« Home « Kết quả tìm kiếm

SO SÁNH HÀNH VI LỰA CHỌN NƠI MUA SẮM CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI LOẠI HÌNH SIÊU THỊ VÀ CHỢ TRUYỀN THỐNG: TRƯỜNG HỢP NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ


Tóm tắt Xem thử

- SO SÁNH HÀNH VI LỰA CHỌN NƠI MUA SẮM CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI LOẠI HÌNH SIÊU THỊ VÀ.
- Nghiên cứu thực hiện nhằm mục tiêu so sánh hành vi lựa chọn nơi mua sắm đối với loại hình siêu thị và chợ truyền thống của ngành hàng tiêu dùng ở thành phố Cần Thơ.
- Với số liệu được thu thập từ 150 mẫu, trong đó đối tượng là người tiêu dùng 95 mẫu, tiểu thương bán hàng ở chợ là 50 mẫu và người quản lý siêu thị là 5, đề tài sử dụng thống kê mô tả và mô hình phân tích phân biệt, kết quả cho thấy, đối tượng khách hàng đến siêu thị bị tác động bởi: sản phẩm được giao hàng tận nơi, giá cố định, tốn chi phí đi lại vì xa nhà.
- đối tượng khách hàng đến chợ truyền thống bị tác động bởi: Sản phẩm được làm tại chỗ, được mua thiếu, giá cả có thể thương lượng.
- Tuy nhiên, chợ truyền thống vẫn còn nhược điểm về vệ sinh chợ, chất lượng hàng hóa không rõ nguồn gốc, giá cả linh hoạt, cân, đông, đo, đếm không đúng,...Vì thế nghiên cứu còn đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hai loại hình siêu thị và chợ truyền thống..
- Trước bối cảnh đó các hình thức bán lẻ hiện đại như cửa hàng bách hóa, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm và đặc biệt là các hệ thống siêu thị xuất hiện và dần trở nên phổ biến làm thay đổi diện mạo, tạo nên sức cạnh tranh giữa hai hình thức truyền thống và hiện đại của ngành bán lẻ trong nước ngày càng gay gắt.
- nói riêng, đã, đang và sẽ thu hút được nhiều loại hình bán lẻ hiện đại, đặc biệt là các hệ thống siêu thị trong và ngoài nước.
- Đề tài tiến hành điều tra khách hàng là người tiêu dùng thường xuyên mua hàng ở siêu thị, khách hàng thường xuyên mua hàng ở chợ truyền thống, khách hàng là người thường xuyên đi chợ và siêu thị, đối tượng tiếp theo là quản lý siêu thị ở Cần Thơ năm 2010.
- Phân tích thực trạng kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng của siêu thị và của tiểu thương trong chợ truyền thống..
- Phân tích phân biệt đối tượng người tiêu dùng trong việc lựa chọn địa điểm mua sắm đối với loại hình siêu thị và chợ truyền thống..
- Giả thuyết 2: Hành vi mua sắm hàng tiêu dùng của người dân trên địa bàn thành phố Cần Thơ bị thay đổi bởi các hệ thống siêu thị.
- Số liệu thứ cấp: Số liệu thống kê tình hình kinh tế xã hội thành phố Cần Thơ qua niên giám thống kê năm 2009, thống kê về số lượng chợ ở các quận, huyện và định hướng phát triển chợ và siêu thị đến năm 2020 được thu thập từ “Dự án quy hoạch phát triển hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn Thành phố Cần.
- Số liệu sơ cấp: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp người tiêu dùng, các tiểu thương bán trong chợ, người quản lý siêu thị.
- Phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo đối tượng nghiên cứu, phân tầng: người tiêu dùng mua hàng ở chợ hoặc siêu thị và cả hai, đối tượng tiểu thương bán hàng ở chợ và người quản lý siêu thị.
