như một số loài cá khác (Ribble and Smith, 1983.
- Cá rô tự nhiên sống ở các thủy vực tự nhiên với nguồn thức ăn đa dạng và phong phú, có nhiều khả năng để lựa chọn những loại thức ăn phù hợp với tính ăn của chúng (ăn tạp thiên về động vật) và lượng thức ăn lấy vào với tốc độ chậm tùy vào khả năng săn mồi nên tỉ lệ Li/SL dao động ~ 1.
- Trong điều kiện nuôi, nguồn thức ăn của cá rô thường có tỉ lệ thực vật cao (như thức ăn tự chế, thức ăn viên.
- Do đó, chiều dài ruột của cá rô dần thay đổi theo hướng dài hơn, giúp cá tăng khả năng dự trữ thức ăn, tăng hiệu quả tiêu hóa và hấp thụ thức ăn..
- Mặc dù kiểu hình cá rô đầu vuông mới ghi nhận gần đây nhưng kết quả phân tích về hình thái cho thấy chúng có thể cùng một loài với cá rô thường.
- Vì vậy, tỉ lệ dài ruột/dài chuẩn (Li/SL) của cá rô đầu vuông lớn có thể là kết quả của quá trình thích nghi qua nhiều thế hệ của cá rô tự nhiên dưới tác động của chọn lọc tự nhiên và nhân tạo trong điều kiện nuôi.
- Với chiều dài ruột dài, cá rô đầu vuông có khả năng sử dụng hiệu quả hơn nguồn dinh dưỡng từ thức ăn có nguồn gốc khác nhau (thực và động vật), đồng thời có thể góp phần làm tăng tốc độ tăng trưởng.
- Trong nghiên cứu này, cá rô cái có tỉ lệ Li/SL lớn hơn có ý nghĩa so với cá đực và kết quả này giống nhau ở tất cả các dòng cá tự nhiên.
- Đặc biệt, trong mỗi dòng cá có sự biến động rất lớn về tỉ lệ Li/SL giữa các cá thể (Hình 3)..
- Như vậy, khi phân tích Li/SL của 1 cá thể, khó hoặc không thể dựa vào tỉ lệ Li/SL để phân biệt các dòng cá rô.
- nói chung và giữa cá rô đầu vuông với cá rô tự nhiên nói riêng..
- Các chỉ tiêu đếm của các dòng cá rô có khoảng dao động và giá trị xuất hiện nhiều nhất giống nhau và phù hợp với kết quả của các nghiên cứu trước trên cá rô đồng.
- Trong cùng một dòng cá, có sự khác biệt về các chỉ tiêu đếm giữa các cá thể..
- Phần lớn tỉ lệ các chỉ tiêu đo về hình thái bên ngoài (so với dài chuẩn hoặc so với dài đầu) của cá rô thay đổi theo môi trường phân bố (dòng cá), giới tính, các tháng trong năm, khối lượng cơ thể và sự khác nhau giữa các dòng cá phụ thuộc vào các yếu tố trên.
- Chỉ tiêu đo khác rõ nhất giữa cá rô đầu vuông và cá tự nhiên là các tỉ lệ về hình dạng đầu, kích cỡ miệng, khoảng cách trước vi lưng và vi ngực.
- Tỉ lệ các chỉ tiêu đo giữa các cá thể trong cùng một dòng có sự khác biệt rất lớn, giải thích trên 92% biến động của mỗi chỉ tiêu đo..
- Tỉ lệ dài ruột so với dài chuẩn (Li/SL) của cá rô đầu vuông lớn gần gấp đôi so với các dòng cá rô tự nhiên.
- Tỉ lệ này của cá cái lớn hơn cá đực ở cá rô tự nhiên, nhưng không có sự khác biệt thống kê giữa hai giới ở cá rô đầu vuông.
- Tỉ lệ Li/SL cũng thay đổi theo thời gian trong năm đối với cá rô tự nhiên và có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các ao nuôi đối với cá rô đầu vuông..
- Cần tiếp tục nghiên cứu sự biến động của các chỉ tiêu hình thái bên trong và bên ngoài của các dòng cá rô trong cùng môi trường nuôi.
- Đồng thời, cần nghiên cứu so sánh trình tự một số gen đặc trưng cho loài để có kết luận chính xác về hệ thống phân loại cá rô đầu vuông..
- Nuôi cá rô đầu vuông