- Sau đó, phỏng vấn ngẫu nhiêu với tổng số mẫu là 150, trong đó phỏng vấn người tiêu dùng là 95 mẫu, phỏng vấn các tiểu thương trong chợ là 50 mẫu, và các ban quản lý của các siêu thị là 5 mẫu..
- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả đánh giá thực trạng hoạt động của siêu thị và các chợ truyền thống tại TP.
- mô tả và so sánh số lượng chênh lệch khách hàng đến với siêu thị bình quân/năm..
- Sử dụng phân tích phân biệt để xác định các yếu tố gây ra sự khác nhau trong việc chọn lựa địa điểm mua sắm của khách hàng là chợ và siêu thị..
- Trong hàm phân biệt biến phụ thuộc là đi siêu thị, được xác định bằng cách tính trung bình của tổng số lần siêu thị của nhóm đối tượng thường đi siêu thị, sau đó chia làm 2 nhóm, nhóm thường xuyên đi siêu thị và nhóm không thường xuyên đi siêu thị.
- Nếu số lần đi siêu thị của khách hàng lớn hơn số lần đi trung bình thì gọi là thường xuyên đi siêu thị, ngược lại thì gọi là không thường xuyên đi siêu thị (1): Người tiêu dùng thường xuyên đi siêu thị, chợ.
- 3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA SIÊU THỊ VÀ CHỢ TRUYỀN THỐNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ.
- 3.1 Thực trạng hoạt động của siêu thị.
- Tháng 3/2004 với sự xuất hiện của siêu thị Citimart, một trong những trung tâm thương mại đầu tiên của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long được thành lập tại Cần Thơ thì thói quen mua sắm của người dân ở thành phố Cần Thơ đã bắt đầu bị ảnh hưởng bởi mô hình kinh doanh hiện đại này.
- Hầu hết các siêu thị đều bán và trưng bày đầy đủ các mặt hàng phục vụ cho nhu cầu đời sống hàng ngày của người dân: từ hàng tiêu dùng, may mặc cho đến thực phẩm tươi sống.
- cùng với nghệ thuật trưng bày hàng hóa và nhiều dịch vụ tiện ích, cho đến nay siêu thị ngày càng thu hút được nhiều khách hàng đến mua sắm..
- Hiện nay, các trung tâm thương mại và siêu thị không chỉ phát triển về số lượng, mà còn hiện đại hoá các dịch vụ và sản phẩm.
- Số lượng khách đến siêu thị bình quân mỗi ngày qua các năm đều tăng và trị giá trên hóa đơn ngày càng tăng.
- Bảng 1: Lượng khách bình quân đến siêu thị tại Cần Thơ.
- Hàng hoá bán trong siêu thị với hai siêu thị đại diện là Co.opmart và Citimart thì chủ yếu bán nhóm ngành hàng hoá mỹ phẩm là nhiều nhất, kế đến là đồ dùng cá nhân, gia đình, nhóm ngành hàng thực phẩm công nghệ cũng là nhóm được bày bán với số lượng nhiều.
- Riêng đối với siêu thị Vinatex, đây là tập đoàn dệt may Việt Nam cho nên mặt hàng may mặc được bày bán ở siêu thị chiếm 50%, mặt hàng tiêu dùng chiếm 40% và 10% còn lại dành cho thực phẩm tươi sống (Nguồn:.
- Cán bộ quản lý siêu thị Vinatex).
- Hầu như các mặt hàng bán chạy nhất ở các tiệm bán lẻ thì ở siêu thị đều có, bên cạnh đó còn có những sản phẩm không có bán ở chợ nhưng siêu thị thì vẫn có.
- Theo kết quả phỏng vấn các cán bộ quản lý siêu thị chi nhánh Cần Thơ năm 2010, Các siêu thị Cần Thơ hiện nay đều là các chi nhánh của các hệ thống siêu thị được.
- Vì thế, việc cung cấp hàng hóa, đặc biệt hàng tiêu dùng là từ siêu thị trung tâm liên hệ với các nhà cung cấp để thỏa thuận và cung ứng hàng hóa.
- Những hàng hóa được bán trong siêu thị thường phải thỏa mãn 4 tiêu chí sau, trong đó tiêu chí thứ nhất là hàng hóa vào siêu thị phải là hàng hóa đạt tiêu chuẩn chất lượng, tùy vào từng siêu thị mà tiêu chuẩn này nhiều hay ít, đồng thời phải là những sản phẩm nổi tiếng và có thương hiệu được người tiêu dùng biết đến nhiều và tin tưởng vào chất lượng sản phẩm.
- Chính sách hoa hồng bán hàng ở siêu thị thường cao hơn so với các doanh nghiệp cung ứng cho nhà cung cấp.
- Các nhà cung cấp sẵn sàng hạ giá từ 5- 10 % theo yêu cầu của siêu thị.
- Tiêu chí cuối cùng đó chính là nhà cung cấp phải chấp nhận sự hoàn trả sản phẩm hư hỏng của siêu thị..
- Các chính sách về đặt hàng, giao hàng, thanh toán của siêu thị thường là theo thỏa thuận của hai bên.
- Khi siêu thị đặt hàng, thì công ty sẽ giao hàng trực tiếp cho siêu thị tại trụ sở chính ở Thành phố Hồ Chí Minh trong vòng một ngày.
- Nếu có nợ thì siêu thị được nợ tới khoảng 1 tháng..
- Bảng 2: Giá hàng hóa mua vào của siêu thị và chợ.
- ĐVT: đồng Sản phẩm Khối lượng Siêu thị Tiểu thương Nước tương Nhất ca 500ml/chai Hạt nêm Knoor 450gr/gói Kem đánh răng P/S 200gr/hộp Bột giặt Omo 3kg/bịch .
- Qua bảng trên ta có thể thấy được, số sản phẩm được bày bán của các Tiểu thương kinh doanh ở chợ phải mua hàng hóa với giá cao hơn siêu thị nhưng giá bán thì lại thấp hơn siêu thị bán lẻ và chỉ cao hơn giá bán sỉ của siêu thị, nguyên nhân tiểu thương mua với số lượng ít hơn rất nhiều so với siêu thị, kế đến đối tượng nhà cung ứng nguyên liệu lại là đại lý cấp 2, cấp 3.
- Trong khi đó, siêu thị mua hàng với số lượng lớn với giá gốc từ phía công ty, thời gian thanh toán lại lâu hơn so với tiểu thương rất nhiều.
- Điều này đã tạo nên sự khác biệt và là lợi thế rất lớn trong kinh doanh cho hệ thống siêu thị..
- Chỉ có 12,5% là họ đến siêu thị Metro để mua hàng về bán, vì giá bán của siêu thị này cũng tương đối rẻ, chênh lệch giá với nhà phân phối chút ít nên khi mua về bán thì vẫn còn lời, trường hợp đến siêu thị hay ra chợ mua thường gặp ở những người bán lẻ nhỏ ở xa chợ, hay xa siêu thị, ở những khu vực mà nhân viên tiếp thị của công ty không xuống tới.
- Tùy theo quy mô quầy hàng, nhu cầu khách hàng.
- Khách hàng.
- Khách hàng chủ yếu của các tiểu thương bán trong chợ là người tiêu dùng cuối cùng 92,5%, họ mua sản phẩm về phục vụ cho nhu cầu của cá nhân và gia đình, 7,5% người mua hàng là người bán lẻ nhỏ, người bán lẻ nhỏ ở đây có thể hiểu là người mua đi bán lại, họ ở những khu vực xa chợ nên những nhân viên bán hàng của công ty không thể tới được, nếu có thì cũng chỉ vài mặt hàng.
- Do đó để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng ở khu vực này và để đa dạng hóa sản phẩm thì người bán lẻ phải ra chợ hay siêu thị mua về bán.
- Thời gian mà hầu hết tiểu thương bán được nhiều khách hàng nhất trong ngày là buổi sáng (87,5.
- Buổi sáng là buổi mà tiểu thương có được nhiều khách hàng đến mua nhiều nhất trong ngày vì đây là buổi hợp chợ chính..
- 4 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA SIÊU THỊ VÀ CHỢ TRUYỀN THỐNG.
- Theo đánh gía của cán bộ quản lý các siêu thị thì điểm mạnh của chợ truyền thống là: Giá cả hợp lý (có thể thương lượng).
- Trong khi đó, siêu thị có lợi thế là có thể cho bất kì khách hàng nào đổi lại hàng đã mua nếu như khách hàng còn giữ lại hóa đơn tính tiền, hàng hóa vẫn còn bao bì.
- Còn nếu khách hàng mua ở chợ thì vẫn có thể đổi lại được nếu là khách quen, còn khách lạ thì khó khăn.
- Mua hàng ở siêu thị thì khách hàng có thể tự do thoải mái lựa chọn, có thể nhìn, ngắm, hỏi giá, thử đồ mà không cần phải mua.
- Ngược lại nếu như ở chợ thì khách hàng có thể sẽ bắt gặp thái độ không hài lòng của tiểu thương..
- Chợ ngày càng bị cạnh tranh bởi sự phát triển của siêu thị, sự gia tăng các dịch vụ tiện ích của siêu thị.
- Tuy nhiên, chợ vẫn có một số điểm mạnh nhất định của mình để giữ chân khách hàng.
- TT Yếu tố Siêu thị Chợ Không có sự khác biệt 1 Hàng hóa đầy đủ và nhiều kích cỡ Hàng hóa đảm bảo chất lượng 21,1 78,9.
- Hàng hóa ở siêu thị trưng bày đa dạng về mẫu mã, kích cỡ với nhiều mức giá khác nhau có thể lựa chọn phù hợp với nhiều mức chi tiêu khác nhau, nhưng đối với một số quầy có bán nhiều mặt hàng mỹ phẩm thì khách hàng cho rằng quầy hàng của họ có hàng hóa đa dạng hơn siêu thị (5,3.
- Hơn 3/4 chuyên gia nhận xét rằng chất lượng hàng hóa ở chợ và siêu thị là như nhau vì lấy cùng một nhà sản xuất, chỉ có 1/5 chuyên gia cho rằng siêu thị có ưu thế hơn vì họ biết thông thường hàng hóa muốn vào được siêu thị thì phải có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng.
- Hơn nữa siêu thị có hệ thống bảo quản sản phẩm tốt hơn, trong khi đó sản phẩm được trưng bày tại chợ phần thì bị bụi bám, bao bì cũ kĩ,...còn hàng hóa thì không có được trưng bày đẹp và thu hút như siêu thị (92,1.
- vì siêu thị có mặt bằng rộng rãi đó là lợi thế của siêu thị.
- Quầy hàng không phải là nơi trưng bày hàng mà là nơi trưng bày các giá trị gia tăng mà các hàng hóa đó có thể mang lại cho khách hàng, vì thế mà giá trong siêu thị luôn mắc hơn ở chợ (76,9% cho rằng giá bán ở chợ rẻ hơn)..
- Thêm vào đó khi khách hàng mua hàng trong siêu thị thì họ phải đóng thuế giá trị gia tăng nên họ cảm thấy hàng hóa mắc hơn ở ngoài dù cho giá bán là như nhau..
- Khi đi siêu thị khách hàng phải mua hàng hóa với số tiền nhiều hơn khi mua ở chợ nhưng bù lại họ sẽ thường xuyên nhận được nhiều khuyến mại như giảm giá trực tiếp, kèm tặng phẩm, rút thăm trúng thưởng.
- Cho nên có đến 92,1% khách hàng đánh giá là siêu thị có nhiều chương trình khuyến mại hơn, một số ít còn lại thì cho rằng họ cũng khuyến mại nhiều cho khách hàng bằng cách giảm trực tiếp trên giá nêm yết, thay vì sản phẩm có giá nêm yết là 13.000đ thì họ chỉ bán có 11.500đ hay 12.000đ..
- Một ưu điểm tiếp theo nữa của siêu thị là có nhiều dịch vụ kèm theo (73,7.
- thật vậy khi khách hàng mua hàng ở siêu thị thì sẽ được gói quà miễn phí, sẽ được giao hàng tận nơi nếu mua hàng với giá trị hóa đơn trên 200 ngàn và ở khu vực nội ô, gởi xe thì không tốn tiền mà còn tận hưởng được không khí mát mẻ,....
- Đây là ưu điểm mà tiểu thương hơn hẳn siêu thị đó là thái độ phục vụ tốt (71,1.
- tiểu thương luôn nghĩ rằng khách hàng đến quầy hàng của mình mua hàng vì thái độ phục vụ tốt, luôn vui vẻ với khách hàng, sẵn sàng trò chuyện, giải thích mọi vấn đề về sản phẩm cho khách hàng.
- Một ưu điểm tiếp theo nữa ở chợ đó là tính tiền nhanh hơn siêu thị (84,6.
- khách hàng không phải xếp hàng, chờ đợi tính tiền như ở siêu thị nếu như so với siêu thị Coopmart hay Metro, còn so với các siêu thị còn lại là như nhau (10,3%) hay siêu thị hơn hẳn (5,1%) vì chỉ có siêu thị Coopmart và Metro là đông khách cho nên khách hàng phải chờ đợi còn các siêu thị khác thì khách hàng không phải chờ đợi lâu (trừ những ngày nghỉ và lễ tết)..
- Gần 3/4 tiểu thương cho rằng nếu khách hàng đi siêu thị thì sẽ tốn nhiều thời gian, chi phí để đến siêu thị và mất nhiều thời gian để mua sắm vì đa số khách mua hàng ở siêu thị phải bỏ ra thời gian để chờ đợi được gởi xe, lấy xe hay xếp hàng để được tính tiền nếu họ đi siêu thị vào buổi tối còn khi đi siêu thị thì vào thời điểm nào siêu thị cũng luôn đông khách.
- Khách hàng muốn mua hàng hóa với số lượng lớn, khuyến mại thì mới đi siêu thị còn mua hàng nhỏ lẻ thì họ ghé chợ mua cho tiện, không phải đi xa.
- Hình thức thanh toán, nói đến mua hàng thiếu thì ai cũng phải nghĩ đến đó là ưu điểm của chợ, khi đi chợ quên không mang theo tiền hay số tiền bạn đem theo không đủ chi trả thì chỉ cần là khách quen thì tiểu thương có thể chợ nợ lại, vài ngày sau trả, bạn không cần phải tốn thời chạy về nhà lấy tiền như khi bạn đang mua sắm ở siêu thị.
- Tóm lại tiểu thương nhận xét ưu điểm của chợ truyền thống như sau: Giá rẻ, tốn nhiều thời gian mua sắm, thái độ phục vụ tốt, không tốn nhiều chi phí và thời gian vì xa nhà, tính tiền nhanh chóng, không Khách hàng có thể mua thiếu..
- 5 PHÂN TÍCH PHÂN BIỆT NHÓM KHÁCH ĐẾN SIÊU THỊ VÀ CHỢ TRUYỀN THỐNG.
- Đặc biệt, khi nghiên cứu nhóm hàng tiêu dùng, có người thích mua hàng tiêu dùng ở siêu thị, nhưng có người thì lại không thích đi mua hàng tiêu dùng ở siêu thị.
- Vậy những yếu tố nào sẽ làm ảnh hưởng và phân biệt hai nhóm đối tượng lựa chọn đi siêu thị hay không đi siêu thị khi đi mua hàng tiêu dùng? Vì thế, phần tiếp theo đây được đưa ra để xem xét xem có những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phân biệt đó hay không..
- Trong 13 biến được đưa vào mô hình để phân biệt giữa hai nhóm 1: đi siêu thị và 2: không đi siêu thị ta thấy rằng chỉ có 6 biến: X1, X6, X7 là có ý nghĩa giải thích mô hình với mức ý nghĩa với Sig.
- Bảng 4: Kết quả phân tích phân biệt khách hàng lựa chọn điểm mua sắm Loại.
- Siêu thị Giao hàng tận nơi (X Đảm bảo chất lượng (X .
- Phân tích biệt nhóm khách hàng đến chợ truyền thống.
- Tuy nhiên, chợ vẫn thu hút được khách hàng đến mua nhiều nhất so với các loại hình bán lẻ khác.
- Để biết được các yếu tố nào ảnh hưởng làm cho khách hàng lựa chọn nơi mua sắm này chúng ta sẽ sử dụng hàm phân biệt..
- Nếu số lần đi siêu thị của khách hàng lớn hơn số lần đi trung bình thì gọi là thường xuyên đi chợ, ngược lại thì gọi là không thường xuyên đi chợ..
- Ta có kết quả các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa thường xuyên đi chợ của khách hàng như sau:.
- Các yếu tố để phân biệt khách hàng lựa chọn đi chợ phần lớn là các yếu tố tiện lợi trong quá trình mua hàng.
- Phần lớn khách hàng lựa chọn đi chợ trong trường hợp họ cần tiết kiệm thời gian, muốn mua hàng một cách nhanh chóng, không phải tốn thời gian, chi phí đi lại và chờ đợi để tính tiền.
- Nhìn chung thì điểm mạnh của siêu thị là có các phương tiện vật chất hữu hình cùng các dịch vụ tiện ích đã đáp ứng được độ tin cậy của khách hàng, đặc biệt.
- trong thời kì hiện nay người tiêu dùng quan tâm nhiều đến an toàn chất lượng thực phẩm và có xu hướng thích mua hàng hóa với giá rẻ nhưng phải đảm bảo chất lượng, vì thế siêu thị với điểm mạnh là hàng hóa luôn đảm bảo chất lượng có nguồn gốc, xuất xứ rỏ ràng và thường xuyên khuyến mại đã ngày càng trở nên gần gũi hơn với người tiêu dùng.
- Tuy nhiên, chợ vẫn giữ được thị phần nhiều nhất vì nhiều người dân lao động chưa có thói quen đi siêu thị mua các mặt hàng dành cho ăn uống hàng ngày, các hộ gia đình còn giữ thói quen đi chợ buổi sáng về nấu ăn trong ngày và hầu như ngày nào cũng đi chợ đối với các hộ gia đình có người ở nhà nội chợ, có người giúp việc hoặc các quán ăn, các tiệm ăn hay cửa hàng.
- Với thói quen thích sự tiện lợi trong khi mua sắm như không phải đi quá xa nhà, không phải tốn tiền và thời gian để gởi xe của người người tiêu dùng góp phần không nhỏ vào việc giữ chân khách hàng của chợ truyền thống.
- Tuy nhiên, chợ vẫn có một số điểm mạnh của mình để thu hút khách hàng đó là, giá cả rẻ hơn siêu thị, sản phẩm thì nhiều kích cỡ đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng, mua hàng nhanh chóng không cần phải xếp hàng chờ đợi tính tiền như ở siêu thị,… Đặc biệt đối với thực phẩm thì luôn tươi ngon đây là điểm mà siêu thị không bằng chợ..
- (1) Thống nhất giá bán, giảm áp lực cạnh tranh giữa các tiểu thương trong cùng một chợ, tránh được tình trạng bán phá giá, tăng khả năng cạnh trong tương lai với siêu thị và trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế..
- những giải pháp phát triển mạng lưới siêu thị ở Việt Nam thời gian tới 2010